Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

CẦN ỦNG HỘ MỸ BẢO VỆ "CÁC NGUYÊN TẮC LUẬT PHÁP QUỐC TẾ"

Cần tích cực giúp Mỹ bảo vệ các nguyên tắc luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Trương Nhân Tuấn
22-05-2015
 
Sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, thứ nhứt là để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. Đây là một sự thật đã thành hình từ sau Thế chiến Thứ hai. Thứ hai, theo nội dung bản điều trần của ông Daniel R. Russel, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề Châu Á và Thái Bình Dương trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 13-5-2015, là nhằm bảo vệ « các nguyên tắc luật pháp quốc tế ». Điều thứ hai rất quan trọng cho VN và các nước trong khu vực. VN (cũng như Phi) cần khai thác ở mọi mặt của vấn đề này để bảo vệ quyền lợi (và bờ cõi) của mình.
.
Máy bay trinh sát - săn ngầm Poseidon. Ảnh: Military - Today

Hành vi khiêu khích của Trung Quốc từ nhiều năm nay tại các vùng lãnh thổ đã chiếm được của VN (HS năm 1974, các bãi đá TS năm 1988), như việc đơn phương hạ lệnh cấm đánh cá, kể cả trên vùng biển của hai nước VN và Phi, hoặc việc đổ cát đá mở rộng các bãi đá san sô, sau đó xây dựng sân bay, hải cảng… biến các bãi đá này trở thành những căn cứ quân sự quan trọng, hay việc lên giọng « nước lớn » đe dọa các nước khác trong các hội nghị địa phương… là những hành vi thể hiện rõ nét chủ nghĩa đế quốc bành trướng. Các hành vi của Trung Quốc nếu không vi phạm luật pháp quốc tế, thì cũng đi ngược lại tập quán quốc tế, đe dọa không chỉ an ninh khu vực và còn đe dọa hòa bình của thế giới.


Vấn đề là Mỹ sẽ có biện pháp nào để bảo vệ « các nguyên tắc luật pháp quốc tế » ở Biển Đông trước một tên cường đồ ngang ngược, xưa nay luôn quan niệm « chân lý nở trên đầu họng sứng », chà đạp mọi nguyên tắc của luật biển ?

Nói đến việc này ta không thể quên các biến cố xảy ra ở Vịnh Syrte (Vịnh Libye) năm 1973 và 1989.

Năm 1973 Khadafi tuyên bố vịnh Syrte là « nội hải » của Libye đồng thời cho rằng mọi xâm phạm vào vùng biển này là hành vi « tuyên bố chiến tranh ». Vịnh được xác định bằng một đường thẳng, kéo từ Bengasi đến Misurata, làm cho đường « cơ bản » của Libye mở rộng ra ngoài, có nơi tới 137 hải lý. Việc này đã khiến 22.000 dặm vuông biển trở thành « nội hải » của Libye.

Tuyên bố về lãnh hải của Libye, đối với bộ Luật Quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS), là không phù hợp. Theo bộ Luật này, bề rộng lãnh hải chỉ 12 hải lý, tính từ bờ. Vùng biển từ bờ ra đến 12 hải lý là vùng « lãnh hải », quốc gia ven biển có quyền tài phán tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Tức là Libye đã mở rộng ra, có nơi đến 137 hải lý.

Phản ứng của giới học giả quốc tế là khá sôi nổi. Theo họ Libye đã sai vì Vịnh Syrte không phải là « vịnh lịch sử » của Libye, cũng như những quyền lợi của nước này trong khu vực biển này không phải là « sinh tử ». Các nước như Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh cũng như hầu hết các nước trong vùng Địa Trung Hải đều lên tiếng phản đối.

Biến cố đã xảy ra hai lần, giữa hai lực lượng không quân Mỹ và Libye, vào các năm 1981 và 1989. Năm 1981 hai chiếc Su-22 của Libye bị hai chiếc F-14 của Mỹ bắn hạ. Tương tự, năm 1989, hai chiến Mig-22 của Libye cũng bị hai chiếc F-14 bắn hạ. Cả hai lần, trong chừng mực, Mỹ can thiệp vì lý do “bảo vệ các nguyên tắc luật pháp quốc tế”.

Nếu so sánh đòi hỏi của Trung Quốc và Libye, ta thấy tham vọng của TQ nhiều hơn trăm lần. TQ yêu sách tới 80% Biển Đông, thể hiện qua tấm bản đồ chữ U 9 đoạn, đòi hơn hai triệu cây số vuông biển. Libye yêu sách Vịnh Syrte là vịnh lịch sử, chỉ có 22.000 dặm vuông. Trong khi Biển Đông không phải là « vịnh », cũng không thể là vùng nước « lịch sử » của TQ. Về địa lý, nó chỉ là vùng biển « nửa kín ». Nó cũng không mang yếu tố « sinh tử » đối với dân Trung Hoa. Hàng ngàn năm qua TQ không ngó ngàng đến Biển Đông, dân Trung Hoa đâu có chết ? Trong khi các dân tộc chung quanh, như VN, nếu không có biển, quốc gia này đã không thể khai sinh và hiện hữu.

Hoa Kỳ (và cộng đồng thế giới) sẽ có phản ứng gì trước những sự ngang ngược của TQ ? Khadafi bạo tàn, ngang ngược, không coi luật pháp quốc tế ra gì. Tên bạo chúa cuồng điên này đã bị trừng phạt. Nhưng TQ không phải là Libye. « Quand la Chine s’éveillera, le monde tremblera – khi mà Trung hoa thức dậy, thế giới sẽ rúng động » là tựa đề của một cuốn sách mà các học giả quốc tế luôn nhắc tới khi nói về TQ. Không phải vì cuốn sách mà vì sự trổi dậy của TQ sẽ làm đảo lộn trật tự thế giới.

Tại Biển Đông vài hôm nay, khi máy bay dọ thám của Mỹ tiếp cận các bãi đá đang được Trung Quốc mở rộng và xây dựng, thì bị phía TQ cảnh cáo, đuổi ra khỏi khu vực. Giả sử trong những ngày tới, máy bay của Hoa Kỳ tiếp tục các công việc thường xuyên của họ, và bay vào vùng giới hạn 12 hải lý. Thái độ của TQ sẽ ra sao ?

Theo tuyên bố của các viên chức TQ, nước này sẽ dùng mọi cách để bảo vệ lãnh thổ của họ. Tuyên bố này hàm ý sẽ sử dụng vũ lực nếu máy bay (hay tàu bè) của Mỹ xâm phạm vào trong vùng giới hạn 12 hải lý.

Nhưng Mỹ quan niệm rằng các đảo nhân tạo, cho dầu nó lớn cách mấy, đều không có lãnh hải và vùng kinh tế độc quyền. Quan niệm này phù hợp 100% với UNCLOS.

Điều 121, khoản 1 của Bộ Luật Quốc tế về Biển định nghĩa « đảo là một dãi đất tự nhiên được nước (biển) bao bọc chung quanh và không bị ngập khi thủy triều cao ».

Các bãi đá (chìm, nổi, nửa chìm nửa nổi…) mà TQ chiếm được của VN tại khu vực TS đã không còn tình trạng ban đầu. Không ai có thể xác nhận được tính chất địa lý của chúng trước đây là gì ? Cồn, bãi, đá chìm, nổi, nửa chìm nửa nổi ? Đơn giản chúng trở thành « đảo nhân tạo ». Gọi là « đảo nhân tạo », dĩ nhiên đảo này mất đi bản chất « dãi đất tự nhiên » theo định nghĩa của UNCLOS, nó sẽ không được hưởng lãnh hải (12 hải lý) vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý) và thềm lục địa, tương tự như đất liền.

Trong quá khứ, Mỹ và TQ đã có « đụng chạm », như vụ chiếc tàu Impeccable tháng 3 năm 2009, tại khu vực biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam, hoặc vụ chiếc máy bay dọ thám EP-3E năm 2001 tại khu vực đảo Hải Nam. Các vụ « đụng chạm » này đến từ các quan niệm trái ngược nhau về tự do hàng không và hàng hải. Các bộ luật về Biển của TQ công bố vào tháng 6 năm 1998 hay tháng 6 năm 2002, qui định các hành vi « nghiên cứu » của bất kỳ thuyền bè nước ngoài trên vùng biển (EEZ) của TQ là « phạm pháp ». Điều này đi ngược lại tinh thần bộ luật Quốc tế về Biển 1982.

Thách thức trước mắt cho Mỹ (nhứt là cho VN và Phi), là TQ đã « ngồi xổm » lên luật quốc tế, dùng luật rừng cấm biển ngay trong vùng biển của nước khác. Tương tự cấm hàng xóm không cho họ cày cấy trên ruộng của họ. Dùng « chân lý của họng súng » để định nghĩa quyền lợi của TQ tại Biển Đông. Dùng luật bá đạo để mở rộng và xây dựng các bãi đá thụ đắc bằng phương pháp vũ lực rồi tuyên bố cấm xâm phạm vùng biển cũng như không phận (sau này là vùng ADIZ).

Nhưng TQ không phải là Libye. Vì vậy các nước liên hệ phải giúp cho Mỹ, tất cả những phương tiện sẵn có, trước hết là để bảo vệ « các nguyên tắc luật pháp quốc tế », sau là để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như các quyền và quyền lợi chính đáng của quốc gia mình.

12 nhận xét :

  1. Trần Thị Thảolúc 10:30 25 tháng 5, 2015

    " Hòn đá to , hòn đá nặng
    Một người vác ,vác không đặng
    Hòn đá to, hòn đá nặng
    Nhiều người vac , vác nên đặng ". Tôi không nhớ đó là câu thơ của ai , nhưng rất đúng với tình hình hiện nay ở Biển Đông : Trung Quốc là nước lớn, có tiềm lực hải quân mạnh và nhất là TQ rất hung hăng , hiếu chiến . Vì vậy các nước ven Thái Bình Dương và Thế giới phải đoàn kết thật chặt chẽ để ngăn chặn sự bành trướng của TQ. Cám ơn tác giả Trương Nhân Tuấn đã nói ra đúng suy nghĩ của
    NDVN hiên nay.

    Trả lờiXóa
  2. Ai chống Tàu là bạn ta. Người quân tử là bạn, kẻ tiểu nhân đểu cáng là thù. Ta cần ủng hộ Mỹ chính vì quyền lợi của ta. Cứ ủng hộ Mỹ, mời Mỹ vào Cam Ranh xem Tàu còn giám ngo ngoe, kể cả biên giới phía Bắc. Hãy "bắt chước" Hàn quốc. Mỹ có chiếm đất Hàn đâu. Sao biết hàng xóm đểu mà cứ fair fur fucj nó. Bạn với Mỹ sẽ ngẩng đc đầu lên. Đừng sợ Mỹ xâm lấn. Thế kỷ 21 rồi, khác TK trước rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Thấy ai chơi với Mỹ cũng trở thành người đàng hoàng như :Nhật, Hàn Quốc ,EU... Mỹ chẳng lấy ai tất đất nào.Mỹ chỉ bảo vệ những giá trị đã từng nêu lên trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1876 mà Bác Hồ đã từng trích dẫn như một chân lý của mọi dân tộc trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  4. Giờ chỉ mong Mỹ thắng Tầu nhào!!!!

    Trả lờiXóa
  5. Trong cuộc đối đầu Mỹ với TQ ở Biển Đông, TQ đang ở thế cô lập . Không có nước nào trên thế giới, nhất là các nước Đông và ĐNÁ . Cũng không có nước nào được bảo vệ dưới cái dù của TQ . Còn Mỹ thì trái lại . Nhật, Hàn , Phi , Ấn Độ. Australia đã đứng hẳn về phía Mỹ , các nước khác trong ASEAN cũng không ưa gì TQ, chẳng qua còn những mối giao thương quan trọng với TQ nên các nước này chưa lên tiếng tỏ rõ lập trường . Hầu như không có nước nào có lợi nếu TQ gạt được Mỹ ra khỏi Châu Á, TBD . Không những thế , nếu TQ thành công , thì TQ thực sự trở thành mối họa cho tất cả các nước .
    Vậy TQ dựa vào đâu để cố đối đầu với Mỹ ? Vì tự ái ? Vì muốn chứng tỏ với Mỹ và thế giới rằng TQ ngày nay có thể đường hoàng nói chuyện với thế giới như vai trò người lớn thứ hai ( tương lai là số 1 ) thế giới ? BK cũng khẳng định không có nước nào dám tiêu diệt hơn 1, 4 tỉ người Tầu. Chiến tranh nổ ra thì không chỉ TQ thiệt hại mà cả thế giới khốn khổ vì TQ . Sẽ là một cơn đại dịch nếu chiến tranh qui mô với TQ . TQ hy vọng Mỹ tiếp tục sa lầy và suy yếu vì những rối loạn trên thế giới, nhất là vì nạn khủng bố và sự cực đoan của một số nước Hồi giáo . TQ muốn thế giới phải tôn trọng họ !
    Có lẽ TQ cũng cố tình quên rằng Mỹ vẫn là niềm hi vọng của thế giới, trong khi TQ không có được vị thế đó . Càng ngày thế giới càng thấy cái trò keo kiệt của anh trọc phú BK mới nổi . Các nước sẽ dần tìm hiểu LS cổ đại của TQ và nhìn thấy chủ nghĩa đại Hán nguy hiểm chừng nào .
    Đối đầu với TQ Mỹ cũng có mối lợi : cơ hội phát triển vũ khí mới và đánh giá đúng tiềm năng quân sự của TQ !

    Trả lờiXóa
  6. Ai chả biết vậy... Khổ một nỗi là muốn làm bạn với tôi thì bạn cũng phải có chế độ tương đồng với tôi... Hoa Kỳ là một quốc gia thượng tôn pháp luật, giàu mạnh, tự do, dân chủ thực sự... Không có tập thể nào, cá nhân nào đứng trên lợi ích của quốc gia... Nhân dân làm chủ đất nước. Còn ở ta có nét gì tương đồng với Mĩ... Xin dành câu trả lời cho các dư lợn viên của chính quyền...

    Trả lờiXóa
  7. Nước nào chơi thân với Mỹ đều được tạo điều kiện để phát triển trở thành giàu có , văn minh như Hàn Quốc , Đài Loan , Nhật Bản , Singapor , Thái Lan...

    Trả lờiXóa
  8. Đuổi Mỹ, chửi Mỹ, nhưng muốn Mỹ đến giúp. Mỹ đến thì phát ngôn đừng có làm phức tạp tình hình thêm ! Nói thiệt ...éo biết csvn muốn cái gì ? Ngon thì đập thằng tàu cộng cho nhân dân xem coi ?

    Trả lờiXóa
  9. Mỹ chưa bao giờ đi "xâm lược" hoặc "cướp đất"của nước khác. Sự hiện diện của họ nơi này nơi khác trên thế giới chẳng qua là để bảo vệ nền tự do đích thực. Đối với MN trước đây cũng vậy. Mục đích của HK là bảo vệ nền cộng hòa, giúp chế độ đó ngăn chặn sự bành trướng của CS, sau đó họ rút.
    Còn TQ đối với ta thì hoàn toàn khác. Chúng lộ mưu đồ xâm lược, bành trướng và ăn cướp thực sự (thực tế đã xẩy ra trên đất liền và trên biển của ta). Giờ đây Mỹ muốn giúp ta và các nước yếu khác trong khu vực ngăn chặn sự bành trướng đó. Không có lý do ì mà ta không ủng hộ.
    Nếu thế giới này không có Mỹ thì đã trở nên đại loạn do bọn bành trướng Phương Bắc gây nên.

    Trả lờiXóa
  10. Trung Quốc thời cổ đại là một nước nhỏ, do thực chính sách bành trướng bằng mọi thủ đoạn, kể cả những biện pháp tàn ác mà tạo ra nước Trung Quốc to lớn ngày nay (trong đó có việc xâm lược Tây Tạng). Lãnh đạo Trung Quốc tất cả các thời kỳ đều thực hiện chính sách bành trướng và phát quân đội xâm lược Việt Nam. Mới đây nhất là chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974, xâm lược 6 tỉnh phía Bắc 2/1979, sau đó tiêp tục đánh chiếm nhiều ngọn núi ở Việt Nam như Lão Sơn, rồi sau đó đánh chiếm nhiều đảo, bãi đá ngầm tại Trường Sa, đưa tàu hải Dương 981 vào hải phận Việt Nam năm ngoái, bồi đắp xây dựng các căn cứ quân sự huy hiếp Việt Nam với mưu đồ độc chiếm hầu toàn bộ Biển Đông phục vụ cho mưu đồ bá quyền toàn cầu. Họ cũng đang tìm cách đứng chân trên đất liền của Việt nam thông qua một loạt dự án để đẩy VN vào thế không cần đánh cũng phải quy hàng. Đó là thực tế ngày càng rõ ràng không thể chối cãi. VN cần tình táo nhận rõ bạn thù để hành động đúng nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của đất nước.

    Trả lờiXóa
  11. Chúng ta cứ yên trí đi vì: Kinh tế Mỹ ,Khoa học Mỹ,Giáo dục Mỹ,Quốc phòng Mỹ,luật pháp Mỹ...hiện đều đứng đầu bảng.Hãy đi về phía ánh sáng cho đất nước và nhân dân nhờ,đừng vì quyền lợi của một nhóm người tội lỗi .Nhân dân sẽ tha thứ cho các bạn đó là tinh thần hòa hợp vì lợi ích dân tộc.

    Trả lờiXóa