Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm:
so sánh nguyên tác và ấn bản
Nguyễn Ngọc Giao
Paris, ngày 19.10.2005
Paris, ngày 19.10.2005
Bài viết của Phạm Hoàng Quân («Biên soạn nhật ký?») cho thấy có sự khác biệt giữa văn bản viết tay của Đặng Thuỳ Trâm (xem bản pdf trênhttp://star.vietnam.ttu.edu/) và ấn bản của Nhã Nam & Nhà xuất bản Hội nhà văn (Hà Nội, 2005). Nhà xuất bản khẳng định (tr. 7): «Trong quá trình biên soạn và chỉnh lý, chúng tôi cố gắng tôn trọng nguyên bản câu văn cũng như những thói quen dùng từ và ngữ pháp của tác giả - chỉ sửa lại một số từ địa phương hoặc lược bớt những từ trùng lặp». Theo đài BBC, ông Vương Trí Nhàn, người biên tập cuốn sách, cho biết «mặc dù ông chỉ tham gia ở khâu cuối cùng và về mặt kỹ thuật nhiều hơn nội dung, nhưng ông nói ông tin rằng công việc biên tập cuốn sách chỉ làm cho nó dễ đọc hơn», «bà Đặng Kim Trâm, em út của bà Đặng Thùy Trâm là người chủ biên, quyết định nội dung phần ra mắt công chúng». Ông nói với BBC rằng bà Kim Trâm khẳng định bà «dám chịu trách nhiệm và không sợ thách thức của dư luận». Ông nói rằng sẽ là «không tôn trọng độc giả» nếu không biên tập cuốn nhật ký vì nó sẽ kèm theo những lỗi chính tả, những câu viết có thể không rõ nghĩa hoặc sách sẽ quá dày và tốn thời gian của người đọc.
Qua những câu trích dẫn trên, người đọc biết rằng ngoài những lỗi chính tả và những từ trùng lặp, bản in còn khác nguyên bản ở: (1) những đoạn bị lược bỏ; (2) những đoạn được «biên soạn» lại. Vì không biết số lượng và nội dung những đoạn bị lược bỏ hay «biên tập», người đọc không thể kiểm chứng (xác nhận hay phủ nhận) lời khẳng định của Vương Trí Nhàn: «Chúng tôi không làm lệch, sai lạc tư tưởng chính, không có gì xuyên tạc, làm méo mó nhật ký», do đó, tuỳ theo cảm nhận chủ quan, mỗi người dễ đi tới những kết luận thiếu căn cứ - và trên thực tế, đã có không ít người làm như vậy.
Để đi tới một nhận định khách quan, và do tầm quan trọng của Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, tôi đã bỏ mấy ngày so sánh hai văn bản. Những khác biệt giữa bản viết tay của chị Thuỳ và bản in của Nhà xuất bản Hội nhà văn thuộc loại sau đây:
Qua những câu trích dẫn trên, người đọc biết rằng ngoài những lỗi chính tả và những từ trùng lặp, bản in còn khác nguyên bản ở: (1) những đoạn bị lược bỏ; (2) những đoạn được «biên soạn» lại. Vì không biết số lượng và nội dung những đoạn bị lược bỏ hay «biên tập», người đọc không thể kiểm chứng (xác nhận hay phủ nhận) lời khẳng định của Vương Trí Nhàn: «Chúng tôi không làm lệch, sai lạc tư tưởng chính, không có gì xuyên tạc, làm méo mó nhật ký», do đó, tuỳ theo cảm nhận chủ quan, mỗi người dễ đi tới những kết luận thiếu căn cứ - và trên thực tế, đã có không ít người làm như vậy.
Để đi tới một nhận định khách quan, và do tầm quan trọng của Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, tôi đã bỏ mấy ngày so sánh hai văn bản. Những khác biệt giữa bản viết tay của chị Thuỳ và bản in của Nhà xuất bản Hội nhà văn thuộc loại sau đây:
1. Những đoạn bị lược bỏ
Trước tiên, phải cảm ơn Phạm Hoàng Quân đã chứng minh hai đoạn nhật kí viết ngày 1 và 5.4.1970 (mà anh đã soi kính lúp để đọc từ hình bìa bản in) đã bị lược bỏ trong bản in. Đó không phải là những đoạn duy nhất bị lược bỏ, xin liệt kê: toàn bộ các ngày 10.11.68, 7.12.68, 23.5.69, 26.10.69, 3.1.70, 19.1.70, 15.2.70, 24.3.70. Ngoài ra, trong những trang khác, một số đoạn đã bị lược bỏ, có khi được biểu thị bằng một hàng dấu chấm....., có khi không. Tổng cộng những đoạn bị lược bỏ như vậy không nhiều, tối đa là 12 trang in (trên gần 250 trang nhật kí), do đó nói rằng nếu không lược bớt thì «sách sẽ quá dày», «tốn thời gian của người đọc» là một luận điểm thiếu nghiêm chỉnh.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: nội dung các đoạn bị lược bỏ có «vấn đề» gì không? Phải chăng những người biên tập đã quyết định «hốt cắt đục» là để tránh né, là «tự kiểm duyệt»?
Nội dung hai đoạn mà Phạm Hoàng Quân phát hiện bị lược bỏ, về mặt này, rất tiêu biểu. Đoạn viết ngày 1.4.70 có tính chất chính trị:
«1.4 Kỷ niệm 10 năm ngày vào Đoàn, 10 năm qua từ 1 thiếu niên bây giờ Th. đã là 1 cán bộ dày dạn trong khói lửa, Th. o hề tự hào mà chỉ thấy rằng mình đã làm đúng như lời thề dưới cờ Đoàn trong ngày hôm ấy.
Những đêm dài suy nghĩ, Th. ơi, hãy nghiêm khắc với bản thân hơn nữa đừng để 1 câu hỏi làm đau nhói lòng Th. Tại sao mọi người o hiểu Th.? mà hãy hỏi tại sao Th. lại để mọi người o hiểu mình? Đành rằng có những người o tốt, nhỏ mọn ghen tuông kèn cựa...»
Rõ ràng đoạn này phê phán những sự ghen tuông kèn cựa (có thể hiểu là của những đồng chí đảng viên), nhưng công bằng mà nói, nhật kí (bản in) có nhiều đoạn phê phán Đảng nặng nề hơn nhiều, mà không bị lược bỏ. Thêm nữa, một số câu đoạn bị lược bỏ trong nhiều trang lại là những đoạn Đặng Thuỳ Trâm khẳng định một lập trường rất “đỏ”, không lẽ ta nên quy kết là những người biên tập muốn sách bán chạy ở cả California.
Xin đơn cử một ví dụ, cũng là để cải chính giả thuyết của Phạm Hoàng Quân và minh oan cho ban biên tập. Sau khi nhận thấy đoạn nhật kí ngày 1.4.70 bị lược bỏ, lại thấy đoạn viết ngày 30.3.70 có một vài ý trùng lặp, Phạm Hoàng Quân nêu ra giả thuyết phải chăng người ta đã “biên tập” hai đoạn này làm một? Thật ra đoạn 30.3.70 (trang 237 bản in) đã chép nguyên văn trang viết tay, không thêm thắt xào xáo gì, chỉ có điều, câu cuối “Ơi cô gái học sinh, ba năm trên chiến trường lửa khói, trong gai góc cuộc đời, bàn chân cô dày dạn lên nhiều rồi, bãy mạnh dạn mà đi, vững bước mà đi nghe” (bản in) bị cắt mất mấy chữ cuối câu: “người con gái xã hội chủ nghĩa trên đất Miền Nam” (bản viết tay). Lối cắt bớt một đoạn câu chót (với nội dung “chính trị lập trường” tương tự) đã xảy ra khá nhiều lần. Có khi rất khó đoán lý do (ngoại trừ lý do cẩu thả), thí dụ như ở trang 113, ngày 1.1.1969, cắt hai câu cuối bài Thơ chúc Tết 1969 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (mà bản viết tay có chép đầy đủ):
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào!
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn.
Tóm lại, tôi không quy kết việc cắt bỏ những trang đoạn có nội dung chính trị là tự kiểm duyệt hay tránh né. Vấn đề đặt ra, và tôi sẽ trở lại ở cuối bài, là có nên làm như vậy không, nếu làm thì nên làm thế nào để giữ tính trung thực, cũng là để tôn trọng tác giả và độc giả.
Khác với đoạn viết ngày 1.4.70, đoạn viết ngày 5.4.70 (bị cắt bỏ) có nội dung tình cảm:
«5. 4 Có phải vì cô đơn mà cảm thấy nhớ thương đến vô cùng hay o/ hở người anh thân thiết của em? Chiều nay Cúc lên đường về cơ quan phục vụ, bỗng nhiên nỗi buồn nhớ như tăng lên bội phần. Cuộc sống sao mà phức tạp, mà sao mình lại làm 1 con bé sống với trái tim giàu tình cảm như thế này? Tại sao ư? Vì từ nhỏ đến giờ nó là như vậy – nghe những ý kiến của chị Hạnh cảm thấy buồn lạ lùng. Con người vẫn có những kẻ sống với tầm mắt nhỏ hẹp, họ o/ thể có được những tình cảm trong sáng chân thành như một số người khác. Với họ chỉ có vật chất, chỉ có xác thịt !! Ôi ghê tởm làm sao» (đoạn này tôi chép từ nguyên tác, nên hơi khác bản đánh máy của Phạm Hoàng Quân, vì anh đọc từ hình bìa, một phần bị che lấp).
Đoạn này tiêu biểu nhất, vì các trang đoạn bị lược bỏ (đã liệt kê ở trên) đều cùng một nội dung, ghi lại tình cảm của người viết đối với “người anh thân thiết” (có thể đoán là anh Năm Tân, bí thư huyện uỷ) hoặc “người em” (có thể đoán là Thuận, cả hai xuất hiện nhiều lần trong bản in nhật kí). Một thí dụ:
«15.2 Những ngày sống bên anh, sung sướng cảm thấy tình anh em ngày thêm gắn bó trưởng thành. Em tin anh như tin chính bản thân em, niềm tin ấy giúp em đi lên, đạp bằng mọi chông gai trở lực vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Sung sướng biết bao khi trong bước đi gian khổ, luôn có anh dìu dắt; anh lo cho em từng ly từng tý, anh dạy bảo em với tình 1 người anh trai đối với đứa em gái. Anh xây dựng cho em với trách nhiệm 1 bí thư huyện uỷ với một d/c mới làm công tác Đảng. Anh săn sóc em với tình đồng đội cùng chung trong cuộc chiến đấu sinh tử này. Hãy giữ tròn mãi mãi... ‘Trong ngần thiết tha’ nghe anh Năm».
Đó là những tình cảm ‘trong ngần’, nhưng trong những con mắt ‘nhỏ hẹp’, chỉ thấy ‘vật chất’ và ‘xác thịt’, rõ ràng là có vấn đề. Vả lại, tình cảm vốn là chuyện phức tạp, lằn ranh không bao giờ rõ ràng, cố định, bằng chứng là chính đương sự cũng không ngừng tự nhắc nhở và nhắc nhở các đối tượng tình cảm. Chính cõi nội tâm này làm cho những trang nhật kí của Đặng Thuỳ Trâm có một sức sống và hấp lực, tạo nên chiều kích ‘phổ quát’ để tác phẩm này vượt qua thời gian và không gian.
Phải nghĩ sao về việc ban biên tập đã cắt bỏ những trang đoạn tình cảm này? Sẽ quá vội vàng nếu quy kết là kiểm duyệt, vì trong bản in, còn nhiều trang đoạn tương tự. Phải chăng người biên tập, là thân nhân, không muốn lặp đi lặp lại “quá nhiều” những dòng tình cảm lung linh đó? Nếu thế cũng là một phản ứng thường tình, đã từng xảy ra trong lịch sử văn học thế giới, khi thân nhân (vợ con, em gái...) của một tác gia biên tập một cuốn nhật kí hay một tuyển tập thư từ. Song, một lần nữa, vấn đề tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm lại được đặt ra.
2. Những đoạn được/bị “biên tập”
Biên tập hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm nhiều cấp độ.
Ở cấp thấp nhất, chắc không mấy ai phản đối, là những sửa chữa về chính tả, hay viết đầy đủ những chỗ viết tắt (1,2...> một, hai, CM > cách mạng, o > không....). Hai lỗi chính tả Đặng Thuỳ Trâm thường lặp lại là ‘xum’ (trong ‘xum họp’) và ‘giành’ (trong ‘giành riêng’, ‘để giành’) đã được sửa một cách có hệ thống thành ‘sum’ và ‘dành’. Một nhân vật xuất hiện nhiều lần trong nhật kí, tác giả viết khi thì ‘San’, khi thì ‘Sang’ (có khi trong cùng một đoạn), sách in viết thống nhất là ‘San’, không rõ đúng không (theo lời nhà văn Thanh Thảo tôi vừa gặp ở Paris, anh ‘San’ này còn sống và đã được đài truyền hình phỏng vấn)...
Tương tự, trong câu thơ của Tố Hữu tác giả chép tay ngày 3.7.68 (tr.58, bản in):
Khắp nơi đâu trên trái đất này
Như miền Nam đắng cay chung thuỷ...
chữ ‘khắp’ nhớ sai, đã được sửa thành ‘có’ (mặc dầu, người ta có thể hỏi: có cần thiết không?).
Song có những câu đã được biên tập, không bóp méo gì nguyên bản, nhưng rất khác, và không hiển nhiên là dễ hiểu hơn, và càng không thể nói là hay hơn. Một thí dụ: trang nhật kí ngày 2.6.68.
Bản in (tr 53): “Một năm qua đã cho mình hiểu thêm về hai chữ thực tế. Không, cuộc đời thực tế gồm hai mặt. Cuộc đời vẫn bao la niềm ưu ái, người ta vẫn dễ dàng tìm thấy niềm thương yêu, miễn là có lòng chân thành và vị tha” (tôi in đậm những chố biên tập)
Nguyên bản: “Một năm qua đã cho mình hiểu thêm về hai chữ thực tế. Vâng, cuộc đời thực tế gồm hai mặt. Cuộc đời vẫn bao la niềm ưu ái, mình vẫn dễ dàng tìm thấy niềm thương yêu, nhưng với điều kiện là mình phải sống chân thành, sống bằng lòng vị tha đối với cuộc đời”.
3. Những sai sót và cẩu thả
Nghiêm trọng hơn là những sai sót hoặc/và cẩu thả hoàn toàn có thể tránh được nếu bộ phận biên tập và sửa lỗi in rà lại chế bản với nguyên bản. Dưới đây là một vài thí dụ về những loại sai sót khác nhau:
Nội dung hai đoạn mà Phạm Hoàng Quân phát hiện bị lược bỏ, về mặt này, rất tiêu biểu. Đoạn viết ngày 1.4.70 có tính chất chính trị:
«1.4 Kỷ niệm 10 năm ngày vào Đoàn, 10 năm qua từ 1 thiếu niên bây giờ Th. đã là 1 cán bộ dày dạn trong khói lửa, Th. o hề tự hào mà chỉ thấy rằng mình đã làm đúng như lời thề dưới cờ Đoàn trong ngày hôm ấy.
Những đêm dài suy nghĩ, Th. ơi, hãy nghiêm khắc với bản thân hơn nữa đừng để 1 câu hỏi làm đau nhói lòng Th. Tại sao mọi người o hiểu Th.? mà hãy hỏi tại sao Th. lại để mọi người o hiểu mình? Đành rằng có những người o tốt, nhỏ mọn ghen tuông kèn cựa...»
Rõ ràng đoạn này phê phán những sự ghen tuông kèn cựa (có thể hiểu là của những đồng chí đảng viên), nhưng công bằng mà nói, nhật kí (bản in) có nhiều đoạn phê phán Đảng nặng nề hơn nhiều, mà không bị lược bỏ. Thêm nữa, một số câu đoạn bị lược bỏ trong nhiều trang lại là những đoạn Đặng Thuỳ Trâm khẳng định một lập trường rất “đỏ”, không lẽ ta nên quy kết là những người biên tập muốn sách bán chạy ở cả California.
Xin đơn cử một ví dụ, cũng là để cải chính giả thuyết của Phạm Hoàng Quân và minh oan cho ban biên tập. Sau khi nhận thấy đoạn nhật kí ngày 1.4.70 bị lược bỏ, lại thấy đoạn viết ngày 30.3.70 có một vài ý trùng lặp, Phạm Hoàng Quân nêu ra giả thuyết phải chăng người ta đã “biên tập” hai đoạn này làm một? Thật ra đoạn 30.3.70 (trang 237 bản in) đã chép nguyên văn trang viết tay, không thêm thắt xào xáo gì, chỉ có điều, câu cuối “Ơi cô gái học sinh, ba năm trên chiến trường lửa khói, trong gai góc cuộc đời, bàn chân cô dày dạn lên nhiều rồi, bãy mạnh dạn mà đi, vững bước mà đi nghe” (bản in) bị cắt mất mấy chữ cuối câu: “người con gái xã hội chủ nghĩa trên đất Miền Nam” (bản viết tay). Lối cắt bớt một đoạn câu chót (với nội dung “chính trị lập trường” tương tự) đã xảy ra khá nhiều lần. Có khi rất khó đoán lý do (ngoại trừ lý do cẩu thả), thí dụ như ở trang 113, ngày 1.1.1969, cắt hai câu cuối bài Thơ chúc Tết 1969 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (mà bản viết tay có chép đầy đủ):
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào!
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn.
Tóm lại, tôi không quy kết việc cắt bỏ những trang đoạn có nội dung chính trị là tự kiểm duyệt hay tránh né. Vấn đề đặt ra, và tôi sẽ trở lại ở cuối bài, là có nên làm như vậy không, nếu làm thì nên làm thế nào để giữ tính trung thực, cũng là để tôn trọng tác giả và độc giả.
Khác với đoạn viết ngày 1.4.70, đoạn viết ngày 5.4.70 (bị cắt bỏ) có nội dung tình cảm:
«5. 4 Có phải vì cô đơn mà cảm thấy nhớ thương đến vô cùng hay o/ hở người anh thân thiết của em? Chiều nay Cúc lên đường về cơ quan phục vụ, bỗng nhiên nỗi buồn nhớ như tăng lên bội phần. Cuộc sống sao mà phức tạp, mà sao mình lại làm 1 con bé sống với trái tim giàu tình cảm như thế này? Tại sao ư? Vì từ nhỏ đến giờ nó là như vậy – nghe những ý kiến của chị Hạnh cảm thấy buồn lạ lùng. Con người vẫn có những kẻ sống với tầm mắt nhỏ hẹp, họ o/ thể có được những tình cảm trong sáng chân thành như một số người khác. Với họ chỉ có vật chất, chỉ có xác thịt !! Ôi ghê tởm làm sao» (đoạn này tôi chép từ nguyên tác, nên hơi khác bản đánh máy của Phạm Hoàng Quân, vì anh đọc từ hình bìa, một phần bị che lấp).
Đoạn này tiêu biểu nhất, vì các trang đoạn bị lược bỏ (đã liệt kê ở trên) đều cùng một nội dung, ghi lại tình cảm của người viết đối với “người anh thân thiết” (có thể đoán là anh Năm Tân, bí thư huyện uỷ) hoặc “người em” (có thể đoán là Thuận, cả hai xuất hiện nhiều lần trong bản in nhật kí). Một thí dụ:
«15.2 Những ngày sống bên anh, sung sướng cảm thấy tình anh em ngày thêm gắn bó trưởng thành. Em tin anh như tin chính bản thân em, niềm tin ấy giúp em đi lên, đạp bằng mọi chông gai trở lực vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. Sung sướng biết bao khi trong bước đi gian khổ, luôn có anh dìu dắt; anh lo cho em từng ly từng tý, anh dạy bảo em với tình 1 người anh trai đối với đứa em gái. Anh xây dựng cho em với trách nhiệm 1 bí thư huyện uỷ với một d/c mới làm công tác Đảng. Anh săn sóc em với tình đồng đội cùng chung trong cuộc chiến đấu sinh tử này. Hãy giữ tròn mãi mãi... ‘Trong ngần thiết tha’ nghe anh Năm».
Đó là những tình cảm ‘trong ngần’, nhưng trong những con mắt ‘nhỏ hẹp’, chỉ thấy ‘vật chất’ và ‘xác thịt’, rõ ràng là có vấn đề. Vả lại, tình cảm vốn là chuyện phức tạp, lằn ranh không bao giờ rõ ràng, cố định, bằng chứng là chính đương sự cũng không ngừng tự nhắc nhở và nhắc nhở các đối tượng tình cảm. Chính cõi nội tâm này làm cho những trang nhật kí của Đặng Thuỳ Trâm có một sức sống và hấp lực, tạo nên chiều kích ‘phổ quát’ để tác phẩm này vượt qua thời gian và không gian.
Phải nghĩ sao về việc ban biên tập đã cắt bỏ những trang đoạn tình cảm này? Sẽ quá vội vàng nếu quy kết là kiểm duyệt, vì trong bản in, còn nhiều trang đoạn tương tự. Phải chăng người biên tập, là thân nhân, không muốn lặp đi lặp lại “quá nhiều” những dòng tình cảm lung linh đó? Nếu thế cũng là một phản ứng thường tình, đã từng xảy ra trong lịch sử văn học thế giới, khi thân nhân (vợ con, em gái...) của một tác gia biên tập một cuốn nhật kí hay một tuyển tập thư từ. Song, một lần nữa, vấn đề tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm lại được đặt ra.
2. Những đoạn được/bị “biên tập”
Biên tập hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm nhiều cấp độ.
Ở cấp thấp nhất, chắc không mấy ai phản đối, là những sửa chữa về chính tả, hay viết đầy đủ những chỗ viết tắt (1,2...> một, hai, CM > cách mạng, o > không....). Hai lỗi chính tả Đặng Thuỳ Trâm thường lặp lại là ‘xum’ (trong ‘xum họp’) và ‘giành’ (trong ‘giành riêng’, ‘để giành’) đã được sửa một cách có hệ thống thành ‘sum’ và ‘dành’. Một nhân vật xuất hiện nhiều lần trong nhật kí, tác giả viết khi thì ‘San’, khi thì ‘Sang’ (có khi trong cùng một đoạn), sách in viết thống nhất là ‘San’, không rõ đúng không (theo lời nhà văn Thanh Thảo tôi vừa gặp ở Paris, anh ‘San’ này còn sống và đã được đài truyền hình phỏng vấn)...
Tương tự, trong câu thơ của Tố Hữu tác giả chép tay ngày 3.7.68 (tr.58, bản in):
Khắp nơi đâu trên trái đất này
Như miền Nam đắng cay chung thuỷ...
chữ ‘khắp’ nhớ sai, đã được sửa thành ‘có’ (mặc dầu, người ta có thể hỏi: có cần thiết không?).
Song có những câu đã được biên tập, không bóp méo gì nguyên bản, nhưng rất khác, và không hiển nhiên là dễ hiểu hơn, và càng không thể nói là hay hơn. Một thí dụ: trang nhật kí ngày 2.6.68.
Bản in (tr 53): “Một năm qua đã cho mình hiểu thêm về hai chữ thực tế. Không, cuộc đời thực tế gồm hai mặt. Cuộc đời vẫn bao la niềm ưu ái, người ta vẫn dễ dàng tìm thấy niềm thương yêu, miễn là có lòng chân thành và vị tha” (tôi in đậm những chố biên tập)
Nguyên bản: “Một năm qua đã cho mình hiểu thêm về hai chữ thực tế. Vâng, cuộc đời thực tế gồm hai mặt. Cuộc đời vẫn bao la niềm ưu ái, mình vẫn dễ dàng tìm thấy niềm thương yêu, nhưng với điều kiện là mình phải sống chân thành, sống bằng lòng vị tha đối với cuộc đời”.
3. Những sai sót và cẩu thả
Nghiêm trọng hơn là những sai sót hoặc/và cẩu thả hoàn toàn có thể tránh được nếu bộ phận biên tập và sửa lỗi in rà lại chế bản với nguyên bản. Dưới đây là một vài thí dụ về những loại sai sót khác nhau:
- trong đoạn nhật kí ngày 4.6.69 (tr 156, bản in): “Bao giờ mới tiếp tục được nhiệm vụ... (không rõ chữ)”. Hai chữ mà người đánh máy đọc không rõ trên (photocopy?) nguyên bản, thực ra cũng dễ đọc: ‘thu dung’. Nếu còn nghi vấn gì về từ này, thì ở đoạn 16.6.69 (tr. 158, bản in) sẽ gặp lại nó, và còn được ban biên tập chú giải ở cuối trang: “Thu dung: công tác thu gom các cán bộ, bộ đội lạc ngũ, bỏ ngũ để bồi dưỡng sức khoẻ, động viên tinh thần và tìm trả về cho đơn vị ”.
- trang 241 (bản in), ngày 5.5.70, câu cuối nói về ‘thằng chó đểu Nich sơn’: “Tại sao cũng là con người mà lại có những con người độc ác tàn tệ muốn lấy máu đồng bào để làm nước tưới cho gốc cây vàng của nó như vậy?”. Sao lại ‘đồng bào’ ở đây? Bản viết tay không thể nhầm lẫn: ‘đồng loại’.
- Tr. 96-97, đăng nhật kí ngày đề ngày 19.11.68: thật ra đó là trang đề ngày 11.11.68 trong sổ tay của Đặng Thuỳ Trâm (trang 80 và 81), con số 1 thứ nhì trong số ngày 11 có thể vì nhoè mà đọc thành 9, nhưng vẫn xác định được vì đoạn này nằm giữa ngày 10.11 và ngày 12.11. Vì đọc sai và không kiểm tra, người biên tập đã xếp nhầm đoạn này vào giữa hai đoạn 16 và 20.11.
- Tương tự như thế, nhật kí ngày 3.3.69 (tr. 126 nguyên tác), bị đọc nhầm ngày thành 8.3 và xếp sau ngày 6.3 trong bản in (tr. 131) [Ngược lại, cần ghi nhận là trong cuốn sổ viết tay năm 1970, ở tháng 6, tới hai ngày 4 và 6.6, tác giả đã ghi nhầm là tháng 7, biên tập đã sửa đúng là tháng 6 và để nguyên vị trí. Cũng may, vì nhật kí ngừng ở ngày 20.6. Hai ngày sau, chị Đặng Thuỳ Trâm tử trận].
- Cuối cùng, nhật kí ghi ngày 3.1.70 (“Cũng trên con đường này... thiêng liêng đến trọn đời”), lẽ ra phải in ở trang 207, giữa hai ngày 2 và 4.1, vì biên tập đọc nhầm số 3 thành số 8, nên bị đưa xuống trang 211, ghép với nhật kí thật sự của ngày 8.1 (bắt đầu bằng “Chỉnh huấn Đảng. Thấy sai lầm của đồng chí mà mình rùng mình...” ở giữa trang 212).
Những sai lầm kể trên, nhất là sai lầm chót, có thể giải thích: (những) người đánh máy đã căn cứ vào những bản chụp giấy rời rồi sắp xếp theo suy nghĩ chủ quan, nhưng chúng cũng chứng tỏ rằng: biên tập không rà lại với nguyên bản mà ông Ted Engelmann đã trao tận tay cho gia đình dưới dạng CD hồi tháng 4.2005, và ngày nay mọi người có thể truy nhập từ địa chỉ URL http://star.vietnam.ttu.edu/
Sự cẩu thả tuỳ tiện (lần này của nhà xuất bản) còn thể hiện trong việc ghép hình mà Phạm Hoàng Quân đã phát hiện và từ đó nêu lên những nghi vấn lẽ ra không có lí do tồn tại. Thật vậy, căn cứ vào nguyên bản, có thể thấy rằng trang đầu của cuốn nhật kí năm 1970 (ảnh chụp, trang 289, bản in), chỉ vỏn vẹn có ở phía trên, 3 dòng chữ:
Sự cẩu thả tuỳ tiện (lần này của nhà xuất bản) còn thể hiện trong việc ghép hình mà Phạm Hoàng Quân đã phát hiện và từ đó nêu lên những nghi vấn lẽ ra không có lí do tồn tại. Thật vậy, căn cứ vào nguyên bản, có thể thấy rằng trang đầu của cuốn nhật kí năm 1970 (ảnh chụp, trang 289, bản in), chỉ vỏn vẹn có ở phía trên, 3 dòng chữ:
1970
NHẬT KÝ
Xuân Canh Tuất
và ở cuối trang, hai dòng:
Những ngày rực lửa
Vui, buồn đọng giữa tim ta
dưới cùng là chữ ký, bắt đầu bằng hai chữ cái T, h, có thể nghĩ là chữ ký của Đặng Thuỳ Trâm.
Trong bản in, chiếm trọn trang 204, và được chú thích ở dưới: «Ảnh chụp trang nhật ký do Đặng Thuỳ Trâm viết...», phía trên gồm 3 dòng đầu của trang hình nói trên, phía dưới, hai dòng chữ và chữ ký được thay bằng đoạn văn của Hoàng Văn Thụ, và ở giữa là dòng tên Đặng Thuỳ Trâm (gạch đậm ở dưới).
NHẬT KÝ
Xuân Canh Tuất
và ở cuối trang, hai dòng:
Những ngày rực lửa
Vui, buồn đọng giữa tim ta
dưới cùng là chữ ký, bắt đầu bằng hai chữ cái T, h, có thể nghĩ là chữ ký của Đặng Thuỳ Trâm.
Trong bản in, chiếm trọn trang 204, và được chú thích ở dưới: «Ảnh chụp trang nhật ký do Đặng Thuỳ Trâm viết...», phía trên gồm 3 dòng đầu của trang hình nói trên, phía dưới, hai dòng chữ và chữ ký được thay bằng đoạn văn của Hoàng Văn Thụ, và ở giữa là dòng tên Đặng Thuỳ Trâm (gạch đậm ở dưới).
Đoạn trích dẫn Hoàng Văn Thụ (nhà xuất bản cũng không chắc là của Hoàng Văn Thụ, để tồn nghi, chứng tỏ sự nghiêm túc của biên tập), thực ra nằm ở trang thứ nhì của cuốn sổ Nhật kí 1970. Còn dòng tên Đặng Thuỳ Trâm sao chép từ trang đầu của cuốn sổ nhật kí 1968-1969 (kể cả cái gạch dưới đậm nét!). 3 trang cộng lại, thoải mái cắt & dán trên photoshop, mà đẻ ra biết bao nghi vấn. Thuỳ Trâm ơi, 35 năm đã qua rồi, nhưng chưa qua đâu,thời của những hồ nghi. Cũng lạ là từ khi sách xuất bản đến nay (3 tháng rồi), chưa có ai đến Trung tâm Việt Nam ở Đại học công nghệ Texas đòi dùng ADN xem hai cuốn sổ có thật là của Đặng Thuỳ Trâm hay không (hãy xem tiền án Ngục trung nhật ký !).
Kết luận
Đối sánh bản in của công ti Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học với di cảo Đặng Thuỳ Trâm, ta có thể kết luận rằng nó không hàm chứa một ý đồ «bất trung» nào. Những khác biệt một phần do chủ trương biên tập, một phần do cách làm việc thiếu cẩn trọng.
Ban biên tập có quyền lấy trách nhiệm lược bỏ hay biên soạn lại một số đoạn văn, nhưng nhất thiết phải nói rõ, và bằng những biện pháp kĩ thuật giản tiện, cho bạn đọc thấy những chỗ đã bỏ, những phần đã biên tập.
Bất luận thế nào (tôi biết nhà xuất bản phải làm việc hết sức khẩn trương để phát hành cuốn sách trước cuối tháng 7), những sai sót nhầm lẫn trong khâu đánh máy, sửa lỗi, đều không thể chấp nhận. Chẳng lẽ nghề in ở Việt Nam, bước sang thế kỉ 21, vẫn tiếp tục xuống cấp như vậy sao? với cả một tác phẩm như thế sao?
Ba mươi năm sau chiến tranh, lòng người còn phân tán. Nhưng Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm dường như đã làm được phép lạ là nó đi tới được với mọi người mà nó vẫn là nó, không uốn éo lựa lời. Chính vì thế, người viết bài này mong sớm có một ấn bản tuyệt đối trung thành với nguyên tác.
Paris, ngày 19.10.2005
© 2005 talawas
Kết luận
Đối sánh bản in của công ti Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học với di cảo Đặng Thuỳ Trâm, ta có thể kết luận rằng nó không hàm chứa một ý đồ «bất trung» nào. Những khác biệt một phần do chủ trương biên tập, một phần do cách làm việc thiếu cẩn trọng.
Ban biên tập có quyền lấy trách nhiệm lược bỏ hay biên soạn lại một số đoạn văn, nhưng nhất thiết phải nói rõ, và bằng những biện pháp kĩ thuật giản tiện, cho bạn đọc thấy những chỗ đã bỏ, những phần đã biên tập.
Bất luận thế nào (tôi biết nhà xuất bản phải làm việc hết sức khẩn trương để phát hành cuốn sách trước cuối tháng 7), những sai sót nhầm lẫn trong khâu đánh máy, sửa lỗi, đều không thể chấp nhận. Chẳng lẽ nghề in ở Việt Nam, bước sang thế kỉ 21, vẫn tiếp tục xuống cấp như vậy sao? với cả một tác phẩm như thế sao?
Ba mươi năm sau chiến tranh, lòng người còn phân tán. Nhưng Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm dường như đã làm được phép lạ là nó đi tới được với mọi người mà nó vẫn là nó, không uốn éo lựa lời. Chính vì thế, người viết bài này mong sớm có một ấn bản tuyệt đối trung thành với nguyên tác.
Paris, ngày 19.10.2005
© 2005 talawas
_____________
Phụ lục của Tễu Blog:
1- Về cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, xin xem tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_k%C3%BD_%C4%90%E1%BA%B7ng_Th%C3%B9y_Tr%C3%A2m
2. Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Bản gốc. Quyển 1
3. Nhật ký Đặng Thùy Trâm - Bản gốc. Quyển 2
.
Rách việc mấy cái nhật ký có bao nhiêu % là sự thật ? Khi xuất bản lại phải biên tập theo ý của người sở hữu sau đó lại qua khâu kiểm duyệt. Nó như thế nào ai cũng hiểu. Cuốn đó thế là quá được rồi, ối ông lãnh đạo viết nhật kí xong định xuất bản sau cùng là để nhóm lò nhé
Trả lờiXóaThôi bỏ qua. Nghĩ đến thời chỉ có con tim chưa có khối óc ấy thêm chua xót.
Trả lờiXóaNói túm lại, nếu cuốn nhật ký này được giao trả lại cho gia đình ĐTT một cách bình thường như hàng ngàn hàng vạn cuốn nhật ký của các chiến sĩ khác đã hy sinh thì sẽ chẳng có việc gì xảy ra và chắc cũng chẳng ai buồn tranh cãi làm gì. Chỉ vì thực hiện ý đồ "nâng cấp" ĐTT trở thành một nhân vật huyền thoại để làm tấm gương học tập cho thanh niên nên mới ra nông nỗi, vì có đến hàng ngàn, hàng vạn người như ĐTT đã hy sinh trong thầm lặng cuộc chiến này.
Trả lờiXóa