Thực trạng hơn 1.000 căn nhà sở hữu nhà nước tại Hà Nội
Hà Anh
TP - Công tác quản lý, sử dụng hơn 1.000 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại Hà Nội đang bộc lộ nhiều yếu kém. Nhiều trường hợp đã bị biến tướng, cho thuê trục lợi; nợ đầm đìa tiền thuê nhà chưa biết khi nào thu hồi được…
Hà Anh
TP - Công tác quản lý, sử dụng hơn 1.000 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại Hà Nội đang bộc lộ nhiều yếu kém. Nhiều trường hợp đã bị biến tướng, cho thuê trục lợi; nợ đầm đìa tiền thuê nhà chưa biết khi nào thu hồi được…
để mở nhà sách Tràng An. Ảnh: Hà Anh
Bài 1: Đủ kiểu biến tướng, cho thuê trục lợi
Hơn 1.000 địa điểm nhà đất trong quỹ nhà chuyên dùng thuộc sở hữu nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý đang bộc lộ nhiều vi phạm, bất hợp lý. Điển hình là tình trạng núp bóng “liên doanh, liên kết” cho thuê trục lợi với nhiều hình thức khác nhau…
Đủ kiểu lắt léo
Sau khi được thuê căn nhà số 17 Hàng Ngang của nhà nước, Công ty CP Vật liệu xây dựng Hà Nội có trụ sở tại 249 Thụy Khuê đã nghĩ ra “chiêu” khá độc là đưa điểm này vào “mở rộng kinh doanh bán lẻ tại các mạng lưới”. Công ty đã ký biên bản thỏa thuận với ông Khổng Viết Tiến để hình thành nên cửa hàng kinh doanh quần áo may sẵn tại 17 Hàng Ngang. Theo đó ông Tiến chịu toàn bộ trách nhiệm tổ chức bán hàng, mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh, đảm bảo nguồn hàng phải có chứng từ hóa đơn hợp lệ, đúng quy cách, mẫu mã…
Điểm rất lạ của bản thỏa thuận, mặc dù vốn kinh doanh ghi rất chung chung “mỗi bên đóng góp theo khả năng của mình”, nhưng số tiền mà ông Tiến phải trả cho công ty lại ghi rất cụ thể, lên tới 70 triệu đồng/tháng trong cả năm 2014 (căn nhà chỉ vỏn vẹn 58,27m2). Đây là số tiền mà Công ty CP Vật liệu xây dựng Hà Nội lý giải để nộp tiền thuê đất của nhà nước và “các khoản chi phí khác phục vụ kinh doanh”. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt, mỗi quý một lần. Trong khi đó số tiền mà công ty phải nộp cho nhà nước (gồm tiền thuê đất và nhà) ước tính khoảng 20 triệu đồng/tháng. Như vậy, khoản tiền “chênh” mỗi tháng đơn vị này thu được từ cửa hàng này lên tới hàng chục triệu đồng! Năm 2013, ông Tiến phải trả cho công ty này số tiền lên tới 78 triệu đồng/tháng.
Bản chất trong quan hệ này, ông Tiến phải tự kinh doanh lời ăn lỗ chịu và tiền trả cho công ty chủ yếu là tiền thuê lại căn nhà. UBND phường Hàng Đào cho biết, việc công ty giao cửa hàng 17 Hàng Ngang cho ông Tiến kinh doanh đã diễn ra trong thời gian dài. “Tiền cho thuê theo giá nhà nước thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Giá thị trường dao động từ 50 đến 70 triệu đồng/tháng tùy thời điểm”, một cán bộ UBND phường Hàng Đào cho biết. Ngoài ra, ông Tiến cũng phải tự nộp phần thuế liên quan đến kinh doanh tại đây. Cũng theo vị cán bộ phường Hàng Đào, chỉ riêng trên địa bàn phường cũng đã có cả chục trường hợp thuê nhà chuyên dùng của nhà nước rồi cho thuê lại kiếm lời.
Nhà trăm tỷ cho thuê giá bèo
Nhiều người đi qua khu nhà 3 mặt phố (Hàng Giầy, Hàng Chiếu, Ngõ Gạch) có địa chỉ đăng ký tại số 63 Hàng Chiếu mà thành phố Hà Nội cho Công ty CP XNK Lương thực, thực phẩm Hà Nội thuê đều không khỏi xót xa. Khu nhà ở vị trí đất vàng rộng 388,2m2 khá nhếch nhác do bị chia nhỏ thành từng ki ốt bám mặt đường. Một cán bộ UBND phường Đồng Xuân cho hay, tại thời điểm đoàn kiểm tra liên ngành của quận và phường cuối năm 2013 phát hiện hợp đồng thuê nhà đất tại đây đã hết hạn tới 3 năm mà không được ký lại.
Một cá nhân đã phải trả cho Cty CP Vật liệu xây dựng Hà Nội 70 triệu đồng/tháng
để được sử dụng hơn 58m2 tại 17 Hàng Ngang. Ảnh: Hà Anh
Căn nhà này có giá thị trường lên tới gần trăm tỷ đồng nhưng giá cho thuê rất rẻ. Tại thời điểm 2010, giá thuê đất chỉ hơn 43 triệu đồng/năm; giá thuê nhà hơn 11,6 triệu đồng/tháng. Điều đáng nói nữa là, theo tài liệu Công ty CP XNK Lương thực, thực phẩm Hà Nội cung cấp, chỉ có 4 cán bộ của công ty được giao các cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên, tại đây hiện có tới cả chục gian hàng và mang nhiều biển hiệu doanh nghiệp, cá nhân khác nhau: Công ty TNHH MTV dịch vụ thương mại Minh Thúy, cửa hàng Tình - Tuyết, Tấn Tài - Hương Lan; Vân - Cường… cũng theo cán bộ UBND phường Đồng Xuân, tình trạng cho thuê lại nhà chuyên dùng diễn ra khá nhức nhối. Điển hình là trường hợp Công ty CP Thương mại dịch vụ Hoàn Kiếm đã cho thuê lại 146m2 nhà đất tại 80 Trần Nhật Duật để mở nhà hàng bia hơi.
Tại địa chỉ 240-242 Tôn Đức Thắng được thành phố cho Công ty CP Tập đoàn vật liệu điện và cơ khí thuê với diện tích lên tới gần 1.800m2cũng bị cắt ra cho thuê lại. Phần diện tích mặt đường rộng hàng trăm mét vuông đã cho Công ty CP Sách và Thiết bị giáo dục Tràng An thuê lại mở nhà sách Tràng An. Tại địa điểm thành phố cho Công ty CP Cao su Hà Nội thuê tại 35B Cát Linh diện tích 280,5m2 từ nhiều năm qua đã bị công ty này “xẻ” ra thành nhiều ki ốt kinh doanh vật liệu xây dựng, nội thất cho thuê lại kiếm lời. Vi phạm của các đơn vị nêu trên đã được Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà quận Đống Đa phát hiện, đề nghị thành phố ra quyết định thu hồi nhưng vẫn không thấy… hồi âm!
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, tại nhiều địa điểm nhà chuyên dùng khác cũng đang có dấu hiệu biến tướng, cho thuê lại. Phía trên mặt tiền căn nhà treo biển tên đơn vị thuê nhà với thành phố nhưng phía dưới là biển tên của đơn vị thuê lại. Một số trường hợp cho thuê lại nhà đất với danh nghĩa giao khoán cho nhân viên của công ty tự kinh doanh. Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, vi phạm trong quản lý, sử dụng quỹ nhà chuyên dùng dưới dạng cho thuê lại, “liên doanh liên kết” trái phép là có thật nhưng hết sức tinh vi, phức tạp nhằm che mắt cơ quan chức năng. Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, quy định của thành phố về việc sử dụng nhà thuê được ghi rất rõ trong hợp đồng thuê nhà. Bên thuê không được chuyển đổi mục đích sử dụng, không giao lại địa điểm thuê cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng; không sử dụng địa điểm thuê để liên doanh, liên kết, cho thuê lại dưới bất kỳ hình thức nào…
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Thành phố hiện có 1.166 địa điểm nhà chuyên dùng với 221.274 m2 đất và 237.039 m2 nhà. Trong đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý 1.083 địa điểm; Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Dịch vụ Nhà Hà Nội quản lý 23 địa điểm… Đối với 296 địa điểm nhà đất do cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đang sử dụng có 103 địa điểm sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng. 176 địa điểm nhà đất khác đang có tranh chấp; 89 địa điểm đã tự ý chuyển thành nhà ở…
Của chùa mình không ăn cũng có kẻ khác ăn !
Trả lờiXóaBài báo này đãng lẽ không cần một bình luận nào.
XóaNhưng với một comment tàn nhẫn như vầy thì cũng phải cãi một câu.
Chùa Thái Lan hay chùa Miến Điện hay chùa Lào nó không như chùa Việt Nam.
Không cản được điều ác thì thôi
xin đừng khuyến khích nó.
còn có đó để cho thuê là may rồi,hàng ngàn căn khác đã bán cho quan chức gần như cho thì sao ?
Trả lờiXóaChẳng có gì mà qua mắt được TU và CQ HN hết,thậm chí có nhiều người đi đâu,làm gì giờ nào họ cũng nắm được tất.Chẳng qua đồng tiền dày từng xấp đã che mờ mắt họ hoắc họ cố tình ngoảnh mặt làm ngơ,khi sự làm ngơ được bù đắp một cách xứng đáng
Trả lờiXóaHệ thống càng lằng nhằng, quản lý càng rắc rối, thông tin càng u tối... bọn nó càng ăn mạnh! Vì vậy chẳng bao giờ chúng muốn thay đổi cho hợp lý hơn, hiệu quả hơn, minh bạch hơn! Lũ chuột chỉ thích hoạt động trong bóng đêm, lại có cái bình chiu vào yên tâm, chúng còn muốn gì hơn!
Trả lờiXóaMời các bác đến trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội số 131 Phố Thái Thịnh xem dãy ki-ốt dài khoảng 500 m mặt tiền của trường ( trước đây là tường gạch) biến tướng từ lâu thành của tư nhân và ăn chia với Giám hiệu. Mới đây khoảng 30 m cuối cùng gần đường Lê văn Lương đã được mở, khai trương của hàng điện thoại di động THẾ GIỚI DI ĐỘNG hôm đầu tháng 4/2015.
Trả lờiXóaPhải chăng có sự "cho phép" của cấp thành phố