VNExpress
Thứ năm, 12/3/2015 | 09:36 GMT+7
Trung Quốc cho rằng ASEAN không liên quan đến tranh chấp chủ quyền Biển Đông khi Tổng thư ký ASEAN cho biết hiệp hội bác bỏ "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh.
Bộ trưởng ASEAN quan ngại việc Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa / Trung Quốc bao biện cho việc bồi đắp ở Trường Sa
.
Trong một phát biểu với nhật báo Philippines Manila Times vào 4/3, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, cho biết Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bác bỏ cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc dùng để khẳng định yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Theo Tổng thư ký Lê Lương Minh, sự hội nhập của toàn khối Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra “bất kỳ một hành vi thù địch hay xung đột nào” trong khu vực.
Reuters dẫn lời ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua cho rằng Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh "đã nhiều lần đưa ra các tuyên bố không phù hợp với thực tế hoặc không phù hợp với vị trí của ông" về tình hình Biển Đông.
Hồng Lỗi cho rằng hiệp hội ASEAN không phải là một bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó Trung Quốc đã ký với ASEAN Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Hai bên cũng đang xúc tiến việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên (COC). Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với nhiềuthành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là "đường 9 đoạn" nhằm đòi kiểm soát hầu hết khu vực Biển Đông. Nhiều nước và các chuyên gia quốc tế cho rằng "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh là vô căn cứ, không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc gần đây đang tăng cường việc bồi đắp các đá ở Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, nhằm biến thành các đảo nhân tạo. Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc ngưng hoạt động phi pháp này. Các nước khác như Mỹ, Philippines cũng lên tiếng phản đối và cảnh báo nguy cơ xung đột trong khu vực nếu Bắc Kinh hoàn thành việc xây dựng các cơ sở hạ tầng được cho là căn cứ quân sự này.
Khánh Lynh
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Ảnh: Reuters
Trong một phát biểu với nhật báo Philippines Manila Times vào 4/3, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, cho biết Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bác bỏ cái gọi là “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc dùng để khẳng định yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Theo Tổng thư ký Lê Lương Minh, sự hội nhập của toàn khối Đông Nam Á có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra “bất kỳ một hành vi thù địch hay xung đột nào” trong khu vực.
Reuters dẫn lời ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua cho rằng Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh "đã nhiều lần đưa ra các tuyên bố không phù hợp với thực tế hoặc không phù hợp với vị trí của ông" về tình hình Biển Đông.
Hồng Lỗi cho rằng hiệp hội ASEAN không phải là một bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó Trung Quốc đã ký với ASEAN Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Hai bên cũng đang xúc tiến việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên (COC). Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với nhiềuthành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là "đường 9 đoạn" nhằm đòi kiểm soát hầu hết khu vực Biển Đông. Nhiều nước và các chuyên gia quốc tế cho rằng "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh là vô căn cứ, không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc gần đây đang tăng cường việc bồi đắp các đá ở Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, nhằm biến thành các đảo nhân tạo. Việt Nam nhiều lần đề nghị Trung Quốc ngưng hoạt động phi pháp này. Các nước khác như Mỹ, Philippines cũng lên tiếng phản đối và cảnh báo nguy cơ xung đột trong khu vực nếu Bắc Kinh hoàn thành việc xây dựng các cơ sở hạ tầng được cho là căn cứ quân sự này.
Khánh Lynh
Lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam và Trung Quốc mỗi lần gặp gỡ đều khẳng định hai bên kiềm chế tránh va chạm xung đột ở Biển đông. Cùng nhau giữ ổn định giữ nguyên hiện trạng.
Trả lờiXóaHiện trạng là tính từ thời điểm nào? Cụ thể hiện trang là gì? Nếu cứ nói chung chung như thế khác nào đánh lận con đen.
Ngoài biển thì Tàu đang tích cực xây dựng sân bay và căn cứ quân sự nhằm khống chế toàn bộ Biendong, đe dọa trực tiếp đến Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Trên đất liền thì Đảng moi gọi Tàu vào xây dựng các công trình suốt từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái với thời gian từ 50 -70 năm là của họ được trấn giữ và khai thác.
Hỡi nhân dân Việt Nam! Chúng ta phải làm gì?
Vùng lên! Nếu không muốn Bắc thuộc một lần nữa.
Cụm từ “giữ nguyên hiện trạng” là cực chuẩn. Ví dụ: năm 1974 TQ chiếm Hoàng Sa thì sau năm 1974 “giữ nguyên hiện trạng” là TQ cứ giữ lấy Hoàng Sa, sau sự kiện Gạc Ma thì “giữ nguyên hiện trạng” là TQ cứ giữ lấy Gạc Ma…Nôm na là “cái gì đã xảy ra rồi thì cứ để nguyên thế, không sửa, không nhắc đến nữa”.
Trả lờiXóa