Nhìn lại 10 ngày người Hà Nội cứu cây xanh
Báo Gia đình & Xã hội
Ngày 26 Tháng 3, 2015 | 02:30 PM
Báo Gia đình & Xã hội
Ngày 26 Tháng 3, 2015 | 02:30 PM
GiadinhNet - Đề án thay thế 6.700 cây xanh đã dừng. Những cây còn lại tạm thời thoát chết! Gần 500 cây khác đã không được giải cứu kịp thời. Người Hà Nội đã có 10 ngày nóng bỏng nhưng trong sự đoàn kết phi thường.
"Chiến dịch" chặt hạ, thay thế hàng loạt cây xanh với số lượng lên đến 6.700 cây trên 190 tuyến phố thực ra có từ những ngày đầu tháng 3.
Lý do là, các cơ quan hữu trách của Hà Nội cho rằng nhiều cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng Thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, đặc biệt là cây xà cừ, bên cạnh đó nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Hay trên một số tuyến đường tồn tại nhiều cây lâm nghiệp, cây do người dân tự ý trồng không phải cây đô thị như dâu da, vông, bông gòn, trứng cá...
Ngày 16/3, người phản ứng ngay lập tức
Ngay khi biết “đề án chặt hạ cây xanh”, nhiều người dân đã lên tiếng không đồng tình. Nhà báo Trần Đăng Tuấn đã có thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về vấn đề này. Trong thư ngỏ, nhà báo Trần Đăng Tuấn cho rằng người dân không phản đối chuyện chặt một số cây. Nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn; cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống; để đảm bảo giao thông thì chắc không ai có ý kiến khác.
Tuy nhiên, UBND Hà Nội nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: "Hãy lắng nghe các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc: Nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt; Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt; Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào".
Ngày 17/3, Phó Ban Tuyên giáo:
"Chiến dịch" chặt hạ, thay thế hàng loạt cây xanh với số lượng lên đến 6.700 cây trên 190 tuyến phố thực ra có từ những ngày đầu tháng 3.
Lý do là, các cơ quan hữu trách của Hà Nội cho rằng nhiều cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng Thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, đặc biệt là cây xà cừ, bên cạnh đó nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Hay trên một số tuyến đường tồn tại nhiều cây lâm nghiệp, cây do người dân tự ý trồng không phải cây đô thị như dâu da, vông, bông gòn, trứng cá...
Ngày 16/3, người phản ứng ngay lập tức
Ngay khi biết “đề án chặt hạ cây xanh”, nhiều người dân đã lên tiếng không đồng tình. Nhà báo Trần Đăng Tuấn đã có thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về vấn đề này. Trong thư ngỏ, nhà báo Trần Đăng Tuấn cho rằng người dân không phản đối chuyện chặt một số cây. Nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn; cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống; để đảm bảo giao thông thì chắc không ai có ý kiến khác.
Tuy nhiên, UBND Hà Nội nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: "Hãy lắng nghe các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc: Nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt; Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt; Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào".
Giới trẻ Hà Nội thể hiện tình yêu cây xanh
Ngày 17/3, Phó Ban Tuyên giáo:
“Chặt hạ là trách nhiệm của cơ quan quản lý”
Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Phan Đăng Long cho biết: "Chính mình lúc đầu cũng không hiểu biết về cây xanh đô thị, nhiều khi trồng lung tung, thậm chí người dân trồng. Sau này tìm hiểu ra ở đô thị có những cây có tiêu chuẩn phải trồng thế nào, độ rễ làm sao không bị đổ cho phù hợp đô thị, không tạo mùi để lôi côn trùng đến hay sâu mọt...".
Trước cây hỏi của phóng viên: Vậy chuyện chặt cây có phải hỏi dân không, thưa ông?
“Đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác”, ông Long nói.
Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Phan Đăng Long cho biết: "Chính mình lúc đầu cũng không hiểu biết về cây xanh đô thị, nhiều khi trồng lung tung, thậm chí người dân trồng. Sau này tìm hiểu ra ở đô thị có những cây có tiêu chuẩn phải trồng thế nào, độ rễ làm sao không bị đổ cho phù hợp đô thị, không tạo mùi để lôi côn trùng đến hay sâu mọt...".
Trước cây hỏi của phóng viên: Vậy chuyện chặt cây có phải hỏi dân không, thưa ông?
“Đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác”, ông Long nói.
Ông Phan Đăng Long nói thực hiện đề án trên là trách nhiệm
của cơ quan quản lý, của chính quyền
18/3: Chánh văn phòng UBND TP:
Hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ.
Sau những phản ứng mạnh mẽ từ phía dư luận và người dân, chiều 18/3, UBND thành phố Hà Nội đã thông tin tới một số cơ quan báo chí, lý giải về chủ trương chặt hạ, thay thế cây xanh đang và sẽ được thực hiện trên địa bàn thủ đô trong thời gian tới.
Chánh văn phòng Nguyễn Thịnh Thành cho biết để triển khai quy hoạch cây xanh và thực hiện năm trật tự văn minh đô thị, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh tổng kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến phố, lập đề án rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến đường, lập đề án huy động các nguồn nhân lực để bảo tồn, cải tạo, từng bước thay thế cây xanh phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp với chính quyền địa phương, thông báo đến người dân được biết và đồng thuận. Hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ”.
Ngày 19/3, Triển khai chặt hạ cây xanh trên một số tuyến đường
"Con đường đẹp nhất Việt Nam" Nguyễn Chí Thanh với hàng cây rợp bóng trở thành đại công trường bừa bộn, tan hoang với hàng loạt cây xanh bị đốn hạ nằm ngổn ngang. Một loạt cây được cho là cây vàng tâm được trồng thay thế trên tuyến đường này.
Một số tuyến phố khác cũng đã tiến hành chặt bỏ, thay thế cây xanh như: Lê Duẩn, Quang Trung, Giải Phóng....
Cây muồng trên đường Lê Duẩn chịu chung số phận
Cộng đồng mạng ký vào thư ngỏ cứu cây
Thông tin Hà Nội quyết định đốn hạ 6.700 cây xanh, một cuộc vận động "6.700 người vì 6.700 cây xanh" trên fanpage có địa chỉ: facebook.com/manfortree, được cộng đồng mạng nhiệt tình hưởng ứng.
Cuộc vận động này diễn với mục tiêu thu thập 6.700 chữ ký vào bức thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội và Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội.
Thư ngỏ đưa ra 3 yêu cầu cụ thể, trong đó có việc dừng ngay việc chặt cây để hỏi ý kiến người dân và các chuyên gia, đồng thời công khai lộ trình và lí do chặt cây. Cuộc vận động này đang thu hút rất nhiều người tham gia.
20/3, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dừng chặt hạ
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu những cây đã hạ chuyển thì phải thay cây mới đảm bảo mật độ theo quy hoạch, hoàn thiện hè đường, đảm bảo giao thông đô thị; tổ chức chăm sóc, quản lý theo phân cấp, quy định. Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gãy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Chiều ngày 20/3, UBND TP Hà Nội “khất” 21 câu hỏi trong buổi họp báo
Cuộc họp báo chỉ gói gọn trong thông tin công bố việc dừng chặt hạ 6.700 cây xanh. Đông đảo phóng viên có mặt để đưa tin về cuộc họp. Tuy nhiên, 21 câu hỏi các phóng viên được UBND TP mời đến thông tin đưa ra đều không được ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời.
Trước khi kết thúc phần phát biểu của mình, ông Hùng đề nghị các cơ quan chức năng của Thành phố trả lời câu hỏi của phóng viên. Ông Hùng nhấn mạnh, nếu cơ quan nào không trả lời hết trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố.
22/3: Cán bộ chỉ đạo thay thế cây xanh bị đình chỉ
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và đình chỉ Trưởng, Phó phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp đến việc thay thế cây xanh. Ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu: Thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. Giao Chánh thanh tra Thành phố chủ trì; thành viên đoàn gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an và các Sở Tài chính, Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy tham gia đoàn. Thời gian chậm nhất trong 30 ngày, báo cáo kết quả để UBND Thành phố xem xét quyết định.
23/3, Bí thư Hà Nội: Không để vụ chặt hạ cây xanh “hòa cả làng”
Thường trực Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến việc thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh. “Việc xử lý trách nhiệm phải bảo đảm tính kỷ cương, tinh thần nghiêm túc, cầu thị. Nhất định không được né tránh, bao biện hay xử lý kiểu “hòa cả làng””, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị yêu cầu xử lý trách nhiệm vụ chặt hạ, đánh chuyển cây xanh.
24/3, “Không lường được tình cảm của dân với cây”
Trong cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành Ủy Phan Đăng Long cho hay: Hà Nội sẽ báo cáo đầy đủ chi tiết vụ việc cây xanh với Thủ tướng.
"Dư luận nóng lên từ khi Sở Xây dựng bắt đầu triển khai thực hiện, người dân quan tâm, báo chí quan tâm… Thú thực là những người thực hiện cũng không lường được tình cảm gắn bó, yêu Hà Nội của người dân. Do đó mà người dân rất phản ứng", ông Long nói.
24/3, Dự án đường sắt trên cao không yêu cầu chặt cây xanh
Sự việc chặt hạ cây xanh thêm nóng khi trả lời báo chí, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp cho biết: “Tôi có tham gia Hội đồng Thẩm định đánh giá tác động môi trường đường sắt trên cao, hoàn toàn không có một câu nào trình bày của chủ dự án và tư vấn là sẽ phải chặt tất cả những hàng cây của đường Nguyễn Trãi hay đường Bưởi”.
Theo ông Đăng, không có chuyện chặt cây, “không có thông qua chủ trương đó”. Bây giờ trong lúc thi công tự nhiên Sở Xây dựng đưa ra chủ trương chặt hết.
Trước đó, để phục vụ tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, hàng chục cây xà cừ với đường kính gốc gần hai người ôm trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) đã bị chặt bỏ. Không lâu sau đó để phục vụ việc thi công ga số 8 thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị UBND TP Hà Nội đồng ý chủ trương để Sở Xây dựng chặt hạ, di dời 35 cây xanh khu vực đường Cầu Giấy (khu vực trước cổng Đại học Giao Thông Vận Tải).
25/3, Sở Xây dựng trả lời 21 câu hỏi của báo chí
Trong đó thông tin đáng chú ý liên quan đến việc ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt, Sở Xây dựng cho biết, Sở cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, đánh chuyển cây xanh theo quyết định của UBND TP ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú. Trước khi tiến hành cấp phép chặt hạ, dịch chuyển, tổ công tác bao gồm Sở Xây dựng, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND phường sở tại kiểm tra và có biên bản, ảnh chụp lưu xác định tình trạng cây xanh, đóng dấu của UBND phường làm cơ sở cấp phép.
Hiện nay, việc đánh giá cây sâu mục được thực hiện theo phương pháp trực quan thực tế ngoài hiện trường. Việc chặt hạ cây sâu mục được thực hiện theo quy định, trong trường hợp có nguy cơ gẫy đổ, công ty TNHH MTV Công viên cây xanh chụp ảnh, thông báo cho chính quyền sở tại lập biên bản để thực hiện ngay.
Dư luận cho rằng trả lời của Sở Xây dựng vẫn chưa thỏa đáng khi một số câu hỏi được trả lời chung chung hoặc né tránh.
10 ngày qua, không chỉ người dân thủ đô, người dân cả nước từ choáng váng, phẫn nộ, đau đớn, xót xa, lo lắng đến góp tiếng nói cứu cây xanh Hà Nội. Tiếng nói đó không thể bị tiếng máy cưa át được. Tiếng cây đã được nói lên trong những mảnh giấy các bạn trẻ dán lên thân cây rằng “tôi còn mạnh khỏe, xin đừng giết tôi”, rằng “hãy bảo vệ chúng tôi”.
Hà Phương
Sau những phản ứng mạnh mẽ từ phía dư luận và người dân, chiều 18/3, UBND thành phố Hà Nội đã thông tin tới một số cơ quan báo chí, lý giải về chủ trương chặt hạ, thay thế cây xanh đang và sẽ được thực hiện trên địa bàn thủ đô trong thời gian tới.
Chánh văn phòng Nguyễn Thịnh Thành cho biết để triển khai quy hoạch cây xanh và thực hiện năm trật tự văn minh đô thị, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh tổng kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến phố, lập đề án rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến đường, lập đề án huy động các nguồn nhân lực để bảo tồn, cải tạo, từng bước thay thế cây xanh phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp với chính quyền địa phương, thông báo đến người dân được biết và đồng thuận. Hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ”.
Ngày 19/3, Triển khai chặt hạ cây xanh trên một số tuyến đường
"Con đường đẹp nhất Việt Nam" Nguyễn Chí Thanh với hàng cây rợp bóng trở thành đại công trường bừa bộn, tan hoang với hàng loạt cây xanh bị đốn hạ nằm ngổn ngang. Một loạt cây được cho là cây vàng tâm được trồng thay thế trên tuyến đường này.
Một số tuyến phố khác cũng đã tiến hành chặt bỏ, thay thế cây xanh như: Lê Duẩn, Quang Trung, Giải Phóng....
Cây muồng trên đường Lê Duẩn chịu chung số phận
Cộng đồng mạng ký vào thư ngỏ cứu cây
Thông tin Hà Nội quyết định đốn hạ 6.700 cây xanh, một cuộc vận động "6.700 người vì 6.700 cây xanh" trên fanpage có địa chỉ: facebook.com/manfortree, được cộng đồng mạng nhiệt tình hưởng ứng.
Cuộc vận động này diễn với mục tiêu thu thập 6.700 chữ ký vào bức thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội và Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội.
Thư ngỏ đưa ra 3 yêu cầu cụ thể, trong đó có việc dừng ngay việc chặt cây để hỏi ý kiến người dân và các chuyên gia, đồng thời công khai lộ trình và lí do chặt cây. Cuộc vận động này đang thu hút rất nhiều người tham gia.
Nhiều hoạt động lên tiếng dừng đề án chặt hạ cây xanh
20/3, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dừng chặt hạ
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu những cây đã hạ chuyển thì phải thay cây mới đảm bảo mật độ theo quy hoạch, hoàn thiện hè đường, đảm bảo giao thông đô thị; tổ chức chăm sóc, quản lý theo phân cấp, quy định. Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gãy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Chiều ngày 20/3, UBND TP Hà Nội “khất” 21 câu hỏi trong buổi họp báo
Cuộc họp báo chỉ gói gọn trong thông tin công bố việc dừng chặt hạ 6.700 cây xanh. Đông đảo phóng viên có mặt để đưa tin về cuộc họp. Tuy nhiên, 21 câu hỏi các phóng viên được UBND TP mời đến thông tin đưa ra đều không được ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời.
Trước khi kết thúc phần phát biểu của mình, ông Hùng đề nghị các cơ quan chức năng của Thành phố trả lời câu hỏi của phóng viên. Ông Hùng nhấn mạnh, nếu cơ quan nào không trả lời hết trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng khất... 21 câu hỏi của phóng viên
22/3: Cán bộ chỉ đạo thay thế cây xanh bị đình chỉ
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và đình chỉ Trưởng, Phó phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp đến việc thay thế cây xanh. Ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu: Thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. Giao Chánh thanh tra Thành phố chủ trì; thành viên đoàn gồm đại diện lãnh đạo cơ quan Công an và các Sở Tài chính, Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy tham gia đoàn. Thời gian chậm nhất trong 30 ngày, báo cáo kết quả để UBND Thành phố xem xét quyết định.
Liên quan đến việc chặt hạ xây xanh, UBND Hà Nội yêu cầu đình chỉ một số
cán bộ Sở Xây dựng
23/3, Bí thư Hà Nội: Không để vụ chặt hạ cây xanh “hòa cả làng”
Thường trực Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến việc thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh. “Việc xử lý trách nhiệm phải bảo đảm tính kỷ cương, tinh thần nghiêm túc, cầu thị. Nhất định không được né tránh, bao biện hay xử lý kiểu “hòa cả làng””, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị yêu cầu xử lý trách nhiệm vụ chặt hạ, đánh chuyển cây xanh.
24/3, “Không lường được tình cảm của dân với cây”
Trong cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành Ủy Phan Đăng Long cho hay: Hà Nội sẽ báo cáo đầy đủ chi tiết vụ việc cây xanh với Thủ tướng.
"Dư luận nóng lên từ khi Sở Xây dựng bắt đầu triển khai thực hiện, người dân quan tâm, báo chí quan tâm… Thú thực là những người thực hiện cũng không lường được tình cảm gắn bó, yêu Hà Nội của người dân. Do đó mà người dân rất phản ứng", ông Long nói.
24/3, Dự án đường sắt trên cao không yêu cầu chặt cây xanh
Sự việc chặt hạ cây xanh thêm nóng khi trả lời báo chí, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp cho biết: “Tôi có tham gia Hội đồng Thẩm định đánh giá tác động môi trường đường sắt trên cao, hoàn toàn không có một câu nào trình bày của chủ dự án và tư vấn là sẽ phải chặt tất cả những hàng cây của đường Nguyễn Trãi hay đường Bưởi”.
Theo ông Đăng, không có chuyện chặt cây, “không có thông qua chủ trương đó”. Bây giờ trong lúc thi công tự nhiên Sở Xây dựng đưa ra chủ trương chặt hết.
Trước đó, để phục vụ tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, hàng chục cây xà cừ với đường kính gốc gần hai người ôm trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) đã bị chặt bỏ. Không lâu sau đó để phục vụ việc thi công ga số 8 thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị UBND TP Hà Nội đồng ý chủ trương để Sở Xây dựng chặt hạ, di dời 35 cây xanh khu vực đường Cầu Giấy (khu vực trước cổng Đại học Giao Thông Vận Tải).
Trước đó, hàng loạt cây xà cừ trên tuyến đường Nguyễn Trãi đã bị đốn hạ
25/3, Sở Xây dựng trả lời 21 câu hỏi của báo chí
Trong đó thông tin đáng chú ý liên quan đến việc ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt, Sở Xây dựng cho biết, Sở cấp phép chặt hạ, cắt tỉa, đánh chuyển cây xanh theo quyết định của UBND TP ban hành Quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú. Trước khi tiến hành cấp phép chặt hạ, dịch chuyển, tổ công tác bao gồm Sở Xây dựng, Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, công ty TNHH MTV Công viên cây xanh và UBND phường sở tại kiểm tra và có biên bản, ảnh chụp lưu xác định tình trạng cây xanh, đóng dấu của UBND phường làm cơ sở cấp phép.
Hiện nay, việc đánh giá cây sâu mục được thực hiện theo phương pháp trực quan thực tế ngoài hiện trường. Việc chặt hạ cây sâu mục được thực hiện theo quy định, trong trường hợp có nguy cơ gẫy đổ, công ty TNHH MTV Công viên cây xanh chụp ảnh, thông báo cho chính quyền sở tại lập biên bản để thực hiện ngay.
Dư luận cho rằng trả lời của Sở Xây dựng vẫn chưa thỏa đáng khi một số câu hỏi được trả lời chung chung hoặc né tránh.
Đề án chặt hạ 6.700 cây đã dừng, rất nhiều cây xanh đã được cứu. Hà Nội
vẫn còn đó những con đường nên thơ rợp bóng cây
10 ngày qua, không chỉ người dân thủ đô, người dân cả nước từ choáng váng, phẫn nộ, đau đớn, xót xa, lo lắng đến góp tiếng nói cứu cây xanh Hà Nội. Tiếng nói đó không thể bị tiếng máy cưa át được. Tiếng cây đã được nói lên trong những mảnh giấy các bạn trẻ dán lên thân cây rằng “tôi còn mạnh khỏe, xin đừng giết tôi”, rằng “hãy bảo vệ chúng tôi”.
Hà Phương
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét