đã ghi trong Thần tích?
Báo Tiền Phong
20:29 ngày 17 tháng 03 năm 2015
Theo chia sẻ trên trang cá nhân của Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, chi tiết “Thánh Gióng tắm ở hồ Tây” đã được ghi trong Thần tích của xã Xuân Tảo, tổng Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (cũ).
Như tin đã đưa, mấy ngày qua, nhiều phụ huynh có con em học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và dư luận xôn xao về việc sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm) đưa chi tiết: Phù Đổng Thiên Vương (tức Thánh Gióng) sau khi đánh tan giặc đã “ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết”.
Chi tiết này gây ra nhiều tranh cãi, thắc mắc bởi nó khác với những thông tin trong câu chuyện dân gian về Thánh Gióng mà nhiều người vẫn quen thuộc: Phù Đổng Thiên Vương sau khi đánh tan giặc đã bay về trời.
Đoạn văn được cho là "lạ" với chi tiết "Thánh Gióng tắm ở hồ Tây" đang khiến dư luận xôn xao.Liên quan đến sự việc này, trả lời báo chí, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, trong chiều 16/3, nhóm làm việc gồm đại diện các bên có liên quan (Vụ Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, chủ biên viết sách) đã thảo luận về vấn đề mà các phụ huynh thắc mắc xung quanh ngữ liệu của cuốn sách.
GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên cuốn sách khẳng định đoạn văn trên là của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và được trích dẫn đúng, không phải do nhóm biên soạn bịa ra.
Theo đó, chi tiết trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A là “Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm...” được trích dẫn từ tác phẩm "Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích", của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Đó là mô tả tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi khi còn là một cậu bé.
Mở rộng tìm hiểu về chi tiết được cho là “lạ” về sự tích Thánh Gióng đang gây tranh cãi, những thông tin mới đã được phát hiện.
Theo thông tin được nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đăng tải trên trang cá nhân, trước Nguyễn Đình Thi hơn trăm năm, mục Sóc Thiên vương thực lục trong Thần tích xã Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm), có ghi: “Đứa bé nghiêm giọng nói: Ta là thiên tướng. Rồi cưỡi lên ngựa sắt, rong ruổi chạy như bay. Nháy mắt đã đi trăm dặm. TẮM Ở BẾN NƯỚC HỒ TÂY”.
GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên cuốn sách khẳng định đoạn văn trên là của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và được trích dẫn đúng, không phải do nhóm biên soạn bịa ra.
Theo đó, chi tiết trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A là “Thánh Gióng sau khi đánh giặc bị thương nặng, vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm...” được trích dẫn từ tác phẩm "Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích", của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Đó là mô tả tưởng tượng của Nguyễn Đình Thi khi còn là một cậu bé.
Mở rộng tìm hiểu về chi tiết được cho là “lạ” về sự tích Thánh Gióng đang gây tranh cãi, những thông tin mới đã được phát hiện.
Theo thông tin được nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đăng tải trên trang cá nhân, trước Nguyễn Đình Thi hơn trăm năm, mục Sóc Thiên vương thực lục trong Thần tích xã Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm), có ghi: “Đứa bé nghiêm giọng nói: Ta là thiên tướng. Rồi cưỡi lên ngựa sắt, rong ruổi chạy như bay. Nháy mắt đã đi trăm dặm. TẮM Ở BẾN NƯỚC HỒ TÂY”.
Nguyên văn Thần tích xã Xuân Tảo, tổng Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông có chép về chuyện “Thánh Gióng tắm ở hồ Tây”. Tranh minh họa do Nguyễn Ngân Giang vẽ.
Như vậy, chi tiết “Thánh Gióng tắm ở hồ Tây” ít nhất đã được ghi chép trong một sử liệu là Thần tích của xã Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (cũ) theo như thông tin mà ông Trần Quang Đức chia sẻ.
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết thêm thông tin: “Riêng chuyện Thánh Gióng, sớm nhất được ghi lại trong sách An Nam chí lược thế kỷ 14, thì lại chép: “Miếu Xung Thiên ở làng Phù Đổng, trong nước loạn, bỗng thấy một người, có uy đức, dân đều quy thuận ông. Bèn lãnh đạo mọi người dẹp loạn ấy, xong thì bay lên trời bỏ đi, gọi là Xung Thiên vương. Dân bèn lập đền thờ ông””.
“Trong hai trường hợp này, chi tiết tắm ở Hồ Tây rõ ràng là chi tiết tưởng tượng, thường thấy ở những câu chuyện dân gian. Câu chuyện mọi người tiếp nhận là sản phẩm sau khi đã được Bộ giáo dục lựa chọn, biên tập, thay vì cung cấp những thông tin khác nhau để người học tự cảm nhận (với tác phẩm văn chương) và tự phê phán (đối với cứ liệu lịch sử)”, ông Đức khẳng định.
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết thêm thông tin: “Riêng chuyện Thánh Gióng, sớm nhất được ghi lại trong sách An Nam chí lược thế kỷ 14, thì lại chép: “Miếu Xung Thiên ở làng Phù Đổng, trong nước loạn, bỗng thấy một người, có uy đức, dân đều quy thuận ông. Bèn lãnh đạo mọi người dẹp loạn ấy, xong thì bay lên trời bỏ đi, gọi là Xung Thiên vương. Dân bèn lập đền thờ ông””.
“Trong hai trường hợp này, chi tiết tắm ở Hồ Tây rõ ràng là chi tiết tưởng tượng, thường thấy ở những câu chuyện dân gian. Câu chuyện mọi người tiếp nhận là sản phẩm sau khi đã được Bộ giáo dục lựa chọn, biên tập, thay vì cung cấp những thông tin khác nhau để người học tự cảm nhận (với tác phẩm văn chương) và tự phê phán (đối với cứ liệu lịch sử)”, ông Đức khẳng định.
Còn nhớ, đầu năm 2014, một sự việc tương tự như vụ Thánh Gióng nói trên cũng đã xảy ra. Đó là bộ lịch của Ngân hàng SHB có giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm là do vua Lê Thái Tổ “rút gươm ra xua rùa đi” và đã “khiến dư luận bức xúc”.
Ngay sau đó, cũng chính nhà nghiên cứu Trần Quang Đức đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng trong sử sách về việc có nhiều bản truyện sự tích hồ Hoàn Kiếm tương tự. Theo đó, các sách Sơn cư tạp thuật, Tang thương ngẫu lục, Đại Nam nhất thống chí, Hà thành kim tích khảo cũng kể về việc vua Lê Thái Tổ “ném kiếm xuống hồ”, vua dùng bảo kiếm chỉ rùa song bị rùa ngậm mất...
“Các câu chuyện dân gian không có đúng sai, và luôn có dị bản”, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức khẳng định.
Ông Đức cho rằng: “Phản ứng của nhiều người cho thấy họ đã quá quen với những câu chuyện một chiều, và lẫn lộn giữa truyền thuyết, huyền thoại, sự tích với lịch sử. Đặc biệt, tuyệt đại đa số học sinh (bao gồm cả phụ huynh, giáo viên đã từng là học sinh) đều thiếu tư duy sử học. Bởi vậy, người ta rất dễ nâng cao quan điểm, cảm xúc, trước những thông tin khác với vốn hiểu biết của mình”.
Theo tinmoi/nguoiduatin
câu chuyện Thánh Gióng là truyền thuyết, song nó đã thành một hình ảnh sâu đạm trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt ! Không phải chúng ta "quen" với cái cũ mà không cảm nhận cái mới? mà chính là hình ảnh Thánh Gióng trong sách giáo khoa đã bị làm xấu đi rất nhiều ! Từ vị thánh lên trời đễn vị thánh chết ở trong rừng mới là điều khó chấp nhận ? Thử hỏi ta có nên nêu câu chuyện dị bản ấy không mới là điều đáng bàn? Thiết nghĩ cái nét đẹp của đất nước , con người, thần linh mới thực sự là nét đẹp văn hóa. Câu chuyện này tôi thấy nó từa tựa như câu chuyện lộ hàng của các cô gái thích có những scandal thì phải?
Trả lờiXóaMột "vị thần" có thể được cho làm mọi chuyện, miễn không phải mờ ám. Chúng ta đừng quá cứng nhắc.
Trả lờiXóaGiả sử có dị bản Bà Âu Cơ đẻ số trứng không phải 100, liệu chúng ta có phải bày tỏ thái độ tự ái đùng đùng?
Trả lờiXóaRồi sẽ phải quen cách nghĩ đa chiều thôi. Trong khi người nước khác họ đón nhận các thông tin về Chúa Jesus với thái độ tỉnh bơ thì người Việt Nam sẽ nhảy dựng lên mỗi khi có ai nói khác về một ông thánh ông bác nào đó, cho là báng bổ xúc phạm. Trong khi độc tài như Trung Cộng họ cũng làm những bộ phim xét lại lịch sử kiểu Võ Tắc Thiên 2014 thì báo chí Việt Nam lại đua nhau nhảy dựng lên bảo như vậy là xuyên tạc lịch sử, Võ Tắc Thiên theo họ biết thì ác lắm ác lắm cơ. Mấy tay nhà báo này nói như thể họ từng sống trong cung cùng bà Võ Tắc Thiên đời Đường bên Trung Quốc nên hiểu rõ chân tơ kẽ tóc vậy.
Trả lờiXóaÔi dào, ngoài trời lại có trời, trong nước cũng có nước... ông ấy hạ xuống hay bay lên hay hạ xuống đều bình thường... :)
Trả lờiXóaTruyện Thánh Gióng ngày nay thêm nhiều chi tiết vui thật . Thì ra thánh cũng có gì khác người phàm ? Người ta vẫn bảo là chuyện cổ tích giữa đời thường đấy mà . Người thường trở thành thần thánh. Thần thánh trở thành người thường . Hơn 2000 năm trước tín ngưỡng dân gian đâu còn hợp với thời nay nữa .
Trả lờiXóa