Lời dẫn của Lâm Khang:
Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh năm nay tròn 100 tuổi, là lão thành cách mạng, trải các chức vụ Bí thư tỉnh ủy (3 tỉnh), Phó Ban thường trực Ban Tổ chức TW, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại Trung Quốc (12 năm) kiêm Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Cụ là một trong 3 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa III hiện còn sống (hai vị khác là Nguyễn Văn Trân và Đỗ Mười). Và hiện nay chỉ còn duy nhất cụ là tướng do cố Chủ tịch Hồ Chí Minh phong.
Tướng Vĩnh thông hiểu chữ Hán cổ, rành Trung văn, Pháp văn và có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh (cụ là học viên tiếng Anh của Hội đồng Anh tại HN, khi cụ đã ở tuổi ngoài 80). Cụ cũng thông hiểu y học cổ truyền do tự học, tự chữa bệnh cho mình và người thân trong gia đình bằng Đông y.
Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh năm nay tròn 100 tuổi, là lão thành cách mạng, trải các chức vụ Bí thư tỉnh ủy (3 tỉnh), Phó Ban thường trực Ban Tổ chức TW, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại Trung Quốc (12 năm) kiêm Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Cụ là một trong 3 ủy viên trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa III hiện còn sống (hai vị khác là Nguyễn Văn Trân và Đỗ Mười). Và hiện nay chỉ còn duy nhất cụ là tướng do cố Chủ tịch Hồ Chí Minh phong.
Tướng Vĩnh thông hiểu chữ Hán cổ, rành Trung văn, Pháp văn và có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh (cụ là học viên tiếng Anh của Hội đồng Anh tại HN, khi cụ đã ở tuổi ngoài 80). Cụ cũng thông hiểu y học cổ truyền do tự học, tự chữa bệnh cho mình và người thân trong gia đình bằng Đông y.
Mỗi ngày Cụ vẫn đi bộ 2 km và ăn uống điều độ (giờ ăn cơm đều chính xác, dinh dưỡng vừa đủ), nghỉ ngơi có chế độ. Đặc biệt cụ theo dõi hầu hết các trận bóng đá châu Âu và quốc tế phát trên truyền hình, trừ những trận quá khuya.
Nhân dịp mừng đại thọ Lão tướng 100 tuổi (kỳ di thọ khảo), được phép của Lão tướng, chúng tôi đăng tải Hồi ký "Kể lại cuộc đời" của cụ, do chính tay cụ viết và để lại cho con cháu.
Chương VIII
NGHỈ HƯU
Tham gia Hội Cựu chiến binh.
Sau khi tôi nghỉ hưu, Bộ Ngoại giao lại vận động tôi đứng ra tổ chức Câu lạc bộ cán bộ hưu trí Bộ Ngoại giao. Hoá ra tôi lại là người sáng lập và làm chủ nhiệm đầu tiên của Câu lạc bộ! Công việc này thực ra không mất nhiều thời gian công sức lắm, đáng nói hơn là việc của Hội Cựu chiến binh Việt Nam mà tôi cũng là một trong những người được Đảng chỉ định là một sáng lập viên.
Sau khi chúng ta giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam vài năm, trong cả nước có một số rất lớn cán bộ chiến sĩ quân đội đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (hoặc chí ít cũng tham gia chống Mỹ) phải về phục viên hoặc về hưu. Từ đơn vị quân đội – nơi có nhiều hoạt động sôi nổi, kỷ luật chặt chẽ và có sự quan tâm trực tiếp của Đảng, Nhà nước – trở về với đời sống bình thường là một thay đổi rất lớn đối với cán bộ chiến sĩ. Nhất là những anh em rời quân ngũ trở về những vùng nông thôn nghèo nàn lạc hậu, xa xôi hẻo lánh, tự nhiên thấy bơ vơ hẫng hụt thậm chí nhiều người còn buồn phiền chán nản. Mặt khác, đất nước ta trải qua ba mươi năm chiến tranh, có thể nói quân đội là nơi tập trung những người ưu tú nhất, những người có tâm huyết được rèn luyện trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt, họ đã trưởng thành nhiều, trong họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, họ còn năng lực, còn có thể đóng góp tốt trong hoàn cảnh đất nước đi vào công cuộc xây dựng phát triển trong hoà bình. Sức mạnh đó cần phải được tập hợp lại trong một tổ chức thích hợp, đồng thời cũng cần phải có một tổ chức để đứng ra hướng dẫn tâm lý, giải tỏa hẫng hụt hoặc bảo vệ quyền lợi, đảm bảo cho việc thi hành chính sách đãi ngộ đối với anh em được đúng đắn trước những hoàn cảnh cần thiết, ở những nơi cần thiết... Rõ ràng nhu cầu phải thành lập Hội Cựu chiến binh trên đất nước ta lúc đó là rất chính đáng và cấp thiết. Đã có nhiều ý kiến của cán bộ chiến sĩ ở các nơi gửi về Trung ương đề đạt nguyện vọng. Nhưng suốt 10 năm, hai đồng chí Lê Duẩn và Lê Đức Thọ (Tổng bí thư và trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng) không cho thành lập, (có lẽ vì sợ có tổ chức rồi sẽ thành lực lượng chống đối những sai lầm của mình chăng?). Mãi đến khi đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư, đồng chí mới quyết định cho phép thành lập Hội Cựu chiến bình và chỉ định một ban chấp hành lâm thời gồm 30 đồng chí do đồng chí Song Hào làm chủ tịch. (Ban chấp hành lâm thời gồm có các đồng chí như Trần Sâm, Lê Tự Đồng, tôi (Nguyễn Trọng Vĩnh), Nguyễn Đôn, Đặng Kinh... và một số đồng chí cấp tướng nữa). Do tham gia trong Trung ương Hội Cựu chiến binh nên năm 1992, Hội cựu chiến binh In-đô-nê-xia mời phía Việt Nam tham dự Đại hội Cựu chiến binh của họ với tư cách quan sát viên, tôi được cử đi. Đến hội nghị, tôi thấy Cựu chiến binh In-đô-nê-xia rất coi trọng Cựu chiến binh Việt Nam. Lúc đó Việt Nam ta chưa tham gia tổ chức Cựu chiến binh ASEAN. Được dịp đi họp sang đất nước In-đô-nê-xia lại cũng là một dịp mở rộng thêm tầm mắt, đáng tiếc là hội nghị ngắn ngày và bản thân mình nghèo, ít tiền nên không đi thăm thú được nhiều, tuy đất nước In-đô-nê-xia rất tươi đẹp. Tôi chỉ đi xem được “Công viên các dân tộc”, ở đó họ dựng mô hình địa bàn sinh hoạt, nhà cửa của chín, mười dân tộc của In-đô-nê-xia. Cảm tưởng là công viên làm đẹp đẽ và quản lý tốt hơn bên ta nên trông tươm tất và sạch sẽ.
Tháng 5 năm 1995, bên Nga kỷ niệm 50 năm chiến thắng Phát-xít, có mời Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tôi lại được cử thay mặt sang Mát-xcơ-va tham dự lễ kỷ niệm, được xem duyệt binh. Năm ấy, Trung Dũng con trai tôi đang sinh sống với vợ con ở Nga; được tin tôi sang, Dũng và vợ là Na-ta-sa bồng bế hai đứa con lên khách sạn thăm tôi. Lúc đó thằng cu Giê-nhi-a con thứ hai của Dũng mới hai tuổi, trông rất ngộ nghĩnh dễ thương. Dũng thì đang làm ăn buôn bán khá nên còn mua được trứng cá đen (rất quý) đem lên biếu bố.
Tôi được phân công làm đối ngoại trong Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh Việt Nam, vì vậy nghĩ mình cũng nên học một ít tiếng Anh để tiện cho công tác. Năm đó tuy đã tám mươi tuổi, nhưng khi Hội đồng Anh mới sang mở một lớp dậy buổi tối miễn phí, mời cán bộ cao cấp của ta học, tôi vẫn đăng ký tham gia, cùng học với mấy đồng chí Bộ trưởng và một số cán bộ cao cấp của các ngành, như Nguyễn Kiểm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chu Tuấn Nhạ Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Lê Ngọc Trọng Thứ trưởng Bộ Y tế v.v... Tôi là cao tuổi nhất nên mấy anh bộ thứ trưởng trong lớp cứ gọi đùa tôi là “bố”. Mỗi tuần học hai buổi, mỗi buổi hai tiếng, suốt hai năm tôi đều đến lớp rất đều đặn, học chăm chỉ, làm bài tập đầy đủ. Nhiều bài tập của tôi làm tốt, được cô giáo phê một chữ “Excellent!” (xuất sắc!). Học xong lớp đó, tôi được chứng chỉ sau trung cấp, có lẽ tương đương trên bằng B (Poste Imediat). Do học được một ít tiếng Anh, nên năm 1997 tôi cùng Chủ tịch Trần Văn Quang làm đại biểu cựu chiến binh Việt Nam đi dự Đại hội Cựu chiến binh các nước ASEAN, ở Phi-lip-pin tôi đã nghe bập bõm được nội dung tham luận của họ, giờ nghỉ giải lao cũng còn nói chuyện với các đại biệu được dăm câu ba điều.
Năm 1993, sau hai năm thành lập, Hội Cựu chiến binh Việt Nam mới tổ chức được Đại hội lần thứ nhất. Trung ương Đảng đã thấy trước là đồng chí Song Hào sẽ không giành được nhiều phiếu bầu nên bổ sung đồng chí Trần Văn Quang vào danh sách đề cử và dự kiến sẽ làm Chủ tịch Hội. Trước khi bầu chánh phó chủ tịch Hội, đồng chí Đỗ Mười đã mời tất cả các đồng chí trúng cử ban chấp hành lên trụ sở Trung ương Đảng cho bỏ phiếu kín thăm dò. Kết quả, ngoài đồng chí Trần Văn Quang, tôi là người được nhiều phiếu nhất. Khi về bầu chính thức ở Hội Cựu chiến binh, tôi trúng cử phó chủ tịch cùng với hai đồng chí Nguyễn Đôn và Trần Văn Trà.
Làm phó Chủ tịch Hội, tôi vẫn giữ tác phong sâu sát địa phương như khi còn làm công tác tổ chức trong quân đội. Ngoài những lúc được cử đi tham gia các đoàn đại biểu trong quan hệ đối ngoại, tôi thường tranh thủ xếp thời gian đi làm việc với các tỉnh. Tất nhiên ngày nay đi địa phương và cơ sở không vất vả như ngày còn chiến tranh, đi đâu có ôtô chứ không phải trèo đèo lội suối nữa. Tuy vậy ở tuổi 80 như chúng tôi, cũng phải cố gắng mới đi nhiều nơi được. May sao, sau trận ốm kịch liệt ở Bắc Kinh năm xưa, sức khoẻ của tôi được phục hồi khá tốt. Có lần đi làm việc với Hội Cựu chiến binh tỉnh Lai Châu, xa Hà Nội những 300 km mà đường lên Tây Bắc thì toàn đèo dốc quanh co, nhiều người trẻ tuổi ngồi ôtô còn thấy mệt bã, vậy mà lên đến nơi, vừa đúng đến giờ làm việc, tôi vẫn tỉnh táo ngồi vào bàn làm việc được ngay.
Tôi phải mở ngoặc nói thêm: trong Đại hội nói trên, rất nhiều Đại biểu muốn đề cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Nhưng đồng chí Đỗ Mười và cả đồng chí Song Hào cũng không muốn. Tôi thấy đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự của Hội là một vinh dự và cũng không có hại gì cho nhân dân đất nước ta, vì vậy tôi mạnh dạn đứng lên phát biểu đề cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự thì cả hội trường vỗ tay rầm rầm tán thưởng. Và từ đó về sau, mỗi lần họp hội nghị Trung ương Hội Cựu chiến binh, Ban chấp hành đều có báo cáo và xin ý kiến đồng chí Giáp (khóa I và khoá II đều như vậy).
Năm 1998, vì tuổi cao (84 tuổi) nên tôi thôi không ứng cử vào vào Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh nữa.
Tham gia Hội Người cao tuổi
Khi Hội Người cao tuổi được thành lập, tôi lại được cử là đại biểu của Hội Cựu chiến binh tham gia Ban chấp hành Hội Người cao tuổi Việt Nam. Lúc đó ông Phạm Khuê làm Chủ tịch lâm thời. Năm 1999, sau khi đã nghỉ việc bên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tôi tập trung vào việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất Hội Người cao tuổi Việt Nam. Ông Phạm Khuê cứ nài tôi chuẩn bị cả về văn kiện lẫn tổ chức Đại hội. Vì vậy thức tế là tôi phải chủ trì toàn bộ công việc Đại hội.
Khi Đại hội họp tại khách sạn Tây Hồ, tôi được bầu vào Chủ tịch đoàn, ông Phạm Khuê cũng vậy, nhưng ông nói không quen điều khiển Đại hội, lại nài tôi làm hộ. Thế là tôi dành phải “bao biện” làm thay, điều khiển suốt cả quá trình Đại hội. Tuy vậy, tôi không ứng cử vào Ban chấp hành. Đồng chí Vũ Oanh được cử làm Chủ tịch.
An cư cuối đời
Người ta thường nói “Có an cứ mới lạc nghiệp” ấy vậy mà tôi đến cuối đời mới tạm gọi là được an cư. Đầu đời, tôi cũng như các đồng chí cán bộ khác cùng tham gia cách mạng từ lúc còn phong kiến đế quốc, ai cũng nghèo hoặc cũng hăng, đã dứt áo ra đi làm cách mạng thì “bốn bể là nhà” rồi, biết ngày nào trở về, biết sống chết ra sao mà nghĩ đến nhà với cửa! Chín năm kháng chiến chống Pháp, dù đã có gia đình vợ con nhưng cũng chẳng có nơi nào gọi là nhà mình, ở lều ở lán, ở hầm, ở nhờ nhà dân mà sống mà làm việc. Sự nghiệp cách mạng đâu cần phải “an cư” mới “lạc” được. Hoà bình lập lại, từ chiến khu đưa nhau về thủ đô, lúc ấy thì chả có gì phải lo. Nhà cửa ở Hà Nội ở không hết, nào là nhà thu được của Tây, của ngụy quyền, nào là nhà của tư sản chạy theo Tây, nào là nhà của những người chạy vào Nam để lại v.v... Thoạt đầu chúng tôi được xếp ở tạm trong một ngôi biệt thự rất đẹp, xây kiểu cổ, mái cong (cùng với mấy gia đình cán bộ khác như anh Phạm Ngọc Mậu, anh Trần Nam Trung...), sau lại bảo chuyển sang một khu nhà các sĩ quan Tây cũ ở số 12 Lý Nam Đế bây giờ, rồi chuyển đi chuyển lại quanh quẩn mấy nhà nữa cũng ở phố Lý Nam Đế. Lúc đó ở đâu cũng được, chẳng cần rộng rãi gì cho lắm, đồ đạc riêng chẳng có gì, lương bổng cũng gần như không có, con cái thì còn nhỏ, ăn uống cũng thanh đạm.
Đến năm 1959, khi tôi được điều đi làm Chính ủy Quân khu Bốn thì vợ con tôi chuyển đến một gian nhà nhỏ ở số 67 Lý Nam Đế (nhỏ hơn nơi chúng tôi ở cũ, có lẽ là vì “tiêu chuẩn” của nhà tôi chỉ được hưởng ở mức đó thôi. Nhà tôi lúc đó cũng là bộ đội, quân hàm đại uý, cấp thấp hơn thiếu tướng (là tôi) nên tiêu chuẩn thấp là phải rồi!). Nhà chẳng có bếp, nhà xí nhà tắm gì cả, tất cả đều dùng chung, vì đó cũng là một khu nhà cũ tư sản Hà Nội cũ, một người được chia một hay vài gian tuỳ theo cấp chức. Lúc đó nhà ở chia cho cán bộ cũng chẳng quy định rõ là công vụ hay nhà cho thuê, hay cho hẳn? Cả một thời gian mấy chục năm sau vẫn vậy. Còn trong suy nghĩ của tôi thì luôn coi đó là nhà công vụ và luôn theo tiêu chuẩn, theo sự bố trí của cơ quan. Ở phần trên đã nói, trong mấy chục năm công tác sau cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi giống như một thanh niên “Ba sẵn sàng” và có lẽ tôi là một trong số những cán bộ được trên quan tâm điều động vào loại nhiều nhất. Khi tôi đi đâu ra khỏi Hà Nội thì lập tức gia đình vợ con lại chuyển tới một căn nhà nào đó thấp hơn tiêu chuẩn mà tôi được hưởng. Mà càng chuyển thì nhà càng nhỏ đi, vì càng ngày số cán bộ trong biên chế càng nhiều lên, nhu cầu về nhà càng nhiều lên, Chính phủ xây không kịp. Hơn nữa, cũng do bản thân tôi và bà xã cũng quá vô tư, chẳng đòi hỏi gì nên “tổ chức” chia thế nào thì ở thế, sau bà xã tôi cũng phát triển lên tới cán bộ cấp vụ, có “tiêu chuẩn” hẳn hoi đấy, mà cũng chẳng ai thực hiện “tiêu chuẩn” cho bà ấy nữa.
Khi tôi từ Thanh Hoá chuyển sang làm Phó ban công tác Miền Tây và làm Trưởng đoàn chuyên gia giúp bạn Lào thì cả nhà tôi lại chuyển đến nhà của cơ quan Ban Miền Tây. Đó là một biệt thự mang số 9 Lê Hồng Phong ở khu phố Tây cũ. Biệt thự ở góc phố Lê Hồng Phong cắt Chu Văn An thuộc khu Ba Đình, nhìn sang bên hông khu Trung tâm Báo chí quốc tế bây giờ. Nhà đó có khuôn viên rất rộng, chừng mấy trăm mét vuông, có một ngôi nhà chính hai tầng và một nhà phụ để xe ôtô, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh v.v... Tôi được chia ở toàn bộ tầng hai ngôi nhà chính và phòng khách ở tầng một với cầu thang riêng lên tầng hai. Ông Đào Việt Hưng và ông Mai Văn Quang chia nhau phần còn lại của tầng một, mỗi nhà ngoảnh ra một mặt đường, nhà nào cũng rộng rãi nhất là khi đó con cái còn nhỏ, chưa có nhu cầu gì nhiều về chỗ ở. Lúc đó ông Đào Việt Hưng đang là Ủy viên Ban công tác Miền Tây đồng thời là Phó đoàn chuyên gia thường đi sang Lào với tôi; ông Mai Văn Quang cũng là Ủy viên Ban công tác Miền Tây, thường trực ở bên Việt Nam.
Ở số 9 Lê Hồng Phong được vài năm thì lại phải chuyển nhà. Duyên do là lúc đó (khoảng năm 1965) có chị Bích Thuận, vợ đồng chí Lê Văn Lương Ủy viên Bộ chính trị, là bác sĩ ở Bộ Công an đến thương lượng với Ban Miền Tây, yêu cầu chúng tôi chuyển đi nhà khác, lấy khu nhà số 9 nọ làm nơi xét nghiệm thức ăn cho Bộ chính trị. Nói là “đổi” và thương lượng cho sang chứ đã có yêu cầu lấy nhà để phục vụ Bộ chính trị thì cách nào chúng tôi cũng phải đáp ứng ngay. Vả lại, năm 1965 vẫn trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, chẳng ai quan tâm nhiều lắm về điều kiện ăn ở của mình. Nhà mới chúng tôi dọn đến là một ngôi biệt thự tư nhân của tư sản, di tản ra nước ngoài trước năm 1954. Khu nhà này khuôn viên chỉ bằng độ một phần ba nhà ở Lê Hồng Phong nhưng ngôi nhà chính cũng khá rộng, có hai tầng. Nó cũng có hai mặt đường, một mặt mang số 19 phố Nguyễn Gia Thiều, một mặt là số 43 phố Liên Trì, nhà ở gần hồ Ha-le (hay còn gọi là hồ Thiền Quang), thuộc khu Hoàn Kiếm. Ngôi nhà chính đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều chỗ vôi vữa nứt nẻ trơ cả cốt thép bên trong ra, các công trình phụ đều ọc ạch, tôi ở trên gác hai, khi cái bơm lắc tay cổ điển vốn có của biệt thự đã hỏng nốt thì phải xách nước bằng tay lên gác mà dùng. Mãi sau con trai tôi ở bên Nga gửi về cho chiếc máy bơm hút của Nga mới khỏi phải “hai tay hai xô” hàng ngày xách nước lên gác. Tôi ở trên tầng hai, cũng có cầu thang đi riêng không phải qua nhà nào bên dưới, cửa cầu thang quay ra hướng đường Nguyễn Gia Thiều. Ông Hưng và ông Quang chia nhau tầng một. Nhà ông Hưng quay ra phía đường Liên Trì, là mặt chính của ngôi nhà – hướng Đông. Cổng phía Nguyễn Gia Thiều có đường chạy vào ga-ra. Có một dãy nhà ngang cấp bốn nối liền ga-ra, có mấy gian bếp, có nhà xí, nhà tắm công cộng dùng chung cả ba gia đình cùng anh em lái xe, bảo vệ, cần vụ. Đoàn chuyên gia quân sự còn cho công binh đến làm thêm hai gian nhà cấp bốn nối vào với nhà tắm công cộng để làm chỗ cho anh em bảo vệ của tôi ở (lúc đó bên đoàn chuyên gia quân sự có cử cho tôi một số chiến sĩ đi bảo vệ, vì tôi thường đi công tác trong vùng có chiến sự.) Thời gian còn Ban Công tác Miền Tây, còn chiến tranh và còn bao cấp, mọi sự coi như bình yên, không ai suy bì hơn thiệt, tuy sự quản lý của cơ quan cũng chẳng có gì là phân minh, chặt chẽ. Khi mọi người mới dọn đến, đồng chí phụ trách hành chính của Ban Miền Tây chỉ đơn giản “giao hẹn miệng” là người này ở chỗ này, người kia ở chỗ kia chứ chẳng viết giấy tờ quyết định gì, mà cũng chẳng lập ra nội quy trật tự vệ sinh chung cho khu nhà gì cả. Ví du, bản thân tôi lúc đó được phân công sử dụng toàn bộ tầng hai của ngôi nhà, với lối đi từ cổng vào ga-ra cùng với ga-ra và gian bếp bên cạnh ga-ra, cùng với rẻo đất lưu không bên mặt phố Nguyễn Gia Thiều, nhưng chỉ giao hẹn miệng với nhau thôi, mà người biết chuyện giao hẹn miệng ấy thì chỉ trên cơ quan với tôi, ông Hưng, ông Quang và một số đồng chí lái xe, cần vụ của tôi mà thôi. Chính sự quản lý theo kiểu du kích ấy đã dẫn đến nhiều lôi thôi rắc rối sau này.
Vào năm 1974 thì Ban Miền Tây giảm bớt nhân viên, chuẩn bị giải thể, thì ngôi nhà 19 Nguyễn Gia Thiều cũng có nhiều thay đổi. Anh em bảo vệ, lái xe của tôi rút bớt, chỉ còn có đồng chí Quảng (lái xe), đồng chí Quế (nấu cơm). (Khi tôi đi Trung Quốc làm Đại sứ thì Quảng, Quế cùng đi). Ông Mai Văn Quang và gia đình chuyển đi chỗ khác, một đồng chí cấp vụ về thay chỗ ông Quang, sau cũng chuyển đi. Gia đình ông Hưng nhân đó “mở rộng địa bàn” ra ở tất cả tầng dưới của ngôi nhà chính. Tôi thì vẫn “nguyên canh” như cũ và dù đã chuyển sang thành quân của Bộ Ngoại giao, tôi cũng không phải trả nhà cho Ban công tác Miền Tây, vì Ban Miền Tây lúc đó cũng không quản gì. Những năm tôi đi sứ, con cái tôi cũng chẳng còn mấy đứa ở nhà. Nguyên Bình thì đã đi làm phóng viên Báo Quân đội, Minh Phương đi học ở Đức rồi đi làm và có tiền mua nhà riêng, Minh Hà đi học ở Liên Xô rồi lấy chồng sang Đức, Trung Dũng thì học dở Đại học rồi bỏ đi xuất khẩu lao động sang Liên Xô... Tôi quan niệm nhà ở Nguyễn Gia Thiều vẫn là nhà công vụ, nhà nước chia cho thì vợ chồng và các con chưa lập gia đình được ở, con cái đã đi làm thì phải ở đúng theo tiêu chuẩn của mình ở cơ quan, cơ quan phân thế nào thì ở như thế. Vì vậy, dù nhà ở Nguyễn Gia Thiều không chật hẹp gì và về sau tôi đã cải tạo hành lang trên tầng hai, đưa bếp và chỗ tắm lên trên cho thuận tiện thì ở dưới nhà ngang thừa ra một gian bếp chừng 10m2 tôi đã cho gia đình anh Quảng lái xe. (Mặc dù lúc đó Nguyên Bình cũng đã có con và ở cơ quan Báo Quân đội, cơ quan không có đủ nhà để chia, nó chỉ được ở tạm một góc nhà quân y của cơ quan, rất hẹp, chỉ vừa cái gường cá nhân và lối đi cũng vừa bằng chiếc gường đó). Trong khi tôi nghiêm chỉnh giữ vững nguyên tắc như vậy thì tình hình nhà ông Hưng hoàn toàn khác. Ông lần lượt cưới vợ cho hai con trai và đều cho về ở. Hùng là con trai thứ hai của ông Hưng đã có một phòng riêng ở nhà chính nhưng vẫn định lấn chiếm thêm căn nhà cấp bốn do công binh xây dựng. Chú Quế cho rằng nhà đó của đoàn 959 quân đội (mà tôi là thủ trưởng), chứ không phải của Ban Miền Tây (dân sự) không liên quan đến quyền lợi của ông Hưng, chú mới khoá lại, thỉnh thoảng từ Trung Quốc về thì chú và Quảng lái xe ở. Một thời gian sau cậu Quảng lấy vợ, bà xã tôi rủ vợ Quảng (là cô Ất) đến ở gian nhà đó cho vui vì tôi và Quảng, Quế đều đi vắng, bà ở nhà một mình. Dần dần “tự nhiên” chỗ đó trở thành nhà riêng của cậu Quảng, rồi cô cậu lại phình thêm ra cả gian nhà tắm công cộng (và được cả gian bếp tôi cho). Chú Quế mỗi khi có việc từ trung Quốc về nước thì không còn chỗ ngủ, lại phải lên gác thượng nhà tôi ngủ.
Khoảng năm 1975, Ban Công tác Miền Tây chính thức giải thể, chỉ còn một bộ phận phụ trách giúp Bạn về Kinh tế do ông Đặng Thí đứng đầu. Người của Ban Công tác Miền Tây cũ (số cán bộ trung, cao cấp) chuyển sang Ban Đối ngoại, sang chỗ ông Đặng Thí hoặc đi các cơ quan Trung ương khác. Từ đó nhà biệt thự 19 Nguyễn Gia Thiều trở thành “mồ côi”, chẳng còn thuộc cơ quan nào quản lý nữa. Dạo đó, chính phủ bẳt đầu thực hiện “đưa tiền nhà vào lương”, quy định cho cán bộ mỗi cấp một số tiền nhất định để trả tiền thuê nhà của nhà nước, ai có nhà riêng không phải thuê thì được hưởng số tiền đó. Tôi thì từ trước ở nhà của chính phủ như cách ở nhà công vụ nên không phải trả tiền. Nay đã có tiền để thuê nhà, không lý mình lại không trả, mà trả thì không biết trả cho ai. (Buồn cười thay cho cái cung cách quản lý “chặt mà hoá lỏng” của một thời). Đành phải đăng ký phần nhà của mình đang sử dụng sang cho Bộ Ngoại giao quản lý để có chỗ mà đóng tiền thuê nhà. Còn thực tế thì Bộ Ngoại giao cũng có quản lý được cái khu nhà bị bỏ rơi đó đâu... Tình hình vốn đã phức tạp vì cơ chế quản lý nhà cửa đất đai của Nhà nước không rõ ràng, nay lại càng phức tạp hơn. Riêng nhà ông Hưng từ một hộ nay tách thành ba, bốn hộ, mặc sức cơi nới lấn chiếm hết các diện tích công cộng ngay trong ngôi nhà chính (khi ông Hưng còn sống), chính vì tự động làm thay đổi kết cấu của ngôi nhà, chất tải lên móng nhà bừa bãi không cân đối khiến ngôi nhà bị lún nghiêng, làm vỡ gẫy đường ông dẫn nước thải, nước mưa vốn làm bằng ống sành, lại làm nứt cổ trần nhà, vỡ nứt các cửa kính khiến ngôi nhà càng dột nát xuống cấp hơn nhiều... Sau khi ông Hưng mất và khi có chủ trương “đổi mới” từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, mọi người được bung ra làm ăn buôn bán thì tình hình ngôi nhà nhiều hộ ở 19 Nguyễn Gia Thiều lại càng lung tung phức tạp hơn. Vì đã sang cơ chế thị trường thì các rẻo đất lưu không xung quanh ngôi nhà chính đều có thể trở thành “đất làm ăn” cả và trở thành mục tiêu ngõm ngọi của những kẻ có máu làm ăn. Đầu tiên là anh Hùng con trai ông Hưng và cô Ất vợ anh Quảng mở cửa hàng bán cà phê giải khát. Cô Ất thì chiếm chỗ đất trước cửa nhà “của họ” (thực ra chưa ai chính thức phân chia cho nhà Ất – Quảng nhưng do họ đến ở từ hồi chiến tranh rồi cứ lặng lẽ chiếm dụng thêm vài diện tích công không ai quản lý, thế là thành nhà của họ như đã thuật ở trên. Sau đó anh Quảng (trước đã theo tôi chuyển sang biên chế thuộc Bộ Ngoại giao) cũng bắt chước tôi, đăng ký các diện tích nhà đang ở sang cho Bộ Ngoại giao quản lý, thế là nghiễm nhiên chính thức trở thành chủ sử dụng các diện tích đó), chiếm thêm diện tích đất lưu không bên hông nhà đó; cô Ất còn xích chó ở phía cổng 43 Liên Trì, cố ý gây trở ngại cho việc đi lại phía đường đó khiến nhà tôi và mọi người lại phải lấy đường đi ra cổng 19 Nguyễn Gia Thiều làm đường chính. (Từ trước cổng Nguyễn Gia Thiều chỉ giành cho ôtô của tôi vào ga-ra). Rồi khu nhà trở nên khan hiếm nước sạch (có lẽ do anh Hùng hút nước làm dịch vụ rửa ôtô, xe máy), nước máy không chảy được vào bếp của các nhà ở tầng một nữa, họ lại hè nhau đào một cái hố khá sâu ở ngay cửa lên nhà tôi và cạnh cổng 19 Nguyễn Gia Thiều để lấy nước dùng. Từ đó trước cửa cầu thang nhà tôi trở thành cái cầu ao công cộng, mắc sức cho họ rửa ráy, giặt rũ, xả rác và gây ồn ào từ sáng đến tối. Về sau do làm ăn có tiền, các nhà kia đã sắm sửa được máy bơm, xây lại nhà xí, nhà tắm và bếp núc theo kiểu hiện đại có bể chứa nước riêng, hút nước thẳng từ đường ống chính vào bể chứa; dùng nước thoải mái rồi, họ vẫn không chịu từ bỏ cái “cầu ao công cộng” (mà khu vực đó Ban Công tác Miền Tây đã chính thức phân chia cho tôi sử dụng). Cô Liên (con dâu cả của ông Hưng) sau khi đã làm thêm nhà trên hành lang gây biến dạng và gẫy nứt nhiều kết cấu của ngôi nhà, vẫn chưa thỏa mãn, có lẽ thấy anh Hùng và cô Ất đã chiếm những rẻo đất lưu không sát hàng rào, mở ra mặt đường làm nơi kinh doanh hái ra tiền nên cũng sôi sục muốn nhảy ra chiếm nốt rẻo đất lưu không của tôi ở mặt đường Nguyễn Gia Thiều (nói chiếm “nốt” vì trước đó anh Hùng em chồng cô Liên đã chiếm một phần để bán cà phê ôm rồi) để làm buôn bán gì chăng? Cô ta tìm mọi cách: lúc thì đem cây trồng vào đó, lúc thì đem cả đống gạch về xếp lên đó, lúc thì xây bể ngầm xuống dưới đất đó... Anh Hùng không những đã chiếm đất và không gian công cộng, chiếm cả phần đất riêng của tôi để kinh doanh (vừa bán bia ôm vừa rửa xe vừa cho thuê một phần nhà mặt đường làm văn phòng...) rồi mà vẫn chưa thoả mãn, anh ta còn xây thêm nhà lên nóc gian bếp cũ của nhà tôi, bịt cả cửa sổ gian nhà mà tôi xây trên nóc ga-ra của mình cho Minh Phương con gái tôi bị bệnh tâm thần ở. Một điều đáng nói là lúc đó tất cả các công trình to nhỏ cơi nới làm biến dạng nhà biệt thự trong khu vực “khu phố cũ” đều bị hạn chế, nếu cần thiết lắm thì phải xin phép tận thành phố, nhưng các anh chị đó chẳng cần phải xin phép ai cả, cứ tự ý xây. Riêng phần tôi xây nhà cho Minh Phương, phải xin phép hàng năm mới được. Những sự lấn chiếm xây dựng và sử dụng bừa bãi làm hỏng hóc, mất trật tự vệ sinh trong khu nhà của mấy người chỉ bằng tuổi con mình khiến chúng tôi thấy rất phiền lòng nhưng nhiều lúc đã cố bỏ qua vì không muốn đôi co cá đối bằng đầu với họ. Cho đến khi bức xúc quá trước sự không biết điều của họ tôi mới phải ra lời nói với cô Ất (vì tôi nghĩ cô ta lớn tuổi hơn cả, lại có chồng là anh Quảng đã lái xe cho tôi lâu năm, cũng là người xem ra có biết phải trái, hơn nữa gia đình cô ta cũng được chúng tôi giúp đỡ nhiều): “Cô về ở khu nhà này sau, cô không biết đấy. Trước đây Ban Công tác Miền Tây đã phân chia cho tôi sử dụng riêng lối này (tức lối cổng Nguyễn Gia Thiều vào ga-ra ôtô). Sau mọi người cần lấy nước tôi mới cho đi nhờ, dùng nhờ chỗ đất của tôi. Nay nhà nào cũng làm được két nước riêng, có bơm hút về tận nhà thì trả lại phần đất đó cho nhà tôi. Cô không biết thì về hỏi anh Quảng mà xem, Quảng nó phải biết rõ”. Cô Ất nói lẩm bẩm tôi nghe được một câu: “Quảng nó là bố ông đấy à, mà lúc nào cũng Quảng với chả Quảng (?!)”, thật quá quắt hết chỗ nói! Còn cô Liên cũng chẳng kém đanh đá, hỗn xược (tiếc thay cô ấy lại là cô giáo). Trước những trò lấn chiếm khốn khổ của cô ta, tôi muốn nhắc nhở đôi lời nhưng để cho nhã nhặn, tôi bảo bà xã ra nói chuyện. Kết quả cô ta không những không chịu hiểu ra thế nào là phải thế nào là trái mà còn cạnh khoé bảo tôi là “bám váy vợ”.
Những chuyện đau lòng như vậy cho thấy lòng tham của con nguời nó dắt dẫn người ta đến chỗ thô bỉ và ngu muội đến thế nào. Và cũng khốn khổ cho cái việc phải ăn chung ở đụng và với cái cách quản lý nửa vời của các cơ quan có thẩm quyền... Cách quản lý như thế chỉ làm tủi lòng những người đúng đắn: bao nhiêu năm qua tôi chỉ một mực giữ đúng các quy định của Nhà nước như: không xây dựng gì trên đất khuôn viên của biệt thự; không để một đứa con nào đã có cơ quan, đã có gia đình được về ở trong phần nhà thuộc về tiêu chuẩn cấp mình; đứa nào ở cơ quan nào phải hưởng theo tiêu chuẩn ở cấp ấy, cơ quan khó khăn thì nó phải ở khổ, ở chật cũng đành chịu, vì nó phải sống không thể khác anh chị em đồng sự... Còn những kẻ tha hồ làm trái, tha hồ vi phạm nguyên tắc và quy định để thu lợi cá nhân thì lại trở nên đắc thắng, nghênh ngang. Nhưng sự việc dù sao cũng không thể để cho nó cứ phát triển theo chiều hướng đó mãi được. Tôi nghĩ phải giải quyết cho ra ngô ra khoai, làm sao phân chia rành rẽ và rào dậu, tách bạch hẳn ra mới xong. Vì ông Hưng đã mất, cậu Quảng thì ngại va chạm với bọn người hung hăng, tham lam (cả vợ cậu ta cũng đã có lần chửi nhau với chồng và rủa cậu ấy cho mày ra đường lái xe gây tai nạn để phải vào tù cho sướng (!), chỉ vì cậu ta buộc phải thừa nhận lịch sử phân chia sử dụng nhà đất theo như cậu ta biết), nên tôi đã phải đi tìm gặp những đồng chí cũ trong Vụ Quản trị của Ban Công tác Miền Tây để họ chứng nhận trên giấy tờ những nội dung phân chia miệng ngày trước. Có giấy rồi tôi về mời đại biểu các nhà đến định để làm rõ lịch sử phân chia ở khu nhà.
Nhưng không ai chịu đến nghe tôi nói (tất nhiên là vậy, họ lấn chiếm khu đất của tôi đâu phải vì họ không biết là của tôi, mà vì lòng tham tối mắt đấy thôi). Sự việc đã đến nước ấy, tôi biết là sẽ phải làm găng hơn cho xong, cũng vì ông Hưng đã mất, tôi không còn người ngang hàng để đối thoại tôi phải gọi con tôi Nguyên Bình về giúp tôi giải quyết công việc, ủy nhiệm cho Nguyên Bình đem đơn ra phường trình báo đầu đuôi sự việc và tiếp xúc với những người có liên quan để xử lý các trường hợp xảy ra. (Rất đáng buồn là mình phải mười mươi đấy, nhưng để thúc đẩy các “quan phường” cất bước đến nhà mình xem xét giải quyết vấn đề, cũng phải nói khoan nói nhặt, nài nỉ, thậm chí phải có món “vi thiềng”, các quan mới chịu đi cho). Khi quan phường đã hiểu đúng vấn đề rồi, họ mới mời cô Liên lên gặp, yêu cầu cô không được xâm phạm vào khu đất của tôi, họ còn dọa nếu cô không nghe, có thể xem xét dỡ bỏ gian nhà cô xây trái phép trên thềm ngôi nhà chính nữa. Cô Liên sợ quá bấy giờ mới xuống nước và kể lể hoàn cảnh mẹ góa con côi (con trai ông Hưng bị ung thư đã mất), xin nhà tôi mấy mét đất để thông ra mặt đường lấy chỗ kiếm thêm (trong khi đó Hùng em chồng cô ấy đã sử dụng hàng trăm mét vuông đất của ông Hưng và của công cộng khác, lại chiếm thêm của tôi hàng chục mét vuông thì cô ấy không xin được mét nào). Chúng tôi không nỡ cạn tầu ráo máng, đã đồng ý cho ba mét dài ở mặt đường (trong 15 mét còn lại của tôi), chỉ buộc cô ấy phải viết giấy cam đoan không gây mất trật tự vệ sinh, không tái chiếm phần còn lại của tôi nữa mà thôi. Sau đó, với sự chứng kiến của người có trách nhiệm ở phường, chúng tôi đã xây bức tường làm ranh giới hai bên. Thế là thoát được một sự quấy nhiễu phía đường Nguyễn Gia Thiều, việc còn lại là cái “cầu ao công cộng” ở cổng ra vào và rẻo đường vào ga-ra của tôi. Đối tượng còn lại là anh Hùng và cô Ất. Mặc dù con tôi đã mời được thanh tra của Công ty Kinh doanh nước sạch quận Hoàn Kiếm đến để họ xác minh thực tế là mỗi hộ trong khu nhà đó đều đã kéo đủ nước về tận căn hộ của mình, không có nhu cầu phải dùng nước ở hố nước công cộng nữa đã có đủ điều kiện để lấp bỏ hố nước công cộng rồi, hơn thế con tôi còn bỏ tiền ra thuê chính Công ty Nước sạch của quận kéo thêm một đầu máy nữa vào khu sân chung của các nhà Ất (Quảng), Liên, Hùng và nhà bà Liên (vợ goá của ông Hưng) để cho họ dùng chung, nhưng các hộ đó vẫn khăng khăng không chịu trả lại khu đất “cầu ao công cộng” cho gia đình tôi. Họ tìm đủ mọi cách (nhất là cô Ất và anh Hùng) từ nói lừa, nói dối đến dùng vũ lực (dắt cho béc-ghê của công an đến dọa – anh Hùng cậy thế làm ở Bộ Công an) cố buộc chúng tôi phải đào hố nước kia lên để họ “đánh răng, rửa mặt”, “tắm rửa”, “giặt chiếu” v.v... và v.v... Vợ chồng nhà Nguyên Bình đã phải dùng hết cách, từ mềm dẻo đến kiên quyết, cuối cùng họ không còn cách nào, đành phải chịu trả mặt bằng lại cho chúng tôi. Ranh giới giữa nhà chúng tôi và nhà Ất (Quảng), nhà Hùng được xây chắn hẳn hoi ra, đường ai nấy đi, cổng ai nấy khoá. Xong việc phân định “lãnh thổ” như vậy tưởng là xong, nhưng cô Ất và anh Hùng vẫn chưa chịu, họ rêu rao: nhà ông Vĩnh ở đầu nguồn nước, bơm hút hết nước của chúng tôi, hoặc khi hai bên cùng bơm nước, máy nhà ông Vĩnh hút trước, không có nước vào máy bơm của chúng tôi làm máy bị “e” hỏng hết... Vì vậy bọn cô Ất đòi chúng tôi phải bỏ tiền ra làm đường ống cấp riêng cho họ (từ đường cấp nước của thành phố). Tôi thực thà nghĩ có thể có hiện tượng “e máy” thật nên muốn mời mọi người đến nhà tôi, phân chia giờ bơm lấy nước để khỏi trùng nhau làm ảnh hưởng đến nhau. Nhưng đến giờ hẹn tôi đích thân đi mời mà chẳng ma nào chịu đến. Hoá ra đó chỉ là cái cớ để gây khó dễ cho gia đình tôi thôi. Thật bực mình! Xây dựng xong được ranh giới. Sắp xếp lại việc nước nôi, cổng rả, đi khoá về mở, mỗi nhà mỗi cõi, không còn va chạm lớn gì nữa, tôi thấy nhẹ cả người, lắm lúc bảo với con cháu: được sống yên tĩnh thế này có lẽ thọ thêm được dăm năm. Ấy vậy mà việc rắc rối vẫn chưa xong hẳn. Bà Liên già vợ ông Hưng không hiểu biết gì về cấu trúc đường ống nước thải và đường thoát nước nhà vệ sinh giữa nhà trên và nhà dưới nên lâu lâu lại lên kiện nhà tôi đổ nước thải có rác làm tắc ống cống, nước bẩn tràn vào nhà bà ấy, còn nhà xí của bà ấy bị tắc vì bể phốt chung đầy quá, không tiêu đi được, đòi tôi phải bỏ tiền ra hút bể phốt, đòi phải đào nền chỗ cầu thang nhà tôi. Tôi đã chỉ cho bà ấy cái nắp bể phốt là ở ngoài, không phải trong buồng cầu thang nhà tôi (ai đời nhà biệt thự có nhiều đất lưu không mà người ta lại để nắp bể phốt ngay trong nhà ở kia chứ?) Vả lại vì bà hà tiện nước không cấp đủ nước khi xả bỏ phân thải, nước không đủ sức đẩy chất thải qua khỏi đường cổ ngỗng dưới bồn cầu xí bệt nên gây ra hiện tượng tắc chứ không phải tại nhà tôi đổ xuống. Mỗi lần bà ấy kiện, tôi đều giải thích như vậy, nhưng bà ấy chẳng bao giờ chịu hiểu (hay không thể hiểu nổi?), vẫn nay kiện mai cáo, vẫn chưa hết nhức đầu.
Vào khoảng năm 1998, Chính phủ có chủ trương bán nhà cho người đang ở thuê. Tôi lên Bộ Ngoại giao xin giấy chứng nhận và làm hồ sơ mua nhà nộp cho Công ty Kinh doanh nhà ở số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội. Họ cho người đến đo đạc nhà đất trên cơ sở ranh giới mà gia đình chùng tôi đã phân vạch được qua một quá trình tranh đấu gay go như đã thuật ở trên. Sau đó tôi ra hỏi thì được biết, dù đã trừ đi bao nhiều tiền được ưu tiên ưu đãi, tôi vẫn phải trả khoản tiền là 500.250.000 đồng (hơn năm trăm triệu đồng). Tôi giật mình vì nghĩ mình không thể nào có nổi một số tiền lớn như thế (lúc đó lương tôi hàng tháng chỉ có 740.000 đồng, ăn tiêu hà tiện mới đủ, không có dư). Lần thứ hai ra hỏi thì Công ty đó nói: có khi bác không phải nột tiền nữa đâu. Sau đó vài năm mới biết, Chính phủ đã có nghị định 2000CP, cấp nhà miễn phí cho cán bộ cách mạng, lão thành cách mạng có huân chương Hồ Chí Minh hoặc huân chương Độc lập hạng nhất. Tiêu chuẩn có huân chương Hồ Chí Minh thì nói không quá 200m2 nhà và 300m2 đất, tiêu chuẩn cho người có huân chương Độc lập hạng nhất thì không quá 144m2 nhà và 200m2 đất. Vậy tính ra nếu hai vợ chồng tôi nếu từ trước đã ở một nơi có đủ tiêu chuẩn nhà và đất thì phải được cấp không đến 344m2 nhà và 500m2 đất, vì tôi đã được khen thưởng huân chương Hồ Chí Minh, bà xã nhà tôi đã được huân chương Độc lập hạng nhất. Nhưng thực tế số nhà và đất ở của cả hai chúng tôi thì chưa đến một phần ba số diện tích nhà và đất có thể được cấp! (theo sổ sách của Công ty Kinh doanh nhà thì chúng tôi đang ở 120m2 nhà và 160m2 đất). Mà thực tế nhiều cán bộ như tôi lúc đó, chỉ một người là lão thành cách mạng, có huân chương như tôi cũng đã được tới 300m2 nhà và 500m2 đất rồi. Cái cách thức hiện chính sách kiểu như vậy chẳng nói thì cũng thấy là chưa công bằng hợp lý, chưa thoả đáng. Tôi thì được cấp đã quá ít so với người khác, vợ tôi lại chẳng được hướng gì sự “ưu đãi” của nhà nước đối với cán bộ lão thành cách mạng. (Trong khi đó anh lái xe đáng tuổi con tôi cũng nghiễm nhiên được hưởng hàng trăm mét nhà và đất.) Vợ tôi có viết thư lên hỏi Sở Địa chính thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Thủ tướng chính phủ... Nhưng không ở đâu trả lời, kể cả lá đơn gửi ông Giám đốc Sở Địa chính theo đường thư bảo đảm mà cũng chẳng bao giờ có hồi âm. Im lặng đáng sợ cho đến tận bây giờ! (Trong khi đó ở quê tôi, các lão thành cách mạng, dù không có huân chương Độc lập và đã có nhà cửa vườn tược khang trang, vẫn cứ được trên cấp cho mỗi người 50 triệu đồng. Năm 2000 là to lắm).
Khoảng giữa năm 2000, tôi nhận được thông báo, mang bằng huân chương Hồ Chí Minh đến Sở Địa chính xuất trình nộp bản sao bằng đó thì được cấp “sổ đỏ” (tức giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở). Thôi thì, dù sao cũng là một cái may, một niềm sung suớng vì đã nắm chắc trong tay một món tài sản không nhỏ, một diện tích nhà và đất ở mà chẳng ai còn tranh chấp được với mình. Nhưng căn nhà đó vẫn là chỗ ở xôi đỗ, xen kẽ với nhiều người, mình lại ở trên gác, nhỡ có muốn sửa chữa hỏng hóc gì là phải lệ thuộc vào người ở dưới; hơn nữa nhà đã xây sáu bảy chục năm không có bảo quản, lại “cha chung không ai khóc”, nhiều người vừa ở vừa phá nên nó đã quá rệu rã, có sửa được cũng phải mất một món tiền không nhỏ mà chỉ trông vào đồng lương thì chẳng bao giờ mình có nổi. Mà bà Liên ở nhà dưới, càng già càng hay kiện cáo lôi thôi. Thật quả nếu cứ ở đó mãi cũng chả tránh khỏi cái cảnh “ở không yên ổn ngồi không vững vàng” (giống như cô Kiều của Nguyễn Du!). Lắm lúc tôi chỉ muốn dọn quách đi chỗ khác. Nghĩ đi thì vậy, nghĩ lại thì cũng thấy bịn rịn chưa muốn rời xa cái nơi mà mình đã ở tới 35 năm trời, ở một đường phố đẹp (toàn nhà biệt thự) giữa trung tâm thủ đô. Trên tầng gác nhà tôi ở tất cả các cửa sổ và cửa đi đều trông ra hướng đông – nam, hứng gió từ hồ Ha-le thổi tới thật thoáng mát. Nhưng vì không có tiền sửa chữa mà nhà đã xuống cấp lắm rồi và vì muốn thoát khỏi cảnh chung đụng phức tạp nên tôi quyết định bán nhà, đất phần của tôi (19 Nguyễn Gia Thiều) để mua được nhà, mà vẫn còn có một ít tiền “dắt lưng” đề phòng khi có sự cố đột xuất. Bán nhà xong, tôi mua được ngôi nhà ba tầng còn khá tốt, diện tích sử dụng đến 200 mét vuông, cũng có một ít đất làm sân xung quanh và đặc biệt là riêng biệt hẳn, không chung đụng va chạm gì với ai, địa điểm cũng khá tốt, bên cạnh hồ, có đường ôtô đi lại, có chỗ cho ôtô con đỗ trước cổng. Ngôi nhà nằm ở rìa khu tập thể Kim Liên (Số 23 - ngõ 5 - phố Hoàng Tích Trí, hộ khẩu thì ghi địa chỉ là D12b – tổ 43 – phường Kim Liên – quận Đống Đa – Hà Nội). Tuy hiện đang có vấn đề quy hoạch khu vực xung quanh hồ Kim Liên để cải tạo, nhà tôi chưa được cấp “sổ đỏ”, có khả năng bị giải tỏa hoặc bị lấy bớt một phần, nhưng tôi nghĩ cũng chưa có gì phải bận tâm vì đây là nhà tôi bỏ tiền ra mua, có “quy hoạch” đến thì người ta cũng phải đền bù xứng đáng. Vả lại, chúng tôi lúc ấy đã gần 90 tuổi theo tốc độ quy hoạch của Việt Nam, có khi đến trăm tuổi cũng chưa bị đụng đến! Việc bán nhà ở Nguyễn Gia Thiều rồi mua nhà ở Kim Liên là một việc lớn, tôi nghĩ có thể gây sốc cho bà xã, sẽ bị ngăn cản (vì bà thần kinh yếu) nên khi quyết định tôi phải giấu, chỉ giao cho vợ chồng Nguyên Bình đi giao dịch và lo liệu. Đến khi việc thành rồi mới dần dần hé cho bà biết. Cũng hơi khó chịu mất một thời gian, bà xã nói điều này điều kia ra ý phản đối, kể cả sợ việc chuyển nhà sẽ suy suyển mất mát, xáo trộn v.v... Nhưng việc chuyển nhà đã được Bình tổ chức khá hoàn hảo (bà xã chỉ bị sót mất một đôi dép cũ). Sang nhà mới dần dần sống ổn định, bà xã lại thích vì thấy rất thuận tiện: ra chợ, ra ủy ban, ra công an, ra quỹ tiết kiệm, bưu điện, hiệu thuốc v.v... đều chỉ hết độ 5 phút. Ở đây, cả bà xã và tôi cùng tìm được nhiều bạn hoạt động cách mạng cũ (vì nhiều người được chia nhà ở khu tập thể Kim Liên từ khi khu này mới xây xong). Còn đối với riêng tôi thì, xuống nơi ở mới (khác với khu biệt thư trên Nguyễn Gia Thiều), dân cư ở xen kẽ với nhau, có điều kiện sống chan hoà với dân mà lại không va chạm, có điều kiện tham gia các tổ chức cơ sở: chi bộ Đảng, tổ Dân phố, chi hội Cựu chiến binh, chi hội Người cao tuổi, câu lạc bộ thơ ca phường. Tôi lại được bầu là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ của phường vì tôi hay làm từ thiện. Ở các tổ chức đó, tôi được kinh trọng, quý mến. Hàng năm chi bộ tổng kết, tôi đều được bầu là một trong hai Đảng viên suất xắc. Ở các chi hội cũng vậy, hàng năm tôi cũng được bầu là hội viên gương mẫu. Sống như vậy đã gọi là “an cư” được rồi chứ nhỉ?
Bán nhà và mua nhà mới xong, cho con gái mỗi đưa một số tiền, (Minh Phương thì đủ để mua nhà cho nó). Sau khi đã tặng, cho khắp mặt anh em, con cháu trong nhà mỗi người một món nho nhỏ để làm quà, tôi còn được số tiền kha khá, mới đem tiền đi xuống Sầm Sơn (lúc đó đất còn rẻ) mua đất làm nhà ở bãi biển để mùa hè xuống ở hưởng không khí trong lành dưỡng già. Cũng vẫn như lần chuyển nhà, khi bắt đầu triển khai công việc, tôi chỉ bàn với Nguyên Bình, không cho bà xã biết, sợ bà lại quá lo lắng mà đâm ra ngăn cản. Hai bố con cứ lặng lẽ đi về như con thoi từ Hà Nội vào Sầm Sơn (vì muốn xây nhà có giấy tờ đang hoàng hợp pháp nên tôi phải chờ đợi đi lại nhiều “các quan” địa phương và nhà đất mới làm cho xong thủ tục) mất mấy năm giời. Xong giấy tờ, tôi may mắn nhờ được cháu Sơn (con rể cô An em ruột tôi) thạo việc xây dựng và có bản lĩnh đối phó với các rắc rối phát sinh từ việc xây dựng nhà ở một nơi lạ nước lạ cái. Đến tháng 9/2005 mới làm xong nhà và từ năm 2006 đến nay, năm nào cứ đến mùa hè là chúng tôi lại vào nhà ở Sầm Sơn sinh sống. Việc làm nhà ở Sầm Sơn giữ được bí mật với bà xã cho đến khi khánh thành. Hôm ăn mừng nhà mới, tôi thuê xe đưa bà xã và anh em con cháu vào “ăn khao” một bữa vui vẻ. Khi tận mắt nhìn thấy “công trình bí mật” của bố con tôi, bà xã thực sự vui mừng. Rồi qua những vụ hè được hưởng khí hậu trong lành bên bờ biển, bà khoẻ hẳn ra. Bà xã rất thích ngôi nhà đó nên gặp ai cũng kể một câu chuyện “cổ tích” là: “Ông nhà tôi từ chỗ không có lấy một túp lều, nay có hẳn hai cơ ngơi. Ông ấy giỏi thật đấy!” Ai cũng nói tôi đã đến tuổi 90 mà còn dám đi mua đất làm nhà, thế là còn “trẻ trung” quá. Có nhà nghỉ riêng ở Sầm Sơn tôi rất vui vì có chỗ mời bạn bè thân thiết (và cả con cháu) nghỉ ngơi thoải mái.
Kể lại những việc xảy ra trong cả cuộc đời lúc đang tiến đến tuổi một trăm, tôi muốn nhắn nhủ con cháu rằng: Một con người sống trên đời, dù cực khổ đến mấy cũng phải cố gắng mà phấn đấu vươn lên và dù hoàn cảnh gian khổ thế nào cũng phải cố gắng chăm chỉ học hành. Bất cứ lĩnh vực nào, hễ có điều kiện thì tranh thủ mà học, học thêm được cái gì hay cái ấy. Ví dụ, trong nhà tù tôi đã tranh thủ học chính trị, học chữ nho, khi 80 tuổi còn học tiếng Anh, học làm thuốc Tây, sau này khi ở Bắc Kinh tôi lại học tiếp về Đông y... Còn khi đã đi làm cách mạng, làm cán bộ thì làm việc gì dù khó khăn, gian khổ, nguy hiểm cũng không từ nan, cũng phải đem hết sức ra phấn đấu, sống trong sạch đúng như tinh thần người Cộng sản chân chính. Phải có tinh thần luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Trong gia đình, anh em con cháu có khó khăn tôi đều giúp đỡ, người thì cơ bản lâu dài, người từ trong từng vụ việc để vượt qua lúc khó mà tiếp tục làm ăn. Khi cuộc sống của người trong nhà đã hòm hòm rồi thì tôi để cho tự lập, không chủ định giúp để con cháu ỷ lại không chịu phấn đấu nữa, và không giúp khi họ không thực hành tiết kiệm. Tôi còn ủng hộ rất nhiều người trong xã hội, khi biết họ có hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, tôi đều giúp. Phải thức hiện “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Đồng thời suốt đời đấu tranh cho lẽ phải, cho chính nghĩa. Khi Bộ Chính trị và Chính phủ có chủ trương mà tôi cho là không đúng, không hợp lợi ích của dân, tôi không ngần ngại gửi thư kiến nghị, nói thật, nói thẳng, mong có sự thay đổi sửa lại.
Tham gia Hội Cựu chiến binh.
Sau khi tôi nghỉ hưu, Bộ Ngoại giao lại vận động tôi đứng ra tổ chức Câu lạc bộ cán bộ hưu trí Bộ Ngoại giao. Hoá ra tôi lại là người sáng lập và làm chủ nhiệm đầu tiên của Câu lạc bộ! Công việc này thực ra không mất nhiều thời gian công sức lắm, đáng nói hơn là việc của Hội Cựu chiến binh Việt Nam mà tôi cũng là một trong những người được Đảng chỉ định là một sáng lập viên.
Sau khi chúng ta giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam vài năm, trong cả nước có một số rất lớn cán bộ chiến sĩ quân đội đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (hoặc chí ít cũng tham gia chống Mỹ) phải về phục viên hoặc về hưu. Từ đơn vị quân đội – nơi có nhiều hoạt động sôi nổi, kỷ luật chặt chẽ và có sự quan tâm trực tiếp của Đảng, Nhà nước – trở về với đời sống bình thường là một thay đổi rất lớn đối với cán bộ chiến sĩ. Nhất là những anh em rời quân ngũ trở về những vùng nông thôn nghèo nàn lạc hậu, xa xôi hẻo lánh, tự nhiên thấy bơ vơ hẫng hụt thậm chí nhiều người còn buồn phiền chán nản. Mặt khác, đất nước ta trải qua ba mươi năm chiến tranh, có thể nói quân đội là nơi tập trung những người ưu tú nhất, những người có tâm huyết được rèn luyện trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt, họ đã trưởng thành nhiều, trong họ đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, họ còn năng lực, còn có thể đóng góp tốt trong hoàn cảnh đất nước đi vào công cuộc xây dựng phát triển trong hoà bình. Sức mạnh đó cần phải được tập hợp lại trong một tổ chức thích hợp, đồng thời cũng cần phải có một tổ chức để đứng ra hướng dẫn tâm lý, giải tỏa hẫng hụt hoặc bảo vệ quyền lợi, đảm bảo cho việc thi hành chính sách đãi ngộ đối với anh em được đúng đắn trước những hoàn cảnh cần thiết, ở những nơi cần thiết... Rõ ràng nhu cầu phải thành lập Hội Cựu chiến binh trên đất nước ta lúc đó là rất chính đáng và cấp thiết. Đã có nhiều ý kiến của cán bộ chiến sĩ ở các nơi gửi về Trung ương đề đạt nguyện vọng. Nhưng suốt 10 năm, hai đồng chí Lê Duẩn và Lê Đức Thọ (Tổng bí thư và trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng) không cho thành lập, (có lẽ vì sợ có tổ chức rồi sẽ thành lực lượng chống đối những sai lầm của mình chăng?). Mãi đến khi đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư, đồng chí mới quyết định cho phép thành lập Hội Cựu chiến bình và chỉ định một ban chấp hành lâm thời gồm 30 đồng chí do đồng chí Song Hào làm chủ tịch. (Ban chấp hành lâm thời gồm có các đồng chí như Trần Sâm, Lê Tự Đồng, tôi (Nguyễn Trọng Vĩnh), Nguyễn Đôn, Đặng Kinh... và một số đồng chí cấp tướng nữa). Do tham gia trong Trung ương Hội Cựu chiến binh nên năm 1992, Hội cựu chiến binh In-đô-nê-xia mời phía Việt Nam tham dự Đại hội Cựu chiến binh của họ với tư cách quan sát viên, tôi được cử đi. Đến hội nghị, tôi thấy Cựu chiến binh In-đô-nê-xia rất coi trọng Cựu chiến binh Việt Nam. Lúc đó Việt Nam ta chưa tham gia tổ chức Cựu chiến binh ASEAN. Được dịp đi họp sang đất nước In-đô-nê-xia lại cũng là một dịp mở rộng thêm tầm mắt, đáng tiếc là hội nghị ngắn ngày và bản thân mình nghèo, ít tiền nên không đi thăm thú được nhiều, tuy đất nước In-đô-nê-xia rất tươi đẹp. Tôi chỉ đi xem được “Công viên các dân tộc”, ở đó họ dựng mô hình địa bàn sinh hoạt, nhà cửa của chín, mười dân tộc của In-đô-nê-xia. Cảm tưởng là công viên làm đẹp đẽ và quản lý tốt hơn bên ta nên trông tươm tất và sạch sẽ.
Tháng 5 năm 1995, bên Nga kỷ niệm 50 năm chiến thắng Phát-xít, có mời Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tôi lại được cử thay mặt sang Mát-xcơ-va tham dự lễ kỷ niệm, được xem duyệt binh. Năm ấy, Trung Dũng con trai tôi đang sinh sống với vợ con ở Nga; được tin tôi sang, Dũng và vợ là Na-ta-sa bồng bế hai đứa con lên khách sạn thăm tôi. Lúc đó thằng cu Giê-nhi-a con thứ hai của Dũng mới hai tuổi, trông rất ngộ nghĩnh dễ thương. Dũng thì đang làm ăn buôn bán khá nên còn mua được trứng cá đen (rất quý) đem lên biếu bố.
Tôi được phân công làm đối ngoại trong Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh Việt Nam, vì vậy nghĩ mình cũng nên học một ít tiếng Anh để tiện cho công tác. Năm đó tuy đã tám mươi tuổi, nhưng khi Hội đồng Anh mới sang mở một lớp dậy buổi tối miễn phí, mời cán bộ cao cấp của ta học, tôi vẫn đăng ký tham gia, cùng học với mấy đồng chí Bộ trưởng và một số cán bộ cao cấp của các ngành, như Nguyễn Kiểm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chu Tuấn Nhạ Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Lê Ngọc Trọng Thứ trưởng Bộ Y tế v.v... Tôi là cao tuổi nhất nên mấy anh bộ thứ trưởng trong lớp cứ gọi đùa tôi là “bố”. Mỗi tuần học hai buổi, mỗi buổi hai tiếng, suốt hai năm tôi đều đến lớp rất đều đặn, học chăm chỉ, làm bài tập đầy đủ. Nhiều bài tập của tôi làm tốt, được cô giáo phê một chữ “Excellent!” (xuất sắc!). Học xong lớp đó, tôi được chứng chỉ sau trung cấp, có lẽ tương đương trên bằng B (Poste Imediat). Do học được một ít tiếng Anh, nên năm 1997 tôi cùng Chủ tịch Trần Văn Quang làm đại biểu cựu chiến binh Việt Nam đi dự Đại hội Cựu chiến binh các nước ASEAN, ở Phi-lip-pin tôi đã nghe bập bõm được nội dung tham luận của họ, giờ nghỉ giải lao cũng còn nói chuyện với các đại biệu được dăm câu ba điều.
Năm 1993, sau hai năm thành lập, Hội Cựu chiến binh Việt Nam mới tổ chức được Đại hội lần thứ nhất. Trung ương Đảng đã thấy trước là đồng chí Song Hào sẽ không giành được nhiều phiếu bầu nên bổ sung đồng chí Trần Văn Quang vào danh sách đề cử và dự kiến sẽ làm Chủ tịch Hội. Trước khi bầu chánh phó chủ tịch Hội, đồng chí Đỗ Mười đã mời tất cả các đồng chí trúng cử ban chấp hành lên trụ sở Trung ương Đảng cho bỏ phiếu kín thăm dò. Kết quả, ngoài đồng chí Trần Văn Quang, tôi là người được nhiều phiếu nhất. Khi về bầu chính thức ở Hội Cựu chiến binh, tôi trúng cử phó chủ tịch cùng với hai đồng chí Nguyễn Đôn và Trần Văn Trà.
Làm phó Chủ tịch Hội, tôi vẫn giữ tác phong sâu sát địa phương như khi còn làm công tác tổ chức trong quân đội. Ngoài những lúc được cử đi tham gia các đoàn đại biểu trong quan hệ đối ngoại, tôi thường tranh thủ xếp thời gian đi làm việc với các tỉnh. Tất nhiên ngày nay đi địa phương và cơ sở không vất vả như ngày còn chiến tranh, đi đâu có ôtô chứ không phải trèo đèo lội suối nữa. Tuy vậy ở tuổi 80 như chúng tôi, cũng phải cố gắng mới đi nhiều nơi được. May sao, sau trận ốm kịch liệt ở Bắc Kinh năm xưa, sức khoẻ của tôi được phục hồi khá tốt. Có lần đi làm việc với Hội Cựu chiến binh tỉnh Lai Châu, xa Hà Nội những 300 km mà đường lên Tây Bắc thì toàn đèo dốc quanh co, nhiều người trẻ tuổi ngồi ôtô còn thấy mệt bã, vậy mà lên đến nơi, vừa đúng đến giờ làm việc, tôi vẫn tỉnh táo ngồi vào bàn làm việc được ngay.
Tôi phải mở ngoặc nói thêm: trong Đại hội nói trên, rất nhiều Đại biểu muốn đề cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Nhưng đồng chí Đỗ Mười và cả đồng chí Song Hào cũng không muốn. Tôi thấy đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự của Hội là một vinh dự và cũng không có hại gì cho nhân dân đất nước ta, vì vậy tôi mạnh dạn đứng lên phát biểu đề cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự thì cả hội trường vỗ tay rầm rầm tán thưởng. Và từ đó về sau, mỗi lần họp hội nghị Trung ương Hội Cựu chiến binh, Ban chấp hành đều có báo cáo và xin ý kiến đồng chí Giáp (khóa I và khoá II đều như vậy).
Năm 1998, vì tuổi cao (84 tuổi) nên tôi thôi không ứng cử vào vào Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh nữa.
Tham gia Hội Người cao tuổi
Khi Hội Người cao tuổi được thành lập, tôi lại được cử là đại biểu của Hội Cựu chiến binh tham gia Ban chấp hành Hội Người cao tuổi Việt Nam. Lúc đó ông Phạm Khuê làm Chủ tịch lâm thời. Năm 1999, sau khi đã nghỉ việc bên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tôi tập trung vào việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất Hội Người cao tuổi Việt Nam. Ông Phạm Khuê cứ nài tôi chuẩn bị cả về văn kiện lẫn tổ chức Đại hội. Vì vậy thức tế là tôi phải chủ trì toàn bộ công việc Đại hội.
Khi Đại hội họp tại khách sạn Tây Hồ, tôi được bầu vào Chủ tịch đoàn, ông Phạm Khuê cũng vậy, nhưng ông nói không quen điều khiển Đại hội, lại nài tôi làm hộ. Thế là tôi dành phải “bao biện” làm thay, điều khiển suốt cả quá trình Đại hội. Tuy vậy, tôi không ứng cử vào Ban chấp hành. Đồng chí Vũ Oanh được cử làm Chủ tịch.
An cư cuối đời
Người ta thường nói “Có an cứ mới lạc nghiệp” ấy vậy mà tôi đến cuối đời mới tạm gọi là được an cư. Đầu đời, tôi cũng như các đồng chí cán bộ khác cùng tham gia cách mạng từ lúc còn phong kiến đế quốc, ai cũng nghèo hoặc cũng hăng, đã dứt áo ra đi làm cách mạng thì “bốn bể là nhà” rồi, biết ngày nào trở về, biết sống chết ra sao mà nghĩ đến nhà với cửa! Chín năm kháng chiến chống Pháp, dù đã có gia đình vợ con nhưng cũng chẳng có nơi nào gọi là nhà mình, ở lều ở lán, ở hầm, ở nhờ nhà dân mà sống mà làm việc. Sự nghiệp cách mạng đâu cần phải “an cư” mới “lạc” được. Hoà bình lập lại, từ chiến khu đưa nhau về thủ đô, lúc ấy thì chả có gì phải lo. Nhà cửa ở Hà Nội ở không hết, nào là nhà thu được của Tây, của ngụy quyền, nào là nhà của tư sản chạy theo Tây, nào là nhà của những người chạy vào Nam để lại v.v... Thoạt đầu chúng tôi được xếp ở tạm trong một ngôi biệt thự rất đẹp, xây kiểu cổ, mái cong (cùng với mấy gia đình cán bộ khác như anh Phạm Ngọc Mậu, anh Trần Nam Trung...), sau lại bảo chuyển sang một khu nhà các sĩ quan Tây cũ ở số 12 Lý Nam Đế bây giờ, rồi chuyển đi chuyển lại quanh quẩn mấy nhà nữa cũng ở phố Lý Nam Đế. Lúc đó ở đâu cũng được, chẳng cần rộng rãi gì cho lắm, đồ đạc riêng chẳng có gì, lương bổng cũng gần như không có, con cái thì còn nhỏ, ăn uống cũng thanh đạm.
Đến năm 1959, khi tôi được điều đi làm Chính ủy Quân khu Bốn thì vợ con tôi chuyển đến một gian nhà nhỏ ở số 67 Lý Nam Đế (nhỏ hơn nơi chúng tôi ở cũ, có lẽ là vì “tiêu chuẩn” của nhà tôi chỉ được hưởng ở mức đó thôi. Nhà tôi lúc đó cũng là bộ đội, quân hàm đại uý, cấp thấp hơn thiếu tướng (là tôi) nên tiêu chuẩn thấp là phải rồi!). Nhà chẳng có bếp, nhà xí nhà tắm gì cả, tất cả đều dùng chung, vì đó cũng là một khu nhà cũ tư sản Hà Nội cũ, một người được chia một hay vài gian tuỳ theo cấp chức. Lúc đó nhà ở chia cho cán bộ cũng chẳng quy định rõ là công vụ hay nhà cho thuê, hay cho hẳn? Cả một thời gian mấy chục năm sau vẫn vậy. Còn trong suy nghĩ của tôi thì luôn coi đó là nhà công vụ và luôn theo tiêu chuẩn, theo sự bố trí của cơ quan. Ở phần trên đã nói, trong mấy chục năm công tác sau cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi giống như một thanh niên “Ba sẵn sàng” và có lẽ tôi là một trong số những cán bộ được trên quan tâm điều động vào loại nhiều nhất. Khi tôi đi đâu ra khỏi Hà Nội thì lập tức gia đình vợ con lại chuyển tới một căn nhà nào đó thấp hơn tiêu chuẩn mà tôi được hưởng. Mà càng chuyển thì nhà càng nhỏ đi, vì càng ngày số cán bộ trong biên chế càng nhiều lên, nhu cầu về nhà càng nhiều lên, Chính phủ xây không kịp. Hơn nữa, cũng do bản thân tôi và bà xã cũng quá vô tư, chẳng đòi hỏi gì nên “tổ chức” chia thế nào thì ở thế, sau bà xã tôi cũng phát triển lên tới cán bộ cấp vụ, có “tiêu chuẩn” hẳn hoi đấy, mà cũng chẳng ai thực hiện “tiêu chuẩn” cho bà ấy nữa.
Khi tôi từ Thanh Hoá chuyển sang làm Phó ban công tác Miền Tây và làm Trưởng đoàn chuyên gia giúp bạn Lào thì cả nhà tôi lại chuyển đến nhà của cơ quan Ban Miền Tây. Đó là một biệt thự mang số 9 Lê Hồng Phong ở khu phố Tây cũ. Biệt thự ở góc phố Lê Hồng Phong cắt Chu Văn An thuộc khu Ba Đình, nhìn sang bên hông khu Trung tâm Báo chí quốc tế bây giờ. Nhà đó có khuôn viên rất rộng, chừng mấy trăm mét vuông, có một ngôi nhà chính hai tầng và một nhà phụ để xe ôtô, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh v.v... Tôi được chia ở toàn bộ tầng hai ngôi nhà chính và phòng khách ở tầng một với cầu thang riêng lên tầng hai. Ông Đào Việt Hưng và ông Mai Văn Quang chia nhau phần còn lại của tầng một, mỗi nhà ngoảnh ra một mặt đường, nhà nào cũng rộng rãi nhất là khi đó con cái còn nhỏ, chưa có nhu cầu gì nhiều về chỗ ở. Lúc đó ông Đào Việt Hưng đang là Ủy viên Ban công tác Miền Tây đồng thời là Phó đoàn chuyên gia thường đi sang Lào với tôi; ông Mai Văn Quang cũng là Ủy viên Ban công tác Miền Tây, thường trực ở bên Việt Nam.
Ở số 9 Lê Hồng Phong được vài năm thì lại phải chuyển nhà. Duyên do là lúc đó (khoảng năm 1965) có chị Bích Thuận, vợ đồng chí Lê Văn Lương Ủy viên Bộ chính trị, là bác sĩ ở Bộ Công an đến thương lượng với Ban Miền Tây, yêu cầu chúng tôi chuyển đi nhà khác, lấy khu nhà số 9 nọ làm nơi xét nghiệm thức ăn cho Bộ chính trị. Nói là “đổi” và thương lượng cho sang chứ đã có yêu cầu lấy nhà để phục vụ Bộ chính trị thì cách nào chúng tôi cũng phải đáp ứng ngay. Vả lại, năm 1965 vẫn trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, chẳng ai quan tâm nhiều lắm về điều kiện ăn ở của mình. Nhà mới chúng tôi dọn đến là một ngôi biệt thự tư nhân của tư sản, di tản ra nước ngoài trước năm 1954. Khu nhà này khuôn viên chỉ bằng độ một phần ba nhà ở Lê Hồng Phong nhưng ngôi nhà chính cũng khá rộng, có hai tầng. Nó cũng có hai mặt đường, một mặt mang số 19 phố Nguyễn Gia Thiều, một mặt là số 43 phố Liên Trì, nhà ở gần hồ Ha-le (hay còn gọi là hồ Thiền Quang), thuộc khu Hoàn Kiếm. Ngôi nhà chính đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều chỗ vôi vữa nứt nẻ trơ cả cốt thép bên trong ra, các công trình phụ đều ọc ạch, tôi ở trên gác hai, khi cái bơm lắc tay cổ điển vốn có của biệt thự đã hỏng nốt thì phải xách nước bằng tay lên gác mà dùng. Mãi sau con trai tôi ở bên Nga gửi về cho chiếc máy bơm hút của Nga mới khỏi phải “hai tay hai xô” hàng ngày xách nước lên gác. Tôi ở trên tầng hai, cũng có cầu thang đi riêng không phải qua nhà nào bên dưới, cửa cầu thang quay ra hướng đường Nguyễn Gia Thiều. Ông Hưng và ông Quang chia nhau tầng một. Nhà ông Hưng quay ra phía đường Liên Trì, là mặt chính của ngôi nhà – hướng Đông. Cổng phía Nguyễn Gia Thiều có đường chạy vào ga-ra. Có một dãy nhà ngang cấp bốn nối liền ga-ra, có mấy gian bếp, có nhà xí, nhà tắm công cộng dùng chung cả ba gia đình cùng anh em lái xe, bảo vệ, cần vụ. Đoàn chuyên gia quân sự còn cho công binh đến làm thêm hai gian nhà cấp bốn nối vào với nhà tắm công cộng để làm chỗ cho anh em bảo vệ của tôi ở (lúc đó bên đoàn chuyên gia quân sự có cử cho tôi một số chiến sĩ đi bảo vệ, vì tôi thường đi công tác trong vùng có chiến sự.) Thời gian còn Ban Công tác Miền Tây, còn chiến tranh và còn bao cấp, mọi sự coi như bình yên, không ai suy bì hơn thiệt, tuy sự quản lý của cơ quan cũng chẳng có gì là phân minh, chặt chẽ. Khi mọi người mới dọn đến, đồng chí phụ trách hành chính của Ban Miền Tây chỉ đơn giản “giao hẹn miệng” là người này ở chỗ này, người kia ở chỗ kia chứ chẳng viết giấy tờ quyết định gì, mà cũng chẳng lập ra nội quy trật tự vệ sinh chung cho khu nhà gì cả. Ví du, bản thân tôi lúc đó được phân công sử dụng toàn bộ tầng hai của ngôi nhà, với lối đi từ cổng vào ga-ra cùng với ga-ra và gian bếp bên cạnh ga-ra, cùng với rẻo đất lưu không bên mặt phố Nguyễn Gia Thiều, nhưng chỉ giao hẹn miệng với nhau thôi, mà người biết chuyện giao hẹn miệng ấy thì chỉ trên cơ quan với tôi, ông Hưng, ông Quang và một số đồng chí lái xe, cần vụ của tôi mà thôi. Chính sự quản lý theo kiểu du kích ấy đã dẫn đến nhiều lôi thôi rắc rối sau này.
Vào năm 1974 thì Ban Miền Tây giảm bớt nhân viên, chuẩn bị giải thể, thì ngôi nhà 19 Nguyễn Gia Thiều cũng có nhiều thay đổi. Anh em bảo vệ, lái xe của tôi rút bớt, chỉ còn có đồng chí Quảng (lái xe), đồng chí Quế (nấu cơm). (Khi tôi đi Trung Quốc làm Đại sứ thì Quảng, Quế cùng đi). Ông Mai Văn Quang và gia đình chuyển đi chỗ khác, một đồng chí cấp vụ về thay chỗ ông Quang, sau cũng chuyển đi. Gia đình ông Hưng nhân đó “mở rộng địa bàn” ra ở tất cả tầng dưới của ngôi nhà chính. Tôi thì vẫn “nguyên canh” như cũ và dù đã chuyển sang thành quân của Bộ Ngoại giao, tôi cũng không phải trả nhà cho Ban công tác Miền Tây, vì Ban Miền Tây lúc đó cũng không quản gì. Những năm tôi đi sứ, con cái tôi cũng chẳng còn mấy đứa ở nhà. Nguyên Bình thì đã đi làm phóng viên Báo Quân đội, Minh Phương đi học ở Đức rồi đi làm và có tiền mua nhà riêng, Minh Hà đi học ở Liên Xô rồi lấy chồng sang Đức, Trung Dũng thì học dở Đại học rồi bỏ đi xuất khẩu lao động sang Liên Xô... Tôi quan niệm nhà ở Nguyễn Gia Thiều vẫn là nhà công vụ, nhà nước chia cho thì vợ chồng và các con chưa lập gia đình được ở, con cái đã đi làm thì phải ở đúng theo tiêu chuẩn của mình ở cơ quan, cơ quan phân thế nào thì ở như thế. Vì vậy, dù nhà ở Nguyễn Gia Thiều không chật hẹp gì và về sau tôi đã cải tạo hành lang trên tầng hai, đưa bếp và chỗ tắm lên trên cho thuận tiện thì ở dưới nhà ngang thừa ra một gian bếp chừng 10m2 tôi đã cho gia đình anh Quảng lái xe. (Mặc dù lúc đó Nguyên Bình cũng đã có con và ở cơ quan Báo Quân đội, cơ quan không có đủ nhà để chia, nó chỉ được ở tạm một góc nhà quân y của cơ quan, rất hẹp, chỉ vừa cái gường cá nhân và lối đi cũng vừa bằng chiếc gường đó). Trong khi tôi nghiêm chỉnh giữ vững nguyên tắc như vậy thì tình hình nhà ông Hưng hoàn toàn khác. Ông lần lượt cưới vợ cho hai con trai và đều cho về ở. Hùng là con trai thứ hai của ông Hưng đã có một phòng riêng ở nhà chính nhưng vẫn định lấn chiếm thêm căn nhà cấp bốn do công binh xây dựng. Chú Quế cho rằng nhà đó của đoàn 959 quân đội (mà tôi là thủ trưởng), chứ không phải của Ban Miền Tây (dân sự) không liên quan đến quyền lợi của ông Hưng, chú mới khoá lại, thỉnh thoảng từ Trung Quốc về thì chú và Quảng lái xe ở. Một thời gian sau cậu Quảng lấy vợ, bà xã tôi rủ vợ Quảng (là cô Ất) đến ở gian nhà đó cho vui vì tôi và Quảng, Quế đều đi vắng, bà ở nhà một mình. Dần dần “tự nhiên” chỗ đó trở thành nhà riêng của cậu Quảng, rồi cô cậu lại phình thêm ra cả gian nhà tắm công cộng (và được cả gian bếp tôi cho). Chú Quế mỗi khi có việc từ trung Quốc về nước thì không còn chỗ ngủ, lại phải lên gác thượng nhà tôi ngủ.
Khoảng năm 1975, Ban Công tác Miền Tây chính thức giải thể, chỉ còn một bộ phận phụ trách giúp Bạn về Kinh tế do ông Đặng Thí đứng đầu. Người của Ban Công tác Miền Tây cũ (số cán bộ trung, cao cấp) chuyển sang Ban Đối ngoại, sang chỗ ông Đặng Thí hoặc đi các cơ quan Trung ương khác. Từ đó nhà biệt thự 19 Nguyễn Gia Thiều trở thành “mồ côi”, chẳng còn thuộc cơ quan nào quản lý nữa. Dạo đó, chính phủ bẳt đầu thực hiện “đưa tiền nhà vào lương”, quy định cho cán bộ mỗi cấp một số tiền nhất định để trả tiền thuê nhà của nhà nước, ai có nhà riêng không phải thuê thì được hưởng số tiền đó. Tôi thì từ trước ở nhà của chính phủ như cách ở nhà công vụ nên không phải trả tiền. Nay đã có tiền để thuê nhà, không lý mình lại không trả, mà trả thì không biết trả cho ai. (Buồn cười thay cho cái cung cách quản lý “chặt mà hoá lỏng” của một thời). Đành phải đăng ký phần nhà của mình đang sử dụng sang cho Bộ Ngoại giao quản lý để có chỗ mà đóng tiền thuê nhà. Còn thực tế thì Bộ Ngoại giao cũng có quản lý được cái khu nhà bị bỏ rơi đó đâu... Tình hình vốn đã phức tạp vì cơ chế quản lý nhà cửa đất đai của Nhà nước không rõ ràng, nay lại càng phức tạp hơn. Riêng nhà ông Hưng từ một hộ nay tách thành ba, bốn hộ, mặc sức cơi nới lấn chiếm hết các diện tích công cộng ngay trong ngôi nhà chính (khi ông Hưng còn sống), chính vì tự động làm thay đổi kết cấu của ngôi nhà, chất tải lên móng nhà bừa bãi không cân đối khiến ngôi nhà bị lún nghiêng, làm vỡ gẫy đường ông dẫn nước thải, nước mưa vốn làm bằng ống sành, lại làm nứt cổ trần nhà, vỡ nứt các cửa kính khiến ngôi nhà càng dột nát xuống cấp hơn nhiều... Sau khi ông Hưng mất và khi có chủ trương “đổi mới” từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, mọi người được bung ra làm ăn buôn bán thì tình hình ngôi nhà nhiều hộ ở 19 Nguyễn Gia Thiều lại càng lung tung phức tạp hơn. Vì đã sang cơ chế thị trường thì các rẻo đất lưu không xung quanh ngôi nhà chính đều có thể trở thành “đất làm ăn” cả và trở thành mục tiêu ngõm ngọi của những kẻ có máu làm ăn. Đầu tiên là anh Hùng con trai ông Hưng và cô Ất vợ anh Quảng mở cửa hàng bán cà phê giải khát. Cô Ất thì chiếm chỗ đất trước cửa nhà “của họ” (thực ra chưa ai chính thức phân chia cho nhà Ất – Quảng nhưng do họ đến ở từ hồi chiến tranh rồi cứ lặng lẽ chiếm dụng thêm vài diện tích công không ai quản lý, thế là thành nhà của họ như đã thuật ở trên. Sau đó anh Quảng (trước đã theo tôi chuyển sang biên chế thuộc Bộ Ngoại giao) cũng bắt chước tôi, đăng ký các diện tích nhà đang ở sang cho Bộ Ngoại giao quản lý, thế là nghiễm nhiên chính thức trở thành chủ sử dụng các diện tích đó), chiếm thêm diện tích đất lưu không bên hông nhà đó; cô Ất còn xích chó ở phía cổng 43 Liên Trì, cố ý gây trở ngại cho việc đi lại phía đường đó khiến nhà tôi và mọi người lại phải lấy đường đi ra cổng 19 Nguyễn Gia Thiều làm đường chính. (Từ trước cổng Nguyễn Gia Thiều chỉ giành cho ôtô của tôi vào ga-ra). Rồi khu nhà trở nên khan hiếm nước sạch (có lẽ do anh Hùng hút nước làm dịch vụ rửa ôtô, xe máy), nước máy không chảy được vào bếp của các nhà ở tầng một nữa, họ lại hè nhau đào một cái hố khá sâu ở ngay cửa lên nhà tôi và cạnh cổng 19 Nguyễn Gia Thiều để lấy nước dùng. Từ đó trước cửa cầu thang nhà tôi trở thành cái cầu ao công cộng, mắc sức cho họ rửa ráy, giặt rũ, xả rác và gây ồn ào từ sáng đến tối. Về sau do làm ăn có tiền, các nhà kia đã sắm sửa được máy bơm, xây lại nhà xí, nhà tắm và bếp núc theo kiểu hiện đại có bể chứa nước riêng, hút nước thẳng từ đường ống chính vào bể chứa; dùng nước thoải mái rồi, họ vẫn không chịu từ bỏ cái “cầu ao công cộng” (mà khu vực đó Ban Công tác Miền Tây đã chính thức phân chia cho tôi sử dụng). Cô Liên (con dâu cả của ông Hưng) sau khi đã làm thêm nhà trên hành lang gây biến dạng và gẫy nứt nhiều kết cấu của ngôi nhà, vẫn chưa thỏa mãn, có lẽ thấy anh Hùng và cô Ất đã chiếm những rẻo đất lưu không sát hàng rào, mở ra mặt đường làm nơi kinh doanh hái ra tiền nên cũng sôi sục muốn nhảy ra chiếm nốt rẻo đất lưu không của tôi ở mặt đường Nguyễn Gia Thiều (nói chiếm “nốt” vì trước đó anh Hùng em chồng cô Liên đã chiếm một phần để bán cà phê ôm rồi) để làm buôn bán gì chăng? Cô ta tìm mọi cách: lúc thì đem cây trồng vào đó, lúc thì đem cả đống gạch về xếp lên đó, lúc thì xây bể ngầm xuống dưới đất đó... Anh Hùng không những đã chiếm đất và không gian công cộng, chiếm cả phần đất riêng của tôi để kinh doanh (vừa bán bia ôm vừa rửa xe vừa cho thuê một phần nhà mặt đường làm văn phòng...) rồi mà vẫn chưa thoả mãn, anh ta còn xây thêm nhà lên nóc gian bếp cũ của nhà tôi, bịt cả cửa sổ gian nhà mà tôi xây trên nóc ga-ra của mình cho Minh Phương con gái tôi bị bệnh tâm thần ở. Một điều đáng nói là lúc đó tất cả các công trình to nhỏ cơi nới làm biến dạng nhà biệt thự trong khu vực “khu phố cũ” đều bị hạn chế, nếu cần thiết lắm thì phải xin phép tận thành phố, nhưng các anh chị đó chẳng cần phải xin phép ai cả, cứ tự ý xây. Riêng phần tôi xây nhà cho Minh Phương, phải xin phép hàng năm mới được. Những sự lấn chiếm xây dựng và sử dụng bừa bãi làm hỏng hóc, mất trật tự vệ sinh trong khu nhà của mấy người chỉ bằng tuổi con mình khiến chúng tôi thấy rất phiền lòng nhưng nhiều lúc đã cố bỏ qua vì không muốn đôi co cá đối bằng đầu với họ. Cho đến khi bức xúc quá trước sự không biết điều của họ tôi mới phải ra lời nói với cô Ất (vì tôi nghĩ cô ta lớn tuổi hơn cả, lại có chồng là anh Quảng đã lái xe cho tôi lâu năm, cũng là người xem ra có biết phải trái, hơn nữa gia đình cô ta cũng được chúng tôi giúp đỡ nhiều): “Cô về ở khu nhà này sau, cô không biết đấy. Trước đây Ban Công tác Miền Tây đã phân chia cho tôi sử dụng riêng lối này (tức lối cổng Nguyễn Gia Thiều vào ga-ra ôtô). Sau mọi người cần lấy nước tôi mới cho đi nhờ, dùng nhờ chỗ đất của tôi. Nay nhà nào cũng làm được két nước riêng, có bơm hút về tận nhà thì trả lại phần đất đó cho nhà tôi. Cô không biết thì về hỏi anh Quảng mà xem, Quảng nó phải biết rõ”. Cô Ất nói lẩm bẩm tôi nghe được một câu: “Quảng nó là bố ông đấy à, mà lúc nào cũng Quảng với chả Quảng (?!)”, thật quá quắt hết chỗ nói! Còn cô Liên cũng chẳng kém đanh đá, hỗn xược (tiếc thay cô ấy lại là cô giáo). Trước những trò lấn chiếm khốn khổ của cô ta, tôi muốn nhắc nhở đôi lời nhưng để cho nhã nhặn, tôi bảo bà xã ra nói chuyện. Kết quả cô ta không những không chịu hiểu ra thế nào là phải thế nào là trái mà còn cạnh khoé bảo tôi là “bám váy vợ”.
Những chuyện đau lòng như vậy cho thấy lòng tham của con nguời nó dắt dẫn người ta đến chỗ thô bỉ và ngu muội đến thế nào. Và cũng khốn khổ cho cái việc phải ăn chung ở đụng và với cái cách quản lý nửa vời của các cơ quan có thẩm quyền... Cách quản lý như thế chỉ làm tủi lòng những người đúng đắn: bao nhiêu năm qua tôi chỉ một mực giữ đúng các quy định của Nhà nước như: không xây dựng gì trên đất khuôn viên của biệt thự; không để một đứa con nào đã có cơ quan, đã có gia đình được về ở trong phần nhà thuộc về tiêu chuẩn cấp mình; đứa nào ở cơ quan nào phải hưởng theo tiêu chuẩn ở cấp ấy, cơ quan khó khăn thì nó phải ở khổ, ở chật cũng đành chịu, vì nó phải sống không thể khác anh chị em đồng sự... Còn những kẻ tha hồ làm trái, tha hồ vi phạm nguyên tắc và quy định để thu lợi cá nhân thì lại trở nên đắc thắng, nghênh ngang. Nhưng sự việc dù sao cũng không thể để cho nó cứ phát triển theo chiều hướng đó mãi được. Tôi nghĩ phải giải quyết cho ra ngô ra khoai, làm sao phân chia rành rẽ và rào dậu, tách bạch hẳn ra mới xong. Vì ông Hưng đã mất, cậu Quảng thì ngại va chạm với bọn người hung hăng, tham lam (cả vợ cậu ta cũng đã có lần chửi nhau với chồng và rủa cậu ấy cho mày ra đường lái xe gây tai nạn để phải vào tù cho sướng (!), chỉ vì cậu ta buộc phải thừa nhận lịch sử phân chia sử dụng nhà đất theo như cậu ta biết), nên tôi đã phải đi tìm gặp những đồng chí cũ trong Vụ Quản trị của Ban Công tác Miền Tây để họ chứng nhận trên giấy tờ những nội dung phân chia miệng ngày trước. Có giấy rồi tôi về mời đại biểu các nhà đến định để làm rõ lịch sử phân chia ở khu nhà.
Nhưng không ai chịu đến nghe tôi nói (tất nhiên là vậy, họ lấn chiếm khu đất của tôi đâu phải vì họ không biết là của tôi, mà vì lòng tham tối mắt đấy thôi). Sự việc đã đến nước ấy, tôi biết là sẽ phải làm găng hơn cho xong, cũng vì ông Hưng đã mất, tôi không còn người ngang hàng để đối thoại tôi phải gọi con tôi Nguyên Bình về giúp tôi giải quyết công việc, ủy nhiệm cho Nguyên Bình đem đơn ra phường trình báo đầu đuôi sự việc và tiếp xúc với những người có liên quan để xử lý các trường hợp xảy ra. (Rất đáng buồn là mình phải mười mươi đấy, nhưng để thúc đẩy các “quan phường” cất bước đến nhà mình xem xét giải quyết vấn đề, cũng phải nói khoan nói nhặt, nài nỉ, thậm chí phải có món “vi thiềng”, các quan mới chịu đi cho). Khi quan phường đã hiểu đúng vấn đề rồi, họ mới mời cô Liên lên gặp, yêu cầu cô không được xâm phạm vào khu đất của tôi, họ còn dọa nếu cô không nghe, có thể xem xét dỡ bỏ gian nhà cô xây trái phép trên thềm ngôi nhà chính nữa. Cô Liên sợ quá bấy giờ mới xuống nước và kể lể hoàn cảnh mẹ góa con côi (con trai ông Hưng bị ung thư đã mất), xin nhà tôi mấy mét đất để thông ra mặt đường lấy chỗ kiếm thêm (trong khi đó Hùng em chồng cô ấy đã sử dụng hàng trăm mét vuông đất của ông Hưng và của công cộng khác, lại chiếm thêm của tôi hàng chục mét vuông thì cô ấy không xin được mét nào). Chúng tôi không nỡ cạn tầu ráo máng, đã đồng ý cho ba mét dài ở mặt đường (trong 15 mét còn lại của tôi), chỉ buộc cô ấy phải viết giấy cam đoan không gây mất trật tự vệ sinh, không tái chiếm phần còn lại của tôi nữa mà thôi. Sau đó, với sự chứng kiến của người có trách nhiệm ở phường, chúng tôi đã xây bức tường làm ranh giới hai bên. Thế là thoát được một sự quấy nhiễu phía đường Nguyễn Gia Thiều, việc còn lại là cái “cầu ao công cộng” ở cổng ra vào và rẻo đường vào ga-ra của tôi. Đối tượng còn lại là anh Hùng và cô Ất. Mặc dù con tôi đã mời được thanh tra của Công ty Kinh doanh nước sạch quận Hoàn Kiếm đến để họ xác minh thực tế là mỗi hộ trong khu nhà đó đều đã kéo đủ nước về tận căn hộ của mình, không có nhu cầu phải dùng nước ở hố nước công cộng nữa đã có đủ điều kiện để lấp bỏ hố nước công cộng rồi, hơn thế con tôi còn bỏ tiền ra thuê chính Công ty Nước sạch của quận kéo thêm một đầu máy nữa vào khu sân chung của các nhà Ất (Quảng), Liên, Hùng và nhà bà Liên (vợ goá của ông Hưng) để cho họ dùng chung, nhưng các hộ đó vẫn khăng khăng không chịu trả lại khu đất “cầu ao công cộng” cho gia đình tôi. Họ tìm đủ mọi cách (nhất là cô Ất và anh Hùng) từ nói lừa, nói dối đến dùng vũ lực (dắt cho béc-ghê của công an đến dọa – anh Hùng cậy thế làm ở Bộ Công an) cố buộc chúng tôi phải đào hố nước kia lên để họ “đánh răng, rửa mặt”, “tắm rửa”, “giặt chiếu” v.v... và v.v... Vợ chồng nhà Nguyên Bình đã phải dùng hết cách, từ mềm dẻo đến kiên quyết, cuối cùng họ không còn cách nào, đành phải chịu trả mặt bằng lại cho chúng tôi. Ranh giới giữa nhà chúng tôi và nhà Ất (Quảng), nhà Hùng được xây chắn hẳn hoi ra, đường ai nấy đi, cổng ai nấy khoá. Xong việc phân định “lãnh thổ” như vậy tưởng là xong, nhưng cô Ất và anh Hùng vẫn chưa chịu, họ rêu rao: nhà ông Vĩnh ở đầu nguồn nước, bơm hút hết nước của chúng tôi, hoặc khi hai bên cùng bơm nước, máy nhà ông Vĩnh hút trước, không có nước vào máy bơm của chúng tôi làm máy bị “e” hỏng hết... Vì vậy bọn cô Ất đòi chúng tôi phải bỏ tiền ra làm đường ống cấp riêng cho họ (từ đường cấp nước của thành phố). Tôi thực thà nghĩ có thể có hiện tượng “e máy” thật nên muốn mời mọi người đến nhà tôi, phân chia giờ bơm lấy nước để khỏi trùng nhau làm ảnh hưởng đến nhau. Nhưng đến giờ hẹn tôi đích thân đi mời mà chẳng ma nào chịu đến. Hoá ra đó chỉ là cái cớ để gây khó dễ cho gia đình tôi thôi. Thật bực mình! Xây dựng xong được ranh giới. Sắp xếp lại việc nước nôi, cổng rả, đi khoá về mở, mỗi nhà mỗi cõi, không còn va chạm lớn gì nữa, tôi thấy nhẹ cả người, lắm lúc bảo với con cháu: được sống yên tĩnh thế này có lẽ thọ thêm được dăm năm. Ấy vậy mà việc rắc rối vẫn chưa xong hẳn. Bà Liên già vợ ông Hưng không hiểu biết gì về cấu trúc đường ống nước thải và đường thoát nước nhà vệ sinh giữa nhà trên và nhà dưới nên lâu lâu lại lên kiện nhà tôi đổ nước thải có rác làm tắc ống cống, nước bẩn tràn vào nhà bà ấy, còn nhà xí của bà ấy bị tắc vì bể phốt chung đầy quá, không tiêu đi được, đòi tôi phải bỏ tiền ra hút bể phốt, đòi phải đào nền chỗ cầu thang nhà tôi. Tôi đã chỉ cho bà ấy cái nắp bể phốt là ở ngoài, không phải trong buồng cầu thang nhà tôi (ai đời nhà biệt thự có nhiều đất lưu không mà người ta lại để nắp bể phốt ngay trong nhà ở kia chứ?) Vả lại vì bà hà tiện nước không cấp đủ nước khi xả bỏ phân thải, nước không đủ sức đẩy chất thải qua khỏi đường cổ ngỗng dưới bồn cầu xí bệt nên gây ra hiện tượng tắc chứ không phải tại nhà tôi đổ xuống. Mỗi lần bà ấy kiện, tôi đều giải thích như vậy, nhưng bà ấy chẳng bao giờ chịu hiểu (hay không thể hiểu nổi?), vẫn nay kiện mai cáo, vẫn chưa hết nhức đầu.
Vào khoảng năm 1998, Chính phủ có chủ trương bán nhà cho người đang ở thuê. Tôi lên Bộ Ngoại giao xin giấy chứng nhận và làm hồ sơ mua nhà nộp cho Công ty Kinh doanh nhà ở số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội. Họ cho người đến đo đạc nhà đất trên cơ sở ranh giới mà gia đình chùng tôi đã phân vạch được qua một quá trình tranh đấu gay go như đã thuật ở trên. Sau đó tôi ra hỏi thì được biết, dù đã trừ đi bao nhiều tiền được ưu tiên ưu đãi, tôi vẫn phải trả khoản tiền là 500.250.000 đồng (hơn năm trăm triệu đồng). Tôi giật mình vì nghĩ mình không thể nào có nổi một số tiền lớn như thế (lúc đó lương tôi hàng tháng chỉ có 740.000 đồng, ăn tiêu hà tiện mới đủ, không có dư). Lần thứ hai ra hỏi thì Công ty đó nói: có khi bác không phải nột tiền nữa đâu. Sau đó vài năm mới biết, Chính phủ đã có nghị định 2000CP, cấp nhà miễn phí cho cán bộ cách mạng, lão thành cách mạng có huân chương Hồ Chí Minh hoặc huân chương Độc lập hạng nhất. Tiêu chuẩn có huân chương Hồ Chí Minh thì nói không quá 200m2 nhà và 300m2 đất, tiêu chuẩn cho người có huân chương Độc lập hạng nhất thì không quá 144m2 nhà và 200m2 đất. Vậy tính ra nếu hai vợ chồng tôi nếu từ trước đã ở một nơi có đủ tiêu chuẩn nhà và đất thì phải được cấp không đến 344m2 nhà và 500m2 đất, vì tôi đã được khen thưởng huân chương Hồ Chí Minh, bà xã nhà tôi đã được huân chương Độc lập hạng nhất. Nhưng thực tế số nhà và đất ở của cả hai chúng tôi thì chưa đến một phần ba số diện tích nhà và đất có thể được cấp! (theo sổ sách của Công ty Kinh doanh nhà thì chúng tôi đang ở 120m2 nhà và 160m2 đất). Mà thực tế nhiều cán bộ như tôi lúc đó, chỉ một người là lão thành cách mạng, có huân chương như tôi cũng đã được tới 300m2 nhà và 500m2 đất rồi. Cái cách thức hiện chính sách kiểu như vậy chẳng nói thì cũng thấy là chưa công bằng hợp lý, chưa thoả đáng. Tôi thì được cấp đã quá ít so với người khác, vợ tôi lại chẳng được hướng gì sự “ưu đãi” của nhà nước đối với cán bộ lão thành cách mạng. (Trong khi đó anh lái xe đáng tuổi con tôi cũng nghiễm nhiên được hưởng hàng trăm mét nhà và đất.) Vợ tôi có viết thư lên hỏi Sở Địa chính thành phố Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Thủ tướng chính phủ... Nhưng không ở đâu trả lời, kể cả lá đơn gửi ông Giám đốc Sở Địa chính theo đường thư bảo đảm mà cũng chẳng bao giờ có hồi âm. Im lặng đáng sợ cho đến tận bây giờ! (Trong khi đó ở quê tôi, các lão thành cách mạng, dù không có huân chương Độc lập và đã có nhà cửa vườn tược khang trang, vẫn cứ được trên cấp cho mỗi người 50 triệu đồng. Năm 2000 là to lắm).
Khoảng giữa năm 2000, tôi nhận được thông báo, mang bằng huân chương Hồ Chí Minh đến Sở Địa chính xuất trình nộp bản sao bằng đó thì được cấp “sổ đỏ” (tức giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở). Thôi thì, dù sao cũng là một cái may, một niềm sung suớng vì đã nắm chắc trong tay một món tài sản không nhỏ, một diện tích nhà và đất ở mà chẳng ai còn tranh chấp được với mình. Nhưng căn nhà đó vẫn là chỗ ở xôi đỗ, xen kẽ với nhiều người, mình lại ở trên gác, nhỡ có muốn sửa chữa hỏng hóc gì là phải lệ thuộc vào người ở dưới; hơn nữa nhà đã xây sáu bảy chục năm không có bảo quản, lại “cha chung không ai khóc”, nhiều người vừa ở vừa phá nên nó đã quá rệu rã, có sửa được cũng phải mất một món tiền không nhỏ mà chỉ trông vào đồng lương thì chẳng bao giờ mình có nổi. Mà bà Liên ở nhà dưới, càng già càng hay kiện cáo lôi thôi. Thật quả nếu cứ ở đó mãi cũng chả tránh khỏi cái cảnh “ở không yên ổn ngồi không vững vàng” (giống như cô Kiều của Nguyễn Du!). Lắm lúc tôi chỉ muốn dọn quách đi chỗ khác. Nghĩ đi thì vậy, nghĩ lại thì cũng thấy bịn rịn chưa muốn rời xa cái nơi mà mình đã ở tới 35 năm trời, ở một đường phố đẹp (toàn nhà biệt thự) giữa trung tâm thủ đô. Trên tầng gác nhà tôi ở tất cả các cửa sổ và cửa đi đều trông ra hướng đông – nam, hứng gió từ hồ Ha-le thổi tới thật thoáng mát. Nhưng vì không có tiền sửa chữa mà nhà đã xuống cấp lắm rồi và vì muốn thoát khỏi cảnh chung đụng phức tạp nên tôi quyết định bán nhà, đất phần của tôi (19 Nguyễn Gia Thiều) để mua được nhà, mà vẫn còn có một ít tiền “dắt lưng” đề phòng khi có sự cố đột xuất. Bán nhà xong, tôi mua được ngôi nhà ba tầng còn khá tốt, diện tích sử dụng đến 200 mét vuông, cũng có một ít đất làm sân xung quanh và đặc biệt là riêng biệt hẳn, không chung đụng va chạm gì với ai, địa điểm cũng khá tốt, bên cạnh hồ, có đường ôtô đi lại, có chỗ cho ôtô con đỗ trước cổng. Ngôi nhà nằm ở rìa khu tập thể Kim Liên (Số 23 - ngõ 5 - phố Hoàng Tích Trí, hộ khẩu thì ghi địa chỉ là D12b – tổ 43 – phường Kim Liên – quận Đống Đa – Hà Nội). Tuy hiện đang có vấn đề quy hoạch khu vực xung quanh hồ Kim Liên để cải tạo, nhà tôi chưa được cấp “sổ đỏ”, có khả năng bị giải tỏa hoặc bị lấy bớt một phần, nhưng tôi nghĩ cũng chưa có gì phải bận tâm vì đây là nhà tôi bỏ tiền ra mua, có “quy hoạch” đến thì người ta cũng phải đền bù xứng đáng. Vả lại, chúng tôi lúc ấy đã gần 90 tuổi theo tốc độ quy hoạch của Việt Nam, có khi đến trăm tuổi cũng chưa bị đụng đến! Việc bán nhà ở Nguyễn Gia Thiều rồi mua nhà ở Kim Liên là một việc lớn, tôi nghĩ có thể gây sốc cho bà xã, sẽ bị ngăn cản (vì bà thần kinh yếu) nên khi quyết định tôi phải giấu, chỉ giao cho vợ chồng Nguyên Bình đi giao dịch và lo liệu. Đến khi việc thành rồi mới dần dần hé cho bà biết. Cũng hơi khó chịu mất một thời gian, bà xã nói điều này điều kia ra ý phản đối, kể cả sợ việc chuyển nhà sẽ suy suyển mất mát, xáo trộn v.v... Nhưng việc chuyển nhà đã được Bình tổ chức khá hoàn hảo (bà xã chỉ bị sót mất một đôi dép cũ). Sang nhà mới dần dần sống ổn định, bà xã lại thích vì thấy rất thuận tiện: ra chợ, ra ủy ban, ra công an, ra quỹ tiết kiệm, bưu điện, hiệu thuốc v.v... đều chỉ hết độ 5 phút. Ở đây, cả bà xã và tôi cùng tìm được nhiều bạn hoạt động cách mạng cũ (vì nhiều người được chia nhà ở khu tập thể Kim Liên từ khi khu này mới xây xong). Còn đối với riêng tôi thì, xuống nơi ở mới (khác với khu biệt thư trên Nguyễn Gia Thiều), dân cư ở xen kẽ với nhau, có điều kiện sống chan hoà với dân mà lại không va chạm, có điều kiện tham gia các tổ chức cơ sở: chi bộ Đảng, tổ Dân phố, chi hội Cựu chiến binh, chi hội Người cao tuổi, câu lạc bộ thơ ca phường. Tôi lại được bầu là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ của phường vì tôi hay làm từ thiện. Ở các tổ chức đó, tôi được kinh trọng, quý mến. Hàng năm chi bộ tổng kết, tôi đều được bầu là một trong hai Đảng viên suất xắc. Ở các chi hội cũng vậy, hàng năm tôi cũng được bầu là hội viên gương mẫu. Sống như vậy đã gọi là “an cư” được rồi chứ nhỉ?
Bán nhà và mua nhà mới xong, cho con gái mỗi đưa một số tiền, (Minh Phương thì đủ để mua nhà cho nó). Sau khi đã tặng, cho khắp mặt anh em, con cháu trong nhà mỗi người một món nho nhỏ để làm quà, tôi còn được số tiền kha khá, mới đem tiền đi xuống Sầm Sơn (lúc đó đất còn rẻ) mua đất làm nhà ở bãi biển để mùa hè xuống ở hưởng không khí trong lành dưỡng già. Cũng vẫn như lần chuyển nhà, khi bắt đầu triển khai công việc, tôi chỉ bàn với Nguyên Bình, không cho bà xã biết, sợ bà lại quá lo lắng mà đâm ra ngăn cản. Hai bố con cứ lặng lẽ đi về như con thoi từ Hà Nội vào Sầm Sơn (vì muốn xây nhà có giấy tờ đang hoàng hợp pháp nên tôi phải chờ đợi đi lại nhiều “các quan” địa phương và nhà đất mới làm cho xong thủ tục) mất mấy năm giời. Xong giấy tờ, tôi may mắn nhờ được cháu Sơn (con rể cô An em ruột tôi) thạo việc xây dựng và có bản lĩnh đối phó với các rắc rối phát sinh từ việc xây dựng nhà ở một nơi lạ nước lạ cái. Đến tháng 9/2005 mới làm xong nhà và từ năm 2006 đến nay, năm nào cứ đến mùa hè là chúng tôi lại vào nhà ở Sầm Sơn sinh sống. Việc làm nhà ở Sầm Sơn giữ được bí mật với bà xã cho đến khi khánh thành. Hôm ăn mừng nhà mới, tôi thuê xe đưa bà xã và anh em con cháu vào “ăn khao” một bữa vui vẻ. Khi tận mắt nhìn thấy “công trình bí mật” của bố con tôi, bà xã thực sự vui mừng. Rồi qua những vụ hè được hưởng khí hậu trong lành bên bờ biển, bà khoẻ hẳn ra. Bà xã rất thích ngôi nhà đó nên gặp ai cũng kể một câu chuyện “cổ tích” là: “Ông nhà tôi từ chỗ không có lấy một túp lều, nay có hẳn hai cơ ngơi. Ông ấy giỏi thật đấy!” Ai cũng nói tôi đã đến tuổi 90 mà còn dám đi mua đất làm nhà, thế là còn “trẻ trung” quá. Có nhà nghỉ riêng ở Sầm Sơn tôi rất vui vì có chỗ mời bạn bè thân thiết (và cả con cháu) nghỉ ngơi thoải mái.
*
* *
* *
Hết
Nguyễn Trọng Vĩnh
.
Đọc xong HK của cụ Lão Tướng . Đã quá ! Rất cám ơn cụ Lão Tướng khả kính và Ts Nguyễn xuân Diện .
Trả lờiXóaHồi ký hay quá. Xin trân trọng cảm ơn Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Ts Nguyễn Xuân Diện.
Trả lờiXóa