Lời dẫn của Lâm Khang:
Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa về cõi Thọ. Cụ là lão thành cách mạng, trải các chức vụ Bí thư tỉnh ủy (3 tỉnh), Phó Ban thường trực Ban Tổ chức TW, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại Trung Quốc (12 năm) kiêm Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Cụ được phong tướng năm 1959.
Tướng Vĩnh thông hiểu chữ Hán cổ, rành Trung văn, Pháp văn và có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh (cụ là học viên tiếng Anh của Hội đồng Anh tại HN, khi cụ đã ở tuổi ngoài 80). Cụ cũng thông hiểu y học cổ truyền do tự học, tự chữa bệnh cho mình và người thân trong gia đình bằng Đông y.
Tưởng nhớ Cụ, chúng tôi trích đăng Hồi ký "Kể lại cuộc đời" của cụ, do chính tay cụ viết và để lại cho con cháu.
Xem Chương I - Chương II và chương 3
Chương IV:
THAM GIA QUÂN ĐỘI
Vào cuối năm 1946, thực dân Pháp bắt đầu có nhiều hành động cố tình gây sự ở Hà Nội và đã có tin chúng sẽ điều tàu chiến từ Pháp sang, dĩ nhiên tàu của chúng phải đi ngược sông Hồng qua cửa Ba Lạt. Tôi và đồng chí Nguyễn Văn Ngọ (Chủ tịch tỉnh) lo việc mua súng ống, đồng thời tổ chức ra một Tiểu đoàn chủ lực của tỉnh, lại tổ chức phát triển dân quân tự vệ, tổ chức nhân dân phá đường đào hố ngăn chặn xe của giặc... đặc biệt lại còn “sáng kiến” huy động lực lượng chặt tre cắm xuống cửa sông Ba Lạt định để chặn ca-nô của Pháp (thật ấu trĩ?!). Sau đó tôi triệu tập một cuộc họp lớn gồm các cán bộ toàn tỉnh để phổ biến chủ trương của Đảng và bàn kế hoạch chuẩn bị kháng chiến.
Tháng 3 năm 1947, khi Pháp bắt đầu đánh Hải Phòng, tôi lại được Trung ương điều lên Thái Nguyên làm chính ủy khu Một gồm ba tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng. Anh Chu Văn Tấn làm Khu trưởng. Thu đông năm 1947, địch mở chiến dịch đánh lên Việt Bắc chiếm đóng được Bắc Kạn và Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp lệnh cho tôi lên Cao Bằng để nắm tình hình, chỉnh đốn và động viên bộ đội. Tôi cùng đồng chí Nguyễn An (lúc đó mới từ trường Võ bị ra làm thư ký cho tôi) cùng một số chiến sĩ đi bộ theo những đường tắt tránh đồn bốt của địch, gần một tuần lễ mới tới Cao Bằng, xem xét tình hình và gửi báo cáo về cho đồng chí Tổng tư lệnh. Trên đường đi lúc thì ngủ nhờ nhà dân, lúc thì ngủ hang đá, gần nửa tháng trời, ai nấy rận đầy người, áo len trắng xoá đầy trứng rận.
Sang năm 1948, Trung ương điều đồng chí Lê Hiến Mai lên thay, điều tôi về làm Trưởng phòng cán bộ nằm trong Cục Tổng thanh tra dưới quyền đồng chí Lê Thiết Hùng (Tổng thanh tra), đồng chí Trần Tử Bình (phó Tổng thanh tra). Lúc đó phòng cán bộ tuy có làm một số công tác cán bộ, nhưng thực chất là làm công tác xây dựng Đảng là chính.
Cuối năm 1948, đồng chí Lê Văn Lương trưởng Ban Tổ chức Trung ương thấy hoàn cảnh gia đình chúng tôi, vợ chồng công tác hai nơi cách biệt lâu quá, mới có ý điều nhà tôi từ Thái Bình lên Việt Bắc ở cơ quan Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho được gần nhau. (Lúc đó cơ quan Tổng thanh tra cũng đóng ở Việt Bắc. Nhưng cũng chính vì vậy, nhà tôi phải gửi con gái đầu là Nguyên Bình mới hơn một tuổi ở lại Thái Bình cho chị Dung thóc và bà Phái trông nom nuôi dưỡng. Mãi đến năm 1953, nhờ chị Đinh Thị Vân và huyện đội Xuân Trường tìm giúp mới đón được nó lên Việt Bắc với chúng tôi.). Tuy được tổ chức và đồng chí Lê Văn Lương quan tâm ưu ái như vậy, nhưng rồi thực tế, do yêu cầu của công tác cách mạng lúc bấy giờ, chúng tôi lại phải chia tay. Sống gần nhau chừng độ vài tháng thì đến đầu năm 1949, nhà tôi lại được điều trở lại khu Ba (Vùng Hải Phòng – Nam Định – Thái Bình) để làm Bí thư phụ nữ. Một lần, nhà tôi đi cùng với một đoàn cán bộ từ khu Ba (lúc đó là vùng địch chiếm) lên Việt Bắc họp, khi đi qua đường số 6 thì gặp địch, nó đuổi riết, mọi người phải chạy bán sống bán chết mới thoát được. Không may là nhà tôi vốn đã bị tổn thương thần kinh do Pháp tra tấn đánh vào đầu khi bị giam trong Sở Mật thám – Hà Nội, nay gặp một trận địch đuổi, thêm căng thẳng thần kinh nữa, rồi sau lên gặp Trung ương gặp vài chuyện rắc rối oan khuất không gỡ ra được nên đã phát bệnh tâm thần, phải đưa sang Trung Quốc chữa ở bệnh viện Nam Ninh mấy tháng mới tạm ổn định. Năm 1950, nhà tôi đẻ con gái thứ hai, lại phát bệnh tâm thần lên, rất nóng nảy, có lần đã tát một đồng chí Phó phòng, lại thộp ngực tôi... Nhưng đặc biệt vẫn chăm sóc con mới đẻ rất chu đáo.
Cũng vào năm 1950, để tăng cường sức mạnh chiến đấu và chất lượng cán bộ quân đội, Trung ương đã điều thêm hai đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Trần Đăng Ninh vào quân đội để thành lập Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp do hai đồng chí làm chủ nhiệm. Bên dưới Tổng cục Chính trị có các Cục Tổ chức, Tuyên huấn, Địch vận, Dân vận, Bảo vệ... Tôi được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Tổ chức. (Bên dưới Tổng cục Cung cấp cũng có nhiều đơn vị cấp cục). Lúc đó công tác của Cục Tổ chức có các nội dung: công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng, công tác thanh niên, công tác chính sách.
Thời gian đó ta bắt đầu mở nhiều chiến dịch, tôi và đồng chí Đồng Sĩ Nguyên (Cục phó) thay nhau đưa một nhóm cán bộ đi tham gia các chiến dịch đó. Tôi đi chiến dịch Hà Nam Ninh, ở cùng với Trung đoàn 102, đồng chí Vũ Yên làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Vũ Lăng làm Trung đoàn phó, đồng chí Hoàng Thế Dũng làm Chính ủy. Đơn vị được giao nhiệm vụ đánh đồn Non Nước. Quân ta tập kết và xuất phát từ xã Trường Yên (Hoa Lư – Ninh Bình). Do có nhiều yếu tố trở ngại nên mãi 4 giờ sáng ta mới bố trí xong bộ binh và các đơn vị trợ chiến. Hai đồng chí Vũ Yên, Vũ Lăng chủ trương dù muộn vẫn đánh vì vẫn còn giữ được yếu tố bất ngờ. Nhưng đồng chí Hoàng Thế Dũng lại giao động quyết tâm, lấy quyền Chính ủy quyết định không đánh nữa, cho rút quân về các làng xung quanh. Hoá ra rút quân khi trời sáng bị địch phát hiện lại càng nguy hiểm hơn. Một mặt chúng bắn từ cứ điểm Non Nước, một mặt chúng gọi máy bay và tàu chiến dưới sông bắn vào đội hình rút quân của ta. Trên đường cùng đơn vị rút vào làng, tôi cũng bị máy bay địch đuổi bắn, phải chạy chối chết, đã thế đôi giày lại há mõm, rất vướng víu, vừa lội ruộng bì bõm lại vừa trông trừng máy bay bổ nhào. Có lần đạn từ ca-nô bắn lên sạt qua mát cả vành tai, nhưng may mắn là cuối cùng cũng rút được an toàn. Đêm sau mới lại đánh nhưng không còn yêu tố bí mật bất ngờ nữa, vì vậy quân ta bị thương vong nhiều, tuy vậy vẫn đánh chiếm được núi Non Nước. Sau chiến dịch, tôi về báo cáo tình hình với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, đồng chí đã nghiêm khắc xử lý Chính ủy Hoàng Thế Dũng vì đã giao động tinh thần gây tổn thất lớn.
Cuối năm 1951, tôi đi chiến dịch Hoà Bình, ở cùng chỉ huy sở 308. Trận đó Trung đoàn 36 do đồng chí Hồng Sơn làm Trung đoàn trưởng đã chiếm được vị trí Tu Vũ, còn Trung đoàn 102 thì thất bại trong trận đánh đồn Làng Pheo phía nam thị xã Hoà Bình. Trên đường từ Hoà Bình về bản Quặng (ở Định Hoá – Thái Nguyên) chúng tôi đã được cưỡi xe jíp, trông thấy một con hổ đang nằm giữa đường, nhưng tiếc là súng lại để dưới ba lô, nhưng lấy ra được thì hổ nhảy vọt đi mất. Nếu không thì đã được bữa cải thiện tươi.
Tôi cũng đi chiến dịch Tây Bắc đánh Nà Sản, mục tiêu của ta là tiêu diệt cứ điểm Nà Sản nhưng không đạt. Rất khó khăn quân ta mới diệt được cứ điểm Mộc Châu (lúc đó tôi ở cùng sở chỉ huy Đại đoàn 316 do đồng chí Chu Huy Mân chỉ huy). Trên đường rời Nà Sản trở về cơ quan, tôi còn phải rẽ vào các trại thương binh để động viên anh em (tôi phụ trách công tác chính sách).
Sau đó tôi còn đi chiến dịch Sầm Nưa với cương vị Chủ nhiệm chính trị tiền phương. Khi quân ta qua ngầm Sốp Hào (ở thượng nguồn sông Mã biên giới Việt - Lào), địch đã biết trước nên rút chạy hết.
Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Lê Liêm phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đi tiền phương, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên đại diện Cục Tổ chức ở sở chỉ huy tiền phương. Còn tôi được đồng chí Nguyễn Chí Thanh đem theo vào Thanh Hoá – Nghệ An động viên huy động dân công, lương thực, thực phẩm tiếp tế cho chiến dịch. Tôi chuyên đi theo dõi và kiểm tra các đoàn tiếp tế từ Thanh Hoá lên Mộc Châu. Đêm có lúc được ngủ lán ở trong rừng, có lúc tôi với chú Thỉnh (cần vụ) trải lá xuống đất thổi đệm hơi lên ngủ với nhau. Trong khi chúng tôi đi chiến dịch thì ở “nhà”, chị Lan vợ đồng chí Đồng Sĩ Nguyên đẻ sinh đôi hai cháu Việt và Bắc, vợ tôi thì làm bà đỡ bất đắc dĩ.
Thời gian làm việc ở Cục Tổ chức, tôi thấy mình đã chỉ đạo đơn vị mình làm được hai việc đáng kể: Một là trong công tác xây dựng Đảng, đã giữ được tiêu chuẩn kết nạp Đảng viên chặt chẽ, đồng thời đề ra chủ trương kết nạp tại chỗ các chiến sĩ hăng hái dũng cảm (gọi là kết nạp hỏa tuyến) nên Đảng bộ quân đội lúc đó thực sự có chất lượng, thực sự vững mạnh. (Có lần tôi được Bác Hồ gọi sang báo cáo tình hình Đảng trong quân đội cho Bác nghe. Làm việc xong Bác cho ăn cơm cùng, hôm ấy còn có cả một chị cán bộ cùng đến làm việc (trước tôi). Bữa cơm chỉ có ba Bác cháu, cơm Bác đãi chẳng phải tiệc tùng gì nhưng dẫu sao cũng còn hơn cơm ở cơ quan hàng ngày của chúng tôi toàn măng rừng với rau tàu bay. Vài miếng thịt, đĩa rau xào và bát canh cũng khiến chúng tôi ăn thấy rất ngon và no nê, vậy mà trong mâm vẫn còn mỗi thứ một ít. Tính Bác vốn ghét sự phí phạm, Bác thường nêu nguyên tắc “Đã ăn thì ăn cho hết, đã để thì để cho còn”, bữa này còn mỗi thứ một ít không đáng để lại nên Bác trút hết vào bát cho tôi và chị cán bộ. Đã no rồi không ăn thì sợ Bác nên phải cố gắng ăn cho hết, thế là bị một bữa căng hết cả bụng). Việc đáng kể thứ hai là trong công tác cán bộ: do bản thân tôi cũng như các anh em cán bộ trong Cục Tổ chức luôn đi sát chiến đấu, năm chắc tình hình năng lực và phẩm chất các cán bộ chủ chốt ở đơn vị nên việc đề đạt kiến nghị tuyển chọn cán bộ đã làm được khá chuẩn xác, ít sai sót. Và cũng vì nắm chắc cán bộ nên đã bảo vệ được nhiều cán bộ tốt, không để họ bị “tai nạn” vì sai lầm cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. (Thời kỳ cải cách ruộng đất, có nhiều “đoàn ủy cải cách” gửi nhiều thư, công văn lên Bộ tổng tư lệnh và Tổng cục Chính trị yêu cầu đưa cán bộ này cán bộ kia về địa phương để đấu tố, nhưng vì Cục Tổ chức và Tổng cục Chính trị sâu sát cán bộ và nhờ uy tín của đồng chí Nguyễn Chí Thanh nên đã ngăn chặn được việc đấu tố tai hại đó, bảo toàn được đội ngũ cán bộ quân đội. Nếu không, quân đội sẽ rối loạn khó mà đánh giặc được. Ví dụ như đồng chí Phạm Hồng Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) là con một địa chủ ở Bắc Giang, ông bố đã có đến một trăm mẫu ruộng. Đồng chí đó cũng bị “đoàn ủy cải cách” gọi về đấu. Qua theo dõi trong các trận chiến đấu, tôi đã biết và báo cáo đồng chí Nguyễn Chí Thanh là: đồng chí Phạm Hồng Sơn chiến đấu rất dũng cảm kiên cường, có trình độ, đánh giặc giỏi, bản thân đồng chí là người tốt và đi bộ đội lúc còn là sinh viên nên không dính dáng gì đến việc bóc lột của ông bố. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh đồng ý với Cục Tổ chức, kiên quyết bảo vệ đồng chí Phạm Hồng Sơn không đưa giao về cho “đoàn ủy cải cách”. Sau này đồng chí Phạm Hồng Sơn đã trở thành Trung tướng trong quân đội, tiếp tục lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mỹ).
Từ khi đồng chí Nguyễn Chí Thanh sang làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, không những đã thúc đẩy được công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội tiến lên một bước mới, mà còn làm đổi mới quan điểm về công tác cán bộ nữa. Lúc đó, cán bộ các cấp trong quân đội đang rất thiếu, rất nhiều đơn vị đã viết thư về Tổng cục xin cán bộ. Cục Tổ chức chúng tôi đã tham mưu cho Tổng cục Chính trị biện pháp giải quyết vấn đề đó (sau đề xuất này đã trở thành chỉ thị của đồng chí Nguyễn Chí Thanh) bằng cách trao quyền cho các đơn vị tự chọn “trong bó đũa lấy cột cờ”, ai có năng lực hơn thì đề bạt lên và có thể đề bạt vượt cấp. Ví dụ từ Trung đội trưởng có thể đề bạt lên thẳng Đại đội trưởng. Cách làm nói trên đã phần nào giải tỏa được vấn đề thiếu cán bộ, nhất là ở cấp cơ sở.
Với cương vị Cục trưởng Cục Tổ chức, phụ trách công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ, tôi đã có suy nghĩ, lo lắng cho tình hình cán bộ lúc đó, muốn sao giữ được phẩm chất cách mạng, giữ được sự kiên định về lập trường giai cấp và giữ được mối quan hệ hài hòa với trình độ năng lực về chuyên môn. Trong một cuộc họp cán bộ toàn bộ ba cơ quan của Bộ Quốc phòng (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần) tôi đã mạnh dạn nói thẳng suy nghĩ của mình với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Chúng tôi rất kính trọng những đóng góp của anh, nhưng đề nghị xem xét lại, có phải anh đã có phần thiên trọng trí thức, coi nhẹ công nông, coi thường cán bộ cũ?”. Tất nhiên sau này có cả tác động của đồng chí Nguyễn Chí Thanh và đồng chí Trần Đăng Ninh nên sau đó quân đội đã chú trọng đề bạt cán bộ công nông, cán bộ cách mạng cũ (như đồng chí Lê Đình Thiệp, Phạm Ngọc Mậu, Phạm Kiệt v.v... (Cán bộ cũ là cán bộ đã tham gia cách mạng từ thời còn bí mật).
Khi làm Cục trưởng Cục Tổ chức, tôi thường tự tay thảo các công văn chỉ thị của Tổng cục Chính trị về các mặt của công tác tổ chức để đồng chí Nguyễn Chí Thanh xem và ký. Đồng chí rất hài lòng, đã khen tôi và nói với các đồng chí trong Tổng cục nên học tập cách viết chặt chẽ, gẫy gọn đó của tôi.
Có một kỷ niệm quý đối với gia đình tôi khi ở Việt Bắc. Đó là về con gái thứ hai của chúng tôi: Minh Phương khi đó vẫn gửi ở trại trẻ con em cán bộ (để cha mẹ được rảnh tay đi công tác dài ngày). Phương rất ngoan và nhanh nhẹn, mỗi lần Bác Hồ đến thăm trại, nó đều nhanh tay bê ghế mời Bác ngồi. Bác Hồ rất quý, hay bế nó. Có lần Bác Hồ bế đã được nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định chụp cho tấm ảnh đang hôn má Bác. Tấm ảnh đã trở thành một biểu tượng về lòng thương yêu của Bác Hồ đối với nhi đồng, đã được trưng bày nhiều nơi, trở nên quen thuộc đối với nhiều người trong và ngoài nước.
Còn nhớ, thời gian từ năm 1950, Trung Quốc đã cử đoàn cố vấn sang giúp bộ máy của “Bộ Tổng” quân đội ta. Cục Tổ chức tôi cũng có một cố vấn tên là Hứa Pháp Thiện. Sau này khi làm Đại sứ ở Trung Quốc, tôi có nhờ Bộ Ngoại giao tìm và gặp lại đồng chí đó ở Bắc Kinh.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, tôi vẫn như các cán bộ ở “Bộ Tổng” đưa cả gia đình về Hà Nội. Lúc đó bà Mây từ Sài Gòn tìm về Hà Nội thăm quê, bà cũng tìm gặp tôi, bà cho 2 chỉ vàng. Theo nguyên tắc, tôi phải báo cáo việc đó cho đồng chí Trần Lương (tức Trần Nam Trung) phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đồng chí đồng ý cho nhận, tôi mới mang bán vàng đi lấy tiền tiêu pha một số việc cho gia đình. Lúc đó chúng tôi còn rất thiếu thốn: lương phát bằng gạo, cao nhất mỗi người khoảng 30kg/tháng, mỗi đứa con cũng được “lương” 10kg/tháng.
Năm 1955, tôi được đi cùng với đoàn đồng chí Võ Nguyên Giáp tham quan diễn tập ở Liêu Đông – Đại Liên (Trung Quốc). Có đi cả Hắc Long giang (giáp Liên Xô), tuyết lội đến đầu gối, bạn Trung Quốc phải phát áo lông mũ lông cho mọi người, nhưng cái tai vẫn lạnh như muốn rụng đi. Tôi được phía bạn cấp cho khoảng 600 nhân dân tệ, mua được ít vải, có cả vải thước gấm – vóc quý và một ít củ sâm. Tôi mời dì Lợi (bà dì đã có công cưu mang tôi khi tôi đi học trường tiểu học ở quê) ra chơi để dì được bồi dưỡng nghỉ ngơi ít ngày. Dì không vào được trong thành với nhà tôi, phải ở nhà anh Thọ (lúc đó cũng đã từ quê ra Hà Nội, thuê nhà ở phố Ngọc Hà). Lúc đó dì đã bắt đầu ho, tôi biếu dì một củ dã sâm để dì dùng, nhưng mấy năm sau dì vẫn không khỏi, lại phát thành ho lao rồi mất. Sau đó tôi còn đưa dì Đởm (mẹ kế tôi) ra Hà Nội và may cho bà chiếc áo bông bằng gấm.
Năm 1956, theo lời mời của Liên Xô, tôi được cùng đồng chí Phan Trọng Tuệ (là hai người đầu tiên) được Đảng cho đi nghỉ mát ở Sô-tri (bên bờ Hắc Hải). Lúc đó dân Nga rất quý Việt Nam, gặp đâu họ cũng hỏi thăm, có người không có gì làm kỷ niệm, liền đưa tôi cả chiếc tẩu thuốc đang hút. Nghỉ ở Sô-tri, ngoài đoàn khách Việt Nam còn có các đoàn khách quốc tế khác. Lúc đó tôi đang nghiện thuốc lá nặng. (Năm 1930, bố tôi dạy học ở Kiến An, huyện Tiên Lãng, đất thuốc lào, Tết đem về nhiều bánh thuốc do học trò biếu. Thế là tôi tha hồ hút thành nghiện từ năm 15 tuổi. Khi ra Hà Nội bỏ thuốc lào, nghiện thuốc lá. Khi bị Pháp bắt, ở tù tôi cũng tìm được cách dấu thuốc để hút, đi chiến dịch cũng mang kè kè máy túi thuốc lá sừng bò. Khi về Thủ Đô, buổi sáng không ăn lót dạ, chỉ uống vài chén nước chè, hút vài điếu thuốc rồi đi làm, đến nỗi phát bệnh loét hành tá tràng. Tôi cũng đã nhiều lần định bỏ thuốc nhưng không bỏ được). Tại nhà khách để rất nhiều thuốc và được hút thoải mái. Thấy tôi lúc nào cũng kè kè điếu thuốc cặp ở tay, bà bác sĩ trông nom sức khoẻ của đoàn khách tỏ ra không hài lòng, luôn tước đi điếu thuốc của tôi, xua tay và nói “Nhe na-đơ” (tiếng Nga “He Hago” nghĩa là “không nên”) – Có chuyện buồn cười: Lúc đó tôi gầy gò nhỏ bé và đã 40 tuổi nhưng bà bác sĩ cứ tưởng tôi mới 24 tuổi, có lẽ là bà cho tôi là quá trẻ và lại gầy yếu nữa, nên không muốn cho tôi hút. Tôi nể quá nên quyết tâm chừa thuốc. (Trước đây tôi cứ tự nói “hút hết bao này thì chừa”, nhưng rồi thèm quá lại đi xin anh em một điếu. Một điếu rồi hai, ba điếu... Xin mãi ngượng quá, đành phải mua, thế là lại không chừa được). Thật trớ trêu là tôi vừa tuyên bố kiên quyết đoạn tuyệt với thuốc lá thì hai hôm sau có bà ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Anh cũng đến nghỉ ở Sô-tri, mang theo rất nhiều hộp thuốc ba số 5 đến biếu nhà nghỉ và mọi người. Đối với dân nghiện thì “555” là tuyệt vời. Nhưng tôi vẫn đủ nghị lực để kiên quyết không hút, bỏ thẳng vào va ly đem về làm quà cho anh em. Khi về qua Bắc Kinh, cũng rất sẵn thuốc Trung Hoa bài và Đại tiền môn, tôi lại mua thêm về làm quà. Từ đó tôi chừa hẳn được thuốc lá. Khi còn hút thuốc, cứ đến mùa đông là rất hay viêm họng, ho ra bao nhiêu đờm rãi, từ khi bỏ được thuốc lá, tôi không bị như thế nữa.
Sau đó, có lần tôi còn được Đảng cho đi tham quan ở Cộng hoà Dân chủ Đức. Tôi thấy họ cứ cho đi nghỉ ở bờ biển phía Nam ít lâu rồi lại cho đi nghỉ ở vùng núi phía Bắc. Thời gian đó tôi bị sưng bọng răng, nói với cán bộ phụ trách, họ cho đi bệnh viện, tưởng là người ta sẽ chích và châm thuốc cho đỡ đau, ai dè họ tiêm thuốc tê rồi nhổ ngoéo luôn cái răng đau, thế là tôi mất chiếc răng hàm! Ở Đức, bạn cử người biết tiếng Pháp đi theo giúp đoàn. Thế nhưng trong ba người chúng tôi chỉ có tôi đã biết tiếng Pháp nhưng là vì bỏ lâu rồi nên ban đầu chỉ nói được bập bẹ, sau cố gắng nhớ lại dần dần mới giao tiếp được kha khá. Lúc kết thúc chuyến nghỉ (1 tháng) đã có thể lên phát biểu cảm ơn, chúc mừng v.v... Thời gian đó tôi học được ở người Đức hai điều: Tiết kiệm và khoa học. Họ lấy bữa ăn trưa làm giờ nghỉ, không đặt ra việc ngủ trưa. Còn khi mời cơm khách, dù khách quý cũng chỉ chuẩn bị đồ ăn vừa đủ, không để thừa lãng phí. Khi đưa khách đi thăm quan nơi nào, họ chỉ cần để một bà già hay ông già đeo chiếc máy ghi âm có những nội dung cần thuyết minh nhiều thứ tiếng, đến nơi nào cần, tuỳ theo khách biết tiếng nước nào thì bấm băng nói tiếng nước đó. Cách đó tốt nhất cho việc tham quan các viện bảo tàng. Như vậy tiết kiệm được không phải thuê người chuyên giới thiệu, cũng không cần phải dùng một người trẻ khoẻ, để người trẻ làm việc khác phù hợp hơn.
Đầu năm 1958, tôi được điều đi làm Chính ủy Quân khu Bốn. Trong Bộ chỉ huy quân khu lúc đó đã có đồng chí Nguyễn Đôn làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chủ nhiệm chính trị (sau đồng chí Đoàn Khuê thay), đồng chí Đoàn La làm Chủ nhiệm hậu cần, đồng chí Triệu Huy Hùng làm Tham mưu trưởng.
Trong Quân khu có 2 Sư đoàn bộ binh là 324, 325. Sư đoàn 324 là bộ đội từ Khu 5 ra, do đồng chí Bùi Sinh làm Sư trưởng, đồng chí Nguyễn Duy Đề làm Chính ủy. Sư đoàn 325 là bộ đội từ Trị Thiên ra, có đồng chí Hoàng Văn Thái (Thái râu) làm Chính ủy. Quân khu có 2 Lữ đoàn độc lập, một do đồng chí Giáp Văn Cương làm Lữ trưởng, một Lữ do đồng chí Hà Vi Tùng làm Lữ trưởng. Còn có một Trung đoàn pháo binh và một Trung đoàn toàn anh em dân tộc ít người từ Tây Nguyên ra, do đồng chí Y-bờ-lốc làm Trung đoàn trưởng. Quân khu có mở một trường huấn luyện bồi dưỡng cho cán bộ trong Trung đoàn, vừa giúp bồi dưỡng cán bộ cho Bạn Cam-pu-chia. (nhưng rất tiếc số cán bộ đó về Cam-pu-chia đã bị bọn Pôn-pốt giết hết). Quân khu cũng có một nông trường cà phê Phú Quý ở phía Nam quân khu.
Nhiệm vụ chính của Quân khu là lãnh đạo về mặt quân sự, chính trị, xây dựng lực lượng, bố phòng và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu như: Xây dựng đảo Cồn Cỏ làm cứ điểm tiền tiêu và xây dựng lực lượng cho Vĩnh Linh đối mặt với quân địch, nhất là phải chú trọng xây dựng vùng dân tộc thiểu số ở miền Tây Vĩnh Linh; cũng phải lo xây dựng vùng Cha Lo (Tây Quảng Bình) biên giới với Lào có nhiều dân tộc thiểu số, là địa bàn xung yếu. Ngoài ra hồi đó còn có việc giao dịch với phái đoàn Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế kiểm soát thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ.
Năm 1959, sau khi có Luật sĩ quan nhà nước đã tổ chức phong quân hàm hàng loạt cho cán bộ quân đội (trừ mấy đồng chí đã được phong từ trong kháng chiến chống Pháp và đặc cách như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiếu tướng Lê Thiết Hùng, thiếu tướng Nguyễn Sơn và trung tướng Nguyễn Bình). Bắt đầu phong quân hàm từ cấp tướng: Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được phong đại tướng; năm đồng chí Hoàng Văn Thái, Song Hào, Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh, Chu Văn Tấn (để có đủ đại diện ba miền Bắc-Trung-Nam và dân tộc ít người) được phong trung tướng; Khoảng 24, 25 đồng chí được phong thiếu tướng: Văn Tiến Dũng, Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo, Chu Huy Mân, Lê Quang Đạo, Nguyễn Đôn, Phạm Kiệt, Hoàng Sâm, Trần Sâm, Lê Quảng Ba, Vũ Lập, Lê Chưởng v.v... trong đó có tôi (Đoàn Khuê lúc đó chưa được phong đại tá, Lê Đức Anh mấy đợt sau mới được phong đại tá).
Cùng thời gian đó, Đại uý Coong-le ở Lào đã quay súng đánh lại quân Pa-thét Lào, Tiểu đoàn 2 của Bạn Lào phải chạy từ Khăng Khay về biên giới với Việt Nam và sang đất Quân khu Bốn, tạm đóng ở Mường Xén. Tiểu đoàn này do đồng chí Thao Tu làm chỉ huy. Quân khu Bốn được giao nhiệm vụ đưa lương thực, quân nhu lên cho quân ông Thao Tu người H’mông, tôi lên thăm tiểu đoàn còn mang cả thuốc phiện lên uý lạo ông Thao Tu vì ông mắc nghiện từ lâu. Sau này còn bố trí cho các đồng chí lãnh đạo Lào sang họp với Tiểu đoàn 2 ở Cửa Lò.
Hồi đó có chủ trương cho cán bộ được học lái xe ôtô. Tôi với đồng chí Đoàn Khuê cùng học lái xe một đợt. Hôm đi sát hạch ở Hà Nội, đến giữa dốc Đội Cấn (dốc Tập lái), giám khảo lừa tôi, bảo dừng lại để giao tay lái cho Đoàn Khuê, nhưng tôi không mắc lừa, cứ cho xe chạy tiếp lên hết dốc mới đỗ lại. Sau đó giám khảo còn bắt đi vòng vèo nhiều nơi, lại lừa bảo đi vào đường cấm nhưng tôi vẫn không mắc lừa. Thế là tôi thi đạt, được cấp bằng lái ngay. Đoàn Khuê tay lái non hơn, sử dụng số cũng chưa thuần thục, lại bị giám khảo lừa đi vào đường cấm ở phố Hàng Lược. Thế là bị đánh trượt. Biết lái xe cũng rất tiện, những lúc đi công tác đường dài, lái xe mệt mỏi, có thể lái đỡ các đồng chí ấy vài cung đường và tôi cũng thích lái xe. Một lần, đồng chí Ngọc lái xe cho tôi đi công tác, giữa đường vì phải tránh đàn bò mà đâm vào cột thông tin, xe bị ngã lộn ngược xuống ruộng. May tôi lại tỉnh táo nhanh tay mở được cửa cho mọi người thoát ra. Khi về đơn vị, ai cũng tưởng tai nạn xảy ra là do tôi cầm lái, hoá ra không phải. Tôi chưa bao giờ gây tai nạn khi cầm lái.
Thời gian làm Chính ủy quân khu Bốn, đóng ở thành phố Vinh, xa nhà những 300 cây số (lúc này nhà tôi vẫn công tác ở Tổng cục Chính trị, con cái cũng ở lại Hà Nội cả). Xa nhà tuy cũng hơi buồn song không phải lúc nào cũng có thì giờ mà buồn nhiều, vì công việc lúc đó cũng bộn bề lắm, lắm việc phải lo nghĩ, phải giải quyết. Mà ngẫm ra cũng có cái hay. Trước đây ở nhà riêng, nhất là khi còn nghiện thuốc, nghiện trà, tôi ăn uống khá tuỳ tiện, nhất là sáng ngày ra chỉ hút liền hai điếu thuốc, uống một chén chè đặc rồi đi làm việc, không ăn bữa sáng. Thời gian kéo dài, mình thiếu dinh dưỡng mà không biết. Bỗng một hôm thấy đau bụng ghê gớm. Đi khám bệnh, bác sĩ phát hiện tôi bị loét hành tá tràng do thiếu dinh dưỡng. Họ cũng chỉ giải quyết tạm bằng cách tiêm cho một mồi phong bế để khỏi thấy đau thôi, chưa xử lý gì hơn được. Vừa hay sau đó được vào Khu Bốn, ở đó tôi “ăn cơm tập thể nằm gường cá nhân”, ăn bếp “tiểu táo” với mấy đồng chí ở bộ tư lệnh Quân khu. Sáng nào nhà bếp cũng cho ăn cháo thịt hoặc phở, tôi ăn cũng dần thấy quen và ngon miệng (vì lúc đó đã bỏ thuốc lá rồi). Buổi trưa, buổi tối ăn cùng mâm với cả bộ tư lệnh, thức ăn tương đối khá, có đủ thịt, cá, rau. Một thời gian sau tôi thấy khoẻ hơn, trông có da có thịt chứ không gầy tong teo như trước, bụng lại không thấy đau nữa. Ra Hà Nội chụp phim thì bác sĩ kết luận là chỗ loét dạ dày tá tràng đã thành sẹo và khỏi hẳn từ đó cho đến nay.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá 3, tôi được bầu làm Đại biểu của tỉnh Nghệ An (vì khi làm Chính ủy Quân khu Bốn, tôi sống và làm việc ở thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An). Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (lần thứ 3), tôi được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng cùng với các đồng chí Trần Độ, Lê Quang Đạo, Nguyễn Thanh Bình v.v... (Lúc đó số ủy viên Trung ương rất ít, chỉ mấy chục người, đa số là Đảng viên những năm 30. Chính xác 47 ủy viên chính thức).
THAM GIA QUÂN ĐỘI
Vào cuối năm 1946, thực dân Pháp bắt đầu có nhiều hành động cố tình gây sự ở Hà Nội và đã có tin chúng sẽ điều tàu chiến từ Pháp sang, dĩ nhiên tàu của chúng phải đi ngược sông Hồng qua cửa Ba Lạt. Tôi và đồng chí Nguyễn Văn Ngọ (Chủ tịch tỉnh) lo việc mua súng ống, đồng thời tổ chức ra một Tiểu đoàn chủ lực của tỉnh, lại tổ chức phát triển dân quân tự vệ, tổ chức nhân dân phá đường đào hố ngăn chặn xe của giặc... đặc biệt lại còn “sáng kiến” huy động lực lượng chặt tre cắm xuống cửa sông Ba Lạt định để chặn ca-nô của Pháp (thật ấu trĩ?!). Sau đó tôi triệu tập một cuộc họp lớn gồm các cán bộ toàn tỉnh để phổ biến chủ trương của Đảng và bàn kế hoạch chuẩn bị kháng chiến.
Tháng 3 năm 1947, khi Pháp bắt đầu đánh Hải Phòng, tôi lại được Trung ương điều lên Thái Nguyên làm chính ủy khu Một gồm ba tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng. Anh Chu Văn Tấn làm Khu trưởng. Thu đông năm 1947, địch mở chiến dịch đánh lên Việt Bắc chiếm đóng được Bắc Kạn và Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp lệnh cho tôi lên Cao Bằng để nắm tình hình, chỉnh đốn và động viên bộ đội. Tôi cùng đồng chí Nguyễn An (lúc đó mới từ trường Võ bị ra làm thư ký cho tôi) cùng một số chiến sĩ đi bộ theo những đường tắt tránh đồn bốt của địch, gần một tuần lễ mới tới Cao Bằng, xem xét tình hình và gửi báo cáo về cho đồng chí Tổng tư lệnh. Trên đường đi lúc thì ngủ nhờ nhà dân, lúc thì ngủ hang đá, gần nửa tháng trời, ai nấy rận đầy người, áo len trắng xoá đầy trứng rận.
Sang năm 1948, Trung ương điều đồng chí Lê Hiến Mai lên thay, điều tôi về làm Trưởng phòng cán bộ nằm trong Cục Tổng thanh tra dưới quyền đồng chí Lê Thiết Hùng (Tổng thanh tra), đồng chí Trần Tử Bình (phó Tổng thanh tra). Lúc đó phòng cán bộ tuy có làm một số công tác cán bộ, nhưng thực chất là làm công tác xây dựng Đảng là chính.
Cuối năm 1948, đồng chí Lê Văn Lương trưởng Ban Tổ chức Trung ương thấy hoàn cảnh gia đình chúng tôi, vợ chồng công tác hai nơi cách biệt lâu quá, mới có ý điều nhà tôi từ Thái Bình lên Việt Bắc ở cơ quan Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho được gần nhau. (Lúc đó cơ quan Tổng thanh tra cũng đóng ở Việt Bắc. Nhưng cũng chính vì vậy, nhà tôi phải gửi con gái đầu là Nguyên Bình mới hơn một tuổi ở lại Thái Bình cho chị Dung thóc và bà Phái trông nom nuôi dưỡng. Mãi đến năm 1953, nhờ chị Đinh Thị Vân và huyện đội Xuân Trường tìm giúp mới đón được nó lên Việt Bắc với chúng tôi.). Tuy được tổ chức và đồng chí Lê Văn Lương quan tâm ưu ái như vậy, nhưng rồi thực tế, do yêu cầu của công tác cách mạng lúc bấy giờ, chúng tôi lại phải chia tay. Sống gần nhau chừng độ vài tháng thì đến đầu năm 1949, nhà tôi lại được điều trở lại khu Ba (Vùng Hải Phòng – Nam Định – Thái Bình) để làm Bí thư phụ nữ. Một lần, nhà tôi đi cùng với một đoàn cán bộ từ khu Ba (lúc đó là vùng địch chiếm) lên Việt Bắc họp, khi đi qua đường số 6 thì gặp địch, nó đuổi riết, mọi người phải chạy bán sống bán chết mới thoát được. Không may là nhà tôi vốn đã bị tổn thương thần kinh do Pháp tra tấn đánh vào đầu khi bị giam trong Sở Mật thám – Hà Nội, nay gặp một trận địch đuổi, thêm căng thẳng thần kinh nữa, rồi sau lên gặp Trung ương gặp vài chuyện rắc rối oan khuất không gỡ ra được nên đã phát bệnh tâm thần, phải đưa sang Trung Quốc chữa ở bệnh viện Nam Ninh mấy tháng mới tạm ổn định. Năm 1950, nhà tôi đẻ con gái thứ hai, lại phát bệnh tâm thần lên, rất nóng nảy, có lần đã tát một đồng chí Phó phòng, lại thộp ngực tôi... Nhưng đặc biệt vẫn chăm sóc con mới đẻ rất chu đáo.
Cũng vào năm 1950, để tăng cường sức mạnh chiến đấu và chất lượng cán bộ quân đội, Trung ương đã điều thêm hai đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Trần Đăng Ninh vào quân đội để thành lập Tổng cục Chính trị và Tổng cục Cung cấp do hai đồng chí làm chủ nhiệm. Bên dưới Tổng cục Chính trị có các Cục Tổ chức, Tuyên huấn, Địch vận, Dân vận, Bảo vệ... Tôi được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Tổ chức. (Bên dưới Tổng cục Cung cấp cũng có nhiều đơn vị cấp cục). Lúc đó công tác của Cục Tổ chức có các nội dung: công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng, công tác thanh niên, công tác chính sách.
Thời gian đó ta bắt đầu mở nhiều chiến dịch, tôi và đồng chí Đồng Sĩ Nguyên (Cục phó) thay nhau đưa một nhóm cán bộ đi tham gia các chiến dịch đó. Tôi đi chiến dịch Hà Nam Ninh, ở cùng với Trung đoàn 102, đồng chí Vũ Yên làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Vũ Lăng làm Trung đoàn phó, đồng chí Hoàng Thế Dũng làm Chính ủy. Đơn vị được giao nhiệm vụ đánh đồn Non Nước. Quân ta tập kết và xuất phát từ xã Trường Yên (Hoa Lư – Ninh Bình). Do có nhiều yếu tố trở ngại nên mãi 4 giờ sáng ta mới bố trí xong bộ binh và các đơn vị trợ chiến. Hai đồng chí Vũ Yên, Vũ Lăng chủ trương dù muộn vẫn đánh vì vẫn còn giữ được yếu tố bất ngờ. Nhưng đồng chí Hoàng Thế Dũng lại giao động quyết tâm, lấy quyền Chính ủy quyết định không đánh nữa, cho rút quân về các làng xung quanh. Hoá ra rút quân khi trời sáng bị địch phát hiện lại càng nguy hiểm hơn. Một mặt chúng bắn từ cứ điểm Non Nước, một mặt chúng gọi máy bay và tàu chiến dưới sông bắn vào đội hình rút quân của ta. Trên đường cùng đơn vị rút vào làng, tôi cũng bị máy bay địch đuổi bắn, phải chạy chối chết, đã thế đôi giày lại há mõm, rất vướng víu, vừa lội ruộng bì bõm lại vừa trông trừng máy bay bổ nhào. Có lần đạn từ ca-nô bắn lên sạt qua mát cả vành tai, nhưng may mắn là cuối cùng cũng rút được an toàn. Đêm sau mới lại đánh nhưng không còn yêu tố bí mật bất ngờ nữa, vì vậy quân ta bị thương vong nhiều, tuy vậy vẫn đánh chiếm được núi Non Nước. Sau chiến dịch, tôi về báo cáo tình hình với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, đồng chí đã nghiêm khắc xử lý Chính ủy Hoàng Thế Dũng vì đã giao động tinh thần gây tổn thất lớn.
Cuối năm 1951, tôi đi chiến dịch Hoà Bình, ở cùng chỉ huy sở 308. Trận đó Trung đoàn 36 do đồng chí Hồng Sơn làm Trung đoàn trưởng đã chiếm được vị trí Tu Vũ, còn Trung đoàn 102 thì thất bại trong trận đánh đồn Làng Pheo phía nam thị xã Hoà Bình. Trên đường từ Hoà Bình về bản Quặng (ở Định Hoá – Thái Nguyên) chúng tôi đã được cưỡi xe jíp, trông thấy một con hổ đang nằm giữa đường, nhưng tiếc là súng lại để dưới ba lô, nhưng lấy ra được thì hổ nhảy vọt đi mất. Nếu không thì đã được bữa cải thiện tươi.
Tôi cũng đi chiến dịch Tây Bắc đánh Nà Sản, mục tiêu của ta là tiêu diệt cứ điểm Nà Sản nhưng không đạt. Rất khó khăn quân ta mới diệt được cứ điểm Mộc Châu (lúc đó tôi ở cùng sở chỉ huy Đại đoàn 316 do đồng chí Chu Huy Mân chỉ huy). Trên đường rời Nà Sản trở về cơ quan, tôi còn phải rẽ vào các trại thương binh để động viên anh em (tôi phụ trách công tác chính sách).
Sau đó tôi còn đi chiến dịch Sầm Nưa với cương vị Chủ nhiệm chính trị tiền phương. Khi quân ta qua ngầm Sốp Hào (ở thượng nguồn sông Mã biên giới Việt - Lào), địch đã biết trước nên rút chạy hết.
Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Lê Liêm phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đi tiền phương, đồng chí Đồng Sĩ Nguyên đại diện Cục Tổ chức ở sở chỉ huy tiền phương. Còn tôi được đồng chí Nguyễn Chí Thanh đem theo vào Thanh Hoá – Nghệ An động viên huy động dân công, lương thực, thực phẩm tiếp tế cho chiến dịch. Tôi chuyên đi theo dõi và kiểm tra các đoàn tiếp tế từ Thanh Hoá lên Mộc Châu. Đêm có lúc được ngủ lán ở trong rừng, có lúc tôi với chú Thỉnh (cần vụ) trải lá xuống đất thổi đệm hơi lên ngủ với nhau. Trong khi chúng tôi đi chiến dịch thì ở “nhà”, chị Lan vợ đồng chí Đồng Sĩ Nguyên đẻ sinh đôi hai cháu Việt và Bắc, vợ tôi thì làm bà đỡ bất đắc dĩ.
Thời gian làm việc ở Cục Tổ chức, tôi thấy mình đã chỉ đạo đơn vị mình làm được hai việc đáng kể: Một là trong công tác xây dựng Đảng, đã giữ được tiêu chuẩn kết nạp Đảng viên chặt chẽ, đồng thời đề ra chủ trương kết nạp tại chỗ các chiến sĩ hăng hái dũng cảm (gọi là kết nạp hỏa tuyến) nên Đảng bộ quân đội lúc đó thực sự có chất lượng, thực sự vững mạnh. (Có lần tôi được Bác Hồ gọi sang báo cáo tình hình Đảng trong quân đội cho Bác nghe. Làm việc xong Bác cho ăn cơm cùng, hôm ấy còn có cả một chị cán bộ cùng đến làm việc (trước tôi). Bữa cơm chỉ có ba Bác cháu, cơm Bác đãi chẳng phải tiệc tùng gì nhưng dẫu sao cũng còn hơn cơm ở cơ quan hàng ngày của chúng tôi toàn măng rừng với rau tàu bay. Vài miếng thịt, đĩa rau xào và bát canh cũng khiến chúng tôi ăn thấy rất ngon và no nê, vậy mà trong mâm vẫn còn mỗi thứ một ít. Tính Bác vốn ghét sự phí phạm, Bác thường nêu nguyên tắc “Đã ăn thì ăn cho hết, đã để thì để cho còn”, bữa này còn mỗi thứ một ít không đáng để lại nên Bác trút hết vào bát cho tôi và chị cán bộ. Đã no rồi không ăn thì sợ Bác nên phải cố gắng ăn cho hết, thế là bị một bữa căng hết cả bụng). Việc đáng kể thứ hai là trong công tác cán bộ: do bản thân tôi cũng như các anh em cán bộ trong Cục Tổ chức luôn đi sát chiến đấu, năm chắc tình hình năng lực và phẩm chất các cán bộ chủ chốt ở đơn vị nên việc đề đạt kiến nghị tuyển chọn cán bộ đã làm được khá chuẩn xác, ít sai sót. Và cũng vì nắm chắc cán bộ nên đã bảo vệ được nhiều cán bộ tốt, không để họ bị “tai nạn” vì sai lầm cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. (Thời kỳ cải cách ruộng đất, có nhiều “đoàn ủy cải cách” gửi nhiều thư, công văn lên Bộ tổng tư lệnh và Tổng cục Chính trị yêu cầu đưa cán bộ này cán bộ kia về địa phương để đấu tố, nhưng vì Cục Tổ chức và Tổng cục Chính trị sâu sát cán bộ và nhờ uy tín của đồng chí Nguyễn Chí Thanh nên đã ngăn chặn được việc đấu tố tai hại đó, bảo toàn được đội ngũ cán bộ quân đội. Nếu không, quân đội sẽ rối loạn khó mà đánh giặc được. Ví dụ như đồng chí Phạm Hồng Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) là con một địa chủ ở Bắc Giang, ông bố đã có đến một trăm mẫu ruộng. Đồng chí đó cũng bị “đoàn ủy cải cách” gọi về đấu. Qua theo dõi trong các trận chiến đấu, tôi đã biết và báo cáo đồng chí Nguyễn Chí Thanh là: đồng chí Phạm Hồng Sơn chiến đấu rất dũng cảm kiên cường, có trình độ, đánh giặc giỏi, bản thân đồng chí là người tốt và đi bộ đội lúc còn là sinh viên nên không dính dáng gì đến việc bóc lột của ông bố. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh đồng ý với Cục Tổ chức, kiên quyết bảo vệ đồng chí Phạm Hồng Sơn không đưa giao về cho “đoàn ủy cải cách”. Sau này đồng chí Phạm Hồng Sơn đã trở thành Trung tướng trong quân đội, tiếp tục lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mỹ).
Từ khi đồng chí Nguyễn Chí Thanh sang làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, không những đã thúc đẩy được công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội tiến lên một bước mới, mà còn làm đổi mới quan điểm về công tác cán bộ nữa. Lúc đó, cán bộ các cấp trong quân đội đang rất thiếu, rất nhiều đơn vị đã viết thư về Tổng cục xin cán bộ. Cục Tổ chức chúng tôi đã tham mưu cho Tổng cục Chính trị biện pháp giải quyết vấn đề đó (sau đề xuất này đã trở thành chỉ thị của đồng chí Nguyễn Chí Thanh) bằng cách trao quyền cho các đơn vị tự chọn “trong bó đũa lấy cột cờ”, ai có năng lực hơn thì đề bạt lên và có thể đề bạt vượt cấp. Ví dụ từ Trung đội trưởng có thể đề bạt lên thẳng Đại đội trưởng. Cách làm nói trên đã phần nào giải tỏa được vấn đề thiếu cán bộ, nhất là ở cấp cơ sở.
Với cương vị Cục trưởng Cục Tổ chức, phụ trách công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ, tôi đã có suy nghĩ, lo lắng cho tình hình cán bộ lúc đó, muốn sao giữ được phẩm chất cách mạng, giữ được sự kiên định về lập trường giai cấp và giữ được mối quan hệ hài hòa với trình độ năng lực về chuyên môn. Trong một cuộc họp cán bộ toàn bộ ba cơ quan của Bộ Quốc phòng (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần) tôi đã mạnh dạn nói thẳng suy nghĩ của mình với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Chúng tôi rất kính trọng những đóng góp của anh, nhưng đề nghị xem xét lại, có phải anh đã có phần thiên trọng trí thức, coi nhẹ công nông, coi thường cán bộ cũ?”. Tất nhiên sau này có cả tác động của đồng chí Nguyễn Chí Thanh và đồng chí Trần Đăng Ninh nên sau đó quân đội đã chú trọng đề bạt cán bộ công nông, cán bộ cách mạng cũ (như đồng chí Lê Đình Thiệp, Phạm Ngọc Mậu, Phạm Kiệt v.v... (Cán bộ cũ là cán bộ đã tham gia cách mạng từ thời còn bí mật).
Khi làm Cục trưởng Cục Tổ chức, tôi thường tự tay thảo các công văn chỉ thị của Tổng cục Chính trị về các mặt của công tác tổ chức để đồng chí Nguyễn Chí Thanh xem và ký. Đồng chí rất hài lòng, đã khen tôi và nói với các đồng chí trong Tổng cục nên học tập cách viết chặt chẽ, gẫy gọn đó của tôi.
Có một kỷ niệm quý đối với gia đình tôi khi ở Việt Bắc. Đó là về con gái thứ hai của chúng tôi: Minh Phương khi đó vẫn gửi ở trại trẻ con em cán bộ (để cha mẹ được rảnh tay đi công tác dài ngày). Phương rất ngoan và nhanh nhẹn, mỗi lần Bác Hồ đến thăm trại, nó đều nhanh tay bê ghế mời Bác ngồi. Bác Hồ rất quý, hay bế nó. Có lần Bác Hồ bế đã được nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định chụp cho tấm ảnh đang hôn má Bác. Tấm ảnh đã trở thành một biểu tượng về lòng thương yêu của Bác Hồ đối với nhi đồng, đã được trưng bày nhiều nơi, trở nên quen thuộc đối với nhiều người trong và ngoài nước.
Còn nhớ, thời gian từ năm 1950, Trung Quốc đã cử đoàn cố vấn sang giúp bộ máy của “Bộ Tổng” quân đội ta. Cục Tổ chức tôi cũng có một cố vấn tên là Hứa Pháp Thiện. Sau này khi làm Đại sứ ở Trung Quốc, tôi có nhờ Bộ Ngoại giao tìm và gặp lại đồng chí đó ở Bắc Kinh.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, tôi vẫn như các cán bộ ở “Bộ Tổng” đưa cả gia đình về Hà Nội. Lúc đó bà Mây từ Sài Gòn tìm về Hà Nội thăm quê, bà cũng tìm gặp tôi, bà cho 2 chỉ vàng. Theo nguyên tắc, tôi phải báo cáo việc đó cho đồng chí Trần Lương (tức Trần Nam Trung) phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đồng chí đồng ý cho nhận, tôi mới mang bán vàng đi lấy tiền tiêu pha một số việc cho gia đình. Lúc đó chúng tôi còn rất thiếu thốn: lương phát bằng gạo, cao nhất mỗi người khoảng 30kg/tháng, mỗi đứa con cũng được “lương” 10kg/tháng.
Năm 1955, tôi được đi cùng với đoàn đồng chí Võ Nguyên Giáp tham quan diễn tập ở Liêu Đông – Đại Liên (Trung Quốc). Có đi cả Hắc Long giang (giáp Liên Xô), tuyết lội đến đầu gối, bạn Trung Quốc phải phát áo lông mũ lông cho mọi người, nhưng cái tai vẫn lạnh như muốn rụng đi. Tôi được phía bạn cấp cho khoảng 600 nhân dân tệ, mua được ít vải, có cả vải thước gấm – vóc quý và một ít củ sâm. Tôi mời dì Lợi (bà dì đã có công cưu mang tôi khi tôi đi học trường tiểu học ở quê) ra chơi để dì được bồi dưỡng nghỉ ngơi ít ngày. Dì không vào được trong thành với nhà tôi, phải ở nhà anh Thọ (lúc đó cũng đã từ quê ra Hà Nội, thuê nhà ở phố Ngọc Hà). Lúc đó dì đã bắt đầu ho, tôi biếu dì một củ dã sâm để dì dùng, nhưng mấy năm sau dì vẫn không khỏi, lại phát thành ho lao rồi mất. Sau đó tôi còn đưa dì Đởm (mẹ kế tôi) ra Hà Nội và may cho bà chiếc áo bông bằng gấm.
Năm 1956, theo lời mời của Liên Xô, tôi được cùng đồng chí Phan Trọng Tuệ (là hai người đầu tiên) được Đảng cho đi nghỉ mát ở Sô-tri (bên bờ Hắc Hải). Lúc đó dân Nga rất quý Việt Nam, gặp đâu họ cũng hỏi thăm, có người không có gì làm kỷ niệm, liền đưa tôi cả chiếc tẩu thuốc đang hút. Nghỉ ở Sô-tri, ngoài đoàn khách Việt Nam còn có các đoàn khách quốc tế khác. Lúc đó tôi đang nghiện thuốc lá nặng. (Năm 1930, bố tôi dạy học ở Kiến An, huyện Tiên Lãng, đất thuốc lào, Tết đem về nhiều bánh thuốc do học trò biếu. Thế là tôi tha hồ hút thành nghiện từ năm 15 tuổi. Khi ra Hà Nội bỏ thuốc lào, nghiện thuốc lá. Khi bị Pháp bắt, ở tù tôi cũng tìm được cách dấu thuốc để hút, đi chiến dịch cũng mang kè kè máy túi thuốc lá sừng bò. Khi về Thủ Đô, buổi sáng không ăn lót dạ, chỉ uống vài chén nước chè, hút vài điếu thuốc rồi đi làm, đến nỗi phát bệnh loét hành tá tràng. Tôi cũng đã nhiều lần định bỏ thuốc nhưng không bỏ được). Tại nhà khách để rất nhiều thuốc và được hút thoải mái. Thấy tôi lúc nào cũng kè kè điếu thuốc cặp ở tay, bà bác sĩ trông nom sức khoẻ của đoàn khách tỏ ra không hài lòng, luôn tước đi điếu thuốc của tôi, xua tay và nói “Nhe na-đơ” (tiếng Nga “He Hago” nghĩa là “không nên”) – Có chuyện buồn cười: Lúc đó tôi gầy gò nhỏ bé và đã 40 tuổi nhưng bà bác sĩ cứ tưởng tôi mới 24 tuổi, có lẽ là bà cho tôi là quá trẻ và lại gầy yếu nữa, nên không muốn cho tôi hút. Tôi nể quá nên quyết tâm chừa thuốc. (Trước đây tôi cứ tự nói “hút hết bao này thì chừa”, nhưng rồi thèm quá lại đi xin anh em một điếu. Một điếu rồi hai, ba điếu... Xin mãi ngượng quá, đành phải mua, thế là lại không chừa được). Thật trớ trêu là tôi vừa tuyên bố kiên quyết đoạn tuyệt với thuốc lá thì hai hôm sau có bà ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Anh cũng đến nghỉ ở Sô-tri, mang theo rất nhiều hộp thuốc ba số 5 đến biếu nhà nghỉ và mọi người. Đối với dân nghiện thì “555” là tuyệt vời. Nhưng tôi vẫn đủ nghị lực để kiên quyết không hút, bỏ thẳng vào va ly đem về làm quà cho anh em. Khi về qua Bắc Kinh, cũng rất sẵn thuốc Trung Hoa bài và Đại tiền môn, tôi lại mua thêm về làm quà. Từ đó tôi chừa hẳn được thuốc lá. Khi còn hút thuốc, cứ đến mùa đông là rất hay viêm họng, ho ra bao nhiêu đờm rãi, từ khi bỏ được thuốc lá, tôi không bị như thế nữa.
Sau đó, có lần tôi còn được Đảng cho đi tham quan ở Cộng hoà Dân chủ Đức. Tôi thấy họ cứ cho đi nghỉ ở bờ biển phía Nam ít lâu rồi lại cho đi nghỉ ở vùng núi phía Bắc. Thời gian đó tôi bị sưng bọng răng, nói với cán bộ phụ trách, họ cho đi bệnh viện, tưởng là người ta sẽ chích và châm thuốc cho đỡ đau, ai dè họ tiêm thuốc tê rồi nhổ ngoéo luôn cái răng đau, thế là tôi mất chiếc răng hàm! Ở Đức, bạn cử người biết tiếng Pháp đi theo giúp đoàn. Thế nhưng trong ba người chúng tôi chỉ có tôi đã biết tiếng Pháp nhưng là vì bỏ lâu rồi nên ban đầu chỉ nói được bập bẹ, sau cố gắng nhớ lại dần dần mới giao tiếp được kha khá. Lúc kết thúc chuyến nghỉ (1 tháng) đã có thể lên phát biểu cảm ơn, chúc mừng v.v... Thời gian đó tôi học được ở người Đức hai điều: Tiết kiệm và khoa học. Họ lấy bữa ăn trưa làm giờ nghỉ, không đặt ra việc ngủ trưa. Còn khi mời cơm khách, dù khách quý cũng chỉ chuẩn bị đồ ăn vừa đủ, không để thừa lãng phí. Khi đưa khách đi thăm quan nơi nào, họ chỉ cần để một bà già hay ông già đeo chiếc máy ghi âm có những nội dung cần thuyết minh nhiều thứ tiếng, đến nơi nào cần, tuỳ theo khách biết tiếng nước nào thì bấm băng nói tiếng nước đó. Cách đó tốt nhất cho việc tham quan các viện bảo tàng. Như vậy tiết kiệm được không phải thuê người chuyên giới thiệu, cũng không cần phải dùng một người trẻ khoẻ, để người trẻ làm việc khác phù hợp hơn.
Đầu năm 1958, tôi được điều đi làm Chính ủy Quân khu Bốn. Trong Bộ chỉ huy quân khu lúc đó đã có đồng chí Nguyễn Đôn làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chủ nhiệm chính trị (sau đồng chí Đoàn Khuê thay), đồng chí Đoàn La làm Chủ nhiệm hậu cần, đồng chí Triệu Huy Hùng làm Tham mưu trưởng.
Trong Quân khu có 2 Sư đoàn bộ binh là 324, 325. Sư đoàn 324 là bộ đội từ Khu 5 ra, do đồng chí Bùi Sinh làm Sư trưởng, đồng chí Nguyễn Duy Đề làm Chính ủy. Sư đoàn 325 là bộ đội từ Trị Thiên ra, có đồng chí Hoàng Văn Thái (Thái râu) làm Chính ủy. Quân khu có 2 Lữ đoàn độc lập, một do đồng chí Giáp Văn Cương làm Lữ trưởng, một Lữ do đồng chí Hà Vi Tùng làm Lữ trưởng. Còn có một Trung đoàn pháo binh và một Trung đoàn toàn anh em dân tộc ít người từ Tây Nguyên ra, do đồng chí Y-bờ-lốc làm Trung đoàn trưởng. Quân khu có mở một trường huấn luyện bồi dưỡng cho cán bộ trong Trung đoàn, vừa giúp bồi dưỡng cán bộ cho Bạn Cam-pu-chia. (nhưng rất tiếc số cán bộ đó về Cam-pu-chia đã bị bọn Pôn-pốt giết hết). Quân khu cũng có một nông trường cà phê Phú Quý ở phía Nam quân khu.
Nhiệm vụ chính của Quân khu là lãnh đạo về mặt quân sự, chính trị, xây dựng lực lượng, bố phòng và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu như: Xây dựng đảo Cồn Cỏ làm cứ điểm tiền tiêu và xây dựng lực lượng cho Vĩnh Linh đối mặt với quân địch, nhất là phải chú trọng xây dựng vùng dân tộc thiểu số ở miền Tây Vĩnh Linh; cũng phải lo xây dựng vùng Cha Lo (Tây Quảng Bình) biên giới với Lào có nhiều dân tộc thiểu số, là địa bàn xung yếu. Ngoài ra hồi đó còn có việc giao dịch với phái đoàn Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế kiểm soát thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ.
Năm 1959, sau khi có Luật sĩ quan nhà nước đã tổ chức phong quân hàm hàng loạt cho cán bộ quân đội (trừ mấy đồng chí đã được phong từ trong kháng chiến chống Pháp và đặc cách như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiếu tướng Lê Thiết Hùng, thiếu tướng Nguyễn Sơn và trung tướng Nguyễn Bình). Bắt đầu phong quân hàm từ cấp tướng: Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được phong đại tướng; năm đồng chí Hoàng Văn Thái, Song Hào, Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh, Chu Văn Tấn (để có đủ đại diện ba miền Bắc-Trung-Nam và dân tộc ít người) được phong trung tướng; Khoảng 24, 25 đồng chí được phong thiếu tướng: Văn Tiến Dũng, Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo, Chu Huy Mân, Lê Quang Đạo, Nguyễn Đôn, Phạm Kiệt, Hoàng Sâm, Trần Sâm, Lê Quảng Ba, Vũ Lập, Lê Chưởng v.v... trong đó có tôi (Đoàn Khuê lúc đó chưa được phong đại tá, Lê Đức Anh mấy đợt sau mới được phong đại tá).
Cùng thời gian đó, Đại uý Coong-le ở Lào đã quay súng đánh lại quân Pa-thét Lào, Tiểu đoàn 2 của Bạn Lào phải chạy từ Khăng Khay về biên giới với Việt Nam và sang đất Quân khu Bốn, tạm đóng ở Mường Xén. Tiểu đoàn này do đồng chí Thao Tu làm chỉ huy. Quân khu Bốn được giao nhiệm vụ đưa lương thực, quân nhu lên cho quân ông Thao Tu người H’mông, tôi lên thăm tiểu đoàn còn mang cả thuốc phiện lên uý lạo ông Thao Tu vì ông mắc nghiện từ lâu. Sau này còn bố trí cho các đồng chí lãnh đạo Lào sang họp với Tiểu đoàn 2 ở Cửa Lò.
Hồi đó có chủ trương cho cán bộ được học lái xe ôtô. Tôi với đồng chí Đoàn Khuê cùng học lái xe một đợt. Hôm đi sát hạch ở Hà Nội, đến giữa dốc Đội Cấn (dốc Tập lái), giám khảo lừa tôi, bảo dừng lại để giao tay lái cho Đoàn Khuê, nhưng tôi không mắc lừa, cứ cho xe chạy tiếp lên hết dốc mới đỗ lại. Sau đó giám khảo còn bắt đi vòng vèo nhiều nơi, lại lừa bảo đi vào đường cấm nhưng tôi vẫn không mắc lừa. Thế là tôi thi đạt, được cấp bằng lái ngay. Đoàn Khuê tay lái non hơn, sử dụng số cũng chưa thuần thục, lại bị giám khảo lừa đi vào đường cấm ở phố Hàng Lược. Thế là bị đánh trượt. Biết lái xe cũng rất tiện, những lúc đi công tác đường dài, lái xe mệt mỏi, có thể lái đỡ các đồng chí ấy vài cung đường và tôi cũng thích lái xe. Một lần, đồng chí Ngọc lái xe cho tôi đi công tác, giữa đường vì phải tránh đàn bò mà đâm vào cột thông tin, xe bị ngã lộn ngược xuống ruộng. May tôi lại tỉnh táo nhanh tay mở được cửa cho mọi người thoát ra. Khi về đơn vị, ai cũng tưởng tai nạn xảy ra là do tôi cầm lái, hoá ra không phải. Tôi chưa bao giờ gây tai nạn khi cầm lái.
Thời gian làm Chính ủy quân khu Bốn, đóng ở thành phố Vinh, xa nhà những 300 cây số (lúc này nhà tôi vẫn công tác ở Tổng cục Chính trị, con cái cũng ở lại Hà Nội cả). Xa nhà tuy cũng hơi buồn song không phải lúc nào cũng có thì giờ mà buồn nhiều, vì công việc lúc đó cũng bộn bề lắm, lắm việc phải lo nghĩ, phải giải quyết. Mà ngẫm ra cũng có cái hay. Trước đây ở nhà riêng, nhất là khi còn nghiện thuốc, nghiện trà, tôi ăn uống khá tuỳ tiện, nhất là sáng ngày ra chỉ hút liền hai điếu thuốc, uống một chén chè đặc rồi đi làm việc, không ăn bữa sáng. Thời gian kéo dài, mình thiếu dinh dưỡng mà không biết. Bỗng một hôm thấy đau bụng ghê gớm. Đi khám bệnh, bác sĩ phát hiện tôi bị loét hành tá tràng do thiếu dinh dưỡng. Họ cũng chỉ giải quyết tạm bằng cách tiêm cho một mồi phong bế để khỏi thấy đau thôi, chưa xử lý gì hơn được. Vừa hay sau đó được vào Khu Bốn, ở đó tôi “ăn cơm tập thể nằm gường cá nhân”, ăn bếp “tiểu táo” với mấy đồng chí ở bộ tư lệnh Quân khu. Sáng nào nhà bếp cũng cho ăn cháo thịt hoặc phở, tôi ăn cũng dần thấy quen và ngon miệng (vì lúc đó đã bỏ thuốc lá rồi). Buổi trưa, buổi tối ăn cùng mâm với cả bộ tư lệnh, thức ăn tương đối khá, có đủ thịt, cá, rau. Một thời gian sau tôi thấy khoẻ hơn, trông có da có thịt chứ không gầy tong teo như trước, bụng lại không thấy đau nữa. Ra Hà Nội chụp phim thì bác sĩ kết luận là chỗ loét dạ dày tá tràng đã thành sẹo và khỏi hẳn từ đó cho đến nay.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá 3, tôi được bầu làm Đại biểu của tỉnh Nghệ An (vì khi làm Chính ủy Quân khu Bốn, tôi sống và làm việc ở thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An). Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (lần thứ 3), tôi được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng cùng với các đồng chí Trần Độ, Lê Quang Đạo, Nguyễn Thanh Bình v.v... (Lúc đó số ủy viên Trung ương rất ít, chỉ mấy chục người, đa số là Đảng viên những năm 30. Chính xác 47 ủy viên chính thức).
Hết chương IV
Cảm ơn Tễu!
Trả lờiXóaCụ 100 xuân rồi mà nhiều kẻ hậu sinh vẫn không tư duy bằng Cụ. Chúc Cụ vạn thọ!
Trả lờiXóaHK của lão tướng Nguyễn trọng Vĩnh rất thật cả những điều bất lợi cho ông . Đây là đức tính hiếm hiện nay ít người giữ được . Đọc những dòng HK của ông, riêng tôi học được tính chân thật, trọng nhân nghĩa của một bậc lão trượng . Rất cảm ơn lão tướng . Chúc Ngài trường thọ, khỏe mạnh , luôn là tấm gương trong sáng cho con cháu và các thế hệ sau .
Trả lờiXóaPhải công nhận rằng tổ chức của ĐẢNG cực kỳ chặt chẽ.Bó đũa chọn lấy cột cờ , đây là điều kiện tiên quyết để tiến tới mọi thành công. Bây giờ chọn cán bộ không được bài bản như trước kia, do vậy không tiến nhanh được , thậm chí còn tụt hậu.Con cháu ngày nay còn kém các CỤ hồi xưa nhiều quá.Phải chấn chỉnh lại về vấn đề này càng sớm càng tốt .
Trả lờiXóaKhông biết bác Vĩnh có biết ông Trương văn An và ông Trương Văn Lú ở Bắc Cạn.Một ông là lái xe cho tỉnh bộ Việt Minh,một ông là tỉnh đội phó tỉnh đội Bắc Cạn trong những năm 1947-1950.Hai ông nếu còn cũng tầm tuổi bác hoặc hơn kém vài ba tuổi.Ông An đã từng chở cụ Hồ từ HN lên Pắc Bó và có lấy trộm 2 xe ô tô của Nhật ở HN cho Việt Minh.Các cụ khi còn sống hay kể chuyện và ca thán rằng HỮU CÔNG VÔ LAO là sao hả bác.
Trả lờiXóaGay go quá. Lý lịch của cụ thế này, chúng tôi làm cách nào bỏ cụ vào rọ "phản động" với lại "thế lực thù địch" được đây?
Trả lờiXóaHồi ký của Cụ cực hay. Tôi cứ chờ từng chương để đọc. Tuy nhiên tôi đề nghị TS Nguyễn xuân Diện nói lại
Trả lờiXóavới Cụ Vĩnh xem lại thông tin: "Năm 1959, sau khi có Luật sĩ quan nhà nước đã tổ chức phong quân hàm hàng loạt cho cán bộ quân đội (trừ mấy đồng chí đã được phong từ trong kháng chiến chống Pháp và đặc cách như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiếu tướng Lê Thiết Hùng, thiếu tướng Nguyễn Sơn và trung tướng Nguyễn Bình). Bắt đầu phong quân hàm từ cấp tướng: Đồng chí Nguyễn Chí Thanh được phong đại tướng; năm đồng chí Hoàng Văn Thái, Song Hào, Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh, Chu Văn Tấn (để có đủ đại diện ba miền Bắc-Trung-Nam và dân tộc ít người) được phong trung tướng; Khoảng 24, 25 đồng chí được phong thiếu tướng: Văn Tiến Dũng, Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo, Chu Huy Mân, Lê Quang Đạo, Nguyễn Đôn, Phạm Kiệt, Hoàng Sâm, Trần Sâm, Lê Quảng Ba, Vũ Lập, Lê Chưởng v.v... trong đó có tôi (Đoàn Khuê lúc đó chưa được phong đại tá, Lê Đức Anh mấy đợt sau mới được phong đại tá)"
Theo sử sách thì Đồng chí Chu văn Tấn, Văn tiến Dũng được phong Thượng tướng năm 1959, chứ không phải trung tướng và thiếu tướng như trong đoạn hồi ký này. Người già nhầm lẫn là chuyện thường, nhưng nếu để nhầm lẫn (sự kiện kiểm chứng được) thì người đọc lại nghi ngờ những sự kiện khác (khi khó kiểm chứng).