Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG

Ô. Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng, đang bị cho là có bằng Tiến sĩ giả


THỬ LẬT LẠI HỒ SƠ ĐỂ HIỂU BẢN CHẤT
VỤ ÔNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG
KIỆN GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG


Thái Doãn Hiểu

Chúng tôi đã có điều kiện theo dõi việc tranh chấp về tờ báo khoa học “Asia-Pacific Journal on Computational Engineering (APJCEN)”, khởi động từ ngày 30/4/2014 khi ông Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng (HT.TĐT) viết thư [1] cho Ban Biên Tập quốc tế, rồi sau đó việc khởi kiện tại Tòa án Nhân dân Quận 9 TP. HCM, và cùng một lúc khởi tố hình sự tại Công An Q7, TP. HCM tháng 7/2014.

Bài này đã được chuẩn bị từ tháng 9/2014, nhưng hay tin HT.TĐT rút đơn kiện vào ngày 22/8/2014 và GS. Nguyễn Đăng Hưng (GS NĐH) đã cho qua, không phản tố, chúng tôi đã ngừng lại phản ứng, đồng ý để cho vụ việc lắng xuống.


Nhưng nay chúng tôi có được tin là vụ rút đơn kiện chỉ là một động tác tình thế, HT.TĐT đã vào đơn kiện lần 2 cũng tại quận 9 và GS NĐH đang ở nước ngoài, đã nhận giấy triệu tập ngày 18/12/2014 của thẩm phán Lê Long Toàn.

Không thể im lặng được nữa chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng.

Được GS NĐH cung cấp đầy đủ hồ sơ (xem phần tài liệu dưới đây), chúng tôi cho rằng việc này không chỉ là việc tranh chấp giữa cá nhân ông và GS. NĐH mà còn là việc liên quan đến học thuật nước nhà, đến việc nghiên cứu và công bố khoa học ra quốc tế, đến thể diện giới giáo dục và khoa học Việt Nam trước các nhà khoa học và nhà xuất bản quốc tế, đến các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam vừa mới ban hành nhằm khuyến khích các nhà khoa học Việt kiều hay nước ngoài tham gia phát triển giáo dục và khoa học Việt Nam.

Chúng tôi công bố bài này trước công luận, cho rộng đường dư luận, với mục đích thông tin cho cả nước và giới khoa học quốc tế quan tâm đến nội dung đích thực của vụ kiện, ngõ hầu ngăn chặn kịp thời những tác hại có thể gây ra vì hành động thiếu sáng suốt của HT.TĐT.

Hành động bất cập của HT.TĐT đã sớm tỏ rõ trước mặt 60 nhà khoa học quốc tế cuối tháng 5/2014 vừa qua [1].

Bài này có mục đích nhìn lại diễn tiến, xem xét các dữ liệu hồ sơ để thấy rõ tường tận trắng đen, đúng sai.

Cũng xin nói rõ ở đây chúng tôi trình bày sự việc một cách khoa học, nói có sách, mách có chứng bằng những hồ sơ kèm theo đáng số từ [1] đến [10].
 
Thật vậy, được biết một hợp đồng đã được ký kết giữa (GS NĐH và Hiệu trưởng ĐH. Tôn Đức Thắng (HTTĐT) ngày 27/7/2012 [2] với tư cách là cố vấn cao cấp, không ràng buộc thời gian hiện diện, với nội dung là tư vấn cho việc hoàn chỉnh kế hoạch, hỗ trợ phát triển nhóm nghiên cứu khoa học, quy tụ nhân sỹ quốc tế giúp ĐH TĐT phát triển khoa học công nghệ.

Điểm thứ tư liên quan đến vụ kiện là “Lên kế hoạch với sự hỗ trợ nhân sự và tài chính của ĐH TĐT, xây dựng một tạp chí khoa học bằng tiếng Anh với mục tiêu được cộng đồng quốc tế công nhận theo tiêu chuẩn ISI trong tương lai. Củng cố và đào tạo nhân lực có thể vận hành và đảm đương việc thẩm định bài vở cho tạp chí”.

Như vậy qua năm 2013, khi tạp chí APJCEN ra đời GS. Hưng đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra, chẳng những lên kế hoạch mà còn cùng với nhà xuất bản danh giá Springer thực hiện một tạp chí quốc tế thường trực trên mạng hội đủ điều kiện để đạt mục tiêu.

Sự có mặt của logo ĐH TĐT trên trang bìa, của ban Thư ký đặt địa chỉ chính thức tại ĐH TĐT xuất hiện trên trang giao diện của APJCEN ngay ngày đầu tiên đã giúp cho uy tín thương hiệu của ĐH TĐT sáng chói và vươn ra quốc tế. Một cách nghiễm nhiên ĐH TĐT đã trở thành thành viên song hành với cố vấn cao cấp của mình cùng với nhà xuất bản Springer sáng lập tờ báo.

Những tưởng HT.TĐT sẽ bằng lòng với vị trí danh giá ấy, nhưng không. Trước khi số thứ nhất của APJCEN xuất hiện trên mạng ông đã gởi cho GS.NĐH một thư bảo đảm trong ấy đưa ra những đòi hỏi rất quá đáng. Trong thư này [3] gởi ngày 27/2/2014 HT.TĐT ngang nhiên khẳng định:

“ĐH. Tôn Đức Thắng là đơn vị sáng lập tạp chí và GS là người được nhà trường phân công (bổ nhiệm) là TBT theo hợp đồng”.

Đây chính là một thư khai chiến đi đến việc chấm dứt mối tương quan nồng thắm giữa GS NĐH và ĐH TĐT.

Trước nhất, chưa bàn đến sự khiếm khuyết về những cơ sở học thuật, những đòi hỏi trên đây đã trắng trợn vi phạm hai văn bản có giá trị pháp luật. Thật vậy, thứ nhất, điều 4 của hợp đồng làm việc mà ông đã ký không hề nói đế việc phân công bổ nhiệm Tổng Biên Tập cũng như việc xác định ĐH. Tôn Đức Thắng là đơn vị sáng lập.

Thứ hai, để tránh phải vi phạm Hợp đồng sáng lập APJCEN [4] mà GS NĐH đã ký với Springer, GS NĐH đã bắt buộc nói không trong thư từ nhiệm [5] ngày 23/3/2014 như sau:

ĐH. Tôn Đức Thắng đã phân công (bổ nhiệm) tôi là TBT qua văn bản nào và trên cơ sở gì? Hợp đồng tôi ký với TDTU chưa hề nhắc tới từ TBT!

ĐH. Tôn Đức Thắng có cơ sở nào để tự phong cho mình là nhà sáng lập và việc phân công bổ nhiệm là việc của ban biên tập gồm 45 nhà khoa học tiếng tăm được nhà xuất bản danh giá SPRINGER tín nhiệm. ĐH. Tôn Đức Thắng không thể tự nhận cái của người khác và TDTU không có tư cách chuyên môn uy tín khoa học gì để phân công bổ nhiệm các chuyên gia khoa học cao cấp cả…

Điều lạ lùng là HT.TĐT đã biết rõ nội dung Hợp đồng sáng lập vì GS NĐH đã chuyển cho ông ngay sau ký một bản sao. Văn bản đó xác nhận ai đã ký Hợp đồng sáng lập APJCEN [4], và theo thông lệ những người ký hợp đồng sáng lập là đương nhiên được luật pháp coi như thành viên sáng lập thực thụ.

Tuy sau này HT.TĐT tìm cách nói không có ý định tranh dành tờ tạp chí vì phản ứng đanh thép của Springer thành viên chủ quản tạp chí. Nhưng ai cũng biết nhất là từ ngày GS NĐH công bố một hồ sơ gốc [6], ngay từ đầu (7/2/2013), HT.TĐT đã muốn: “Thành lập một tạp chí tiếng Anh có tầm quốc tế của Trường đại học Tôn Đức Thắng và tạp chí này thuộc về Trường đại học Tôn Đức Thắng”.

Sự tránh né của HT.TĐT trong đơn kiện tại Q9 đã mâu thuẩn với nội dung khởi tố hình sự GS NĐH tại Công An Q7. Báo chí đã đăng tải nội dung này [7] vì luật sư của HT.TĐT đã công bố nội dung nguyên đơn, bất chấp đây chính là hành động vi phạm luật tố tụng nhằm mục đích bôi nhọ GS NĐH. Đọc nội dung sau đây, ta thấy HT.TĐT đã không che dấu được chủ tâm đoạt lấy vai trò chủ quản APJCEN:

“Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng tố cáo ông Hưng “lừa đảo” khi “ngầm thỏa thuận với nhà xuất bản để gạt vai trò sáng lập, chủ quản của trường ra khỏi tạp chí…”

Quả thật HT.TĐT đánh giá quá thấp nhà xuất bản Springer, một trong ba nhà xuất bản lớn của thế giới. Họ chọn lựa ký Thỏa thuận với Ban Biên Tập vì họ cần các nhà khoa học chuyên ngành mà GS.NĐH là đại diện. Sau khi văn bản thỏa thuận đã có, GS. Hưng đã chuyển ngay về cho nhà trường một bản sao. Một lối hành xử danh chính ngôn thuận như vậy mà HT.TĐT lại cho là “lừa đảo”, “ngầm thỏa thuận để gạt vai trò sáng lập của trường ĐH TĐT” là thế nào? Những lời trên đúng là những lời phỉ báng vậy.

Ngoài ra trong thư cho toàn bộ Ban Biên Tập APJCEN và nhà Xuất Bản Springer [1], HT.TĐT đã cố tình xúc phạm GS NĐH khi viết:

1.Tôi đặt vấn đề về đạo đức và tính trung thực của Tổng Biên Tập Nguyễn Đăng Hưng (TBT NĐH)

2. Tôi không chắc là TBT NĐH có bằng Tiến sỹ đặc biệt như đã nhắc đến trong lý lịch khoa học.

Vậy mà trong đơn kiện tại Tòa Án Q9, HT.TĐT đòi GS NĐH phải xin lỗi ông! Ai phải xin lỗi ai đây cho phải đạo?

Cũng xin nhắc lại là trong thư trả lời [8] ngày 3/5/2014, GS. NĐH đã có lời ôn tồn cùng ông như sau:

“Tôi rất tiếc là trong thư nội bộ tôi viết cho Ban Biên Tập APJCEN (mà ông đọc được) tôi đã dùng chữ “arrogant” (để nói về nội dung thư của ông [3]) có thể làm ông cảm thấy bị xúc phạm. Tôi xin rút chữ ấy có thể gây cảm tính và xin thay bẳng các chữ khác diễn tả sự việc khách quan và phù hợp tình thế hơn. Đó là chữ “incorrect” hay “irrelevant”.
GS Hưng thêm :

“Tôi rất tiếc là chúng ta đã có bất đồng về APJCEN và bất đồng này đã làm sự cộng tác giữa chúng ta đã chấm dứt. Tôi mong mỏi sự chia tay này sẽ không phải quá căng thẳng vì thực lòng tôi vẫn còn giữ những kỷ niệm đẹp tại ĐH TĐT, nhất là giai đoạn tổ chức Hội Nghị khoa học ACOME”.

Một thái độ cầu thiện làm lành như vậy mà HT.TĐT không đáp ứng lại còn đưa đơn kiện, đòi đăng báo xin lỗi chính thức! Đây là một thái độ cố chấp quá đáng vậy.

Nội dung đơn kiện của HT.TĐT cũng có một điểm đáng ngạc nhiên. HT.TĐT đòi GD NĐH phải bồi thường 461.364.522 VNĐ, số tiền mà “ĐH TĐT đã phải chi trả cho việc thực hiện tạp chí APJCEN”. Được biết để minh chứng cho việc chi tiêu, nguyên đơn chỉ có bằng chứng là tiền lương trả cho GS NĐH theo hợp đồng lao động [2] từ 1/7/2012 cho đến 31/3/2014. HT.TĐT đã không có một hóa đơn nhỏ nào minh chứng cho chi tiêu trực tiếp cho tạp chí APJCEN. Làm sao có được vì APJCEN là của Springer và nhà xuất bản đã đầu tư 100% cho tờ báo.

Thực chất vấn đề là HT.TĐT đòi lại tiền lương về một hợp đồng lao động với GS NĐH, một hợp đồng đã được thanh lý theo thoả thuận [9] có văn bản và chữ ký của đôi bên. Chẳng lẽ HTTĐT và các luật sư của ông không biết là đi kiện về nội dung một hợp đồng đã thanh lý là vi phạm Luật lao động? Trên thực tế hành động này còn mang một tội danh khác là tội BỘI ƯỚC. Thật vậy, trên thoả thuận chấm dứt hợp đồng GS NĐH đã có nghi rõ [9]: “KHÔNG CÓ GÌ PHẢI BÀN GIAO VÀ TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC”.

Ngoài ra xem xét hồ sơ của nguyên đơn chúng tôi thấy có chuyên gia chung quanh ông tìm cách dành công, tự nhận đã làm đề cương và đã đứng ra thuyết phục nhà xuất bản Springer ủng hộ cho việc ra đời tạp chí APJCEN. Chúng tôi cho rằng HT.TĐT đã lầm to khi nghe lời họ. Thậy vậy, nếu đúng như thế tại sao họ không viết đề cương mới, tập hợp các nhà khoa học khác và thuyết phục Springer ủng hộ cho ra đời một tạp chí mới cho ông vui vẻ hả hê? Tại sao họ tư vấn cho HT.TĐT tiếp đi làm cái việc kiện tụng lung tung, gây tai tiếng không hay cho chính mình và trường mình!

Tóm lại, sau khi nghiên cứu đầy đủ các hồ sơ, sau khi xét vấn đề ở mọi khía cạnh chúng tôi không thấy có cơ sở gì cho một vụ kiện tụng. Có chăng chỉ là những thông tin thất thiệt với mục đích triệt hạ thanh danh của GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng, một giáo sư đại học, một nhà khoa học đã bỏ ra gần 20 năm của cuộc đời để về Việt Nam góp phần đào tạo nhân lực, phát triển giao lưu quốc tế cho các trường Đại học Việt Nam với những thành quả không thể phủ nhận được.

Thiết nghĩ những phát biểu vô căn cứ, những âm mưu nặc danh hay ra mặt nhằm mục đích xấu sẽ không thể nào đánh chìm được 40 năm hoạt động giáo dục và khoa học của GS NĐH, nhất là gần 20 năm đóng góp to lớn và hữu hiệu cho nền giao dục nước nhà.



Việc GS NĐH, tuy đã nghỉ hưu còn đứng ra thành lập tạp chí khoa học APJCEN, có sự ủng hộ của nhà xuất bản danh giá Springer, lại là một đóng góp đáng kể thêm, giúp các nhà khoa học trẻ Việt Nam nhanh chóng công bố các công trình quốc tế ra thế giới. Đây là một cống hiến đáp ứng yêu cầu phát triển, tăng cường giao lưu quốc tế mà Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển Khoa học và Công nghệ đã khẳng định.

Công việc này không có thù lao nhưng khá phức tạp, cần nhiều tập trung công sức.

Việc HT.TĐT kiện tụng quấy rầy GS. NĐH đã gây không ít phản cảm cho Ban Biên Tập quốc tế tạp chí APJCEN, cũng như đến lãnh đạo nhà xuất bản Springer.

Trong một bài viết trong tháng 8/2014 vừa qua [10], GS Phạm Quang Tuấn (Đại học New South Wales, Úc) đã phải thốt lên:

“Cho dù là thắng hay thua kiện, vụ kiện sẽ ảnh hưởng tai hại cho tiếng tăm của Đại học Tôn Đức Thắng… Giả sử Đại học Tôn Đức Thắng thắng kiện thì hậu quả lại càng tệ hơn vì sẽ gây công phẫn trong giới đại học và Việt kiều. Các giáo sư, chuyên viên ngoại quốc hay Việt kiều hẳn sẽ nhiều người ngần ngại hợp tác với trường. Không những thế, vụ này còn có thể gây tăm tiếng chung cho toàn thể giới Đại học Việt Nam”.
 

Liệu HT.TĐT có sớm ý thức được những tai hại nói trên, chấm dứt những hành động sai trái, không đi đến đâu, trở lại với lẽ phải vì quyền lợi chung của việc phát triển khoa học, công nghệ nước nhà, trong đó có việc phát triển Đại học Tôn Đức Thắng.

Thái Doãn Hiểu
TP. Hồ Chí Minh ngày 11/3/2015
_______________________

Tài liệu minh chứng:

[1] Thư LVD gởi cho BBT APJCEN
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/TDTU-Letter-to-APJCEN-Board1.pdf
[2] Hợp đồng ĐH TĐT – NĐH
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/Hop-dong_TDT_NDH.pdf
[3] Thơ bảo đảm của LVD
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/thư_LVD1.pdf
[4] Hợp đồng sáng lập APJCEN TBT-Springer
http://www.ndanghung.com/…/APJCE-Agreement-Springer_NDH…
[5] Thư từ nhiệm của NĐH
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/Kính-gởi-TS-Lê-Vinh-Danh.pdf
[6] Thư điện tử đêm giao thừa
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/e-mail-29-tet-cho-LVD.pdf
[7] Nội dung đơn tố cáo của ĐHTĐT tại Q7
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/CA-Q7_TT.pdf
[8] Thư TBT trả lời ông LVD
http://www.ndanghung.com/…/response-to-LVD_final.pdf
[9] Thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động TĐT-NĐH
http://www.ndanghung.com/…/upl…/thoa-thuan-nghi-viêc.jpg
[10] Vài ý kiến về việc Đại học Tôn Đức Thắng kiện Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
http://www.ndanghung.com/bai-viet/2014/08/29/gia-su-dai-hoc-ton-duc-thang-thang-kien-thi-hau-qua-lai-cang-te-hon-vi-se-gay-cong-phan-trong-gioi-dai-hoc-va-viet-kieu-cac-giao-su-chuyen-vien-ngoai-quoc-hay-viet-kieu-han-se-nhieu-nguoi-ngan-ngai.html/#more-9072
______________

Lời bình của Giáo sư Phạm Quang Tuấn:
FB:Pham Quang Tuan

Hiệu trưởng Lê Vinh Danh, kiêm bí thư Đảng ủy ĐH TĐT, không phải như những HT đại học ở ngoại quốc, ông ta chỉ là một cán bộ CS, lên chức nhờ những quan hệ chính trị, thành tích khoa học hầu như không có gì. Xem http://www.tdt.edu.vn/…/ban…/707-ngut-ts-le-vinh-danh. Ông ta chỉ có một bài báo quốc tế duy nhất, trong một tập san vô danh của một nhà xuất bản nhỏ, báo này không được ghi vào danh sách (index) của Thomson Reuters, tức là không được coi là đáng cho giới KH để ý. Ở trong danh mục “Bài báo khoa học đã công bố” ông ta liệt kê cả những bài báo trên báo phổ thông như Người Lao Động, Saigon Times Weekly, Tạp chí Chứng khoán, Tạp chí Cộng sản… Ở ngoại quốc, thành tích như thế chắc không bao giờ được mướn làm phụ tá giảng viên chứ đừng nói là hiệu trưởng (tôi hoàn toàn không phóng đại, sự thực là vậy). Tôi bắt buộc phải đưa ra những nhận xét này, không phải để dè bỉu ai, nhưng vì nó cho thấy là ông LVD không thể coi là một người trong giới hàn lâm, học thuật. Và việc đó giải thích hành động kiện cáo cũng như thái độ nhỏ nhen của ông, mà người trong giới học thuật với nhau không bao giờ làm.

Trên trang đó ông LVD cũng tự giới thiệu là “Học giả sau Tiến sỹ”, một “chức tước” không hề có trong nền KH thế giới. Trong tiếng Anh đôi khi ta thấy chữ “postgraduate scholar” , chữ này chỉ có nghĩa là người được học bổng (scholarship) để nghiên cứu thêm sau khi đậu TS.


.

9 nhận xét :

  1. Mới đọc đoạn đầu tôi thấy lo lắng quá. Lo rằng ông Lê Vinh Danh đang làm Hổ Danh giới trí thức khoa bảng của Việt Nam. Nhưng đọc tới đoạn cuối thì tôi thở phào: ông Lê Vinh Danh là "bí thư Đảng ủy ĐH TĐT". Khỏi lo cho giới trí thức. Chỉ thấy thương hại cho Đảng thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Ở VN việc mượn uy tín của các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài để lăng xê chon cá nhân và đơn vị của mình xãy ra nhiều lắm, đây mới chỉ là một trường hợp điển hình. Vì vậy các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài rất ngại về Việt Nam hợp tác phát triển giáo dục và khoa học kỹ thuật. Làm không tốt bị phản ảnh đã đành ; làm tốt cũng bị nghi kỵ, ngờ vực vì ganh ghét. Như thế nền giáo dục và KHKT nước nhà làm sao phát triển được vì phần lớn các bằng cấp GS, PGS chỉ là hư danh mà thôi. Họ sợ nếu làm giống như thông lệ quốc tế sẽ lòi ra cái dốt của mình.

    Trả lờiXóa
  3. Ông LVD này chưa xứng tầm với đại tướng Hai lúa chứ so sánh làm sao kiện với GS Nguyễn Đăng Hưng được,chỉ là quạ con với công mà thôi

    Trả lờiXóa
  4. Danh cùn trí mỏng Vinh quang giả
    Lê gót chuồng gà quẩn cối xay
    Dốt nát đua đòi Tôn vị thế
    Đức kém làm sao Thắng nổi người

    Trả lờiXóa
  5. Trường đại học Tôn Đức Thắng của Lê Vinh Danh cũng chỉ là một trường làng nhàng tốp cuối ở Sài Gòn thôi . Những năm vừa qua điểm chuẩn vào trường này chỉ vừa bằng điểm sàn giống như các trường Dân lập thôi chứ có gì mà Danh giá với Vinh Danh .

    Trả lờiXóa
  6. Ông cụ non Lê Vinh Danh năm 1983 thi đại học hải sản Nha trang rớt, sau đó vào trường vừa học vừa làm Lê Minh Xuân Q11 với ông cậu Trịnh .. Linh để nấu xì dầu hiệu quả dứa, năm 1986 học buổi tối ĐH kinh tế TP. HCM, sau đó qua Thái Lan mua cái bằng tiến sĩ về đi dạy, tiếp theo mua cái chức hiệu trưởng ĐH. TĐT chớ có Danh với Vnh cái gì.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi từng nghe bạn bè kể về những tiến bộ đổi mới trông công tác đào tạo và hợp tác quốc tế của DH TDT, đã từng thấy mừng và hy vọng nhưng xem ra mọi thứ chỉ là lời đồn thổi. Với một hiệu trưởng và ban giám hiệu không nhưng yếu kém về chuyên môn, trình độ nghiên cứu khoa học mà còn tệ hại về đạo đức ứng xử thề này thì sao mà khá được. Tôi nghĩ cậu ÚT hay học "giả" Lê Vinh Danh (LVD) này cũng một nhóm cả. Và cũng chẳng có gì lạ nữa khi biết LVD là bí thư Đảng Ủy. Ngẫm như bạn nào đó " thương hại cho Đảng", nhưng thương thực sự cho dân tộc mình.

    Trả lờiXóa
  8. O^i ! Lê Văn Út, Lê Vinh Danh các ngài GS.TS Việt Nam là như thế nầy hay sao ? Hệ thống chính trị VN ta ở đâu ? Ông Phạm Vũ Luận đang làm gì ?

    Trả lờiXóa
  9. Những năm thập niên 80 ông Lê Vinh Danh cùng người anh là Lê Vinh Dũng làm đầu nậu chuyên mua bán mọi thứ ở SG dưới cái vỏ bọc là của trường vừa học vừa làm Lê Minh Xuân Q11 do ông cậu Trịnh Nhật Linh làm hiệu phó. Nên nói không quá lời là Lê Vinh Danh là "tiến sĩ con buôn" kết hợp với Lê Văn Út là "tiến sĩ giang hồ".

    Trả lờiXóa