Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

CẢ MỘT BIỂN NGƯỜI ĐỔ VỀ CHÙA PHÚC KHÁNH ĐỂ CẦU AN

Hàng vạn người đổ về chùa Phúc Khánh
dự lễ cầu an
 

Tất Định
19:38 - 04 tháng 3, 2015

Do lượng người dâng sớ cầu an tại chùa Phúc Khánh (Hà Nội) quá đông (lên tới hàng vạn người), nhà chùa phải cắt phật tử phát lộc cho người dân ở cổng sau và phía ngoài đường.

Tối 4.3 (tức 14 tháng Giêng âm lịch), chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) tổ chức “Đại lễ cầu an cho mọi gia đình”. Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội trong việc cầu an, dâng sao giải hạn. Dịp đầu năm, nhất là vào rằm tháng Giêng, hàng vạn lượt người đến chùa làm lễ.

Theo một số phật tử phục vụ trong chùa, năm nay số lượng người dâng sớ cầu an ở chùa Phúc Khánh đông hơn mọi năm. Ước tính số lượng sớ lên đến gần 4 vạn, người đến lễ trong ngày 14 âm lịch cũng lên tới cả vạn người.

Đại lễ cầu an bắt đầu từ 19h đến 21h tối, nhưng từ 16h chiều, khuôn viên chùa đã không còn chỗ trống.

Chị Trần Thị Thanh (30 tuổi, Thanh Xuân, HN), đến chùa từ 16h chiều để ngồi đợi đến giờ lễ. Chị chia sẻ: “Tôi đến chùa lễ, cầu mong bình an cho cả gia đình trong năm mới. Rút kinh nghiệm năm ngoái đến muộn không có chỗ ngồi trong khuôn viên chùa nên hôm nay tôi xin nghỉ làm sớm để đến chùa”.

Bà Nguyễn Thị Minh Phương (63 tuổi, Khương Đình, Đống Đa, HN), một phật tử làm công việc phát lộc cho biết: “Do không gian chùa có hạn, lượng người đến lễ đông nên nhà chùa tổ chức phát lộc bên ngoài để người dân thụ lộc được đầy đủ”.

Khu vực phát lộc chia ra làm 3 khu chính, cổng sau chùa, đầu phố Vĩnh Hồ và cuối đường Tây Sơn.

Để đảm bảo an ninh, công an phường Ngã Tư Sở đã huy động tối đa lực lượng công an, dân phòng phối hợp với cảnh sát giao thông phân luồng, đảm bảo trật tự.

Từ 17h đến 18h chiều, tuyến đường Tây Sơn từ ĐH Thuỷ Lợi đến chân cầu vượt Ngã Tư Sở đã xảy ra hiện tượng ùn tắc. Cổng trước và cổng sau chùa đóng chặt, dòng người đổ về trước cổng chùa mỗi lúc một đông hơn.

Dịch vụ cho thuê ghế nở rộ, với giá 25 nghìn đồng/ghế, người dân ngồi tràn ra khắp đường đợi đến giờ lễ.


Một số hình ảnh trước giờ Đại lễ cầu an ở chùa Phúc Khánh:




Từ 16h, khuôn viên chùa Phúc Khánh không còn chỗ trống


Nhiều người đến sớm để hành lễ và tìm chỗ ngồi


Lực lượng an ninh dựng hàng rào để phân luồng giao thông


17h30, tuyến đường Tây Sơn, đoạn trước cổng chùa đã ùn tắc


Nhà chùa tổ chức phát lộc cho người dân ở 3 khu vực: cổng sau chùa, 
đầu phố Vĩnh Hồ và cuối đường Tây Sơn


Một số người tranh thủ ăn lấy sức, hầu hết người đến lễ đều nhịn đói chờ đến giờ hành lễ



Đúng 19h, Đại lễ cầu an chùa Phúc Khánh chính thức bắt đầu. Trời mưa phùn, hàng vàn người đội mưa đứng nghiêm cẩn vái vọng về phía chùa


Dòng người kẹt cứng đường Tây Sơn, từ ĐH Thuỷ Lợi đến hết đường Tây Sơn

10 nhận xét :

  1. Sao dân ta càng ngày càng mê muội khốn khổ thế nhỉ? cầu xin mãi chả được gì mà cứ đua nhau. chỉ béo mấy ông đội lốt tu hành, không biết chính quyền có được chia chác gì không mà thả lỏng cho mê tín dị đoan phát triển đến thế? Ông Phật dậy từ xưa làm lành lánh dữ. gieo nhân nào nhận quả ấy chứ dậy đâu bỏ tiền mua phúc đức. Điên hết rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Triết học Mark Lê Nin dạy: "Tôn giáo là công cụ mà giai cấp thống trị sử dụng để mê hoặc nhằm cai trị quần chúng".

      Xóa
    2. Vâng, đúng rồi khi đi học triết học ở đại học có nói thế mà. Cảm ơn. Tôi cũng nặc danh thôi, không có bọn tự phát nó lại gây sự!

      Xóa
    3. hết niềm tin trong đời thực thì phải đi tìm niềm tin trong tâm linh vậy.
      hy vọng kiếp sau ở âm giới không có điều 4 không có sự lãnh đạo ..vĩ đại ...quang vinh muôn năm.

      Xóa
  2. Chưa bao giờ thấy số người đi cầu an đông như thế này. Có lẽ vì những người cảm thấy bất an trong đời sống càng ngày càng nhiều, sức người chịu không kham nên cầu xin cõi linh thiêng độ hộ.

    Trả lờiXóa
  3. Xã hội bấn an, bất ổn, ... thì đương nhiên người Dân không biết bấu víu vào đâu, họ chỉ còn bấu víu vào các Đấng Cao Xanh và để cầu cho họ được may mắn mà thôi. Bao giờ cũng vậy cứ thời tắc lọan, thì cái mê tín dị đoan và cuồng tín lại nẫy sinh và đấy cũng là cách duy nhất của con người khi không còn niềm tin vào sự tồn tại hiện hữu.

    Trả lờiXóa
  4. Người dân mê tín ngày càng nhiều, chỉ riêng trong các chùa thôi cũng đáng báo động. Giáo hội PGVN nghĩ gì về vấn nạn nầy? Đạo Phật rất khoa học, không phải chỉ dựa vào những phát biểu của những nhà khoa học lớn trên thế giới mà tự nó đã khoa học rồi nhưng từ lâu Giáo hội PGVN chưa chỉ rõ cho tín đồ thấy điều đó mà cứ chạy theo những thị hiếu tầm thường của quần chúng,thật đáng buồn thay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đạo Phật rất khoa học, điều đó không cần bàn cãi. "Người ta" cũng biết tỏng như vậy nhưng vẫn lờ đi, không muốn nói rõ cho tín đồ hiểu. Nếu tín đồ hiểu rõ đạo Phật rất khoa học thì họ sẽ ở nhà tự tu hành chứ không ai đến chùa làm gì! Đơn giản như vậy mà còn phải hỏi? Trong bài "Ảo tưởng tôn giáo và nhiệm vụ của lịch sử" K.Marx viết :"tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân". Đứng ở góc độ nầy thì câu nói trên có thể đúng!

      Xóa
  5. Xã hội này ai cũng cảm thấy bất an từ những kẻ quyền cao chức trọng đến hạng thứ dân bán mặt cho đất bán lưng cho Trời ! Sống trong tâm lí bất an đó ai cũng ra sức chụp giựt, gom góp . Người được nhiều kẻ được ít, có kẻ mất trắng . Vậy nhờ ai giữ cho bây giờ ? Chỉ còn thần thánh vô tư, đại lượng từ bi như Phật Tổ là chỗ tin tưởng được thôi . Cho nên ngày tháng đầu năm đến cầu khẩn với Thần Phật mong được chút bình an thư thái tâm hồn để bước vào những ngày tháng cầy bừa, cạnh tranh , như bước vào chiến trường mới, không đổ máu mà khốc liệt . Cái tương lai dân tộc là đây ? Sống , tin tưởng vào ân lộc từ cõi hư vô !

    Trả lờiXóa
  6. Phật dạy "Vạn pháp do tâm tạo". Vạn pháp là vạn vật, pháp là vật có hình dáng và đặc tính riêng biệt mà khi nhìn vào ai cũng biết đó là vật gì. Có hai loại pháp do tâm tạo, một là tạo danh (tên gọi) cho những thứ có sẳn trong tự nhiên như trời trăng, sông núi, cây cối, thú vật...hai là tạo sắc (hình tướng) gồm những phương tiện, dụng cụ, đồ vật xử dụng hàng ngày như nhà cửa, bàn ghế, xe cộ, quần áo...Như vậy, tiên phật, thánh thần, ma quỉ đều do ta tự phong, tự áp đặt chứ thật sự mọi thứ đều do duyên sinh, duyên hợp thì thành duyên tan thì hoại chứ không có thật tướng. Tranh tượng, ấn tín và những cái gọi là linh vật cũng vậy, đều do con người tạo ra thế thì tại sao lại phải lễ lạy, van xin, cầu khẩn, tranh cướp để được những thứ đó ban ân huệ hoặc không giáng họa cho mình? Vô lý quá có phải không? Trở về đời sống tâm linh là trở về với cái tâm trong sáng, thanh tịnh, lương thiện, chân thật, đẹp đẻ thường hằng trong ta kia chứ không phải trở về với những thứ lễ nghi vừa hình thức vừa mang màu dị đoan mê tín như thế chẳng ích lợi gì mà còn tạo thêm nhiều khổ đau thất vọng. Phật đã dạy rõ ràng, trong tám cái khổ có "cầu bất đắc khổ", mình cố gắng mong cầu ơn trên tiên phật thánh thần liệu có được như ý không? Nếu không được vậy thì mong cầu làm gì cho khổ vào thân? Trong đời sống tâm linh, không ai ban phước giáng họa cho mình hết mà chỉ tự mình tạo phước và rước họa mà thôi. Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ, tổ tiên mình đã dạy biết bao đời nay rồi. Chúng ta lúc nào cũng ca ngợi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhưng không noi gương Ngài phải "cư trần lạc đạo thả tùy duyên..." cho nên mới không an trú trong hiện tại. (Tịnh Nghiệp cư sĩ)

    Trả lờiXóa