Thử giải mã câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu
tặng Hoa hậu Kỳ Duyên
Tiểu Linh Bảo
Gần đây, không ít người đã hỏi và bàn luận về câu đối mà giáo sư Vũ Khiêu tặng hoa hậu Kỳ Duyên khi cô tới thăm ông vào dịp Tết. Các vị cao niên nho sĩ thì thâm thúy, viết đấy mà dường như cứ muốn để người ta tự cảm thụ lấy vậy , ai hiểu sao cũng được họ chẳng quan tâm. Dẫu vậy thì với tôi, câu đối viết tặng Kỳ Duyên là một trong những câu đối hay, tinh tế và thâm thúy nhất của giáo sư.
Chị ra đi bát ngát Đông Tây, một cánh buồm son làn gió cuốn
Anh ở lại ngậm ngùi kim cổ, nửa bình rượu trắng ánh trăng soi.
Câu đối trải dài , mỗi câu 14 chữ, âm điệu đầy buồn thương, đọc lên ai cũng hiểu chị dạy học ngôn ngữ đông tây, anh nghiên cứu sử học, văn hóa kim cổ, nhưng sao mà tình cảm người viết lại sâu lắng, ngậm ngùi đến thế. Viếng giáo sư Phạm Huy Thông, người bạn tri kỷ vốn đầy tương đồng tương hợp, lại là thi sĩ của bài “Tiếng địch sông Ô” nổi tiếng một thời, ông viết :
Tưởng cầm kỳ thi họa thong dong bỗng bát ngát Ô giang hồn Hạng Tịch
Đang nam bắc đông tây hò hẹn sao vội vàng tiên cảnh gót Lưu Lang.
Người đọc vừa ngậm ngùi vừa nhận ra phong thái lãng tử ngày nào của chàng thi sĩ Huy Thông đầy tài hoa mà mơ mộng
Vũ Khiêu cũng viết những câu đối thâm thúy , sâu sắc pha âm hưởng hài hước mà phải suy nghĩ đôi chút mới thấu hiểu hết. Ông có một người bạn thân rất tài hoa, am hiểu văn hóa sâu sắc, là cán bộ cách mạng nhưng bỏ việc về nhà đọc sách ngâm thơ và làm thợ đồng hồ kiếm sống. Đồng cảm với bạn, ông viết tặng câu đối ngày xuân :
Bảy mươi xuân, quay ngược thời gian, từng giờ, từng phút, từng khắc, từng giây, nghĩ mình chẳng thẹn
Mồng một tết, nhìn ngang thế lộ, ai chậm, ai nhanh, ai sai, ai đúng, rót rượu cùng say.
Đọc câu đối, ban đầu chỉ thấy toàn là thời gian và đồng hồ, nhưng suy ngẫm kỹ mới nhận ra cái ông thợ đồng hồ này không tầm thường chút nào, đầy khí phách, đầy tài hoa, vậy mà vẫn thấy có gì đó làm ta cay cay sống mũi, một cái gì đó như oan trái , như bi thương…
Trường hợp câu đối tặng Kỳ Duyên lại là một trường hợp đặc biệt. Có lẽ vì thế mà nó gây ra không ít tranh luận. Thực ra, viết câu đối mà để tặng người đẹp mà lại đẹp nhất nước nữa thì thật khó. Điều gì là tiêu biểu nhất cho một người đẹp nhỉ. Tất nhiên là nhan sắc rồi. Vậy thì tặng người đẹp hẳn là phải ca ngợi nhan sắc rồi. Vũ Khiêu viết “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc”. Câu này khen đẹp thì đúng rôi, nhưng nếu chỉ là khen đẹp thì không đủ, lại nghe như hơi sáo. Tại sao lại như vậy, Vũ Khiêu vốn là bậc thầy về ngôn từ mà.
Kỳ Duyên hơn chắt nội gái của cụ Khiêu có vài tuổi. Tức là cô chỉ vào loại cháu chắt của cụ. Vậy thì cô còn trong sáng lắm. Ở đây vế đối không còn là sự ca ngợi sắc đẹp nữa rồi. Ôi, người đẹp đâu phải chỉ là đẹp, bởi vì nói sâu ra “hồng nhan bạc mệnh”, người đẹp là đa đoan, là nàng Kiều bán mình chuộc cha, là Tây Thi oan trái, là Chiêu Quân cống Hồ, là Huyền Trân Công Chúa bi ai, là Nguyễn Thị Lộ đầu rơi máu chảy, là Hồ Xuân Hương “chém cha cái kiếp lấy chồng chung”…. Cuộc đời luôn phũ phàng với người đẹp mà mấy ai thấu hiểu.
Vũ Khiêu muốn nói với Kỳ Duyên, con đẹp lắm, không chỉ là vẻ ngoài đâu mà còn cả tâm hồn nữa, tâm hồn con trong như ngọc. Nhưng mà con không biết đâu, trí tuệ, bản lĩnh của con, dù có đẹp như vẻ ngoài đi chăng nữa thì cũng mới chỉ như bông tuyết trắng mà thôi, còn quá non nớt, dại khờ, quá yếu ớt, mảnh mai trong cuộc đời phũ phàng, bon chen, đầy những cạm bẫy và miệng lưỡi thị phi này. Cụ muốn tìm một lời khuyên giải cho người đẹp còn quá non dại kia nhưng thật khó khăn quá.
Là người nhân đạo, cũng rất dễ bị tổn thương như cô, cụ hiểu mình không thể nói một cách phũ phàng rằng con ơi, hãy cẩn thận, hồng nhan là bạc mệnh đấy. Cụ tìm đến ông Lý Bạch trong vế đối thứ hai với nguyên văn một câu thơ mà ai cũng biết. Nhưng câu thơ này cũng chỉ là ca ngợi người đẹp thôi, chẳng phải để khuyên bảo gì “ Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”, chỉ có nghĩa là mặt tưởng là hoa, áo ngỡ là mây. Cụ ghé tai Kỳ Duyên rồi bảo nhỏ :” Ông chỉ tặng con vế thứ nhất thôi, còn vế hai là Lý Bạch tặng con đấy”
Kỳ Duyên nghĩ như mình được khen vậy. Cô sẽ rất vui. Nhưng rồi về nhà, một lúc tĩnh tâm nào đó, cô có bất ngờ đọc Lý Bạch chăng, hoặc có lúc nào đó cô sẽ ngồi một mình và nhận ra được chăng, cái người đẹp “vân tưởng y thường hoa tưởng dung” mà họ Lý ngợi ca ấy mới thật là người bất hạnh biết bao, bởi nàng chính là Dương Quý Phi. Nàng đã phải trả giá cho nhan sắc bằng chính tính mạng của mình. cuộc đời đã đưa nàng lên chín tầng mây ngũ sắc để rồi lại giết chết nàng một cách tàn bạo và oan nghiệt nhất.
Vũ Khiêu đồng cảm với Kỳ Duyên bằng tâm hồn và trí tuệ của một người trí thức, một người yêu vẻ đẹp tinh khiết, vẻ đẹp luôn gắn với sự khổ đau. Bởi lẽ trí thức chân chính cũng giống như người đẹp vậy, đều đa đoan bạc mệnh cả. Nguyễn Trãi từng viết “ Cổ lai thức tự đa ưu hoạn”, nghĩa là xưa nay những người trí thức bao giờ cũng gặp nhiều ưu hoạn, và bản thân Nguyễn Trãi cũng đã không chỉ gặp ưu hoạn đơn thuần mà còn cùng cả họ tộc rơi đầu vì chính tri thức của mình. Vũ Khiêu cũng đã từng ưu hoạn như vậy với cuốn “Đẹp” viết vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi nó đã cùng với tác giả bị vùi dập tơi bời…
Bởi vậy câu đối của giáo sư Vũ Khiêu không phải chỉ là lời chúc mừng thường tình cho người đẹp, mà sâu xa hơn, nó là một sự ngậm ngùi, một sự thương cảm cho một cánh hoa mỏng manh, non nớt trước cuộc đời đầy giông gió.
_____________
Tễu' Blog: Đúng là lời của phường điếm chữ!
Chả lẽ báo Lao Động cũng đồng lõa với phường điếm chữ!?
Có bênh cụ Vũ Khiêu cũng phải kiếm kẻ kha khá một chút chứ, mới đáng mặt tờ báo quốc doanh chứ!?
Hay là Lao Động mượn mồm thằng Tiểu Linh Bảo chửi cụ Vũ Khiêu một trận nữa nhỉ! ?
Đang định dừng các bài về Cụ Vũ Khiêu để cụ và mọi người nghỉ ngơi thong thả ngày xuân thì Báo Lao Động lại phát bài. Có lẽ là cứ phải rông dài trò chuyện về cụ vậy!
.
Dù đã non trăm tuổi, nhưng tâm hồn vẫn còn dâm trẻ, thì Ông Vũ Khiêu này vẫn mãi thưở 13 thôi mà.
Trả lờiXóaĐúng là trẽ mãi không già, già mà không chịu lớn . Ta phải thương người mãi non trẻ vậy !
khen thế này thì bằng 10 chửi cụ và cô Duyên kia
Xóa"Bởi lẽ trí thức chân chính cũng giống như người đẹp vậy, đều đa đoan bạc mệnh cả"
Trả lờiXóaÔng Vũ Khiêu khỏi lo đa đoan bạc mệnh . Ông có là trí thức chân chính đâu, chỉ là trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa thôi . Vì vậy, ông sống đến trăm tuổi và đạt được những danh vọng rất cao quý "đỉnh cao trí tuệ" từ Đảng của mình .
"Dẫu vậy thì với tôi, câu đối viết tặng Kỳ Duyên là một trong những câu đối hay, tinh tế và thâm thúy nhất của giáo sư"
Bá Nha lộn ngược thì cũng phải có Tử Kỳ lộn ngược . Ai cũng kêu dở, chỉ mình tác giả bài này khen là "hay, tinh tế và thâm thúy nhất", vậy tác giả này chính là Tử Kỳ của câu vừa đạo văn vừa dung tục của ông Bá Nha lộn ngược Vũ Khiêu . Hay nói đúng hơn, Tiểu Linh Bảo, tác giả bài này, và ông Vũ Khiêu có cùng tầm văn hóa .
Cũng là một điều đáng tự hào!
Thiên tài xuất chúng như Einstein thuộc loại hiếm, thì âm Einstein trên đồ thị tri thức của loài người cũng không dễ gì có được .
Chúng ta nên trân trọng 2 vị -Tiểu Linh Bảo và Vũ Khiêu- này như nguyên khí của Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa . Không phải lúc nào, thời nào cũng có . Chỉ có thời Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều này mới ra ngõ là đã đụng cả đống rồi . Có muốn tránh cũng không được .
bác này nhận xét hay quá!
XóaKhen thay !
Trả lờiXóaTiểu Linh Bảo :
Lời đề cao Vũ Khiêu,
Ý lật nhào Khiêu Vũ.
Khiến Vũ Khiêu mất ngủ
Bởi : Một lũ hậu sinh
Rình "cụ" hôn hoa hậu.
Rồi nói xấu, chửi quàng.
Mồm miệng chúng oang oang,
Dầu loang không sánh kịp...
Khen thay !
Tiểu Linh Bảo :
Lời đề cao Vũ Khiêu,
Ý lật nhào Khiêu Vũ .
Xin trân trọng cảm ơn TỄU quý mến !
Khiếp!
Trả lờiXóaÔi dào,
Trả lờiXóatrên đời thiếu gì thợ nâng bi thổi kèn vét máng chuyên nghiệp.
Lại còn có thợ nâng bi bậc hai nữa,
nghĩa là nâng bi cho thợ nâng bi.
Trí như bạch tuyết tâm như ngọc.
Trả lờiXóaTieuLinhBao bình luận về VuKhieu là bậc thầy về ngôn ngữ... Trời ơi, nếu không nói ra có ai bảo là cấm khẩu đâu?
Vì cụ Vũ Khiêu là "anh hùng lao động" nên báo Lao Động phải khen cụ chứ.
Trả lờiXóaNghe cái tên "Tiểu Linh Bảo" mà thấy sặc mùi Tầu.
Là cháu của "Đại Linh Tinh" ý mà.
Xóa"Bởi vậy câu đối của giáo sư Vũ Khiêu không phải chỉ là lời chúc mừng thường tình cho người đẹp, mà sâu xa hơn, nó là một sự ngậm ngùi, một sự thương cảm cho một cánh hoa mỏng manh, non nớt trước cuộc đời đầy giông gió."???
Trả lờiXóaVậy đây là điếu văn của già Khiêu viết cho người khác? Tiểu Linh Bảo viết hơi bị... đần.
Tôi thấy Tiểu Linh Bảo đáng mặt nhà báo chân chính.
Trả lờiXóaTheo Nặc danh03:34 Ngày 02 tháng 03 năm 2015
"Bởi lẽ trí thức chân chính cũng giống như người đẹp vậy, đều đa đoan bạc mệnh cả"
Ông Vũ Khiêu khỏi lo đa đoan bạc mệnh . Ông có là trí thức chân chính đâu, chỉ là trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa thôi . Vì vậy, ông sống đến trăm tuổi và đạt được những danh vọng rất cao quý "đỉnh cao trí tuệ" từ Đảng của mình . Như vậy Tiểu Linh Bảo đã cửi khéo cụ Vũ Khiêu.
Hai nữa theo Tiểu Linh Bảo, Cụ Vũ Khiêu thâm thật!
Tiểu Linh Bảo đã vạch trần được tội ác của chế độ này thông qua cụ Vũ Khiêu hay Tiểu Linh Bảo đã hiểu được Cụ Vũ Khiêu chửi khéo chế độ này?
Theo Tiểu Linh Bảo, bài thơ toát lên một điều: "Người đẹp, tâm hồn trong trắng như KỲ Duyên mà sống dưới chế độ đầy cạm bẫy này thì cũng giống như Dương Quí Phi, lấy lấy con rồi lại lấy bố (đã có trường hợp xảy ra hiện nay rồi đấy), đến khi bị tội chết còn bị lính hiếp dâm xác chết".
Tiểu Linh Bảo tài thật, tài đến thế là cùng. (Xin Tễu đừng xóa còm này).
Hình như hệ thống tư duy và tiêu hóa của Tiểu Linh Bảo bị lộn ngược. Thế thì kinh quá. Cụ VK thật đáng thương.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa(Cụ ghé tai Kỳ Duyên rồi bảo nhỏ :” Ông chỉ tặng con vế thứ nhất thôi, còn vế hai là Lý Bạch tặng con đấy”)
Trả lờiXóaAha ! Tiểu Linh cố ý rặn vào mồm VK câu nói này để chống chế cái tội đạo văn. Nhưng lão ta đạo văn có hệ thống rồi nhỏ Linh ạ!
Cái chữ "Rặn" này dùng đắt quá.
XóaCảm ơn nặc danh 13:26.
Theo tôi nếu cụ GS không tặng "nụ hôn" cho cô bé HH thì hơn, và sẽ không có chuyện gì xẩy ra đầu xuân này. Cụ sẽ ăn ngon ngủ kỹ để cụ lấy lại sức khỏe làm việc cho Đảng cho nhân dân. Theo thông lệ người ta chỉ tặng chữ hoặc câu đối cho người đồng niên hoặc bạn hữu chứ không có kiểu tặng cho cô bé HH ít tuổi này vì có giỏi đến mấy cô HH này cũng không hiểu hết thơ Lý Bạch đầy gơi cảm này. Ví như ông nội tôi rất hay chữ, hàng năm ông tặng bạn bè ngang tuổi chứ chưa bao giờ tặng cho chúng tôi cả. Vậy có lẽ đây là trường hợp bất thần ngẫu hứng của cụ. Thôi hãy thông cảm cho cụ và nên kết thúc tranh luận ở đây thì hay hơn.Có người chê, có người nói đây là bình thường. Nhưng tốt nhất là không nên làm như thế nữa cụ ạ.
Trả lờiXóaTiểu Lịnh Bảo là "vị" hay "đứa" nào sao không lộ mặt ?
Trả lờiXóaTiểu Linh Bảo là con của Tiểu Linh Đồng,là người Tàu mang bộ mặt khỉ Giả Hành Tôn đấy mà
Trả lờiXóaNgoài mấy chuyện tầm phào của cụ Vũ Khiêu. Có cái lạ là một nhà báo của một báo lớn quốc doanh mà sao không viết danh xưng của một người lớn, có tên có tuổi nhỉ? Ít ra cũng phải vào đề bằng từ cụ, ông, ngài, giáo sư hay gì gì chứ. Kiểu viết Vũ Khiêu - Kỳ Duyên nghe ngồ ngồ giống kiểu viết về đôi nam - nữ ý.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNếu là một nhà báo thực sự có lòng tự trọng thì không ai dám viết bài nâng bi ông đạo sư VK trong scandal "ông già hít hoa hậu" này cả vì bản chất của sự việc quá trần tục, quá lộ liễu không cần phải phân tích hay giải thích thêm bất cứ điều gì. Chỉ có những kẻ "điếm chữ" (xin phép TS NXD) như Tiểu Linh Bảo mới không biết xấu hổ mà thôi.
Trả lờiXóaCầm nhầm...bút.
Trả lờiXóaQuốcsư ơi hởi quốc sư,
Tu tập chưa nghiêm, Đạo chữa dày.
Tưởng dùng giấy mực cùng nghiên bút,
Té ra vặn vẹo với bút Tây?!
Chỉ có 2 đứa ngửi rắm cụ Khiêu rồi khen thơm là tiểu linh bảo và báo lao động (quá khinh nên không viết hoa)
Trả lờiXóaHữu xa tự nhiên hương . Có bốc cũng chẳng thơm hơn !
Trả lờiXóaTiểu Linh Bảo (TLB) là ai? Không biết hơn ông VK bao nhiêu tuổi và bao nhiêu bằng cấp huân huy chương mà nói “xếch mé” vậy. Đọc kĩ bài mới thấy TLB chửi khéo ông VK là đạo thơ Lý Bạch tặng cho hoa hậu. Từ khi đọc bài này (nếu hoa hậu đọc) sẽ thấy lo cho số phận mai sau. Vì TLB đã dẫn chứng một loạt hồng nhan bạc phận nhằm đe hoa hậu liệu chừng mà lo. Mà lo thật, mới khai xuân đã khai ngay bao “ném đá” rồi thì không lo sao được.
Trả lờiXóaVới Tiểu Linh Bảo thì cứt ông Vũ Khiêu cũng thơm.
Trả lờiXóaTiểu Linh Bảo đã ghé tai nghe được câu nói cụ VK tặng thơ Lý Bạch cho cô bé KD, sao TLB lại im re, không nhắc cụ đừng nên tặng kiểu ấy. Cụ VK chắc biết rõ nguồn gốc câu thơ này là nằm trong bài Thanh Bình điệu của thi tiên Lý Bạch, trong cơn cuồng si dung nhan rạng rỡ của Dương Quý Phi sau đêm hoan lạc với Đường Minh Hoàng mới sáng tác ra bài thơ nổi tiếng này. Mà Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ nhân của tàu, nhưng là dâm nữ nổi tiếng, thế thì cụ VK có dụng ý gì mà tặng thơ sexy này cho cô bé hoa hậu đoan trang trong dịp xuân về.
Trả lờiXóaHay với cách viết này, anh bạn TLB và báo LĐ chơi xỏ cụ già lẩm cẩm 99 tuổi???
Sống thêm ba kiếp nữa Kỳ Duyên cũng không hiểu hết ý của Vũ Khiêu theo như cách giải thích của Tiểu Linh Bảo. Và té ra là không phải VK hôn KD mà là đang ghé tai nói thầm ???
Trả lờiXóaChữa thẹn như thế thì phô quá đấy đòng chí có bút danh Tiểu Linh Bảo ạ! Chữa như thế bằng chửi cha cả 2 người trong cuộc. thà cứ im đi thì hơn.
Trả lờiXóaNói nhỏ thôi nhé, không được cho người thứ 9 biết đâu nhé, Tiểu linh Bảo là GS quốc doanh Đặng Vũ Cảnh Khanh con trai quý của cụ VK đấy. Ông này mỗi năm phải viết vài bài về cụ cố để còn dựa oai. he he. Bí mật nhé. Ths
Trả lờiXóa