Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Đào Thu: CHỈ HÔ KHẨU HIỆU LÀ KHÔNG ĐỦ, CẦN PHẢI HÀNH ĐỘNG

Chỉ hô khẩu hiệu là không đủ, 
chúng ta cần hành động

Đào Thu 

Hôm nay là 14 tháng giêng âm lịch, theo thông lệ hàng năm, chùa Phúc Khánh lại làm lễ cầu an. Buổi lễ này được coi là lễ lớn nhất trong năm của chùa, với hàng vạn người tham dự. Năm nào báo chí truyền thông cũng đưa tin về khóa lễ này, có cả những mặt tốt, nhưng cũng có cả những mặt xấu bộc lộ qua khóa lễ. Một trong những mặt xấu đó là nạn xả rác sau khi làm lễ của bà con Phật tử.

Từ năm ngoái, chúng tôi đã chuẩn bị những tấm biển nhắc nhở Phật tử đi lễ chùa với dòng chữ “Đi lễ chùa không để lại rác cũng là công đức”, kèm theo đó chúng tôi còn chuẩn bị khá nhiều túi nilon loại to để mọi người bỏ rác vào. 


Sau buổi lễ cầu an năm ngoái, đường phố khá sạch sẽ, mọi người sau khi làm lễ đều cầm theo giấy báo hoặc các thứ rác khác tới bỏ vào túi nilon của chúng tôi.

Trước khi buổi lễ bắt đầu, các bạn sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đã mang những tấm biển đó ra khu vực Phật tử tập trung làm lễ.

 

Trong suốt quá trình lễ cầu an diễn ra, những tấm biển này luôn được chúng tôi và nhiều bà con Phật tử tình nguyện cầm giúp, giương lên cao cho mọi người đều nhìn thấy được.


Nhưng năm nay do vội vàng, chúng tôi không kịp chuẩn bị những chiếc túi nilon cho bà con Phật tử bỏ rác. Sau buổi lễ, mọi người đứng lên ra về, bỏ lại khá nhiều rác dưới chân.
 

Lúc này tôi buộc phải cúi xuống nhặt rác, với mong muốn mọi người sẽ nhìn thấy và bớt vứt rác lại. Một chị cùng với trai khoảng 12 tuổi đi lễ, nhìn thấy tôi đang nhặt rác cũng cúi xuống nhặt cùng. Cháu bé mặc chiếc áo khóac đồng phục của trường THCS Lý Thường Kiệt có vẻ rất hãnh diện khi mình làm được việc tốt, trong khi những người lớn khác chỉ nhìn mà không hành động.


Ngay sau đó một số người lớn cũng cúi xuống nhặt rác gom vào một chỗ, 
tạo ra một khoảng trống sạch sẽ hơn.


Trong khi đó, tại một đoạn phố cách đó không xa, tuy một số Phật tử vẫn giương cao tấm biển nhắc nhở, nhưng xung quanh đó vẫn tràn ngập rác do mọi người xả ra.


Tôi nghĩ, nếu có thêm nhiều người sẵn sàng cúi xuống nhặt rác, và có thêm nhiều túi đựng rác, thì sau buổi lễ chúng ta sẽ không còn phải thấy cảnh rác trải khắp đường nữa.


3 nhận xét :

  1. "không đi chùa quốc doanh cũng là công đức". phải dương lên những khẩu hiệu như thế mới đúng.

    Trả lờiXóa
  2. Khi mà người dân ngộ ra được điều cần phải làm, thì chắc chắn sẽ rất nhanh không còn thứ rác rưởi nào còn tồn tại trên mảnh đất này. Đang mừng xuân mới, mong một mùa xuân nữa trùng lai.

    Trả lờiXóa
  3. Một chuyên gia Nhật sau khi quan sát một số công ty ở VN nhận thấy những thói xấu của CN VN : đi làm không đúng giờ ( đi trễ , trốn về sớm ), làm không hết việc, nhà xưởng, nhất là nhà vệ sinh nhếch nhác với rác và các băng vệ sinh nữ , đã thốt lên rằng : cái tụt hậu của VN là đây . Và anh ta tâm sự với một người bạn Việt : cứ như thế này, đất nước các anh không thể khá lên được !
    Một chuyên gia Nhật khác ở KCN VSIP Thuận An nhìn thấy CN VN tiếc điếu thuốc lá dang dở bị đánh rơi nhặt lên hút tiếp, còn cái đinh vít sáng loáng ( phải nhập khẩu từ Nhật ) rơi xuống đường thì không ai nhặt lên . Anh ta cũng có nhận xét như chuyên gia kia !

    Trả lờiXóa