Đào Tiến Thi
Mấy hôm nay các báo chính thống đều loan tin ngày 1-2-2015 có lễ ra quân xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Mắt (Nghệ An). Dưới đây là đoạn tin trên báo QĐND, chủ nhật, 1-2-2015 :
“Sáng 1-2, tại Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) đã tổ chức lễ ra quân xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Mắt (Nghệ An). Đến dự buổi lễ cócác đồng chí: Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương; Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.
Báo trên cũng cho biết về tính hệ thống và quy mô của công trình:
“Công trình này mở đầu cho dự án xây dựng cột cờ tại 5 đảo tiền tiêu do Trung ương Đoàn và Cienco 4 thực hiện, gồm đảo Mắt, đảo Sơn Dương (Hà Tĩnh), đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế).
“Cột cờ Tổ quốc tại đảo Mắt được xây dựng trên khuôn viên 30m2, cao 22,66m, phần thân đế cột cờ ốp đá granite, lá cờ có kích thước 4 x 6m; mặt chính hướng ra biển, ghi thông tin tọa độ cột cờ, khẳng định cột mốc chủ quyền đất nước. Tổng mức đầu tư của công trình là 1,25 tỷ đồng”.
Nếu là cột cờ bình thường như mọi cột cờ ở nơi công cộng, ở cơ quan, đơn vị,… thì không nói làm gì. Vấn đề ở đây là tính chất của công trình. Nó không phải là cột cờ bình thường mà là những công trình cột cờ bề thế, được cấp trung ương quan tâm. Nhưng đặc biệt hơn là quan niệm về ý nghĩa của các cột cờ này được thể hiện thông qua tên gọi và tính hệ thống của nó: “cột cờ chủ quyền” để “khẳng định mốc chủ quyền đất nước”. Nó được xây dựng trên “5 đảotiền tiêu”, từ đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), qua đảo Sơn Dương (Hà Tĩnh), đảo Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế) đến đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Tức là cả một dải “tiền tiêu”, từ Bắc Trung Bộ đến Trung Trung Bộ.
Các thuật ngữ “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền” cho ta thấy gì?
Chắc chắn nếu cột cờ xây ở Hà Nội, Nam Định, Biên Hoà chẳng hạn, thì chẳng thể gọi nó bằng những cái tên như trên. Tiền tiêu, theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) có nghĩa : “Nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch. VD: Vị trí tiền tiêu. Trạm gác tiền tiêu”. Còn từ điển Từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân thì giải nghĩa tiền tiêu là: “Ở chỗ phòng thủ trước mặt địch. VD: Nước ta ở vị trí tiền tiêu của CNXH ở Đông Nam Á”. Tiền tiêu, như vậy phải là vị trí tận cùng của ta, phía trước không còn là của ta nữa. Như Việt Nam ở vị trí tiền tiêu của CNXH, thì chỉ có một đầu tiếp giáp hệ thống XHCN, còn đầu kia thì tiếp giáp với thế giới phi XHCN.
Thuật ngữ “cột cờ chủ quyền” thì tôi không rõ nghĩa thuật ngữ này; tuy nhiên, nếu xây cột cờ ở Hà Nội, Nam Định, Biên Hoà chẳng hạn thì không thể gọi là “cột cờ chủ quyền”. Còn thuật ngữ “cột mốc chủ quyền” thì rõ ràng, trên đất liền, nó phải ở nơi biên giới, còn trên biển thì nó phải ở những đảo, quần đảo tận cùng của lãnh thổ quốc gia.
Tóm lại, các thuật ngữ “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền” chỉ được dùng để chỉ những chỗ là giới hạn lãnh thổ của quốc gia. Trong sách Việt Nam - đất nước con người (Lê Thông chủ biên, NXB Giáo dục, 2007), chương “Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và sự phân chia hành chính” nói rõ giới hạn lãnh thổ nước ta trên đất liền và trên biển như sau:
“Người Việt Nam gọi Tổ quốc thân yêu của mình là đất nước, là giang sơn gấm vóc. Mảnh đất thiêng liêng nối liền một dải ấy chạy dài từ điểm cực bắc trên cao nguyên Đồng Văn ở vĩ độ 23độ23’B, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tới điểm cực nam trên bán đảo Cà Mau, ở vĩ độ 8độ34’B thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực tây của đất nước nằm ở đỉnh núi Khoanlasan thuộc khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc, ở kinh độ 102độ10’Đ, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực đông nằm trên bán đảo Hòn Gốm, ở kinh độ 109độ24’Đ thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Mảnh đất “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” ấy còn có vùng biển rộng nằm trong Biển Đông với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ ở gần bờ và xa bờ. Vì thế hệ toạ độ địa lý của Việt Nam còn kéo dài về phía nam tới vĩ độ hơn 6độ50’B và kinh độ hơn 117độ20’Đ trên Biển Đông”.
Như vậy, lãnh thổ của Việt Nam có hai cách xác định giới hạn: trên đất liền và trên biển. Tài liệu trên cho những điểm giới hạn ở những chỗ xa nhất; ở những chỗ khác, ta hiểu, nơi nào hết đất của ta, tiếp giáp với đất của nước khác thì sẽ là “tiền tiêu”, ở nơi đó ta xây “cột mốc chủ quyền” và “cột cờ chủ quyền”.
Trên vùng biển từ Thanh Hoá đến Quảng Nam, các đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), Sơn Dương (Hà Tĩnh), Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã là các đảo xa bờ nhất hay chưa? Riêng Cù Lao Chàm chắc chắn là chưa. Bởi vì Cù Lao Chàm nằm trên vĩ tuyến 160 B, gióng thẳng ra là gặp các đảo phía nam quần đảo Hoàng Sa. Nếu xây“cột mốc chủ quyền” và “cột cờ chủ quyền” ở Cù Lao Chàm thì chẳng hoá ra ta không thừa nhận Hoàng Sa là của Việt Nam?
Nếu việc làm trên chỉ là do “hồn nhiên, vô tư”, tức chỉ là cách làm phong trào hay cách tiêu tiền thì cũng chứa những mầm nguy hiểm. Sẽ là không khó nếu nhà cầm quyền Trung Cộng lợi dụng những phát ngôn và những cách làm này để gây thiệt hại về tính pháp lý của chủ quyền cho Việt Nam.
Theo tôi, hãy dừng 4 cột cờ còn lại. Riêng cột cờ trên đảo Mắt nếu đã trót xây thì phải coi đó là cột cờ bình thường, trên đó không được ghi toạ độ, không được gọi bằng các tên “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền”.
“Sáng 1-2, tại Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) đã tổ chức lễ ra quân xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Mắt (Nghệ An). Đến dự buổi lễ cócác đồng chí: Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương; Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.
Báo trên cũng cho biết về tính hệ thống và quy mô của công trình:
“Công trình này mở đầu cho dự án xây dựng cột cờ tại 5 đảo tiền tiêu do Trung ương Đoàn và Cienco 4 thực hiện, gồm đảo Mắt, đảo Sơn Dương (Hà Tĩnh), đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế).
“Cột cờ Tổ quốc tại đảo Mắt được xây dựng trên khuôn viên 30m2, cao 22,66m, phần thân đế cột cờ ốp đá granite, lá cờ có kích thước 4 x 6m; mặt chính hướng ra biển, ghi thông tin tọa độ cột cờ, khẳng định cột mốc chủ quyền đất nước. Tổng mức đầu tư của công trình là 1,25 tỷ đồng”.
Nếu là cột cờ bình thường như mọi cột cờ ở nơi công cộng, ở cơ quan, đơn vị,… thì không nói làm gì. Vấn đề ở đây là tính chất của công trình. Nó không phải là cột cờ bình thường mà là những công trình cột cờ bề thế, được cấp trung ương quan tâm. Nhưng đặc biệt hơn là quan niệm về ý nghĩa của các cột cờ này được thể hiện thông qua tên gọi và tính hệ thống của nó: “cột cờ chủ quyền” để “khẳng định mốc chủ quyền đất nước”. Nó được xây dựng trên “5 đảotiền tiêu”, từ đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), qua đảo Sơn Dương (Hà Tĩnh), đảo Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế) đến đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam). Tức là cả một dải “tiền tiêu”, từ Bắc Trung Bộ đến Trung Trung Bộ.
Các thuật ngữ “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền” cho ta thấy gì?
Chắc chắn nếu cột cờ xây ở Hà Nội, Nam Định, Biên Hoà chẳng hạn, thì chẳng thể gọi nó bằng những cái tên như trên. Tiền tiêu, theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) có nghĩa : “Nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch. VD: Vị trí tiền tiêu. Trạm gác tiền tiêu”. Còn từ điển Từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân thì giải nghĩa tiền tiêu là: “Ở chỗ phòng thủ trước mặt địch. VD: Nước ta ở vị trí tiền tiêu của CNXH ở Đông Nam Á”. Tiền tiêu, như vậy phải là vị trí tận cùng của ta, phía trước không còn là của ta nữa. Như Việt Nam ở vị trí tiền tiêu của CNXH, thì chỉ có một đầu tiếp giáp hệ thống XHCN, còn đầu kia thì tiếp giáp với thế giới phi XHCN.
Thuật ngữ “cột cờ chủ quyền” thì tôi không rõ nghĩa thuật ngữ này; tuy nhiên, nếu xây cột cờ ở Hà Nội, Nam Định, Biên Hoà chẳng hạn thì không thể gọi là “cột cờ chủ quyền”. Còn thuật ngữ “cột mốc chủ quyền” thì rõ ràng, trên đất liền, nó phải ở nơi biên giới, còn trên biển thì nó phải ở những đảo, quần đảo tận cùng của lãnh thổ quốc gia.
Tóm lại, các thuật ngữ “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền” chỉ được dùng để chỉ những chỗ là giới hạn lãnh thổ của quốc gia. Trong sách Việt Nam - đất nước con người (Lê Thông chủ biên, NXB Giáo dục, 2007), chương “Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và sự phân chia hành chính” nói rõ giới hạn lãnh thổ nước ta trên đất liền và trên biển như sau:
“Người Việt Nam gọi Tổ quốc thân yêu của mình là đất nước, là giang sơn gấm vóc. Mảnh đất thiêng liêng nối liền một dải ấy chạy dài từ điểm cực bắc trên cao nguyên Đồng Văn ở vĩ độ 23độ23’B, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tới điểm cực nam trên bán đảo Cà Mau, ở vĩ độ 8độ34’B thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực tây của đất nước nằm ở đỉnh núi Khoanlasan thuộc khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc, ở kinh độ 102độ10’Đ, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực đông nằm trên bán đảo Hòn Gốm, ở kinh độ 109độ24’Đ thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Mảnh đất “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” ấy còn có vùng biển rộng nằm trong Biển Đông với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ ở gần bờ và xa bờ. Vì thế hệ toạ độ địa lý của Việt Nam còn kéo dài về phía nam tới vĩ độ hơn 6độ50’B và kinh độ hơn 117độ20’Đ trên Biển Đông”.
Như vậy, lãnh thổ của Việt Nam có hai cách xác định giới hạn: trên đất liền và trên biển. Tài liệu trên cho những điểm giới hạn ở những chỗ xa nhất; ở những chỗ khác, ta hiểu, nơi nào hết đất của ta, tiếp giáp với đất của nước khác thì sẽ là “tiền tiêu”, ở nơi đó ta xây “cột mốc chủ quyền” và “cột cờ chủ quyền”.
Trên vùng biển từ Thanh Hoá đến Quảng Nam, các đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), Sơn Dương (Hà Tĩnh), Sơn Trà (Thừa - Thiên Huế), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) đã là các đảo xa bờ nhất hay chưa? Riêng Cù Lao Chàm chắc chắn là chưa. Bởi vì Cù Lao Chàm nằm trên vĩ tuyến 160 B, gióng thẳng ra là gặp các đảo phía nam quần đảo Hoàng Sa. Nếu xây“cột mốc chủ quyền” và “cột cờ chủ quyền” ở Cù Lao Chàm thì chẳng hoá ra ta không thừa nhận Hoàng Sa là của Việt Nam?
Nếu việc làm trên chỉ là do “hồn nhiên, vô tư”, tức chỉ là cách làm phong trào hay cách tiêu tiền thì cũng chứa những mầm nguy hiểm. Sẽ là không khó nếu nhà cầm quyền Trung Cộng lợi dụng những phát ngôn và những cách làm này để gây thiệt hại về tính pháp lý của chủ quyền cho Việt Nam.
Theo tôi, hãy dừng 4 cột cờ còn lại. Riêng cột cờ trên đảo Mắt nếu đã trót xây thì phải coi đó là cột cờ bình thường, trên đó không được ghi toạ độ, không được gọi bằng các tên “tiền tiêu”, “cột cờ chủ quyền”, “cột mốc chủ quyền”.
5 hòn đảo được gọi là "tiền tiêu" để dựng cột cờ hóa ra toàn là những đảo gần bờ, nằm sâu trong lãnh hải VN, đương nhiên thuộc chủ quyền của VN, thì cần gì phải dựng "cột cờ chủ quyền" nữa?
Trả lờiXóaNếu hiểu theo những kẻ ngu xuẩn đã đề xuất, thì bên ngoài các đảo có cột cờ đó không phải là lãnh hai hay thềm lục địa của VN. Vậy thì từ nay ngư dân ta chỉ được đánh bắt hải sản bên trong các dẫy đảo đó!
Bọn nào đề xuất và thực hiện các "dự án" này đều ngu và điên hết rồi sao? Hay chúng đang âm thầm thực hiện âm mưu nham hiểm nào đó của những kẻ bán nước và cướp nước?
Người ta quyết xây cột cờ chủ quyền ở Nghệ An để sắp tới có cái mà nói rằng " VN có đủ chứng cớ và bằng chứng lịch sử để khẳng định...Nghệ An là của VN " !? bla bla...
Trả lờiXóaCó lẻ chúng đang âm mưu dâng thềm lục địa cho giặc
XóaÝ là nói: "VN có một phần chủ quyền ở tỉnh Nghệ An!"? He he... (Cười mà cảm thấy đắng ngắt!)
XóaBó tay với Anh Thăng, anh Trung, Anh Vinh, các anh hãy đi học lại lịch sử đi
Trả lờiXóaCác anh đó hoặc là quá ngu dốt hoặc là thực hiện theo chỉ thị cấp trên để Hán hóa dần đất nước VN
XóaBù nhìn liệu có biết học?
XóaNgu. Thậm chí ngu.
Trả lờiXóaHay ...cố ý ???
đất nước rơi vào tay những người cầm quyền thế này thì chí nguy
Trả lờiXóavay la da ro, cu lao Cham nam sat bo bien Hoi An ma goi la tien tieu thi duong nhien xem Hoang Sa va Truong Sa la cua Tau roi. Khon nan ca mot lu de hen!
Trả lờiXóaÝ kiến hay, chừng mực nhưng rất kiên quyết. Cảm ơn tác giả và chủ trang! Sắp năm mới rồi, mong những điều tốt lành đến với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam!
Trả lờiXóaNhờ chủ blog Tễu sửa giúp:
Trả lờiXóa1. (đảo sơn) chà (trích lại báo QĐND), đúng phải là Sơn Trà
2. Các ký hiệu kinh vĩ độ đánh chỉ số trên nhưng khi đưa lên mạng, nó thành số "0", vậy chủ blog sửa giúp thành chữ "độ":
- dải ấy chạy dài từ điểm cực bắc trên cao nguyên Đồng Văn ở vĩ độ 23 độ 23 phút Bắc, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tới điểm cực nam trên bán đảo Cà Mau, ở vĩ độ 8 độ 34 phút Bắc thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực tây của đất nước nằm ở đỉnh núi Khoanlasan thuộc khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc, ở kinh độ 102 độ 10 phút Đông, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực đông nằm trên bán đảo Hòn Gốm, ở kinh độ 109 độ 24 phút Đông thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Mảnh đất “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” ấy còn có vùng biển rộng nằm trong Biển Đông với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ ở gần bờ và xa bờ. Vì thế hệ toạ độ địa lý của Việt Nam còn kéo dài về phía nam tới vĩ độ hơn 6 độ 50 phút Bắc và kinh độ hơn 117 độ 20 phút Đông trên Biển Đông”.
- Và đoạn dưới:
Vì thế hệ toạ độ địa lý của Việt Nam còn kéo dài về phía nam tới vĩ độ hơn 6 độ 50’B và kinh độ hơn 117 độ 20’Đ trên Biển Đông.
Xin cảm ơn chủ blog Tễu
Đào Tiến Thi
Cột cờ ,hay cột mốc chủ quyền thường phải đặt ở nơi đường biên phân chia gianh giới trên biển cũng như trên đất liền giữa các nước.Nếu để ở các vị trí như ngài bí thư TU Đoàn chọn,thì phần ngoài cột cờ coi như thuộc nước khác.Các ông lãnh đạo cấp nhà nước đồng ý làm việc này không hiểu có ý gì?kinh tế,tiền đầu tư không lớn,có thể ngài bí thư đoàn muốn thể hiện mình,nhưng có thể lại bị rơi vào câu mọi người thường nói"ngu lại tỏ ra nguy hiểm".
Trả lờiXóaChấn Phong
Tôi là người trong ban dự án đề xuất xây cột chủ quyền. Tôi phản đối bất cứ ai bảo rằng chúng tôi ngu. Mỗi cột chủ quyền trị giá hợp đồng 250 triệu trong khi chi phí chỉ mất có vài chục. cứ mỗi cột chúng tôi lời hơn 200 triệu mà bảo chúng tôi ngu à? mấy người ngu thì có. Mấy cái đảo xây cột chủ quyền nằm sâu trong lãnh thổ của VN thì bọn giặc khó mà phá hoại được chứ xây ở ngòai xa như Hoàng Sa hay đảo Gạc ma chẳng hạn thì sẽ bị trung quốc nó đập ngay. Vậy không phải là ý tưởng hay là gì. Vừa có tiền lại vừa đảm bảo không bị giặc nó phá hoại
Trả lờiXóaBạn phải nói cho rõ là "vừa có tiền đút túi , chia nhau" chứ!?
Xóatôi đồng ý nên dừng ngay việc làm ngu xuẩn và vô học đó lại. đồng thời nên cử 3 đồng chí trung thăng vinh dẫn các cháu ĐVTN ra xây cột cờ chủ quyền tai quần đảo hoàng sa và trường sa.
Trả lờiXóa"Xúi dại chúng tôi à? Đánh giặc trong văn phòng cho an toàn..."
XóaThế mà lúc nào cũng nhận là "đỉnh cao trí tuệ". Hay là chúng bán biển đảo cho giặc thật rồi?
Trả lờiXóaCó thể xây hàng vạn, hàng triệu "cột cờ chủ quyền" vì chúng nó quan niệm là xây ở đâu cũng được, miễn là kiếm được tiền. Sáng kiến này mang lại lợi nhuận cao! Chúng ủng hộ cả 4 tay chứ không chỉ 2 tay đâu bà con ạ!
Trả lờiXóaphải bằng mọi giá để dừng ngay lại tất cả những hành vi có tính chất nguy hại đến chủ quyền Quốc gia như thế này ngay kể cả ở đảo Mắt, không thể có chuyện đã lỡ, đã rồi được ở đây, hãy chấm dứt ngay những hành động bán nước như thế đi !
Trả lờiXóa