Dân trí Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồi nguồn của dân tộc, ngày 23/2/2015, tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung, TP Vinh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (mồng 5 tháng giêng âm lịch năm 1789) và tổ chức phát thẻ ấn Quang Trung Linh Tự.
Lễ kỷ niệm để tôn vinh chiến tích lẫy lừng và tinh thần bách chiến bách thắng của vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Cùng tri ân công lao sự nghiệp to lớn của vị anh hùng áo vải người đã có công thống nhất giang sơn, mở mang bờ cõi, bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Hoàng đế Quang Trung được lịch sử đánh giá là một nhà thiên tài quân sự, một nhà thao lược thông minh và quyết đoán trên chiến trường. Bắt đầu cầm quân từ năm 18 tuổi, trải qua trăm trận trăm thắng.
Cách đây 226 năm, trước bối cảnh thù trong giặc ngoài, nước nhà bị giặc Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ Quang Trung đã tổ chức lên ngôi hoàng đế rồi lập tức xuất quân tiến ra bắc đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ngày 29/12, năm Mậu Thân 1788, đến Nghệ An, hoàng đế Quang Trung sai đại tướng là Hán Hổ Hầu vừa tuyển lính vừa luyện quân ở Nghệ An. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, đã tuyển hơn 1 vạn quân. Đúng vào đêm giao thừa tết Kỷ Dậu, 3 đạo quân của Tây Sơn từ Tam Điệp xuất phát, mũi tấn công chính do đích thân hoàng đế Quang Trung chỉ huy đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự phía nam thành Thăng Long mà đồn Ngọc Hồi là cứ điểm then chốt.
Với thiên tài thao lược quân sự, với thế trận lợi hại và sức tấn công thần tốc vũ bão của quân đội Tây Sơn, chỉ sau 5 ngày đêm toàn bộ hệ thống phòng thủ và sự chống đỡ của quân Thanh đã bị đập tan. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa vào sáng mồng 5 tết là chiến công vang dội có vai trò quyết định thắng lợi của cuộc đại phá quân Thanh.
Từ 2008 đến nay, đền thờ hoàng đế Quang Trung đã đón hàng vạn lượt du khách về viếng thăm và thắp hương tưởng nhớ. Đặc biệt là 2 ngày lễ lớn, ngày 29/7 âm lịch - ngày giỗ của hoàng đế Quang Trung và ngày 5/1 âm lịch - ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Dưới đây là một số hình ảnh Phát thẻ ấn Quang Trung Linh Tự Hoàng đến Quang Trung tại núi Dũng Quyết, TP Vinh:
Hoàng đế Quang Trung được lịch sử đánh giá là một nhà thiên tài quân sự, một nhà thao lược thông minh và quyết đoán trên chiến trường. Bắt đầu cầm quân từ năm 18 tuổi, trải qua trăm trận trăm thắng.
Cách đây 226 năm, trước bối cảnh thù trong giặc ngoài, nước nhà bị giặc Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ Quang Trung đã tổ chức lên ngôi hoàng đế rồi lập tức xuất quân tiến ra bắc đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ngày 29/12, năm Mậu Thân 1788, đến Nghệ An, hoàng đế Quang Trung sai đại tướng là Hán Hổ Hầu vừa tuyển lính vừa luyện quân ở Nghệ An. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, đã tuyển hơn 1 vạn quân. Đúng vào đêm giao thừa tết Kỷ Dậu, 3 đạo quân của Tây Sơn từ Tam Điệp xuất phát, mũi tấn công chính do đích thân hoàng đế Quang Trung chỉ huy đánh thẳng vào hệ thống phòng ngự phía nam thành Thăng Long mà đồn Ngọc Hồi là cứ điểm then chốt.
Với thiên tài thao lược quân sự, với thế trận lợi hại và sức tấn công thần tốc vũ bão của quân đội Tây Sơn, chỉ sau 5 ngày đêm toàn bộ hệ thống phòng thủ và sự chống đỡ của quân Thanh đã bị đập tan. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa vào sáng mồng 5 tết là chiến công vang dội có vai trò quyết định thắng lợi của cuộc đại phá quân Thanh.
Từ 2008 đến nay, đền thờ hoàng đế Quang Trung đã đón hàng vạn lượt du khách về viếng thăm và thắp hương tưởng nhớ. Đặc biệt là 2 ngày lễ lớn, ngày 29/7 âm lịch - ngày giỗ của hoàng đế Quang Trung và ngày 5/1 âm lịch - ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Dưới đây là một số hình ảnh Phát thẻ ấn Quang Trung Linh Tự Hoàng đến Quang Trung tại núi Dũng Quyết, TP Vinh:
Mở đầu phần lễ là nghi thức biểu diễn võ thuật.
Đông đảo nhân dân, lãnh đạo ban ngành tham dự.
Lần đầu tiên phát thẻ ấn Quang Trung Linh Tự nên rất đông người dân có mặt để mong được nhận chiếc thẻ cầu bình an cho năm mới.
Niềm vui nhận thẻ.
Thẻ ấn Quang Trung Linh Tự năm đầu tiên tổ chức.
Nguyễn Duy
Liệu Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch có dẹp được biến tướng này?
Sẽ khó, nếu Ông đã nhận "lộc" của Tỉnh Nghệ An!
Đây là đền quốc doanh chứ nơi thờ ngày xưa đâu phải chỗ này.Buồn cho tâm lý đám đông dễ bị lôi kéo vào những trò vớ vẩn mà nhà tổ chức bày vẽ ra
Trả lờiXóaToàn ma cô biến thể. Vẽ ra nhiều trò để móc tiền dân. Mà đa số không phải dân đen, chủ yếu là dân quan - quan trên, quan dưới đủ sắc quan, thằng nào cũng muốn ăn trên ngồi trốc nên kiên trì chờ phát thẻ.
Trả lờiXóaMịa nó.
Thư gửi Lâm Khang Tiên sinh.
Trả lờiXóaHôm qua, Chân Không ta đi đền Trần Nam Định,
vào điện Trùng Hoa,
thấy một cái chuông đồng lớn,
cạnh chuông có một tấm bảng nhỏ bằng đồng gắn vào tường,
trên bảng ghi tên tám người đã cúng tiến chuông.
Đứng đầu danh sách thấy ghi là Trần Đại Quang.
Thôi thì là ai cũng được,
miễn là có tâm.
Trên thân chuông có nhiều chữ Hán mà ta không đọc được,
(chữ nhỏ mà đứng ở xa, đông người không chen đến gần đươc).
Chỉ đọc được hai trong bốn chữ lớn ở quanh trên trán chuông.
(Hai chữ kia ở mặt sau không nom thấy).
Hai chữ đó là NHẬT (trong chữ Nhật Nguyệt) và CẢNH (trong chữ Phong Cảnh).
Ta cứ băn khoăn đây là đền thờ mười bốn vị vua Trần mà bắt đầu từ Trần Thái Tông.
Sao mấy người tiến cúng chuông lại dám phạm vào tên húy của ngài.
Nếu họ không biết thì những người quản lý di tích phải biết chứ.
Đã ngu lại còn hỗn vầy thì phải giải quyết làm sao.
Sắp có phát ấn đấy,
Tiên sinh nhờ ai chụp lại ảnh cái chuông và đưa lên blog và mời các cao minh cho cao kiến xử lý.
Năm mới chúc Tiên sinh và gia quyến có một năm an lành.
Kính thư.
Chân Không.
Họ là Vua của các loại Vua nên sá gì chuyện Ngu hay Hỗn láo mà Chân Không Tiên Sinh thắc mắc vậy. Tiên Sinh ở Mỹ mới về chắc ?
XóaMột sự bắt chước lố bịch
Trả lờiXóaTên húy của vua Trần Thái Tông là Trần Cảnh
Trả lờiXóamà chúng dám tiến cúng một quả chuông
chềnh ềnh một chữ Cảnh to tổ bố
mà anh linh nhà vua
chưa về bóp cổ lè lưỡi chúng ra
thì cũng là do nhà vua quá nhân từ thôi.
Tỉnh Nghệ An vốn lắm nhân tài sao lại nghĩ ra lắm trò lố bịch như thế này ? Rồi ra chắc có phát ấn ở làng Kim Liên quê hương Bác Hồ !
Trả lờiXóa