Chủ quán trả lại 36 triệu đồng cho khách bỏ quên
Khách vừa rời đi, vợ chồng chủ quán dọn bàn, phát hiện anh này quên chiếc áo ấm và bọc tiền nên gói lại đợi trả người bị mất.
Đêm 31/1, chị Nguyễn Thị Dương và anh Nguyễn Quang Nhật (41 tuổi), chủ một quán ăn ven quốc lộ 1A ở xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) dọn bàn sau một ngày làm việc, thì phát hiện một chiếc áo bên trong có bọc tiền song không kèm giấy tờ tùy thân.
Biết số tiền và chiếc áo của một trong hai vị khách vừa lên ôtô rời đi, vợ chồng chị Dương bảo nhau cất chờ chủ nhân quay lại nhận. Đêm đó họ để đèn cả đêm, mở cửa quán chờ khách quay lại.
Sáng hôm sau, một người đàn ông tìm tới quán giới thiệu là bạn của người để quên chiếc áo - anh Bùi Quyết Thắng (34 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội). Nối điện thoại với anh Thắng, chị Dương hỏi chuyện về hình dạng chiếc áo, số lượng tiền để quên. Khi anh Thắng nói chính xác đặc điểm, vợ chồng chị Dương đã hoàn trả.
"Vợ chồng tôi thấy bọc tiền nên để nguyên không đếm. Biết rằng tiền là quý, tôi nghĩ việc trả lại người bỏ quên hay đánh rơi cần phải làm", chủ quán chia sẻ và cho hay anh chị từng trả lại tài sản cho một số khách để quên.
Anh Nhật cho rằng phải có trách nhiệm để trả lại tiền cho người không may
đánh rơi hoặc bỏ quên. Ảnh: Niềm Phạm.
Một ngày sau khi nhận lại được số tiền tưởng đã mất, anh Thắng kể, vào quán ăn rồi rời đi, khuya cùng ngày xe tới tỉnh Quảng Bình anh mới biết quên áo và tiền. Sáng hôm sau, anh nhờ bạn đi tìm theo mô tả.
"Lúc ăn ở quán, tôi có trò chuyện với chị chủ. Vì vậy khi nối được điện thoại, tôi đã gợi lại cuộc trò chuyện và chị ấy nhanh chóng nhận ra. Hành động của vợ chồng chị Dương đáng khâm phục vì không phải ai cũng có lòng tốt như vậy", anh Thắng tâm sự.
Niềm Phạm - Hải Bình
Trên đời,trong xã hội này vẫn còn nhiều người Tốt lắm.Hoan nghênh vợ chồng anh chủ quán tốt bụng..
Trả lờiXóaCũng trong thời gian này một chủ quán nhậu ở Bà Rịa Vũng Tầu đã lấy không của khách khoảng 20 triệu đồng bằng hình thức điêu toa trong lúc quẹt thẻ tính tiền của một vị khách người Nhật. Chính quyền địa phương đã bắt đóng cửa 3 tháng cửa hàng này. Hai con người hai bộ óc, hai trái tim khác nhau.
Trả lờiXóaNgười tốt như anh chị Dương rất nhiều, theo tôi việc trả lại đồ vật của người bỏ quên hay đánh rơi là chuyện bình thường. nhưng nếu xã hội coi đó là chuyện không bình thường thì xã hội đó thối nát rồi. Bọn tham lam ăn từ gói mỳ tôm của dân thì nhiều lắm và có nhiều quyền nữa nên bọn chúng coi hành động bình thường của người dân thành bất thường đối với chúng..
Trả lờiXóaquán ăn ở vũng tàu gian xảo cần phải bị đóng cửa vĩnh viễn
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo của... những chuyện bình thường xưa kia nay là của hiếm.
Trả lờiXóaKhoảng sau cơn lũ lịch sử ở miền Tây Nam Bộ năm 1978, tôi đi buôn bán bằng xuồng ba lá len lỏi vào các vùng sâu vùng xa của tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp , hầu như không nhà nào ở nộng thôn có cửa ra vào . Ban đêm cũng chỉ có tấm rèm lá che sơ sài trước cửa . Vây mà chẳng ai kêu mất mát cái gì . Có lẽ lúc đó sau chiến tranh ai cũng còn nghèo, biết thương yêu thương giúp đỡ nhau nên không có trộm cắp . Còn bây giờ có của ăn của để, nhà cao cửa rộng, trong ngoài mấy lần cửa kiên cố mà vẫn cứ xảy ra những vụ cướp của giết người ghê rợn cả ở nông thôn !
Trả lờiXóa