Quan xã "lén lút" bồi hoàn 2,5 triệu đồng
3.2.2015
Khi chúng tôi đề cập việc trả 2,5 triệu đồng đền bù cho anh Sổng, hai "quan xã" Dũng và Độ phủ nhận hoàn toàn. Thay vì công khai xin lỗi và đền bù cho anh Sổng, các "quan xã" lại nhờ anh em họ hàng đưa giúp nhưng bị từ chối thẳng thừng.
Khi chúng tôi đề cập việc trả 2,5 triệu đồng đền bù cho anh Sổng, hai "quan xã" Dũng và Độ phủ nhận hoàn toàn. Thay vì công khai xin lỗi và đền bù cho anh Sổng, các "quan xã" lại nhờ anh em họ hàng đưa giúp nhưng bị từ chối thẳng thừng.
Lại nói câu chuyện anh Ngô Trung Sổng ở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chỉ nhận được số tiền trợ cấp dành cho người tàn tật mỗi tháng 180.000 đồng thay vì 270.000 đồng theo đúng chế độ được hưởng, như quyết định của UBND TP Phủ Lý điều chỉnh từ ngày 1/10/2013.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Mai Hiển Dũng, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã Trịnh Xá khẳng định chắc nịch đã trả đúng 270.000 đồng/tháng cho anh Ngô Trung Sổng chứ không có chuyện 180.000 đồng/tháng như anh Sổng phản ánh. Tuy nhiên, ông Dũng không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh điều mình nói là đúng, lại càng tỏ ra đuối lý trước những cuốn sổ lĩnh trợ cấp bìa xanh mà nhiều người dân – là những người tàn tật đáng thương lẽ ra được hưởng chế độ 270.000 đồng nhưng cùng bị xén mất 90.000 đồng có chữ ký của ông Dũng.
Khăng khăng mình làm đúng với PV Dân trí, nhưng ngay sau đó ông Mai Hiển Dũng
"lén lút" nhờ anh Ngô Trung Phức, em họ của anh Sổng cầm 2,5 triệu đồng
đền bù cho anh Sổng
Tuy nhiên, ngày 24/1, tức là sau một ngày chúng tôi vào cuộc điều tra sự việc “quan xã ăn chặn tiền trợ cấp của người tàn tật” nói trên, ông Mai Hiển Dũng đã cùng với ông Nguyễn Phú Độ, Phó Chủ tịch UBND xã Trịnh Xá đồng thời kiêm chức Trưởng ban Lao động Thương binh và Xã hội của xã Trịnh Xá đã “lén lút” xin được bồi thường cho anh Sổng số tiền 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, cả 2 ông “quan xã” này không trực tiếp đưa anh Sổng, mà đưa cho anh Ngô Trung Phức, là em cùng cha khác mẹ với anh Sổng, cũng là người được anh Sổng nhờ hàng tháng đi lĩnh hộ tiền trợ cấp.
Phản ánh với PV Dân trí, anh Ngô Trung Phức cho biết: “Chiều ngày 24/1, khi tôi đang đi làm thì anh Nguyễn Phú Độ, Phó chủ tịch xã gọi điện cho bảo về nhà anh Nguyễn Thế Kỳ (là em họ với anh Sổng, cũng ở làng Thượng, xã Trịnh Xá) để có chuyện muốn nói nhưng tôi bận đi làm nên chưa về được. Một lúc sau tôi lại nhận được điện thoại của anh Cổn là phó bí thư xã đoàn gọi về để anh Độ và anh Dũng gặp. Khi tôi trở về nhà anh Kỳ thì anh Dũng và anh Độ đưa cho tôi số tiền 2.5 triệu đồng bảo đó là tiền đền bù cho anh Sổng và một cuốn sổ mới có ghi tiền trợ cấp nhận là 270.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên tôi không nhận số tiền cũng như cuốn sổ mới đó vì tôi bảo cái này phải hỏi ý kiến anh Sổng”.
Cuộc gặp gỡ gồm sự có mặt của ông Nguyễn Phú Độ, ông Mai Hiển Dũng, anh Ngô Trung Phức, anh Nguyễn Thế Hiền (em họ anh Sổng) tại gia đình nhà anh Nguyễn Thế Kỳ (thôn Thượng, xã Trịnh Xá) cùng ông Đỗ Đức Ái (anh rể của anh Sổng). Cùng ý kiến với anh Ngô Trung Phức, anh Nguyễn Thế Hiền cũng cho hay: “Anh rể của anh Sổng là ông Đỗ Đức Ái được anh Dũng và anh Độ nhờ đưa cho anh Phức 2.5 triệu đồng cùng cuốn sổ mới có ghi 270.000 đồng/ tháng bắt đầu từ tháng 1/2014 và cùng nói đây là tiền đền bù từ phía xã”. Là chủ nhà, cũng là người chứng kiến toàn bộ sự việc, anh Nguyễn Thế Kỳ cũng chứng thực những điều mắt thấy, tai nghe và khẳng định sự việc trên là có thật 100%.
.
Không có tiền dùng điện, anh Sổng phải thắp đèn dầu trong nhà. Ngôi nhà của anh sắp sập đến nơi, cuộc sống khó khăn với mức trợ cấp bị bớt xén, nhưng anh Sổng chỉ được xã
"cho hưởng" chế độ hộ cận nghèo
Gặp gỡ ông Đỗ Đức Ái, PV Dân trí nhận được thông tin: “ Sau khi anh Độ bắt anh Dũng giải trình về việc vì sao tiền lương trợ cấp cho anh Sổng trước là 180 nghìn đồng/tháng bây giờ lại là 270 nghìn đồng/tháng, Dũng nói rằng mới có thay đổi tăng tiền trợ cấp cho anh Sổng lên 270 nghìn đồng/tháng kể từ tháng 1/2014 và hôm nay muốn xin lại sổ nhận tiền trợ cấp của anh Sổng để điều chỉnh lại, tuy nhiên anh Phức (em anh Sổng) chạy ra ngoài và nhất quyết không nhận số tiền trên. Ngay sau đó Dũng lấy một quyển sổ mới ra và bắt đầu ghi chép, viết xong Dũng đưa sổ và số tiền 2.5 triệu đồng cho tôi và nói rằng “đây là sổ lấy lương của bác Sổng và còn 2.5 triệu đồng là số tiền còn dư của anh Sổng trước đây so với mức 180 nghìn đồng/tháng và 270 nghìn đồng/tháng, thầy mang về giúp”.
Điều làm chúng tôi kỳ lạ, là nếu anh Sổng được nâng mức trợ cấp từ 180.000 đồng/tháng lên 270.000 đồng/tháng từ tháng 1/2014 (trong quyết định là từ 1/10/2013 – PV) nhưng thực tế vẫn chỉ được nhận có 180.000 đồng, vậy tính từ tháng 1/2014 đến nay là 12 tháng thì quan xã đã xén của anh mất 1.080.000 đồng, nhưng tại sao ông Dũng lại đền bù cho anh Sổng hẳn 2,5 triệu đồng ? Số tiền đền bù “cao bất thường” này phải chăng đền bù cho cả tổn thất tinh thần ? Và tại sao ông Nguyễn Phú Độ, là Phó Chủ tịch xã kiêm Trưởng ban Lao động – Thương binh và Xã hội thấy việc làm sai trái của ông Dũng lại đồng thuận cho việc đem tiền đi đền bù cho người dân. Và tại sao ông Dũng cùng với ông Độ lại chỉ đền bù cho anh Sổng, trong khi anh Ngô Quang Doan và còn rất nhiều người nữa trên địa bàn xã nữa vẫn chưa hề nhận được sự đền bù hay công khai xin lỗi từ phia các “quan xã” này ?
Còn rất nhiều nạn nhân khác mong mỏi ánh sáng của công lý
Lại nói, ngay khi biết thông tin về việc UBND xã Trịnh Xá chi trả không đúng chế độ trợ cấp cho người tàn tật, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Phủ Lý đã có buổi làm việc với UBND xã Trịnh Xá với nội dung yêu cầu các quan xã giải trình rõ ràng sự việc nói trên. Đại diện cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Phủ Lý có bà Nguyễn Thị Mai Nga là Trưởng phòng và bà Nguyễn Thị Hồng là cán bộ của Phòng.
Sau khi nghe những giải trình mang tính biện bạch, đổ lỗi từ các quan xã nói trên, cả 2 bên đồng thuận lập một biên bản khá sơ sài, trong đó đáng chú ý nhất là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu xã Trịnh Xá phải xem xét lại việc bình bầu chế độ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng tiêu chí quy định cho anh Ngô Trung Sổng.
Trước đó, anh Ngô Trung Sổng dù với hoàn cảnh tàn tật như vậy nhưng chỉ được xã cho hưởng chế độ hộ cận nghèo. Phải đến khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với sự vào cuộc của Dân trí thì ông Nguyễn Phú Độ mới cam kết sẽ xét lại hộ nghèo cho anh Sổng, điều mà lẽ ra ông Sổng phải được hưởng từ lâu chứ không phải chờ đến việc cấp trên kiểm tra, báo chí phanh phui thì những người có chức trách như ông Độ, ông Dũng mới xét lại.
Biên bản làm việc giữa Phòng Lao động - Thương binh và xã hội TP Phủ Lý với xã Trịnh Xá
yêu cầu xét lại chế độ hộ nghèo cho anh Sổng vào ngày 26/1
Với biên bản này chỉ mới "cứu" được anh Sổng, nhưng còn rất nhiều nạn nhân khác đang mong mỏi ánh sáng của công lý đang bị bàn tay nhơ bẩn của các quan tham
của xã Trịnh Xá che mất
của xã Trịnh Xá che mất
Cũng tại biên bản làm việc giữa Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội với xã Trịnh Xá, Phòng yêu cầu xã “xác minh lại việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho anh Sổng”, nghĩa là những người tàn tật khác như anh Ngô Quang Doan, Ngô Phú Tươi, Ngô Đức Kệ, Ngô Doãn Soa và còn có thể nhiều người khác nữa đang ngày đêm mong mỏi được trả lại những gì lẽ ra họ được hưởng nhưng đang bị quan xã “âm thầm ăn chặn” và mong chờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Phòng Lao động của TP Phủ Lý chỉ mới nhìn thấy sự thiệt thòi của anh Sổng mà chưa nhìn thấy những nạn nhân khác. Bởi đơn giản các quan xã giấu được trường hợp nào hay trường hợp đó. Nhưng một bàn tay làm sao che được mặt trời ?
PV Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc trong thời gian tới.
Nhóm PV
Khổ thân mấy quan xã ở xã Trịnh Xá (quê thím Doan)! Có gói mỳ mà nuốt cũng không trôi, trong khi các quan chóp bu (đến tận trung ương) nuốt cả trăm triệu gói mỳ của dân một lúc thì cứ ừng ực trôi tuột xuống dạ dày và coi như được phi tang trót lọt.
Trả lờiXóaLời khuyên: các vị cố gắng phấn đấu ngồi ở chiếc ghế cao hơn thì sẽ không đến nỗi nghẹn thế. Huhu!
Đúng vậy , khổ thân mấy ông quan xã !! Làm đầy tớ cho mấy ông chủ (tàng tật ) mà cũng không xong . Với cơ chế này biết đến bao giờ mới bị xuống làm ông chủ đây , than ôi !
XóaBà phó Doan đã nói rồi : Họ ăn của dân không chừa một thứ gì ! Nhưng cư dân có một câu hỏi : Họ là ai ? Phải chăng là các đồng chí của bà ?
Trả lờiXóaHổ tha con lợn thì... tha
Trả lờiXóaMèo tha con cá thì đánh bằng được.
Hổ tha con lợn... sợ run...
XóaMèo tha con cá đánh cho "an toàn"?!
Nghĩ cho cùng cũng thương thay cho mấy ông quan xã,vì nghèo nên ăn quẩn lẫn nhau.Tính ra mỗi tháng được có vài ba ly cafe,vậy mà đài,báo,thanh tra,kiểm tra rầm rộ thể hiện như rất nghiêm minh với tham nhũng.Trong khi đó dư luận đang ồn ào về nhà đất,biệt thự,tài sản có dấu hiệu không minh bạch trị giá vài trăm tỷ đồng,thì đài báo,các cơ quan thanh,kiểm tra lại im như thóc.Đây là sự bất công giữa quan và dân,và giữa quan bé với quan lớn.Nếu so sánh tội trạng của mấy quan xã này với nhiều ông quan ở TW,thì chỉ cần nhắc nhở và tha cho các ông ấy để công bằng với các quan lớn
Trả lờiXóađang ăn cắp hàng ngàn tỷ tiền thuế của dân mà chẳng cơ quan báo đài,cơ quan chống tham nhũng nào dám sờ
đến.Hoạ chăng chỉ mị dân bằng cách đánh vài ba ông đã nghỉ hưu tép riu.
Chấn Phong
Tán thành với ý kiến của bác Chấn Phong.Vài ba con tốt thí để có cái gọi là đang tích cực hay đẩy mạnh phòng chống tham nhũng mà thôi
Trả lờiXóaQuan to ăn to, quan nhỏ ăn nhỏ, "họ ăn của dân không chừa một cái gì". "Họ" ở đây 100% là đảng viên đảng CSVN là những người "lấy phục vụ nhân dân làm lẽ sống". Mâu thuẫn quá!
Trả lờiXóaBác chỉ được một cải là (NÓI .... TẦM.... PHẢI ) thôi .thật cám cảnh cho dân đen mình !
Xóa" Hổ vồ con lợn, im re
Trả lờiXóaMèo tha miếng thịt, hăm he cả làng".
Đúng là " họ ăn của dân không từ một thứ gì, kể cả cái quần lót".
Tết đến to ăn to nhỏ ăn nhỏ,Xuân về ăn tất không từ một thứ gì
Trả lờiXóaTiên sư bè lũ cộng quan,
Trả lờiXóaTừ trên xuống dưới, táp toàn đồ dơ!