Đánh giập đầu điệp báo
Mai Thanh Hải
Báo Thanh Niên
15/02/2015 13:00
15/02/2015 13:00
(TNO) - Đi dọc biên giới phía Bắc thắp hương trong các nghĩa trang và bia tưởng niệm liệt sĩ, thi thoảng chúng tôi tìm thấy những người lính hy sinh trước ngày 17.2.1979, roi rói nụ cười bất tử trên vành sao đỏ đỉnh bia.
Họ có thể là bộ đội, công an, dân quân, tự vệ... nhưng đều ngã xuống vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Những cuộc tranh đấu - giằng co giữ từng góc rừng, đoạn suối, cột mốc, vạt nương luôn âm thầm dai dẳng, không phải ai cũng biết và hình dung nổi. Bao giờ cũng vậy, chủ quyền quốc gia là tối thượng, bất khả xâm phạm. 36 năm qua cùng ngàn năm nữa, điều này vẫn vẹn nguyên giá trị.
Cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng), nơi ghi dấu chiến công của lực lượng trinh sát, bóc dỡ mạng lưới gián điệp Trung Quốc năm 1974
|
Kỳ 1: Đánh giập đầu điệp báo
Nhắc đến chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, người ta thường đề cập đến mốc thời gian 17.2.1979 – ngày Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Ít ai biết rằng, ngay từ năm 1974, cùng với việc tranh thủ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, phía Trung Quốc còn đồng thời tiến hành các hoạt động tranh chấp tại biên giới phía Bắc và tung người dọc biên giới nhằm điều tra tình báo, lũng đoạn lực lượng.
Bắt gián điệp “con thoi”
Giữa năm 1974, đoàn khảo sát biên giới tỉnh Cao Bằng tiến hành khảo sát đoạn Trà Lĩnh, đối diện với công an xã Long Bang (huyện Trịnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc). Ngay khi đoàn tiến hành công việc, số người từ Trung Quốc qua biên giới đi chợ, thăm thân nhân tăng lên đột biến và qua xác minh thấy có nhiều đối tượng khả nghi, trong đó nổi bật là Đàm Quế Thỏ.
Với nhận định ban đầu: “Đàm Quế Thỏ có khả năng là gián điệp con thoi, do một trung tâm tình báo bên kia chỉ huy, xâm nhập vào khu vực biên phòng Trà Lĩnh để thu thập tình báo, gây dựng cơ sở hoạt động phá hoại”, cơ quan chức năng quyết định cử một tổ cán bộ nghiệp vụ từ dưới xuôi lên đánh án.
Với nhận định ban đầu: “Đàm Quế Thỏ có khả năng là gián điệp con thoi, do một trung tâm tình báo bên kia chỉ huy, xâm nhập vào khu vực biên phòng Trà Lĩnh để thu thập tình báo, gây dựng cơ sở hoạt động phá hoại”, cơ quan chức năng quyết định cử một tổ cán bộ nghiệp vụ từ dưới xuôi lên đánh án.
Ông Vàng Vần Sải (nguyên cán bộ xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang) kể lại những ngày phối hợp cùng bộ đội, công an phục bắt gián điệp Trung Quốc
|
Các biện pháp nghiệp vụ được triển khai đồng thời với công tác xác minh làm rõ đã nhận định: “Thỏ là gián điệp xâm nhập kiểu con thoi”. Điều này được khẳng định khi Đàm Quế Thỏ liên tục mò sang dò la.
Giữa tháng 9.1974, khi hai ô tô của Công an vũ trang tỉnh tới Đồn Trà Lĩnh, Thỏ sang tìm chiến sĩ có họ với y đang công tác trong đơn vị và tò mò: “Xe đưa những ai mà đông thế? Có việc gì quan trọng à? Chừng nào họ về, cho em đi nhờ một quãng?”.
Ngay sau đó, phía Trung Quốc cho một phân đội bộ đội với đầy đủ vũ khí tới đóng ở Phai Can, đồng thời 1 tổ công an Trung Quốc cũng được phái đến phối hợp với bộ đội của họ.
Cuối tháng 9.1974, Thỏ giả vào thăm Trạm Kiểm soát Trà Lĩnh giữa lúc chiến sĩ Vũ đang ghi chép sổ sách. Lấy lý do đi tráng ấm pha trà, chiến sĩ Vũ để nguyên sổ sách và từ góc bí mật, cán bộ ta ghi nhận Thỏ đọc trộm tài liệu. Khi chiến sĩ Vũ đem nước ra mời, Thỏ giả vờ nhắc nhở: “Cần phải đề cao cảnh giác!”...
Ngày cuối tháng 1.1975, trong khi uống rượu với 1 cán bộ Hợp tác xã mua bán huyện, Thỏ moi hỏi nhiều tin tức bí mật về Đồn Công an vũ trang và dân quân Trà Lĩnh, sau đó ghi chép vào giấy, giấu trong gấu áo.
Sau đó ít giờ, tổ tuần tra Công an Vũ trang đã bắt quả tang Thỏ trao đổi tài liệu mật và y đã phải khai nhận: được Vương Minh Lượng, đặc phái viên của Sở Phái xuất thuộc Công an Trung Quốc huấn luyện nghiệp vụ và nhận nhiệm vụ “Điều tra để cung cấp tin tức về chính trị, quân sự, kinh tế Việt Nam”...
Di tích cầu Tràng Hương bắc qua sông Nho Quế (Hà Giang), đây là tuyến giao thông huyết mạch từ huyện lỵ Mèo Vạc đi các xã biên giới Xín Cái, Thượng Phùng, Sơn Vĩ những năm trước và trong chiến tranh biên giới
|
Sự thật về “Tổ Công tác Dân tộc”
|
38 năm trôi qua, nhưng nhiều cán bộ Tỉnh ủy Hà Tuyên (nay là Hà Giang) vẫn không quên Chuyên án PL-92, làm rõ âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của bọn gián điệp từ bên kia biên giới.
Sự việc bắt đầu vào cuối tháng 12.1978, tại xã Phú Lũng, Đồng Văn (đối diện bên kia biên giới là Công xã Phù Sáng, huyện Ma Li Pho, Vân Nam, Trung Quốc).
Đồn Công an Vũ trang Bạch Đích phát hiện các đối tượng từ Trung Quốc xâm nhập qua Việt Nam tìm cách gặp 1 cán bộ người Dao có uy tín trong xã và viết thư đề nghị: “Vận động nhân dân tập hợp lực lượng chống lại chính quyền. Trung Quốc sẽ giúp đỡ”.
Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan chức năng và sự phối hợp, giúp đỡ của lực lượng nghiệp vụ, cán bộ ta đã triển khai các động tác giả theo phía bên kia. Đại diện nhóm người bên kia biên giới là Phàn Vần Xèng đã chỉ đạo cán bộ ta “Tổ chức lại dân quân gồm những người thân tín, càng đông càng tốt. Thông qua lực lượng này và những đồng chí thân Trung Quốc mà vận động dân bám biên giới, không di chuyển về sau”.
Thậm chí, Xèng còn yêu cầu gửi gấp danh sách “dân quân thân Trung Quốc” gồm 24 người, để Xèng “báo cáo xin vũ khí trang bị cho họ” và sau đó Xèng dẫn hai đối tượng khác mang theo súng ngắn, AK báng gấp xâm nhập Việt Nam.
Khi bị phục kích bắt gọn tại “điểm hẹn”, các đối tượng thừa nhận là gián điệp Trung Quốc đã phải khai nhận: “Hoạt động thám báo, tình báo vào khu vực biên phòng Việt Nam với nhiệm vụ xâm nhập, điều tra, thu thập tin tức tình báo phục vụ cho các yêu cầu về quân sự; đồng thời lôi kéo, móc nối cơ sở trong hàng ngũ chủ chốt cấp xã để xây dựng chính quyền hai mặt, phục tùng sự điều khiển của Trung Quốc”...
Ba đối tượng gián điệp còn cho biết: chính quyền Trung Quốc phiên chế những kẻ xâm nhập trong các tổ chức được gọi là “Tổ Công tác Dân tộc”. Thực chất đây là những tổ tình báo gián điệp hoạt động sâu vào lãnh thổ Việt Nam, có sự chỉ đạo chặt chẽ theo hệ thống bí mật từ trên xuống dưới.
Các đối tượng thừa nhận vậy và cung cấp thêm: Ở Ma Ly Pho còn có 3 tổ tình báo khác hoạt động tại các hướng Má Lĩnh, Pả Pú, Múng Tủng (đối diện huyện Đồng Văn). Tất cả các tổ đang cố gắng móc nối sang Việt Nam để nhanh chóng biến chính quyền cấp xã ở khu vực biên giới Việt - Trung của Việt Nam thành chính quyền 2 mặt, biến dân quân Việt Nam thành lực lượng ngầm tại chỗ của Trung Quốc, sẵn sàng nổi dậy gây bạo loạn chống Việt Nam... (Còn tiếp)
Di tích cầu Tràng Hương bắc qua sông Nho Quế (Hà Giang), đây là tuyến giao thông huyết mạch từ huyện lỵ Mèo Vạc đi các xã biên giới Xín Cái, Thượng Phùng, Sơn Vĩ những năm trước và trong chiến tranh biên giới. Đây cũng là nơi các lực lượng chức năng chặn bắt các đối tượng gián điệp, tình báo Trung Quốc đột nhập vào nội địa Việt Nam.
|
Khu vực mốc 485 đặt tại địa bàn xã Xín Cái, Mèo Vạc, Hà Giang ngay sát đường ô tô hai nước Việt - Trung đi lại nên được coi là điểm đáng chú ý trong việc ngăn chặn đối tượng xâm nhập trái phép
|
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Sì Lờ Lầu (Phong Thổ, Lai Châu) thắp hương tưởng niệm các cán bộ chiến sĩ Biên phòng đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược, tháng 2.1979
|
Mai Thanh Hải
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét