về lễ hội 'chém lợn phanh thây' ở Bắc Ninh
Báo Thanh Niên
06/03/2014 12:30
(iHay) Cư dân mạng đang đặt tên cho lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh) là lễ hội ‘man rợ và kinh dị’ nhất ở Việt Nam. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về chuyện nên giữ hay bỏ lễ hội truyền thống này.
Đoạn clip ghi lại lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh) - Ảnh chụp màn hình
Vài ngày qua, đoạn clip ghi lại lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh) bỗng dưng được cư dân mạng mang ra bàn tán xôn xao. Mặc dù clip này đã xuất hiện trên YouTube từ tháng 10.2013, nhưng “độ gây nhiễu” của nó trong cộng đồng mạng đang càng lúc càng tăng cao.
Trong clip có thể thấy những người đàn ông làng Ném Thượng cố gắng khống chế một chú lợn bằng cách trói bốn chân bằng dây thừng và kéo căng ra bốn phía. Sau đó, một người đàn ông cầm cây mã tấu sắc, dài tới chém liên tiếp vào giữa bụng chú lợn, rồi chặt đôi thành hai khúc.
Nickname Thuan Bui Duc bất bình: “Không chấp nhận được, nên bài trừ lễ hội này, đưa nó vào danh mục hủ tục cần tránh xa. Dã man quá. Hành xử tàn ác với vật nuôi dù bắt buộc phải giết thịt nó mở lễ hội là không theo đạo lý khuyến thiện. Hình ảnh gây ám ảnh trí óc con người, đặc biệt là trẻ em”.
.
.
|
Nickname Ducky Duck viết: “Ở những nước văn minh, họ giết mổ gia súc rất kín đáo, nhanh gọn và nhân đạo. Còn ở lễ hội này, họ công khai làm đao phủ, giết một cách tàn bạo. Nếu đây là "văn hóa" thì tôi cho rằng nó thiếu văn minh, vì không nói lên được ý nghĩa gì cao đẹp, hướng thiện, mà còn gây ám ảnh xấu cho khách tham quan, nhất là trẻ nhỏ...
Nickname Phat Thuan bày tỏ dù là lễ hội chém lợn Ném Thượng có là phong tục thì cũng nên suy nghĩ cách tổ chức lại cho phù hợp hợn: “Nhìn thấy lễ hội này lớp trẻ rất nhiều sẽ tạo cho lớp trẻ một thói quen bạo lực và nhiều hệ lụy khác. Nên thay đổi hình thức tổ chức để phù hợp. Để khách quốc tế nhìn vào họ phản cảm chứ chưa nói người mình”.
Ở luồng quan điểm ngược lại, nhiều người khẳng định cần phải giữ lại lễ hội này để bảo tồn văn hóa lâu đời.
.
|
Nickname Tùng N viết: “Trên thế giới đầy các lễ hội như thế này như đấu bò ở Tây Ban Nha người ta cũng dùng kiếm đâm bò đến mất máu mà chết. Có thể nhiều người không biết nhưng lễ hội chém lợn Ném Thượng là phong tục để tôn vinh tinh thần thượng võ, giết lợn tế thần là để mong mùa vụ sau sẽ dư dả hơn mùa trước. Giữ gìn những tục lệ xưa vốn rất khó, nên đừng vì suy nghĩ không thấu đáo mà xóa bỏ lễ hội này”.
.
|
Nickname Hoang Tran có cùng quan điểm: “Các cụ thời xưa mở ra lễ hội này, bao thế hệ chả ai kêu ca câu nào, thế mà bây giờ lại đi lên án văn hóa có từ xa xưa. Những cái gì liên quan đến tâm linh, thờ cúng, tôn thờ hay nghi lễ của mỗi vùng miền tốt hơn đừng xen vào”.
Được biết, lễ hội chém lợn là một trong những hội xuân truyền thống có từ lâu đời của làng Ném Thượng, được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm.
Theo truyền thuyết vẫn được dân làng truyền kể, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ một vị tướng có công chống giặc ngoại xâm. Khi bị giặc ngoại xâm truy đuổi, vị tướng này đã dẫn quân về lánh nạn ở làng Ném Thượng. Vì không đủ lương thực, trong khi lợn rừng lại rất nhiều, nên ông đã ra lệnh chém lợn nuôi quân.
Vào mỗi dịp hội chém lợn, sẽ có một chú lợn béo tốt được chọn làm “Ông Ỉn”. Sau những màn rước tế, dân làng Ném Thượng lại mang “Ông Ỉn” ra giữa sân đình để mổ khao làng. Ngoài ra, theo phong tục, người dân còn mang tiền đến nhúng vào máu “Ông Ỉn” để lấy may mắn.
.
Nhiều năm qua, lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng đã gây ra cuộc tranh cãi nóng hổi không chỉ trong dư luận, mà còn giữa những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong hội chém lợn ở làng Ném Thượng năm nay, “Ông Ỉn” chỉ bị cắt cổ chứ không còn bị chặt làm đôi như những năm trước.
Linh San
Thế kỷ 21 vẫn còn những hình ảnh man rợ của thời trung cổ: Phiến quân IS thì dã man với con người bằng cách chém đầu, còn người dân làng Ném Thượng thì (có thể nói) dã man với động vật (ở đây là con lợn).
Trả lờiXóaKhông thể nói đây là một lễ hội văn hóa "tốt đẹp" được. Những gì không phù hợp với nền văn minh nhân loại thì kiên quyết loại bỏ.