Tổ chức Động vật Châu Á đề nghị bỏ Lễ hội Chém lợn
Báo Dân Việt
27 tháng 1, 2015
Ngày 27.1 Tổ chức Động vật Châu Á phát động chiến dịch cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, và Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chấm dứt Lễ hội Chém lợn tại tỉnh Bắc Ninh.
Báo Dân Việt
27 tháng 1, 2015
Ngày 27.1 Tổ chức Động vật Châu Á phát động chiến dịch cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, và Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị chấm dứt Lễ hội Chém lợn tại tỉnh Bắc Ninh.
Tễu xin bình ngay: Tổ chức này thật ngu! Bỏ là bỏ thế nào! Đó là phong tục, là hèm, là nghi lễ của cư dân địa phương, chỉ là một làng. Nghìn năm nay nó thế, bây giờ bỏ, nhỡ cả làng lăn ra ốm đau, chết chóc, bệnh dịch...thì sao!? UNESCO rất đề cao, tôn trọng văn hóa bản địa và các cộng đồng văn hóa, tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Nếu mấy ông Bộ 4T nhẹ dạ mà nghe theo, tổ chức này nó sẽ lấn tới, nó sẽ yêu sách cấm ăn thịt chó, thịt mèo, thịt bò (Hin đu giáo), thì các ông mốc mồm đấy! Rồi đến lúc thèm quá, lại đi ăn vụng! Nói như ông Ngô Đức Thịnh ở cuối bài là nghe lọt tai!
Theo Tổ chức Động vật Châu Á, hằng năm, cứ vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch, hàng ngàn người dân lại tập trung về thôn Ném Thượng, Tiên Du, Bắc Ninh để tham dự Lễ hội Chém lợn.
Trong đó, những con lợn khỏe mạnh được chọn ra làm vật hiến tế, sẽ bị chém ra làm đôi trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em.
Lễ hội này thu hút sự chú ý của hàng ngàn người dân, bao gồm rất nhiều trẻ em, từ các xã xung quanh tập trung tại địa điểm này để quết máu lợn lên tiền rồi mang về nhà với niềm tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn cho họ cả năm.
Lễ hội Chém lợn tại Bắc Ninh. Ảnh: Tổ chức Động vật Châu Á
Theo Tổ chức Động vật Châu Á, hoạt động phản cảm này đang gây ra không ít những tác động tiêu cực về nhiều mặt. Những tác động tiêu cực này bao gồm những ảnh hưởng xấu tới tâm lý của những người chứng kiến và tác động tới kinh tế xã hội, cụ thể ở đây là tới ngành du lịch cũng như hình ảnh của Việt Nam.
Thông cáo của Tổ chức Động vật Châu Á cho hay, việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng”.
Lễ hội này còn gây ra sự chịu đựng không cần thiết cho động vật – trái ngược với suy nghĩ của chúng ta, động vật cũng cảm nhận được sự đau đớn.
Theo Tổ chức Động vật Châu Á, việc tiếp diễn lễ hội này gửi đi một thông điệp rằng động vật chỉ được coi như những đồ vật không đáng được tôn trọng thay vì là những sinh mệnh sống và liệu rằng việc giết những con vật theo một cách thức nhẫn tâm để khởi đầu cho một năm mới có nên được tiếp tục cho phép?
Ngoài ra, lễ hội nào cũng phải gắn liền với bản sắc của địa phương và văn hóa của dân tộc để truyền bá tính nhân văn cho thế hệ sau. Hành động chém giết lợn trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em hoàn toàn trái ngược với truyền thống đạo lý của người Việt Nam.
Người Việt Nam từ xa xưa tới nay luôn có truyền thống vị tha, nhân đạo và đó là truyền thống đẹp, cần được phát huy. Những lễ hội sử dụng động vật như những công cụ, thay vì tôn trọng chúng như những sinh mệnh sống biết cảm nhận sự đau đớn và có khả năng nhận biết sự chịu đựng này, đang làm phai mờ đi truyền thống tốt đẹp đó của người Việt Nam.
Ngoài những ảnh hướng đối với tâm lý những chứng kiến, những hành vi đối với động vật này còn có tác động xấu tới kinh tế xã hội. Ngày càng có nhiều khách du lịch sau khi nghe hoặc chứng kiến lễ hội này, không ủng hộ những lễ hội như thế này, và thể hiện nhiều cảm xúc tiêu cực thay vì hài lòng với những cảnh đẹp và sự than thiện của con người Việt Nam.
một lễ hội dã man, thú tính nên tự giác bỏ đi!
Trả lờiXóaCông bằng mà nói, VN có một số lễ hội quá phản cảm và thậm chí man rợ, giống như thời trung cổ, mà những con người văn minh trong thế kỷ 21 cảm thấy ghê rợn.
Trả lờiXóaĐây không thể gọi là nền văn hóa "đậm đà bản sắc dân tộc" được.
Lễ chém lợn, lễ chọi trâu.v.v dã man lắm, man rợ lắm, bỏ đi
Trả lờiXóaLạc hậu mọi rợ người ta nhắc nhở thì nên nghe bỏ đi cho tiến bộ, cứ cãi thế tập tục thì sao không đi ngựa để giao thông, dùng nến thay điện mà giữ tập tục cho khỏi ốm.
Trả lờiXóaDân Nghệ
Chả trách sao con người VN độc ác. Cái sự dã man hiện ra trước mắt ngay cả trẻ nhỏ. Khi chúng lớn lên thì chuyện giêt chóc trở nên "bình thường".
Trả lờiXóaKhông phải cứ gọi là phong tục thì phải giữ bằng mọi giá. Ví dụ như tục đa thê: nó chẳng làm chết ai và cũng chẳng dã man như chém lợn; vậy tại sao lại bỏ đi?
Làm thế nào cấm trẻ em dưới 16 tuổi đến lễ hội truyền thống của làng?
Trả lờiXóaVậy nên bỏ đi là tốt nhất.
Từ bỏ lễ hội này không thế đồng nghĩa với việc cấm ăn thịt chó.
Đúng tính chât lễ hội làng xã ! Đề nghị Bộ 4T ra quyết định cấm cửa Tổ chức Động vật Châu Á không cho phép có mặt và tham dự Lễ hội Chém lợn ở Bắc ninh và các lễ hội làng xã khác trên toàn lãnh thổ Việt nam ! Có vậy mới bảo toàn được phong tục , phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nghề nuôi lợn ở Việt nam !
Trả lờiXóaNên cấm quân IS chặt đầu con tin vạn phần dã man hơn !
Trả lờiXóaCả thế giới lên án và chống lại bọn khủng bố IS bạn ko biết hay sao?
XóaThực ra những tập tục dã man như chém lợn, chọi trâu, đâm trâu hay lừa đảo như lên đồng, cúng bái..... có từ lâu, nhưng nó chỉ có tính chất làng xã và không rình rang thành lễ hội lớn như bây giờ. Thường người ta chỉ múa và làm động tác giả đâm trâu, chứ ko đâm thực cho tới chết như bây giờ, vì ngày xưa trâu là bạn của nhà nông và ai cũng thương quí trâu.
Chính vì muốn mõi ngân sách, các bố dựng chuyện phục hồi truyền thống lễ hội đê kiếm chác, thế là dân được dàn dựng, được tạo điều kiện cho thỏa thú độc ác, thèm thịt, nên lao vào tung hô và càng ngày càng mở rộng. Con trẻ nhìn thấy máu và sự quằn quại đau đớn của súc vậ̀t kéo dài trước khi chết, mới đầu còn sợ, sau sẽ thấy thích thú reo hò và sẽ có ngày muốn thực nghiệm. Khi cảm xúc chai lì, người ta ko còn thấy thương những hoàn cảnh khổ chung quanh, người ta thờ ơ với những cái chết cận kề và còn thèm khát được chứng kiến nó, và ko ngăn cản hay giúp đỡ kẻ đang lâm vào cảnh bi đát, đường cùng. Cuối cùng, để thỏa mãn thú tính và thèm nhìn thả́y sự đau đớn của kẻ khác, những người này dễ dàng đâm chết người khi có gì ko vừa ý. Vì vậy, XHVN ngày nay mới loạn đến nỗi ngày nào báo cũng đăng tin giết lẫn nhau
Trong tiến trình văn minh của nhân loại, có những "hủ tục" không còn phù hợp hay trái ngược với nhận thức của con người hiện đại. Nó cần được "giác ngộ" và thay thế bằng những sinh hoạt văn minh khác. Văn hoá không phải là cái gì đó cố định, bất biến nhưng là sự vận động và sáng tạo, nếu không đó chỉ là hủ tục hay là "văn hoá chết".
Trả lờiXóaGiết lợn hay súc vật một cách ghê tởm để xin ơn thần thánh chẳng phải là não trạng của những bộ lạc thời xa xưa ? Chẳng có thần thánh nào ham muốn "bạo lực' hay "sự dã man" nếu không đó chỉ là thần thánh theo cách tưởng tượng của một số người nào đó mà thôi.
Xã hội Việt Nam cần tiến tới xã hội văn minh và cần loại bỏ những 'hủ tục" cón sót lại.
Tôi thấy lễ hội Đâm trâu, chém lợn ghê rợn quá. Người ta say máu, nhảy múa, hò reo đâm, chém động vật và xô nhau để được dính máu lấy hên... Ngày nay thế giới phẳng, truyền thống riêng của anh góp phần làm đẹp thêm cho nhân loại thì cần phát huy, những nó làm cho nhân loại ghê sợ thì nên dẹp đi là hơn! Xã hội phát triển đã loại bỏ dần bao nhiêu tập tục đấy thôi.
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn đồng ý với Tổ chức động vật ở Châu Á đề nghị bỏ Lễ hội chém lợn
Trả lờiXóaVới sự cảm nhận và hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi cũng không muốn tồn tại lễ hội này, cũng như hội chọi trâu. Lần đầu tiên tôi viết ý kiến trên trang bác Tễu, đồng hương với bác!
Trả lờiXóaNhiều lễ hội từ xưa cha ông ta mở ra đều có ý nghĩa lịch sứ,và có tác dụng trong một thời điểm lịch sử nhất định.Nhưng tùy từng thời điểm nên khuyến khích,hay nên bỏ cho phù hợp với xã hội Việt Nam để hoà nhập với nền văn minh thế giới.Trước kia từ thời cha ông ta còn phải chống giặc bằng gươm đao,giáo mác,phải đâm,phải chém,phải giết nhau một cách trực tiếp rất ghê rợn,những người yếu bóng vía,thiếu độ chai lỳ không thể chinh
Trả lờiXóachiến được.Vì vậy,trong thời điểm đó đã sinh ra lễ hội đâm trâu,đấu bò,trọi trâu,chém lợn và nhiều lễ hội rất"khát máu"để tăng thêm độ"chai lỳ"với việc chém giết cho quân lính cũng như người dân khi phải cầm đao kiếm để chống giặc ngoại xâm.Nhưng đến nay cách rèn lòng dũng cảm như vậy không còn phù hợp.Lễ hội chọi trâu,đâm trâu,chém lợn không thể cứ vin vào phong tục,hay tâm linh nọ kia để tồn tại,nhiều lễ hội đã bị biến tướng,tuyên truyền tâm linh để thu lợi cho một nhóm người.Phải nói rằng mang con trâu ra để húc nhau đến gãy sừng,lòi mắt,giết con lợn theo cách quá ghê rợn và dã man như vậy thì không thể gọi là lễ hội hay tâm linh,vì Chúa hay thần phật nếu có thì chắc cũng không chấp nhận cách sát sinh theo kiểu đó.Lễ hội phản cảm,cổ hủ lạc hậu,không phù hợp với thời đại thì nên bỏ.Nếu lễ hội kiểu đâm trâu,chém lợn này được phổ biến,và nhất là cho trẻ em chứng kiến,thì rất có thể ảnh hưởng đến tâm thần và xẽ"nhờn với máu".
Chấn Phong.
Thế giới cũng đang lên án việc đấu bò!
Trả lờiXóaMà việc cắt đầu trâu thắng trận ở Đồ Sơn sao ngu ngốc đần độn thế không biết? Người ta tại sao làm chuyện khùng điên như vậy?
Những thói quen cũ, cả tốt và xấu, đối vơí ngừơi trong cuộc thì là bình thừơng. Nhưng bây giờ toàn cầu hóa rồi, cũng nên xem xét góp ý của người ngoài, các bác ạ, nếu muốn hòa vào biển lớn. Cách xử lý cái việc nhỏ này có liên quan tơí cách xử lý những việc lớn khác. Không nên để cái "đặc thù" dân tộc lấn át cái "phổ quát" toàn cầu. Tất nhiên phải cân nhắc nhiều mặt, nhưng nên ưu tiên có tiến bộ xã hội phổ quát.
Trả lờiXóaTôi cũng tán thành việc cấm tiệt lễ hội kiểu này, man dợ quá!
Trả lờiXóa