Thấy gì qua cái kết vụ đòi “trảm” luật sư Đôn?
Vụ đòi “trảm” luật sư Võ An Đôn có vẻ đã đi vào hồi kết khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam chính thức kết luận đòi hỏi đó là “không có cơ sở, không đúng thẩm quyền, chức năng”.
Võ An Đôn là luật sư tự nguyện bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại Lê Thanh Kiều trong vụ án dùng nhục hình dẫn đến chết người ở Phú Yên.
Trong các phiên tòa, ông đã nhiều lần đề nghị khởi tố Phó Trưởng CA TP.Tuy Hòa, Viện trưởng Viện KSND TP.Tuy Hòa về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và đề nghị Giám đốc CA tỉnh Phú Yên phải từ chức.
Ngay sau đó, liên ngành công an, kiểm sát, tòa án Phú yên đã cùng có văn bản kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư đối với luật sư Đôn. Các cơ quan này cho rằng, luật sư Đôn đã lợi dụng việc hành nghề luật sư, có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng và nhiều cán bộ lãnh đạo các ngành nội chính. Công văn cũng cho rằng ông Đôn đã “tạo thành điểm nóng không tốt trong dư luận xã hội, gây ảnh hưởng đến trật tự ATXH..
Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên sau đó ra quyết định sẽ thanh tra đối với hoạt động của Văn phòng luật sư Võ An Đôn.
Người dân, ngay lập tức, nhìn thấy trong đề nghị khiếm nhã này mang sự lạm quyền: Công an thì dùng nhục hình. Luật sư cãi cho nạn nhân. Tư pháp thì thanh tra luật sư. Và 3 nganh Công an - Tòa án - VKS đề nghị tước chứng chỉ hành nghề. Hay nói cách khác, một vụ án khởi nguồn từ nhục hình đang có cái kết của sự áp đặt bằng sức mạnh.
Chính vì thế, không thể coi đề nghị rút lại kiến nghị liên ngành là cái kết cho sự kiện ồn ào này.
Chỉ vừa tuần trước, một tòa án ở Singapore ra phán quyết yêu cầu một blogger phải trả khoản chi phí pháp lý 21.700USD cho Thủ tướng Lý Hiển Long, sau khi ông Lý thắng trong một vụ kiện về tội phỉ báng. Chân lý rất đơn giản, nếu có bôi nhọ, phỉ báng thì nạn nhân, dù là Thủ tướng, Giám đốc CA hay Viện trưởng kiểm sát đều nhất thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng một vụ kiện, chứ không thể trát sang một văn bản in con dấu cơ quan công quyền.
Nếu ông Đôn xúc phạm, vu khống, các cá nhân nạn nhân hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa chứ không phải là việc cơ quan tố tụng triện văn bản đề nghị này, đề nghị nọ. Bởi như vậy là lạm dụng quyền lực, bởi, như Mahatma Gandhi sinh thời đã có một câu đúng tuyệt đối trong mọi xã hội, mọi nền pháp lý “Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực”.
"Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực".
Trả lờiXóaĐúng là một câu nói của thánh nhân - Thánh Găngđi.
Rõ ràng nhất
là minh họa từ vụ mua bán và môi giới mua bán dâm vị thành niên ở tỉnh Hà Giang.
Hai nữ sinh bị dụ dỗ ép buộc bán trinh
rồi rủ rê thên bạn bè bán trinh thì bị án rất nặng,
lại còn từ trong nhà giam viết đơn từ chối luật sư.
Ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương mãi sau cũng phải làm hình nhân thế mạng.
Riêng ông Ủy viên Trung ương Đảng,
Tỉnh trưởng tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô,
với hàng loạt bằng chứng mua dâm trong điện thoại cá nhân
thì vẫn vô can.
Vụ Đoàn Văn Vương thì rõ quá rồi.
Gần đây có vụ Ủy viên trung ương Đảng,
Cựu Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền.
Ông này cũng không thật giầu lắm so với các quan chức thời nay.
Tài sản của ông bất quá cũng chỉ vài trăm tỉ.
Nhưng hãy xét kỹ
với tương quan chức vụ Tổng Thanh tra Chính phủ mà xem.
Tiền lương thì nói làm gì.
Tiền tỉ thì phải do kinh doanh,
do trúng số,
do thừa kế...
Còn quan chức thì do tham nhũng.
Trường hợp này thì nói toạc ra là do ăn của đút.
Thuế vụ ăn của đút thì nhà nước chỉ mất một khoản thuế mà thôi.
Thầy giáo ăn của đút thì học trò dốt được lên lớp.
Giám thị coi thi ăn của đút thì thí sinh ngu vẫn đỗ đại học.
Địa chính ăn của đút thì nhà nước chỉ phải bán rẻ một thửa đất.
Nhưng đằng này ông là Tổng Thanh tra Chính phủ.
Ông đi thanh tra những đâu,
và những chỗ nào phải đút lót cho ông,
và vì sao họ phải đút lót.
Khỏi phải nói là một tỉ đồng được đút vào mồm ông thì ông phải làm ngơ cho họ ăn cắp một trăm tỉ đồng.
Một trăm tỉ đồng do một cơ quan chính phủ ăn cắp trót lọt thì không phải quốc gia và quốc dân chỉ thiệt có từng đó.
Nó còn di hại về chất lượng công trình, về hiệu quả kinh doanh... và nhiều thứ không thể kể hết.
Những thứ này không thể tính toán cụ thể ra con số nhưng có thể hình dung ra được.
Vậy mà ông này không bị truy tố, ông vẫn là Đảng viên,
ông chỉ bị kỷ luật tượng trưng để trấn an dư luận là "cảnh cáo" bởi những người đồng đảng của ông.
nếu luật lệ công bằng thì phải truy tố ông Trần Văn Truyền và án của ông phải là tù chung thân không giảm án và tịch thu gia sản.
Còn phải làm gương cho các đồng đảng của ông nữa chứ.
Thấy gì qua cái kết vụ đòi “trảm” luật sư Đôn?
Trả lờiXóaThấy điều 4 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Nếu luật lệ công bằng thì còn phải truy tố những kẻ
Trả lờiXóa"đòi hỏi không có cơ sở, không đúng thẩm quyền, không đúng chức năng".
Hôm qua nghe tâm sự của nguyên TBT Lê Khả Phiêu, ông nói người ta chưa kịp nói thì đã bịt môm, nói cho phản biện nhưng bắt ở tù (đại ý).
Trả lờiXóaHoan nghenh Liên đoàn luật sư đã dũng cảm bảo vệ quyền lợi của thành viên của mình. Việc làm của 3 ngành ở Phú Yên tự nó đã nói lên sự tha hoá quyền lực, họ coi thường công lí, coi khing tiếng nói của những luật sư có tâm huyết.