Tình hình rất nóng ở Hồng Kông:
Bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận số đông người bị thương
Người phản đối quyết tâm kéo dài cuộc "Chiếm trung tâm"
Một Thế Giới - Tình hình rất nóng ở Hồng Kông (HK) khi cảnh
sát báo trước sẽ có thể phải dùng đến các biện pháp mạnh. Các bệnh viện
đã sẵn sàng tiếp nhận số người bị thương đông bất thường.
Nhóm phản đối, đòi
dân chủ ở Hồng Kông hiện đang tập kết đông đảo tại khu hành chính
Admiralty trong đêm 30.11, sau khi Liên đoàn sinh viên HK (viết tắt LĐ)
kêu gọi người ủng hộ nối dài cuộc phản đối vừa bước vào tháng thứ ba.
LĐ cảnh báo giới ủng hộ rằng bất kỳ
hành vi nào cũng có thể là cớ để cảnh sát “vịn” làm lý do “phải sử dụng
vũ lực để ngăn chặn phá rối trật tự trị an”.
Tình hình rất nóng ở Hồng Kông, khi cảnh sát HK tuyên bố sẽ “áp dụng biện pháp mạnh” nếu bất kỳ ai toan bao vây khu hành chính Admiralty, một sĩ quan nói vài giờ trước cuộc phản đối này.
7.000 cảnh sát đã được triển khai để đề
phòng sự gia tăng phản đối “Chiếm trung tâm”, trong khi bệnh viện sẵn
sàng nhận số thương vong có thể tăng bất thường.
Cảnh sát triển khai 4.000 nhân viên đến
khu lao động Mong Kok, trong khi 3.000 trực ở khu hành chính Admiralty,
nơi LĐ kêu gọi gia tăng phản đối.
Người phát ngôn cảnh sát Kong Man-keung
nói ông biết các thủ lĩnh sinh viên đã kêu gọi người ủng hộ đem theo
phương tiện đến điểm phản đối Admiralty trong đêm chủ nhật, như mũ bảo
hiểm,ống nhòm,mặt nạ, dù và kêu gọi hành động, gồm bao vây khu làm việc
của chính quyền đặc khu hành chính HK thuộc Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh cảnh sát không hề muốn bất kỳ ai bị thương, nhất là sinh viên.
Một cựu thủ lĩnh sinh viên TQ có tên
Wang và giấu tên họ, đã sống lưu vong sau sự kiện quân đội TQ đàn áp đẫm
máu nhóm sinh viên biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 ở Bắc
Kinh (TQ) nói với đài RTHK, rằng ông sợ sẽ có đổ máu ở cuộc tập kết
phản đối tại khu Admiralty.
Người này ở Đài Loan với tư cách chủ
tịch nhóm Trường phái dân chủ mới nói: nếu xảy ra bạo lực, ông sẽ kêu
gọi để buộc đặc khu trưởng Lương Chấn Anh phải hầu Tòa án hình sự quốc
tế The Hague, về tội chống lại loài người.
Đã có sự đồn đoán rằng người phản đối có
thể chiếm khu trụ sở chính quyền, để buộc nhà cầm quyền phải ngồi lại
vào bàn thương lượng về kế hoạch cải tổ bầu cử.
Hôm qua, đài phát thanh Radio HK nêu phe
phản đối có thể xâm chiếm các tòa nhà để “buộc” cảnh sát bắt giữ người
phản đối và khóa khu Admiralty.
Tương lai cuộc “Chiếm khu trung tâm” thể
hiện ý đồ “bất tuân dân sự” đang bị soi kỹ, sau thăm dò 2 tuần trước
nêu 83 % người HK không còn ủng hộ cuộc phản đối này.
Nhưng người phản đối có lẽ hy vọng một
sự đổi chiều, sau khi có kết quả bầu cử địa phương ở Đài Loan, vốn buộc
Quốc dân đảng hiện thân Bắc Kinh phải chấp nhận thất bại.
LĐ nói phải duy trì cuộc phản đối, để
gây sức ép với chính quyền đặc khu và TQ phải giữ lời hứa cho người HK
quyền tự do bầu cử vào năm 2017, cụ thể là bầu chức đặc khu trưởng.
Hồi tháng 8, ban thường vụ quốc hội TQ
ra nghị quyết, nêu một ủy ban đề cử sẽ chỉ chọn lọc vài ba ứng viên
tranh chức đặc khu trưởng, tức đi ngược với lời hứa của Bắc Kinh hồi năm
1997, khi nhận lại xứ nhượng địa của Anh.
Trần Trí (theo Bưu điện Hoa Nam, The Australian)
Tự Do hay là chết !
Trả lờiXóa