Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

RFI: BỨT PHÁ NGOẠN MỤC! THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng cố uy thế 
qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội 
Thụy My 
RFI
.
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ Obama tại hội nghị ASEAN 
ở Miến Điện, 13/11/2014.
 
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay 15/11/2014 đã được tăng cường thêm sức mạnh khi nhận được số phiếu tín nhiệm khá cao của các đại biểu Quốc hội. Theo AFP, đây là một sự khởi sắc tương đối ngoạn mục so với năm ngoái, ông chỉ được lượng phiếu tín nhiệm rất thấp.

 Khoảng 320/484 đại biểu đã bỏ phiếu « tín nhiệm cao » cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39%. Đây là một sự tương phản lớn lao so với năm ngoái, khi đến một phần ba trong Quốc hội chỉ « tín nhiệm thấp » đối với sự lãnh đạo của ông Dũng. Còn lần này, chỉ có 68 đại biểu bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » cho Thủ tướng.


Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo, được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2013, là một nỗ lực của các nhà cai trị Việt Nam, nhằm xoa dịu các bất bình ngày càng tăng của dân chúng trước tình trạng thiếu trách nhiệm và tham nhũng. Các đại biểu có thể bỏ phiếu « tín nhiệm thấp » « tín nhiệm » và « tín nhiệm cao » cho 50 chức danh lãnh đạo hàng đầu, trong đó có Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.

 

Theo báo chí nhà nước, quan chức nào nhận được trên 50% phiếu « tín nhiệm thấp » trong hai năm liên tiếp có thể bị yêu cầu từ chức. Nhưng cả năm nay lẫn năm ngoái, tất cả các lãnh đạo phải đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm đều xoay sở để có được số phiểu ủng hộ cần thiết, nhằm tránh né các biện pháp kỷ luật trong tương lai.
 

Năm nay, người chiếm được số phiếu cao nhất là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với 380 phiếu « tín nhiệm cao » (76,46%). Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, bị chỉ trích dữ dội do nhiều vụ tai tiếng trong ngành y tế, là quan chức bị mất lòng dân nhất, đã nhận được đến 192 phiếu « tín nhiệm thấp ».
 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà uy tín đã bị xói mòn bởi một loạt các xì-căng-đan tham nhũng và các quan ngại về việc lãnh đạo nền kinh tế, dường như đã thu hút được cảm tình hơn so với năm ngoái, nhờ mạnh mẽ lên tiếng đả kích Trung Quốc.
 

AFP nhắc lại, Hà Nội và Bắc Kinh đang căng thẳng trong vấn đề chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây hấn với lực lượng cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ, và dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc. Giàn khoan này được rút đi hồi tháng Bảy.
 

Ông Nguyễn Tấn Dũng không ngừng đả kích thái độ cứng rắn của Bắc Kinh tại Biển Đông, tranh thủ các diễn đàn khu vực trong đó có cả hội nghị ASEAN tại Miến Điện mới đây, để kêu gọi quốc tế có hành động mạnh mẽ hơn nhằm kìm hãm hành động xâm lăng của Trung Quốc tại các vùng biển bị Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
 

Tuy các nhà quan sát hoan nghênh việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm – như một dấu hiệu cho thấy cố gắng của chế độ để làm dịu bớt sự bất mãn của dân chúng - nhưng nhiều người cho rằng kết quả bỏ phiếu là vô nghĩa, bên trong hậu trường các quan chức vẫn sẽ « đóng cửa bảo nhau».
 

Còn theo nhận định của Reuters, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần này diễn ra một năm trước Đại hội Đảng, là dịp để chọn lựa ra những người lãnh đạo, trong nỗ lực tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của phương Tây. Theo những lời đồn đoán, thì đang có sự rạn nứt sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, giữa phe bảo thủ và phe được cho là cải cách.

 

5 nhận xét :

  1. Tham nhũng vẫn "năm sau tăng cao hơn năm trước"...
    Tự sướng...

    Trả lờiXóa
  2. Một chế độ toàn trị như VN : Hành chánh các cấp đều trong tay đảng viên CS . Lập pháp, tư pháp cũng thế . Vậy mà tham những hoành hành ngày càng tinh vi trắng trợn mà người đứng đầu đảng là TBT không chịu nhân trách nhiệm và từ chức ! Thái độ cố đấm ăn xôi như thế chẳng tốt đẹp gì . Sao không thấy cơ chế nào qui định bỏ phiếu tín nhiệm TBT ?

    Trả lờiXóa
  3. Tôi thử tìm tổng số các phiếu bầu của cả 50 vị trên bảng công bố của Tuổi trẻ online tối hôm qua 15/11 ngay khi trên TV vừa công bố. Thì 1 kết quả bất ngờ là tổng số của cả 50 vị không cùng 1 con số, ví như:
    -1 Ông Sang có tổng số 3 loại phiếu bầu là 484
    -2 Bà Doan:: 485
    -4 Ông Chu Lưu 482
    -6 Bà Phóng 483
    -10 Văn Hằng 480
    -39 Đại Quang(BTCA) 480
    -44 ô Thăng(BTGT) 481
    -45 Bà Tiến 481
    -48 Ông Hòa Bình 480
    Mặt khác trên trên màn hình TV bản in 3 mầu tượng trưng cho số phần trăm của 3 loại của cả 50 vị đều cùng chung 1 khung hoàn toàn như nhau(chỉ khác nhau độ rộng hẹp tức khác nhau số phiếu bầu cho từng loại). Điều đó chứng tỏ số % của từng mầu và từng đại biểu cùng chung 1 mẫu số(tức tổng số các vị đại biểu có mặt tại thời gian bầu, không tự động thêm bớt). Nhưng qua thực tế con số tôi nêu ra chứng tỏ số người bầu cho toàn thể 50 vị là hoàn toàn khác nhau, cao nhất chỉ có 485 và thấp nhất chỉ có 480..
    Điều đó nói lên rằng đã có 1 số vị đại biểu không bầu cho ai cả, và số đại biểu có mặt là bao nhiêu không được công bố(phải chăng thể thức cho phép như vậy???).
    Ai cũng hiểu rằng nếu quy ra % thì phải trên cơ sở có mẫu số giống nhau(số người bầu=tổng số người có mặt), ở đây cách lấy phần trăm trên cơ sở nào không được minh bạch.!
    Đề nghị bộ phận kiểm phiếu giải trình .

    Trả lờiXóa
  4. Bỏ phiếu tín nhiệm kiểu này chẳng có ý nghĩa tích cực nào! Nên làm như nhà báo Trương Duy Nhất đã từng làm là đúng đắn nhất : chỉ có 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm!

    Trả lờiXóa
  5. Bỏ phiếu Tín nhiệm để rồi cuối cùng là...Tín nhiệm.

    Trả lờiXóa