Ngày 16/9/2014, sau khi ra tù, tôi đã đến Bảo hiểm quận Tây Hồ
làm thủ tục truy lĩnh lương hưu bị Bảo hiểm Hà Nội cắt từ tháng 7/2013.
Theo giấy hẹn, ngày 28/10/2014 tôi đã đến Bảo hiểm Tây Hồ để nhận
lại lương thì nhận được Quyết định số 1454 do Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội
ký chỉ trả lương cho tôi từ tháng 10/2014; khoản lương hưu của tôi từ
tháng 7/2013 đến tháng 9/2014 đã bị cắt.
Nhận thấy, đây là một quyết định vi hiến, trái với điều 62 Luật
Bảo hiểm xã hội và Nghị định 152/2006/NĐ-CP, sáng ngày 10/11 tôi đã
chính thức gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội yêu cầu xem
lại nội dung quyết định 1454 và trả lời tôi bằng văn bản.
Theo quy định của Luật Khiếu nại, nếu Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội
vẫn giữ nguyên nội dung Quyết định 1454, tôi sẽ làm thủ tục khởi kiện ra
toà Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội.
Dưới đây là nội dung Đơn khiếu nại mà tôi đã gửi Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày10/11/2014
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội
Tôi là Phạm Viết Đào, Địa chỉ: Nhà..., Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội; Số
CMND:.., ĐT:... ; Tôi đang nhận lương hưu tại Bảo hiểm Xã hội quận Tây
Hồ, Hà Nội, có khiếu nại sau đây.
Tôi bị án phạt tù theo phán quyết của Bản án phúc thẩm Toà phúc thẩm
tối cao tại Hà Nội số 305/HSPT, bản án có hiệu lực từ ngày 9/6/2014;
tôi đã chấp hành xong án phạt tù từ ngày 13/9/2014…
Vừa qua, Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đã ra quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày
24/9/2014 chỉ trả lương hưu cho tôi từ tháng 10/2014, cắt toàn bộ lương
hưu của tôi từ tháng 7/2013 cho tới tháng 9/2014; theo tôi, việc Giám
đốc Bảo hiểm Hà Nội ban hành quyết định 1454 là trái Hiến pháp 2013,
trái Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và trái Nghị định 152/NĐ-CP/2006.
Theo tôi hiểu:
1/ Điều 20 và Điều 31 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 2013 quy định: công
dân bị coi là có tội, bị tước quyền công dân kể từ khi có quyết định của
Toà án. Theo Bản án phúc thẩm số 305/2004-HSPT có hiệu lực từ ngày
9/6/2014 thì tôi chính thức bị tuyên án, tước quyền công dân từ ngày
9/6/2014;
Điều này có nghĩa:
-Khi tôi còn quyền công dân thì Bảo hiểm Hà Nội phải chịu trách
nhiệm chi trả bảo hiểm lương hưu cho tôi vì tôi đã đóng bảo hiểm bắt
buộc trước đó…
-Thời điểm 13/6/2013 là mốc để tính thời gian mà tôi đã chấp hành án
phạt; ngày 13/6/2013, ngày tôi bị Công an Hà Nội bắt khẩn cấp, chưa có
phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân Tp Hà Nội không thể được coi là mốc
xác định ngày tôi bị tước quyền công dân vì: chỉ có Toà án mới có thẩm
quyền này theo Hiến định.
Bảo hiểm Hà Nội không thể căn cứ vào ngày Công an Hà Nội bắt giữ tôi
13/6/2013 để cắt lương hưu mà phải căn cứ vào ngày tuyên án của Toà
phúc thẩm tối cao: cơ quan duy nhất có quyền tước quyền công dân của
công dân.
Nguyên tắc áp dụng luật pháp: Quyết định Toà án hiệu lực ban hành
ngày nào thì áp dụng các chế độ, chính sách liên quan tới bản án từ ngày
đó, không được phép hồi tố.
2/ Theo Nghị định 152/NĐ-CP/2006 quy định tại Điều 33, mục 2:” Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù...”
Căn cứ vào Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù số 423 do Trại
giam Nam Hà cấp: tôi đã chấp hành xong án ngày 13/9/2014; tức từ ngày
13/9/2004 tôi được trả lại quyền công dân; do đó mốc tính lương của tôi,
Bảo hiểm xã hội Hà Nội phải tiếp tục trả lương hưu cho tôi từ ngày
13/9/2014 là ngày tôi ra tù. Theo hiểu biết của tôi: tôi phải được truy
lĩnh lương hưu từ tháng 7-2013 tới 9/6/2014 và sau đó được nhận tiếp từ
13/9/2014;
Tôi cho rằng: tôi chỉ có thể bị cắt lương hưu từ ngày 9/6/2014,
ngày Bản án phúc thẩm 305/2004-HSPT có hiệu lực tới 13/9/2014, ngày tôi
chấp hành xong án phạt tù; Đây mới là giai đoạn tôi chính thức bị tước
quyền công dân, trở thành tù và phải chịu sự điều chỉnh của Điều 62 của
Luật bảo hiểm Xã hội và Nghị định 152/2006/NĐ-CP.
Trước 9/6/2014 khi toà chưa tuyên án, tôi còn quyền công dân thì
Bảo hiểm Hà Nội không được phép cắt lương hưu của tôi vì thời gian đó
tôi không phải là tù, chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 62 Luật
bảo hiểm xã hội và Nghị định 152; Trước ngày 9/6/2014, giai đoạn này các
cơ quan pháp luật gọi là tạm giam, chưa phải tù, tôi bị coi là bị can,
tại phiên toà 9/6/2014 tôi bị coi là bị cáo, ra toà tôi vẫn chưa phải
mặc quần áo tù mà vẫn mặc quần áo bình thường; chỉ sau khi tuyên án tôi
mới bị xếp vào diện tù; Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 152
không điều chỉnh lương của những bị can, bị cáo trong thời gian bị tạm
giam, tạm giữ!
Điều 62 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định:” Người lao động đang hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương
hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;”
Do tôi đã nhận lương hưu tới tháng 6/2013, vì vậy, tôi còn phải được
truy lĩnh lương hưu từ tháng 7/2013 tới 9/6/2014 là ngày Toà phúc thẩm
tuyên án, tước quyền công dân của tôi và tôi bị cắt chế độ bảo hiểm theo
quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm…
Việc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội ban hành Quyết định 1454 cắt lương hưu của tôi từ tháng 7/2013 tới tháng 6/2014 là hành vi hồi tố trái Hiến pháp 2013, trái với Bộ Luật tố tụng hình sự; Trái với Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 152.
Người khiếu nại:
Phạm Viết Đào.
Còn Tiếp
Cứ làm đến nơi đến chốn, bác Đào ạ. Không thể để cho bọn nó muốn làm gì thì làm với những người yêu nước chân chính.
Trả lờiXóaCó khi chúng nó lại đút túi khoản tiền bị trừ của bác đấy. Lạ gì quan chức VN!
Lại một trò bẩn, đê hèn của bọn có quyền chức đây mà
Trả lờiXóa