Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

HÔM NAY, LÀNG TÔI GỬI ĐƠN KHẨN CẤP VÀ TẶNG HOA NGÀY NHÀ GIÁO

17.11.2014

Hôm nay, dân làng Phụ Khang, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây đã cử một đoàn đại biểu gồm 12 người, cao tuổi nhất là Cụ Bình Thanh 80 tuổi đi gửi ĐƠN TRÌNH BÁO KHẨN CẤP tới UBND Xã Đường Lâm, UBND Thị xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. UBND xã và Thị xã đều có giấy biên nhận.

Đến Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây, dân làng tôi đã tặng hoa Ông Trưởng phòng nhân Ngày Nhà giáo VN 20.11 năm nay, trước khi đưa đơn. Trước đó, đoàn cũng đã tới Trường Tiểu học Đường Lâm để tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng các thầy cô giáo, rất tiếc là cả cô Hiệu trưởng và cô Hiệu phó đều đi họp vắng.


Giấy biên nhận của Văn phòng UBND Xã Đường Lâm 
và của Văn phòng UBND Thị xã Sơn Tây:



Ghi chú: Từ sau khi chúng tôi đăng bài viết này, Giáo sư Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu và các trí thức trong và ngoài nước đã gửi thư, gọi điện, nhắn tin cho TS. Nguyễn Xuân Diện để bày tỏ sự cảm thông đối với dân làng Phụ Khang quê nhà của Tiến sĩ và mong muốn nếu được dân làng chấp thuận thì sẽ xin gửi tiền đóng góp xây tặng làng Phụ Khang một ngôi trường khang trang để các cháu có nơi học tập.

Chúng tôi thay mặt dân làng xin cảm ơn Giáo sư Chu Hảo và các giáo sư, các nhà trí thức trong và ngoài nước. Dân làng chúng tôi vẫn đang chờ hồi âm của UBND Xã Đường Lâm, của UBND Thị xã Sơn Tây và Phòng Giáo dục thị xã Sơn Tây về việc xây trường học cho con em chúng tôi. 

Nếu nhà nước và chính quyền các cấp không thể lo được trường học cho con em làng tôi, chúng tôi sẽ viết thư chính thức đề nghị Giáo sư và những tấm lòng hào hiệp trên khắp thế giới giúp đỡ và cùng chúng tôi lo cho các cháu một ngôi trường để học chữ.

15.11.2014:

Dân làng Phụ Khang, xã Đường Lâm của tôi vừa thảo lá Đơn trình báo khẩn cấp về việc trường làng (2 phòng học) sắp sụp đổ, khiến cho hơn 2 tháng nay các em học sinh lớp 1 và lớp 2 phải học nhờ, một lớp thì ở một nhà dân và lớp nữa thì trong hội trường nhà văn hóa của thôn. Dân làng xin với chính quyền để tự góp tiền sửa chữa lớp học, nhưng chính quyền gạt đi, bảo nếu tự ý làm là vi phạm pháp luật.

Sau hai tháng học nhờ như vậy, chính quyền xã dùng đủ mọi biện pháp để ép các gia đình đưa trẻ đến trường chính để học, cách làng 3 km, nhưng dân làng không chịu. Dân làng cho biết, đã đọc kỹ Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ GD và ĐT ban hành, quy định rõ: "độ dài đường đi của học sinh đến trường đối với khu ngoại thành, nông thôn không quá 1 km". Một ngôi trường 2 lớp học nằm ngay trong làng Phụ Khang (thuật ngữ ngành giáo dục gọi là khu lẻ), được xây dựng cách đây khoảng 50 năm, cách trường chính 3 km đã đáp ứng được điều này.


Hai trang đầu của ĐƠN TRÌNH BÁO KHẨN CẤP có chữ ký của dân làng

Hình ảnh ngôi trường sắp đổ. Nơi ngày xưa tôi đã từng học suốt cả thời gian cấp 1

 Đất của trường một nửa đã bị trưởng thôn bán cho một cô giáo làng để làm quán bán hàng


 Chính quyền xã chống chế với dân bằng cách cho đổ mấy xe cát như đang sắp sửa chữa 

 Trường xưa êm đềm dưới tán lá bàng xanh mướt. Nay không một bóng em thơ

 Tất cả các cột từ cổng vào trong trường và trên khắp các nơi công cộng của làng 
đều được dán những khẩu hiệu thế này.






Nhà dột

 Quá giang sắp gẫy gục hẳn

Sân trường đầy lá rụng. Sắp thành nơi hoang phế rồi...Rất có thể một ngày nào đó sẽ bị bọn "cường hào mới" ở xã, thôn bán lấy tiền chia nhau. Thời gian gần đây, công an kinh tế thị xã Sơn Tây đã triệu tập hàng loạt cựu Chủ tịch, cựu Phó chủ tịch xã tới làm việc. Có kẻ bị đột quỵ vẫn phải ngồi cáng để đưa đi lấy cung. Có kẻ mời thầy cúng về để đốt vàng giải hạn cũng không thoát, giờ đang hóa rồ hóa dại (thật hay giả nhỉ?). Lại có kẻ trốn xuống lều cá nằm co ro như chuột chạy cùng sào.

Dân làng ký tên vào lá Đơn Khẩn cấp trình báo với các cấp chính quyền.


13 nhận xét :

  1. thế mới biết dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.

    Trả lờiXóa
  2. Dân vội mà Quan chẳng vội . Con Dân nghèo , trường quá xa không đi học được nên thất học chứ con quan có xe hơi đưa rước , xa mấy cũng đi được !

    Trả lờiXóa
  3. Âms no hạnh phúc là vậy .

    Trả lờiXóa
  4. Tiền bắn pháo hoa đủ xây được vài trục trường cấp bốn kiểu này.Sao các người lãnh đạo TP không chịu đi về những chỗ như thế này để biết người dân cần gì

    Trả lờiXóa
  5. Chắc chắn bọn cường hào đang chuẩn bi xẻ thịt để xơi tái khu vực nầy rồi.Chiêu này gọi là"nhắm rồi mới uống"đây

    Trả lờiXóa
  6. Cho phép dân làng sửa lại trường,có nghĩa là các cháu lại tiếp tục về học ỡ đấy.Vậy thì lũ"đày tớ"lấy gì mà gặm?
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  7. Trường sở như thế này thì làm sao đuổi kịp đuợc Hàn Quốc, Đài Loan, Tân Gia Ba, Thái Lan là những nước không theo XHCN . ( TV )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi túc tắc theo hướng... ngược lại. Mơ đuổi kịp a?

      Xóa
  8. Ông Hồ Chí Minh đã dạy "vì lợi ích trăm năm phải trống người"!.PHẢI CHĂNG câu chuyện đang diễn ra tại làng của Lâm Khang là sự HIỆN THỰC HÓA LỜI DẠY ,từ những "học trò yêu" của Bác ?.

    Trả lờiXóa
  9. Trường chính cách 3 km, vậy trường xuống cấp là trường gì? Cách làng mấy km?

    Trả lờiXóa
  10. Nhìn ngôi trường của anh Diện mà nhớ tuổi thơ của mình quá.Ước gì có 1 tấm vé đi về tuổi thơ

    Trả lờiXóa
  11. Trẻ em hôm nay con nợ ngày mai thì cần gì việc học với hành,sau này cứ cố gắng làm thân trâu ngựa cho tầng lớp"tinh hoa".Mọi việc đã có đảng và nhà nước lo

    Trả lờiXóa
  12. Cái ảnh chụp Phiếu tiếp nhận đơn của văn phòng HĐND và UBND thị xã Sơn Tây
    nó không toàn trang thì cũng không nói làm gì.
    Nhưng còn cái Phiếu nhận đơn của UBND xã Đường Lâm thì người ký nhận đơn là Hà Hương Giang thì rõ họ tên ròi.
    Tên thì cũng đẹp đấy, nhưng mà chức danh gì thì không rõ,
    là bảo vệ hay cấp dưỡng gì thì cũng phải ghi rõ ra chứ.
    Không có sau này lại đổ cho cái thằng đánh máy thì nó lại rách việc ra.

    Trả lờiXóa