Hội thảo giới thiệu sách
LÍNH THỢ ĐÔNG DƯƠNG Ở
PHÁP (1939- 1952) –
Một trang sử thuộc
địa bị lãng quên
14:00, thứ Tư, ngày
26/11/ 2014,
Hội trường L’Espace,
24 Tràng Tiền, Hà Nội
Tháng Chín năm 1939, khi nước
Pháp tuyên chiến với phát xít Đức, chính phủ Pháp đã đưa hai vạn thanh niên
Việt Nam
đến chính quốc nhằm phục vụ kỹ nghệ chiến tranh. Ngoại trừ thiểu số khoảng 5%
con em nhà khá giả và có ăn học tình nguyện đăng kí làm thông ngôn, còn lại đều
là nông dân nghèo ít chữ bị trưng tập cưỡng bức từ làng quê, và khi đến Pháp
được đưa vào làm công nhân trong các nhà máy vũ khí trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Những người lao động này được gọi nôm na là lính thợ Đông Dương hay ONS
(ouvrier non spécialisé), tức thợ không tay nghề chuyên môn.
Sau khi nước Pháp thua trận trước Đức quốc xã tháng Sáu năm 1940, chỉ có khoảng 4.500 người được trở về quê hương. Số còn lại được đưa về miền Nam nước Pháp và được trưng dụng vào nhiều lĩnh vực sản xuất trong suốt thời gian chiến tranh. Mặc dù thuộc thành phần dân sự và chưa một ngày mặc áo lính, họ vẫn phải phục tùng kỉ luật quân đội nghiêm ngặt dưới sự cai quản của các cựu sĩ quan Pháp từng phục vụ lâu năm ở các thuộc địa, chịu cảnh sống câu thúc sau hàng rào kẽm gai các doanh trại trong điều kiện thiếu thốn cùng cực, và bị bóc lột sức lao động một cách triệt để mà không được hưởng đồng lương thỏa đáng .
Sau khi nước Pháp thua trận trước Đức quốc xã tháng Sáu năm 1940, chỉ có khoảng 4.500 người được trở về quê hương. Số còn lại được đưa về miền Nam nước Pháp và được trưng dụng vào nhiều lĩnh vực sản xuất trong suốt thời gian chiến tranh. Mặc dù thuộc thành phần dân sự và chưa một ngày mặc áo lính, họ vẫn phải phục tùng kỉ luật quân đội nghiêm ngặt dưới sự cai quản của các cựu sĩ quan Pháp từng phục vụ lâu năm ở các thuộc địa, chịu cảnh sống câu thúc sau hàng rào kẽm gai các doanh trại trong điều kiện thiếu thốn cùng cực, và bị bóc lột sức lao động một cách triệt để mà không được hưởng đồng lương thỏa đáng .
Năm 1942, 500 người trong số này
được gửi đến Camargue để tìm cách phục hồi nghề trồng lúa gạo. Nhờ kinh nghiệm
cha ông để lại, họ đã thành công trong việc cải tạo những thửa đất nhiễm mặn từ
nhiều thế kỷ thành một vùng lúa gạo đặc sản với năng suất cao, là niềm tự hào
của miền Nam
nước Pháp ngày nay.
Sống trên đất khách quê người,
nhưng người lính thợ luôn một lòng hướng về Tổ quốc. Họ đã tiến hành nhiều hoạt
động như làm báo, rải truyền đơn, treo cờ đỏ sao vàng, đình công, biểu
tình…nhằm ủng hộ công cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Việt Nam và phản đối
thực dân Pháp tái xâm lược nước ta. Năm 1946 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái
đoàn sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau,
hàng ngàn lính thợ đã tổ chức mít tinh trọng thể để chào đón vị lãnh tụ của dân
tộc. Phong trào đấu tranh của lính thợ ngày càng lan rộng đã khiến chính phủ
Pháp hết sức lo ngại, buộc họ phải lần
lượt tổ chức hồi hương cho những người lao động này. Khoảng hai ba ngàn người
chọn ở lại sinh sống trên đất Pháp.
…Do hoàn cảnh chiến tranh và
những hệ lụy khá tế nhị về lịch sử mà hơn bảy mươi năm qua câu chuyện về những
người lao động này vẫn bị vùi sâu trong ký ức hai dân tộc. Chỉ đến năm 2009,
khi “ Lính thợ Đông Dương ở Pháp (1939- 1952 - một trang sử thuộc địa bị lãng
quên” ra đời thì sự thật ấy cuối cùng mới được phơi bày trước công luận. Cuốn
sách gây nhiều tiếng vang, được liên tục tái bản, được chuyển thể thành phim và
là đề tài của cuộc triển lãm lưu động cũng như rất nhiều cuộc hội thảo trên
khắp nước Pháp, đã thực sự đánh động lương tri người dân Pháp và khiến chính
phủ của họ phải có động thái thích hợp. Nhiều địa phương ở Pháp đã lần lượt tổ
chức lễ tôn vinh cựu lính thợ với sự hiện diện rất ít ỏi các nhân chứng nay đã
vào tuổi gần đất xa trời. Và ngày 05/10/2014, tượng đài kỷ niệm cấp nhà nước
nhằm tưởng nhớ công lao của 20.000 người lao động Việt Nam bị cưỡng bức lưu đày
trong Thế chiến II đã được long trọng khánh thành ở Camargue dưới sự chứng kiến
của lãnh đạo cấp cao Cộng hòa Pháp cùng đại diện chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, như là là lời công khai thừa nhận từ hai quốc gia, rằng những
cựu lao động này thực sự là nạn nhân của chế độ thực dân thuộc địa một thời.
Cuốn sách đã hoàn thành nhiệm vụ giúp trả lại công bằng cho hai vạn người lính
thợ Việt Nam,
và đó cũng là tâm nguyện của tác giả khi thực hiện đề tài này /.
Diễn giả:
-
PGS. TS Sử học Phạm Xanh: Nguyên chủ nhiệm bộ môn lịch sử cận hiện đại Việt Nam, trường Đại học KHXH&NV -
Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Dẫn chương trình: GS. Chu Hảo, giám đốc Nhà
xuất bản Tri thức
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét