Tọa đàm về người bảo vệ nhân quyền ở VN
Ảnh:
Một buổi tọa đàm về chủ đề bảo vệ 'Người bảo vệ nhân quyền'
đã được hai nhóm xã hội dân sự trong nước hợp tác tổ chức tại nhà thờ
Thái Hà, Hà Nội sáng 26/11.
Trong thông cáo về nội dung
chương trình, hai tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự và Vietnam UPR Working
Group cũng mời cả đại diện từ phía Bộ Công an Việt Nam và công an TP. Hà
Nội đến tham dự.
Tuy nhiên, trả lời BBC ngày 26/11, một trong các
diễn giả chính tại buổi tọa đàm, cho biết chỉ có một số an ninh được cử
theo để theo dõi và gây khó khăn cho ông trên đường đến buổi tọa đàm.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng nhận định tình hình nhân quyền tại Việt Nam trở nên "tồi tệ hơn" sau kỳ UPR.
Mục
tiêu của buổi tọa đàm là nhằm "phổ biến và giám sát" quá trình thực thi
những khuyến nghị trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền
(UPR) hồi tháng Sáu, thông cáo viết.
Trong kỳ UPR hồi giữa năm
nay, phía Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị từ Luxembourg, Na Uy và
Tunisia về việc "công nhận, bảo vệ và bảo đảm môi trường hoạt động cho
những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam", thông cáo cho biết thêm.
BBC: Xin ông cho biết một số diễn biến chính trong buổi tọa đàm sáng nay?
Tiến sỹ Nguyễn Quang A:
Số người dự cuộc tọa đàm sáng nay là trên 70 người, trong đó có một đại
diện của khối Liên hiệp châu Âu, bảy đại diện từ các đại sứ quán của
Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc và nhiều nước khác.
Khi tôi chuẩn bị lên xe buýt thì có 10 an ninh quận Long Biên xúm lại ngăn chặn. Tôi vẫy taxi thì họ đuổi taxi đi.
Tôi chỉ còn cách duy nhất là đi bộ và họ bám theo tôi suốt từ nhà đến nhà thờ Thái Hà.
Tuy
nhiên diễn biến trong phòng tọa đàm rất suôn sẻ. Chương trình đã bắt
đầu đúng giờ và kết thúc vào lúc 12 giờ trưa theo kế hoạch.
BBC: Mục tiêu trước mắt cũng như dài hạn của những buổi tọa đàm thế này là gì, thưa ông?
Tiến sỹ Nguyễn Quang A:
Mục tiêu cuộc tọa đàm thực chất là để giới thiệu cho công chúng Việt
Nam, những người trong bộ máy công quyền hiểu rõ những người bảo vệ nhân
quyền là ai, có những quyền gì và nghĩa vụ của nhà nước là ra sao.
Mục
tiêu dài hạn của chúng tôi là giúp những cuộc tọa đàm ôn hòa, mang tính
xây dựng và phổ biến kiến thức được tổ chức nhiều hơn nhằm củng cố sức
mạnh cho xã hội dân sự tại Việt Nam.
Khi xã hội dân sự phát triển
lên và có nhiều hoạt động như thế thì chính quyền sẽ hiểu rằng các hoạt
động này là tốt cho đất nước, không phải do các thế lực thù địch xúi
giục để làm hại đất nước.
Khi đã hiểu ra thì người ta có thể sửa
đổi các quy định pháp luật để những hoạt động như vậy không còn gặp
những trở ngại như ngày hôm nay.
BBC: Khi chính quyền
không công nhận những tổ chức dân sự độc lập thì điều đó gây những khó
khăn gì cho những 'Người bảo vệ nhân quyền' trong việc thực hiện nhiệm
vụ của mình, thưa ông?
Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Có
nhiều loại nhân quyền, như quyền của người khuyết tật, quyền người
nhiễm HIV, quyền phụ nữ, dân tộc thiểu số, quyền làm kinh tế.
Nếu là những tổ chức bảo vệ cho các quyền đó thì họ có thể đăng ký hoạt động đàng hoàng ở Việt Nam.
Tuy
nhiên những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận, bảo vệ quyền tù nhân
thì bị chính quyền coi là nhạy cảm và gây khó khăn, có muốn đăng ký cũng
không được
Họ coi những tổ chức đó là bất hợp pháp.
Trong khi đó quy định
của Liên Hiệp Quốc quy định không phân biệt giữa các tổ chức đăng ký
hay không đăng ký và nhà nước phải tạo thuận lợi cho bất cứ tổ chức nhân
quyền nào.
Tại phiên UPR vừa rồi, chúng tôi đã gặp Hội đồng Nhân
quyền Liên hiệp quốc và đại diện các nước EU, tất cả đều tôn trọng và
công nhận chúng tôi, rất đáng tiếc chúng tôi lại không được công nhận ở
chính nước mình.
Tuy nhiên theo đúng như tinh thần chung thì chúng
tôi coi chúng tôi là những tổ chức hợp pháp, không quan trọng là có
đăng ký hay không.
Chúng tôi sẽ kiên trì đấu tranh ôn hòa để
thuyết phục họ rằng nếu họ để các tổ chức dân sự như chúng tôi được đăng
ký thì điều đó sẽ chỉ có lợi cho đất nước và cho chính bản thân họ.
Tất nhiên là trong thời gian vẫn bị xem là bất hợp pháp thì hoạt động của chúng tôi sẽ còn nhiều khó khăn.
BBC: Ông có thấy những cải thiện đáng kể nào về nhân quyền tại Việt Nam kể từ sau kỳ UPR vừa qua hay không?
Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Những
lời nói của Thủ tướng trong đầu năm và suốt thời gian vừa qua thì có
nhiều điểm nghe rất hay. Nếu làm được những gì đã nói thì rất tốt.
Nhưng tôi vẫn chưa thấy có chuyển động có ý nghĩa gì về mặt nhân quyền cả.
Trước phiên kiểm điểm họ mềm dẻo đi một chút, và sau đó thì đâu lại hoàn đấy.
Vừa
qua chúng ta chứng kiến việc bắt giữ ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Ngay
cả Điếu Cày và Cù Huy Hà Vũ có được thả cũng bị đẩy sang Mỹ.
Bên
cạnh đó, còn các vụ mới đây như phiên xử phúc thẩm các nông dân Dương
Nội và hành hung ông Dương Minh Đức và nhiều người khác.
Tôi thấy rằng lời nói hay nhưng không đi đôi với việc làm, và dường như tình hình nhân quyền sau phiên UPR lại tồi đi.
BBC
__________
Tễu: tít bài hay quá! Đấy, tọa đàm về nhân quyền ở VN nó thế đấy
VN làm gì có nhân quyền cơ chứ!
Bác Nguyễn Quang A tự nhiên được oách nhỉ ! đi bộ có 10 vệ sĩ côn an bảo vệ, oai hơn 4 trụ.
Trả lờiXóaỞ VN có quyền của NCQ còn Nhân Quyền thì tùy . NCQ thích thì cho, không thích thì xử lí tùy mức độ .
Trả lờiXóa