Các vụ bắt giữ liên tục xảy ra đối với những người bày tỏ sự ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông
Brice Pedroletti, Le Monde
Blog Thụy My
Vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc họp cấp lãnh đạo từ thứ Hai 20 đến thứ
Năm 23/10/2014 xung quanh chủ đề « pháp quyền », một nhóm luật sư và nhà
tranh đấu cố gắng hỗ trợ cho những người bị bắt ngày càng nhiều trong
các tuần lễ vừa qua - trong đó có nhiều nghệ sĩ – chỉ vì họ bày tỏ sự
ủng hộ, thường là trên mạng, đối với những người biểu tình đòi dân chủ ở
Hồng Kông.
Hôm thứ Hai, ngày khai mạc đại hội, luật sư Chu Thế Phong (Zhou Shifeng) đã đến ba trại giam ở Bắc Kinh và vùng ngoại vi để tìm cách gặp gỡ bốn thân chủ, cũng như xác định một người thứ năm, «mất tích » từ ngày 10/10 xem đang ở đâu. Nhưng ông không đạt được mục đích. Ngay tối hôm đó, luật sư giải thích cho Le Monde : « Tôi đã lưu ý với công an là luật pháp quy định các thân chủ tôi có thể gặp luật sư trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi bị bắt. Nhưng họ né tránh trả lời ».
Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
Hôm thứ Hai, ngày khai mạc đại hội, luật sư Chu Thế Phong (Zhou Shifeng) đã đến ba trại giam ở Bắc Kinh và vùng ngoại vi để tìm cách gặp gỡ bốn thân chủ, cũng như xác định một người thứ năm, «mất tích » từ ngày 10/10 xem đang ở đâu. Nhưng ông không đạt được mục đích. Ngay tối hôm đó, luật sư giải thích cho Le Monde : « Tôi đã lưu ý với công an là luật pháp quy định các thân chủ tôi có thể gặp luật sư trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi bị bắt. Nhưng họ né tránh trả lời ».
Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng
Các thân chủ của ông, trong đó có Trương Miểu (Zhang Miao), làm việc cho
tuần báo Đức Die Zeit, các nghệ sĩ Trương Hải Anh (Zhang Haiying) – nổi
tiếng với các bức chân dung những cô gái mại dâm bị công an bắt – và Lữ
Thượng (Lu Shang), đã bị giam giữ từ ngày 2 đến 11/10. Luật sư Chu Thế
Phong giận dữ : « Việc này hoàn toàn bất hợp pháp, họ không tôn trọng các quy định
». Ông đã quá chán ngán với cái Nhà nước công an vốn không màng đến các
thủ tục sơ đẳng. Trương Miểu đi dự một buổi ngâm thơ tại làng nghệ
thuật Tống Trang, ở ngoại ô Bắc Kinh, để ủng hộ những người biểu tình
Hồng Kông.
.
.
Bộ sậu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đài liệt sĩ ở Thiên An Môn, 30/09/2014.
Đại hội Đảng lần IV, kết thúc hôm thứ Năm 23/10 với lời kêu gọi một « Nhà nước pháp quyền theo kiểu Trung Hoa », trong thông cáo bế mạc đã nhấn mạnh đến việc « tôn trọng Hiến pháp
». Bên cạnh đó là việc thành lập một cơ chế vốn trước nay chưa hề hiện
hữu tại Quốc hội, để giám sát các vi phạm, trong khi vẫn nhắc nhở rằng «
yêu cầu hàng đầu của pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng ».
Trở ngại chính là đây. Tất cả những gì bị coi là ảnh hưởng đến « vai trò lãnh đạo của Đảng » - trên thực tế chỉ được nhắc tới rất chung chung trong lời mở đầu của Hiến pháp - sẽ bị xem nhẹ, như quyền tự do ngôn luận hay tự do hội họp.
Trở ngại chính là đây. Tất cả những gì bị coi là ảnh hưởng đến « vai trò lãnh đạo của Đảng » - trên thực tế chỉ được nhắc tới rất chung chung trong lời mở đầu của Hiến pháp - sẽ bị xem nhẹ, như quyền tự do ngôn luận hay tự do hội họp.
Để thực hiện điều đó, bộ máy an ninh được tự do hành động để « duy trì ổn định » - tiếng Hoa là « duy ổn » (weiwen). Chu Thế Phong thở dài : « Cách duy nhất để thiết lập một hệ thống tiến gần với ý tưởng Nhà nước pháp quyền, là phải hủy bỏ chính cái hệ thống duy trì ổn định này ». Rõ ràng đây không phải là công việc trước mắt, cho dù bản thân kiến trúc sư chính của « duy ổn » - cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) lại đang ở tù, và, ngược với suy nghĩ của một số người, Hội nghị Trung ương hôm thứ Năm không tuyên bố khai trừ Đảng đối với ông ta.
.
Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, người chỉ đạo chính sách "duy ổn"lại đang ở tù!
Năm nay 50 tuổi, luật sư Chu Thế Phong là một trong những nhân tố của cuộc chiến đấu đòi triệt để tôn trọng pháp luật, trước những lạm dụng của công an. Văn phòng luật sư do ông lãnh đạo với đội ngũ 80 luật sư, xử lý gần một phần ba các vụ được gọi là « chính trị », như Ngải Vị Vị (Ai Wei Wei) năm 2012, hay mới đây là giảng viên đại học người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti.
Trong số năm thân chủ của luật sư Chu, trường hợp người « mất tích » Khấu Diên Đinh (Kou Yanding) khiến ông lo ngại nhất. Người phụ nữ tuổi ngũ tuần chuyên tranh đấu cho dân chủ ở nông thôn, bị chận bắt lúc bà đi Ngũ Đài Sơn (Wutai), một địa điểm hành hương của Phật tử nằm ở miền trung. Luật sư nói : « Không hề có lệnh bắt của công an, và chúng tôi chẳng biết bà đang bị giam ở đâu. Có thể vụ này có liên hệ với Hồng Kông, nhưng họ cũng nhắm vào các nhà tranh đấu do các nhân vật này có thể gây ảnh hưởng ».
Một đợt bắt bớ như thế của công an chưa hề diễn ra kể từ tháng 2/2011,
khi những lời kêu gọi « Cách mạng hoa lài » được đưa ra tại Trung Quốc,
sau « Mùa xuân Ả Rập ». Khoảng một trăm luật sư, trí thức nổi tiếng và
sau đó là Ngải Vị Vị, đã bị giam giữ ở những địa điểm bí mật trong nhiều
tháng trời, vi phạm trắng trợn luật pháp.
"Cuộc cách mạng những chiếc dù" ở Hồng Kông: Nỗi ám ảnh của Bắc Kinh
«Xúi giục gây rối »
Một số nghệ sĩ bị bắt trong những tuần lễ gần đây chỉ vì họ phổ biến các hình ảnh trên mạng xã hội – một hành động bị quy là « kích động gây rối
». Nghệ sĩ Vương Tạng (Wang Zang), bị câu lưu hôm 1/10 cũng vì thế. Một
tấm ảnh trên Twitter cho thấy hôm trước đó ông Vương đứng trước một lá
cờ Đài Loan, tay cầm chiếc dù và đầu cạo trọc để ủng hộ « Cuộc cách mạng
những chiếc dù » ở Hồng Kông. Vương Tạng lẽ ra cũng đến tham dự buổi
ngâm thơ ở Tống Trang.
Hôm đó, vợ ông là bà Vương Lệ (Wang Li), không có tin tức gì của chồng,
bỗng dưng thấy một tốp công an ập vào nhà mình ở Tống Trang. Họ lục soát
nhà cửa. Bà kể lại qua điện thoại : « Họ tống cổ tôi ra đường. Sau đó tôi trở lại với các bạn bè, rốt cuộc họ mới chịu ra khỏi nhà ».
Được người thân cho trú nhờ cùng với đứa con gái một tuổi, bà Vương Lệ
khi trở về nhà thì điện nước, internet đều bị cúp. Mãi đến ngày 5/10 bà
mới được xác nhận bằng miệng là chồng đang bị giam giữ, nhưng không được
nói chuyện với ông. Ngày 7 và 8/10, bà Vương Lệ lại bị sách nhiễu lần
nữa – thậm chí bé gái con bà còn bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ ở đồn
công an.
.
.
Một trong những bức tranh về vụ thảm sát Thiên An Môn của họa sĩ Trần Quang.
Hôm 16/10, công an dọa nạt chủ nhà để trục xuất bà ra khỏi nhà giữa đêm khuya. Tối hôm đó, họa sĩ Trần Quang (Chen Guang) – từng bị tù hồi tháng Sáu trong dịp kỷ niệm 25 năm Thiên An Môn do đã vẽ các bức tranh về chủ đề này – đến đón Vương Lệ vì ông có xe hơi. Hôm sau Trần Quang bị triệu tập lên công an và bị bắt ngay lập tức…
Tổng cộng có khoảng mười lăm người tại Tống Trang đã bị bắt giam vì bày tỏ sự ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông – theo một nhà tranh đấu Bắc Kinh, vừa mới ra tù và cùng với hai « lão tướng » nổi tiếng khác vận động hỗ trợ gia đình của các nghệ sĩ bị bắt tại Tống Trang. Thứ Hai 20/10, họ đã giao cho một nghệ sĩ trẻ tổ chức gây quỹ trên mạng. Người thanh niên này bị bắt ngay tối hôm đó, rồi đến hôm sau được thả ra, sau khi cả ba nhân vật trên tung ra một bản kiến nghị. Còn số tiền quyên góp tương đương 3.000 euro thì bị tịch thu.
Theo blog Thụy My
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét