Lâm Khang và Đình Phúc thực hiện
Tường thuật theo giờ địa phương, Liên tục bấm F5 để cập nhật tin mới.
Diễn biến lúc chiều tối:
Phong trào Chiếm khu Trung tâm (OCCUPY CENTRAL)
Dịch từ nguồn: http://www.scmp.com/news/hong-kong/article/1609926/live-occupy-couple-get-engaged-dawn-protest-enters-day-eight
Ngày thứ tám: Chính phủ Hồng Kông cho biết rằng chiều nay họ sẽ mở cuộc đối thoại với lãnh đạo sinh viên về cải cách bầu cử nếu một số phong tỏa được gỡ bỏ trên các đường của thành phố. Trong một tuyên bố, chính phủ kêu gọi các tuyến đường chính trong khu Admiralty (Hải quân) cần được mở lại và yêu cầu giải phóng một cây cầu nối giữa các cơ quan chính phủ với các đường phố xung quanh để cho phép các công chức dân sự vào được các tòa nhà.
07 giờ tối (07:01PM): Khi những người biểu tình ở khu vực Mong Kok bị chia nhỏ và di chuyển ra ngoài, đã có sự rối loạn tương tự ở khu Admiralty, chỉ sau vài giây đám đông quyết định giải phóng khu vực đó, hàng chục người biểu tình đã tái chiếm giao lộ giữa hai đường Lung Wo và Đại lộ Tim Wa (cổng chính đến văn phòng Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh).
"Chúng tôi vẫn cố gắng để chiếm địa điểm này. Chúng ta không nên từ bỏ địa điểm này khi mà chưa có bất kỳ quyết định của chính phủ có lợi cho chúng ta", Ben Liu Chi-Fung, 20 tuổi cho biết.
"Văn
phòng điều hành là một địa điểm quan trọng", sinh viên Tanson Tsui nói.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể từ bỏ nguyên tắc cơ bản của cuộc biểu
tình để gây sức ép cho chính quyền nhằm bãi bõ khuôn khổ cải cách bầu
cử bất công".
Việc rút lui đã được quyết định vào lúc 6 giờ chiều sau khi chỉ một số ít người sẵn sàng để tiếp tục phong tỏa những con đường. Tuy nhiên, những người biểu tình đến từ các nơi khác lại đổ về khu Admiralty để chiếm lại khu vực này.
Một trong số những người ở lại, Jo Yeung, 21 tuổi, cho biết tinh thần của những người như họ xuống thấp do không có các nhà lập pháp đến để hỗ trợ và họ không thể liên lạc với tổ chức Scholarism và Liên đoàn các sinh viên. "Chúng tôi không có thủ lĩnh ở đây", Yeung nói. Cảnh sát vẫn canh gác (cảnh giác). Không nhìn thấy việc chuẩn bị thiết bị chống bạo động.
06: 45 tối (06:45 PM) : Không phải ai cũng đồng ý về rời bỏ khu biểu tình Mong Kok và di chuyển đến khu Admiralty. Một nhóm 20 tình nguyện viên tuyên bố rút lui, có kế hoạch mang theo các đồ cung cấp đi kèm. "Chúng tôi đã xem xét việc (rút lui) này trong ba ngày," tình nguyện viên 18 tuổi Felix Lâm cho biết, "Chúng tôi không muốn nhìn thấy mọi người bị tổn thương thêm nữa," tình nguyện viên Daniel Tang nói. Các tình nguyện viên nói rằng Lương Chấn Anh tiếp tục bỏ qua yêu cầu của người biểu tình, "Chúng tôi (những người biểu tình) sẽ trở lại."
Tuy nhiên, nhiều người biểu tình la ó và hô to: "Hãy ở Mong Kok!" Một nhóm sinh viên chen chúc trong một căn lều cho biết họ sẽ giữ vững lập trường của họ do các tình nguyện viên không đại diện cho họ. Cũng có một tranh chấp về việc liệu các thiết bị âm thanh có nên chuyển đến khu Admiralty.
Trịnh Phúc Tuấn dịch
Tất cả các nước Tự Do Dân Chủ, ND bầu ra người lãnh đạo một tự do và vẫn chọn ra những vị lãnh đạo tài giỏi . Nhiều vị là những nhà lãnh đạo thế giới phải kính phục. Còn ở các nước CS như TQ, VN, Cuba thì cứ phải đảng cử dân bầu mà lại bầu ra những lãnh tụ khét tiếng bạo tàn ! Thực tế cho thấy lãnh đạo của các nước Tự Do Dân Chủ là các nước tư bản là những người vì Dân vì Nước , do ND bầu ra không phải do Đảng cử Dân bầu !
Trả lờiXóaQuan điểm biểu tình ôn hòa của SVHK là đúng, tức là dừng ở mức độ là không dùng bạo lực vũ trang, nhưng không có nghĩa là quá ôn hòa, không quyết liệt, không chấp nhận đấu tay đôi khi đảng cầm quyền đã dùng tới công an giả dạng côn đồ, bởi nếu SVHK không đấu tranh một cách quyết liệt, không chấp nhận đấu tay đôi và phong tỏa các công sở thì họ sẽ là miếng mồi ngon cho lũ công an giả dạng côn đồ và cuộc biểu tình sẽ thất bại.
Trả lờiXóaSVHK hãy dũng cảm tiến lên, kiên quyết không chịu lùi bước trước các thủ đoạn của Tập Cận Bình. Chiến thắng sẽ đến với các bạn.
Trả lờiXóaTôi đến Hồng Kong lần đầu năm 1990, theo đường hàng không xuất phát từ Hà Nội. Lúc đó HK là một thành phố của Vương quốc Anh, lịch sự, văn minh, hơi lạnh lùng một chút, nhưng giữ được phong cách Phương Tây, khiến những người khách mới đến từ xa cảm thấy mình được tôn trọng.
Trả lờiXóaTôi đến Hồng Kong lần thứ 2 theo đường xe lửa từ thành phố Quảng Châu ( hai thành phố cách nhau 80Km ). Lúc này Hồng Kong đã thuộc về TQ được hai năm, tuy đường phố vẫn thế, người dân vẫn thế, nhưng không khí HK đã bắt đầu có "mùi vị" khang khác, khiến một người khách dễ tính như tôi cũng phải tự đặt câu hỏi: Liệu họ sẽ duy trì nếp sống "Phớt lờ kiểu Ăng - Lê" này được bao năm?
Hôm nay, sau 17 năm thuộc về TQ, một cháu sinh viên trẻ tuổi, thế thứ tư ( sau đời bố mẹ, đời ông bà và đời cụ nội cụ ngoại ) gắn bó với người Anh bắt đầu phản đối chế độ hà khắc quái đản của giới cầm quyền Bắc Kinh thì không có gì lạ nếu không nói là hơi muộn.
Muộn, nhưng cạnh cháu không chỉ có bạn bè, cháu có bố mẹ, ông bà, có cụ nội ngoại ...mà cháu có cả cộng đồng thế giới ủng hộ.
Cháu bé không thất bại, nhân dân HK không thất bại, họ còn là gương sáng cho 1,3 tỷ người TQ noi theo