Ảnh: Cảnh sát chống bạo động tiến vào khu thương mại Mong Kok ở Hong Kong, ngày 19/10/2014.
.
Bạo động tạm lắng ở Hồng Kông
Ivan Broadhead
VOA
Tại Hồng Kông, phong trào đòi dân chủ có tên là Cuộc Cách mạng Dù
đang bước vào một tuần lễ có tính chất bước ngoặt với cuộc đàm phán trực
tiếp đầu tiên sắp diễn ra vào ngày mai, sau nhiều ngày xảy ra những vụ
bạo động giữa người biểu tình với cảnh sát.
Theo tường thuật của thông
tín viên Ivan Broadhead của đài VOA ở Hồng Kông, dân chúng không đặt
nhiều kỳ vọng là sẽ có đột phá trong cuộc thương thuyết nhằm chấm dứt vụ
khủng hoảng hiến pháp ở đặc khu hành chánh của Trung Quốc.
Căng thẳng đã gia tăng trên các đường phố ở Hồng Kông trong vài ngày
qua, với những vụ đụng độ giữa cảnh sát chống bạo động với hàng ngàn
sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở khu thương mại Mong Kok (Vọng Giác).
Trong lúc bạo động leo thang, các nhân vật tranh đấu đối mặt với mối
nguy hiểm bị đè bẹp trong lúc cảnh sát dồn họ vào những chướng ngại vật
bằng sắt. Tuy có một số nhân viên cảnh sát bị thương, cảnh sát đã bị
nhiều người chỉ trích về việc dùng dùi cui đánh vào đầu và mặt của những
thanh niên biểu tình.
Anh Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) là người đứng đầu nhóm “Học Dân Tư
Trào”, một trong ba nhóm tổ chức cuộc biểu tình ngồi lỳ có tên “Chiếm
Trung”. Anh nói với đài VOA rằng tuy cuộc đàm phán đã được giàn xếp,
nhưng những nhà tranh đấu trên đường phố xem mỗi con đường là một lá bài
mặc cả và họ sẽ không từ bỏ một cách dễ dàng.
"Sau những hành động của cảnh sát, các nhà tranh đấu nên ra sức duy
trì vị thế của mình trong Phong trào Chiếm Trung. Tôi không biết chắc
đường hướng của phong trào sẽ tiếp tục như thế nào. Nhưng chúng tôi sẽ
cố gắng để bảo vệ các giá trị của mình và có thái độ kiên trì trong việc
chiếm cứ các khu Mongkok, Admiralty và Causeway Bay."
.
.
.
Trước khi xảy ra những vụ bạo động vào ngày thứ bảy và ngày chủ nhật, nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về kết quả của cuộc đàm phán. Hôm nay, giáo sư Willy Lam của Đại học Trung Văn ở Hồng Kông, nói rằng cuộc điều đình có phần chắc sẽ không mang lại những kết quả tức thời – một nhận định có sự tán thành của nhiều người kể cả nhân vật đứng hàng thứ nhì trong chính phủ Hồng Kông. Giáo sư Lam phát biểu như sau:
Trước khi xảy ra những vụ bạo động vào ngày thứ bảy và ngày chủ nhật, nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về kết quả của cuộc đàm phán. Hôm nay, giáo sư Willy Lam của Đại học Trung Văn ở Hồng Kông, nói rằng cuộc điều đình có phần chắc sẽ không mang lại những kết quả tức thời – một nhận định có sự tán thành của nhiều người kể cả nhân vật đứng hàng thứ nhì trong chính phủ Hồng Kông. Giáo sư Lam phát biểu như sau:
Hầu hết các nhà phân tích và các học giả có kỳ vọng rất ít về những
gì sẽ xảy ra. Cuộc đàm phán rất có thể sẽ bị đổ vỡ. Và có thể sẽ có thêm
nhiều người tham gia cuộc Cách mạng Dù.
Những mối nghi ngại đó đã gia tăng bởi sự bổ nhiệm ông Trịnh Quốc Hán làm người chủ trì cuộc đàm phán. Ông Trịnh, từng làm cố vấn cho Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh trong cuộc vận động tranh cử và hiện là hiệu trưởng trường Đại học Lĩnh Nam, đã trấn an công chúng rằng ông sẽ gạt qua một bên những mối quan hệ đồng minh.
"Nhiệm vụ của tôi không phải là trình bày ý kiến của mình về bất kỳ vấn đề nào, mà là tạo điều kiện để có được một cuộc thảo luận và đối thoại có ý nghĩa – một cuộc đối thoại trong đó đôi bên, khi phát biểu, sẽ tôn trọng phía bên kia và phát biểu trong khoảng thời gian đã định."
Liên đoàn Sinh viên Học sinh Hồng Kông sẽ đại diện cho phong trào dân chủ tại cuộc đàm phán được truyền hình trực tiếp vào tối thứ ba.
Sự bất đồng chính giữa đôi bên vẫn là đòi hỏi của các nhà tranh đấu là
dân chúng Hồng Kông – chứ không phải một ủy ban bao gồm các phe phái
thân Bắc Kinh, có quyền đề cử ứng viên cho cuộc bầu cử trưởng quan hành
chánh vào năm 2017.
Đương kim Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh lại một lần
nữa tuyên bố rằng, tuy Bắc Kinh hiểu rõ sự bất đồng của công chúng đối
với vấn đề này, nhưng đòi hỏi của những người biểu tình không phù hợp
với luật lệ của Hồng Kông và quyết định ngày 31 tháng 8 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Mặc dù vậy, ông Lương cũng nhắc nhở các sinh viên rằng một vòng hiệp
thương thứ nhì sẽ được tổ chức để giải quyết vụ bế tắc về hiến pháp.
"Điều quan trọng mà các sinh viên và những người ủng hộ họ nên biết
là có một khoảng không gian rất lớn để thảo luận về cách thức để chúng
ta thiết kế một hệ thống đề cử để chúng ta có được một sự lựa chọn đúng
nghĩa về các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017."
Giữa lúc các phe trong vụ tranh chấp kéo dài 3 tuần ở Hồng Kông tiến về bàn thương thuyết, Trung Quốc tố cáo các thế lực nước ngoài ảnh hưởng tới những sự kiện ở Hồng Kông.
Hôm qua, một thông cáo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “Vì những cách làm việc sai trái của Mỹ, rất khó để thực hiện lại cuộc đối thoại và hợp tác Mỹ-Trung về vấn đề an ninh mạng vào thời điểm này.”
Thông cáo nói rằng người đưa ra phát biểu đó là Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì. Ông Dương đã họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Boston trong vài ngày qua để chuẩn bị cho chuyến công du của Tổng thống Barack Obama đến Trung Quốc vào tháng tới.
Theo VOA
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét