Chính phủ:
Nên cho phép tự vận động bầu cử tại Việt Nam
Nên cho phép tự vận động bầu cử tại Việt Nam
Chính phủ góp ý dự án luật bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân...
“Chính phủ đề nghị dự luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng các hình thức bầu cử, như cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử”, văn bản góp ý đề ngày 8/10 của Chính phủ nêu rõ - Ảnh: AFP.
“Chính phủ đề nghị dự luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng các hình thức bầu cử, như cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử”, văn bản góp ý đề ngày 8/10 của Chính phủ nêu rõ - Ảnh: AFP.
Nguyễn Lê - Đổi mới quy trình hiệp thương, mở rộng các hình thức vận
động bầu cử là đề nghị của Chính phủ khi tham gia ý kiến với dự án Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Đây là một dự án luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8 khai mạc vào ngày 20/10 tới, nằm trong số ít dự án luật không phải do Chính phủ trình.
Cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo luật, song Chính phủ cũng đưa ra nhiều đề nghị liên quan đến các quy định cụ thể.
Như, đề nghị không quy định hồ sơ ứng cử phải bao gồm giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền, lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Trong điều kiện tinh gọn thủ tục hành chính, cần loại bỏ những thủ tục không thực sự cần thiết đối với công dân, đặc biệt đối với việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử là những quyền chính trị cơ bản nhất của công dân đã được Hiến pháp quy định, Chính phủ nêu rõ chính kiến.
Đề nghị tiếp theo được gửi đến ban soạn thảo dự án luật từ Chính phủ là đổi mới quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Theo Chính phủ, hiện nay nhiều địa phương kiến nghị quy định hiện hành về tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở các cấp bầu cử hội đồng nhân dân chưa đảm bảo tính công bằng trong lựa chon, giới thiệu người ứng cử.
Có nhiều người ứng cử, đặc biệt là người tự ứng cử, đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn và được sự tín nhiệm của cử tri song đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba lại không được đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử, văn bản góp ý nêu rõ.
Liên quan đến vận động bầu cử, luật hiện hành quy định hai hình thức là thông qua hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc tổ chức và vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quá trình góp ý hoàn thiện dự án luật mới, có ý kiến cho rằng nên quy định việc người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử thông qua tiếp xúc trực tiếp với cử tri.
Tuy nhiên, quan điểm của ban soạn thảo dự án luật là để bảo đảm sự công bằng, khách quan thì không nên bổ sung quy định hình thức người ứng cử tự mình vận động bầu cử.
Và quy định tại dự thảo luật mới nhất không có thay đổi gì về hình thức vận động bầu cử.
“Chính phủ đề nghị dự luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng các hình thức bầu cử, như cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử”, văn bản góp ý đề ngày 8/10 của Chính phủ nêu rõ.
Như vậy, nếu đề nghị của Chính phủ được Quốc hội chấp nhận thì cử tri có thêm cơ hội để hiểu rõ hơn những người ứng cử trước khi bỏ phiếu bầu ra những người đại diện cho mình.
Đây là một dự án luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8 khai mạc vào ngày 20/10 tới, nằm trong số ít dự án luật không phải do Chính phủ trình.
Cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo luật, song Chính phủ cũng đưa ra nhiều đề nghị liên quan đến các quy định cụ thể.
Như, đề nghị không quy định hồ sơ ứng cử phải bao gồm giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền, lý lịch tư pháp đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Trong điều kiện tinh gọn thủ tục hành chính, cần loại bỏ những thủ tục không thực sự cần thiết đối với công dân, đặc biệt đối với việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử là những quyền chính trị cơ bản nhất của công dân đã được Hiến pháp quy định, Chính phủ nêu rõ chính kiến.
Đề nghị tiếp theo được gửi đến ban soạn thảo dự án luật từ Chính phủ là đổi mới quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Theo Chính phủ, hiện nay nhiều địa phương kiến nghị quy định hiện hành về tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở các cấp bầu cử hội đồng nhân dân chưa đảm bảo tính công bằng trong lựa chon, giới thiệu người ứng cử.
Có nhiều người ứng cử, đặc biệt là người tự ứng cử, đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn và được sự tín nhiệm của cử tri song đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba lại không được đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử, văn bản góp ý nêu rõ.
Liên quan đến vận động bầu cử, luật hiện hành quy định hai hình thức là thông qua hội nghị cử tri do Mặt trận Tổ quốc tổ chức và vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quá trình góp ý hoàn thiện dự án luật mới, có ý kiến cho rằng nên quy định việc người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử thông qua tiếp xúc trực tiếp với cử tri.
Tuy nhiên, quan điểm của ban soạn thảo dự án luật là để bảo đảm sự công bằng, khách quan thì không nên bổ sung quy định hình thức người ứng cử tự mình vận động bầu cử.
Và quy định tại dự thảo luật mới nhất không có thay đổi gì về hình thức vận động bầu cử.
“Chính phủ đề nghị dự luật bổ sung quy định theo hướng mở rộng các hình thức bầu cử, như cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử”, văn bản góp ý đề ngày 8/10 của Chính phủ nêu rõ.
Như vậy, nếu đề nghị của Chính phủ được Quốc hội chấp nhận thì cử tri có thêm cơ hội để hiểu rõ hơn những người ứng cử trước khi bỏ phiếu bầu ra những người đại diện cho mình.
Dân cần bầu bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp 4 chức danh lãnh đạo cao nhất là TBT, CTN, TT, CTQH. Mấy chức danh ở HĐND các cấp dân không cần thiết phải bầu.
Trả lờiXóaĐồng ý với Thiện Nhân ! Quyết định là ở những người "cầm cờ" thôi, còn cấp dưới chỉ là "chỉ đâu, đánh đó", "nước chảy, bèo trôi".
XóaTrích: "cho phép người ứng cử tự mình tiến hành vận động bầu cử"
Trả lờiXóaNên hiểu rõ "người ứng cử" trong cái đề nghị (đuọc tự mình tiến hành vận động bầu cử) của "chính phủ" là những "Ứng cử viên" đã được "đảng cử", chứ không phải là bất cứ công dân nào cũng đuọc tự ứng cử và "tự mình tiến hành vận động bầu cử"
mà đã đuọc "đảng cử" rồi, thì "xêm xêm thôi", thì bầu ai mà chả được, bầu ai cũng vậy, ai "trung cử" cũng thế, có cần gì phải "tự mình tiến hành vận động bầu cử" cho mất thì giờ & tiền bạc
Tôi không bao đi bầu cử bởi vì Đảng cử dân bầu tôi không thich. Khi nào các ứng cử tự do cũng như đảng cử tranh luận trên truyền hình trực tiếp, thì tôi đi bầu.
Trả lờiXóaVấn đề là tổ bầu cử làm việc như thế nào . Người ta thường hay dùng mẹo để ứng cử viên có thể trúng và trúng cao . Một tổ bầu cử bao giờ cũng được bố trí ít nhất một công an được gọi là hỗ trợ bảo vệ hòm phiếu . Ngoài nhiệm vụ được giao công khai người này còn nhiêm vụ ngầm là xem có ai đó (thường là số nhiều) lẩm cẩm hay lớ ngớ là nhảy vào "giúp đỡ" ngay . Có khi kín đáo hơn thì họ "đào tạo cấp tốc" một thành viên của tổ bầu cử làm việc này . Nhiều người trong tổ bầu cử biết nhưng vì sợ nên im. Còn một cách nữa là khi kiểm phiếu ban kiểm phiếu lợi dụng sơ hở là đánh tráo số phiếu không hợp lệ . Vì thế muốn vận động chỉ cần vận
Trả lờiXóađộng mấy người này .
Hơn 40 mươi tuổi nhưng tôi chưa bao h đi bầu cử vì tôi thấy mất thời gian cho một trò mèo..Đảng cử quân xanh quân đỏ dân chỉ đến bỏ ai cũng mấy ô quân đỏ thắng hehehe vừa tốn kém mất thời gian ở nhà xem trận bóng lào với Campuchia hay hơn..
Trả lờiXóaKhoảng ba mươi năm tôi không hề đi bầu cử! Tôi nhận biết đó chỉ là trò ... kịch thôi. Chế độ độc tài độc trị thì bầu cử thì chỉ là trò hề!
Trả lờiXóaNhiều năm nay đi bầu cử là tôi gạch chéo danh sách bầu cử rồi bỏ vào thùng phiếu và tươi cười chào mọi người ra về .
Trả lờiXóaTôi để nguyên, chả gạch ai. Ai cũng là người tài để làm "đủ mọi chuyện" mà! Ha ha!
XóaThế thì ban kiểm phiếu sẽ gạch hộ bác
Xóanếu không có sự giám sát và kiểm phiếu công khai thì "Vũ Như Cẫn" mà thôi
Trả lờiXóaTốt nhất là trực tiếp bầu Chủ tịch nước. Chủ tịch nước trúng cử tự chọn người làm Thủ tướng. Thủ tướng không hoàn thành nhiện vụ thì Chủ tịch nước cách chức. BCT chỉ lãnh đạo trên cơ sở đường lối, không trực tiếp cầm tay chỉ việc để cuối cùng không ai chịu trách nhiệm, tránh tình trạng như hiện nay, cán bộ làm dở cũng không bãi chức được, không quy trách nhiệm cho si được. Muốn minh bạch, muốn chống tham nhũng tjif phải thế, không nên trông chờ vào tập thể để rồi cha chung không ai khóc.
Trả lờiXóaQuan trọng là kẻ "kiểm" phiếu
Trả lờiXóa(Stalin)
Thủ tướng nói: dân chủ là xu thế khong thể đảo ngược
Trả lờiXóaChủ tịch nước nói: một bộ phận khong nho...tham nhũng ......đảng hỏi, dân hỏi khong biết bây giờ nằm ở đâu?
Chẳng còn hiểu ra làm sao nữa.
Bác TBT thì nói: đánh chuột đừng để vỡ bình
Bác chủ tịch QH thì nói: kỷ luật hết lấy ai làm việc
Thế đấy.
Ngước măt nhìn trời, trời cao quá trời
Phóng mắt ra biển, biển bị lưỡi bò liếm gần hết rồi, làm gì còn biển lớn mà ra?
Ngó lên Tây Nguyên mong rừng cứu giúp, nhưng bùn đo đã thay thế màu xanh cây lá. Nhớ Micheal Joseph Jackson hát bài Earth Song, thấy buồn, nghe Jackson hát bài Heal The World thì loé lên chút hy vọng, cái bình hỏng rồi thì cũng nên đập đi tiếc chi nữa, để nó tự vỡ thì lại giẫm đạp lên mảnh vỡ của nó, bị thương chảy máu.
BU