Hà Nội có hàng nghìn người nghiện
lang thang
lang thang
VNExpress
Trao đổi với VnExpress ngày 27/10, ông Nguyễn Kim Hùng,
Chi Cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội Hà Nội) cho hay, tính đến tháng 9/2014, số người nghiện có trong
danh sách quản lý của Hà Nội là hơn 16.000 người. Trong đó,
khoảng 6.800 người ở các trung tâm; 2.500 người ở các trường, trại;
6.500 người ở tại cộng đồng và trên 1.000 người nghiện lang thang.
Trên
1.000 người nghiện vắng mặt tại nơi cư trú. Đây được xem là những người
có nguy cơ gây mất an toàn trật tự cao nhất trong nhóm người nghiện.
Chi Cục trưởng Nguyễn Kim Hùng cho biết, những người tái nghiện
nhiều lần, có khả năng gây mất an ninh trật tự xã hội (có tiền án, tiền
sự) sau thời gian cai nghiện sẽ được giữ lại thêm 2 năm theo Nghị định
94 của Chính phủ. Ảnh: Minh Minh.
|
Ông Hùng thông tin, trước kia các đối tượng nghiện vắng mặt tại nơi cư
trú được quản lý riêng bằng Nghị định 43 và đã được các cơ quan chức
năng thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, sau khi Luật xử lý vi phạm hành
chính có hiệu lực thi hành, những đối tượng nghiện ma túy từ 18 tuổi
trở lên được giao cho các tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu
chiến binh... quản lý nên việc giám sát họ rất khó khăn.
Vị Chi cục trưởng bày tỏ bức xúc khi nói về công tác cai nghiện bắt
buộc. Theo đó, 9 tháng đầu năm các trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao
động xã hội của Hà Nội đã tiếp nhận và cai nghiện cho 405 người. Trong
đó cai nghiện bắt buộc cho 163 người, chỉ đạt 8,3% kế hoạch năm, giảm
hơn 2.100 người so với cùng kỳ năm 2013.
Người đứng đầu Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho rằng nguyên nhân
chủ yếu việc không đạt chỉ tiêu kế hoạch cai nghiện bắt buộc do khó khăn
trong việc triển khai áp dụng quy định của pháp luật. “Việc cai
nghiện bắt buộc hiện nay được thực hiện theo Luật xử lý vi phạm hành
chính và nghị định 211/2013/NĐ-CP. Từ khi triển khai theo quy định mới,
việc lập hồ sơ đi cai nghiện vô cùng khó khăn”, ông Hùng phản ánh.
Lãnh đạo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội dẫn chứng, nghị định 221 quy
định thời gian cai nghiện bắt buộc do tòa xử là từ 12 đến 24 tháng.
Nhưng chưa có văn bản nào quy định khung 12 tháng dành cho đối tượng nào
và khung 24 tháng dành cho ai.
Thêm nữa, theo quy định hiện nay, người nghiện phải khai báo với
phường, xã và đăng ký hình thức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hay
đi cai tự nguyện. "Nhưng cả trăm người thì cũng chẳng có ai đi khai báo.
Xử lý không khai báo thế nào?", ông Hùng đặt vấn đề.
Kim tiêm được các đối tượng cắm vào rễ cây trong khuôn viên Thành cổ Sơn Tây sau khi sử dụng ma túy. Ảnh: Minh Minh.
|
Rồi sau đó, khi phường xã lập hồ sơ xong, trước khi chuyển lên quận,
huyện phải chuyển cho người nghiện nghiên cứu trong 5 ngày. Tiếp đến hồ
sơ được chuyển tới Phòng Tư pháp và Phòng Lao động của quận, huyện. Khi
hồ sơ ra tới tòa, tòa tổ chức họp phải có người nghiện, gia đình người
nghiện và luật sư (nếu gia đình người nghiện mời)... “Vì thế, tòa Hà Nội
chưa ra được quyết định cai nghiện bắt buộc nào”, ông Hùng nhấn mạnh.
Liên quan công tác điều trị bằng Methadone cho người nghiện ma túy của
Hà Nội, tại buổi làm việc với Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng
chống tệ nạn ma túy, mại dâm (ngày 16/10), Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội,
Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay Hà Nội đã làm thận trọng và thành công.
“Đã có 1.700 người được cai nghiện bằng Methadone và 47% số người đó đã
có việc làm, hòa nhập được cộng đồng. Hà Nội sẽ mở thêm 24 cơ sở điều
trị cai nghiện bằng Methadone”, bà Ngọc cho hay.
Vẫn theo bà Ngọc, Hà Nội sẽ cùng lúc duy trì 3 hình thức cai nghiện:
cai nghiện tại cộng đồng, tại Trung tâm cai nghiện và cai nghiện bằng
Methadone thay thế.
Cũng tại buổi làm việc trên, Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Duy
Ngọc cho hay, 9 tháng đầu năm số người mới mắc nghiện heroin giảm dần.
Đã phát hiện 229 người nghiện mới, giảm trên 50% so với cùng kỳ.
|
Võ Hải
Tễu: Sổ sách chỉ có 16 ngàn người.
Còn số người nghiện ngoài sổ sách mới khủng. Là bao nhiêu? Ai biết được?
Còn số người nghiện ngoài sổ sách mới khủng. Là bao nhiêu? Ai biết được?
Một con nghiện đã phá nát một gia đình . 16 ngàn con nghiện phá nát 16 ngàn gia đình ! Một con nghiện làm cả xóm kinh hoàng . 16 ngàn con nghiện làm 16 ngàn xóm kinh hoàng ! Thực tế số con nghiện ma túy còn hơn thế nữa thì kinh hoàng lan rộng toàn xã hội . Liệu trong các GĐ các ông bà lớn có con nghiện không ?
Trả lờiXóaCũng có nhiều gđ các ông bà lớn có con nghiện lắm chứ. Vì thế có tham nhũng được thì cũng "trả địa" thôi!
Xóa"Thủ đô... Hà Nội của ta... Là một bài ca... nghiện ngập (lụt)!..."
Trả lờiXóa