Một chung cư cũ kỹ tại TPHCM chụp năm 2013
|
Có nên để dân góp tiền trả nợ xấu?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-10-03
2014-10-03
Vừa qua Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu cho nhà nước. Dư luận xã hội nói gì về phát biểu này?
Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng ở VN.
Đánh giá chung về tình hình nợ xấu của VN hiện nay, TS. Ngô Trí Long nhận định:
“Nợ xấu của Việt Nam có rất nhiều cái đáng bàn. Và đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì tăng trưởng tín dụng phục vụ cho sản xuất sẽ rất khó khăn. Thực tế số liệu này thì cũng có nhiều nguồn tin khác nhau, ngay bản thân Ngân hàng, cơ quan chính phát ngôn ra cái thông tin về nợ xấu thì mỗi thời điểm khác nhau cũng hoàn toàn toàn khác nhau.”
Theo Báo cáo triển vọng hệ thống NH năm 2014 của hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm Moody’s thì nợ xấu của NH Việt nam ở mức khoảng 15% tương đương 350.000 tỷ đồng.
Ngày 1.10.2014, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi nói về phương hướng giải quyết nợ xấu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý phát biểu cho rằng “Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?”.
Anh không cho dân tham gia góp ý, giờ anh làm mất tiền anh lại bắt dân trả, nghe nó kỳ cục lắm vì nó không công bằng. Do vậy tôi cực lực phản đối cái ý tưởng này.
- Ông Đinh Quang Tuyến
Từ Sài gòn, ông Đinh Quang Tuyến nói:
“Khi mà chính sách của Chính phủ đưa ra mà nhân dân không đồng tình, họ biểu tình phản đối thì Chính phủ nói rằng đây là việc của Chính phủ, rồi bắt bỏ tù những ai lên tiếng phản đối. Vậy tại sao bây giờ lại bảo dân nên trả? Anh không cho dân tham gia góp ý, giờ anh làm mất tiền anh lại bắt dân trả, nghe nó kỳ cục lắm vì nó không công bằng. Do vậy tôi cực lực phản đối cái ý tưởng này.”
Nhà báo Vũ Quốc Ngữ một nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội cũng không đồng ý với ý kiến của ông Phan Trung Lý:
“Tôi phản đối chủ trương kêu gọi người dân giúp chính phủ giải quyết nợ xấu vì tôi nghĩ người dân không chịu trách nhiệm về những khoản nợ xấu này. Hiện tại cái sưu thuế, các mức đóng góp và chi phí dịch vụ công của người dân đã quá cao rồi, cho nên người dân không thể gánh những cái hậu quả mà không do mình gây ra. Ngày xưa cũng đã có tuần lễ Vàng, nhân dân đã đóng góp cho chính quyền này, nhưng tôi nghĩ người dân bây giờ họ không còn ngây thơ nữa, vì lịch sử đã cho họ biết rằng ở chế độ này không có gì là tự nguyên, tất cả là bắt buộc hết.”
Trong bài "Câu hỏi của bác Phan Trung Lý có lẽ không ổn!" trên báo Dân trí có đoạn viết: "Họ làm ăn, quản lý kém cỏi, tham ô, tham nhũng… thì họ phải chịu chứ sao lại kêu gọi người dân “đóng góp” trả nợ thay cho họ? Nói trắng ra, họ tham ô, tham nhũng, kém cỏi… để lại khối nợ xấu không lồ thì họ phải chịu, sao lại kêu gọi người dân “đóng góp” thay cho họ? Khi ngành ngân hàng có mức thu nhập cũng “khủng khiếp”, hỏi họ đã chia sẻ gì cho người dân hay họ chỉ chăm chăm tăng lãi suất để hưởng lợi nhuận cho ngành mình, cho bản thân mình? Thế nhưng với những gì đã diễn ra, lại kêu gọi người dân “đóng góp” quả là rất phi lý."
Khi dân không còn tin nhà nước
Khi được hỏi ý kiến về chuyện trong quá khứ, chính quyền dưới thời ông Hồ Chí Minh đã từng nhận được sự ủng hộ của người dân trong Tuần lễ Vàng, ông Đinh Quang Tuyến cho biết:
“Vấn đề này trên thực tế người ủng hộ nhiều nhất đã bị bắn trước tiên, cho nên bây giờ dân có tiền thì ông cố nội họ cũng không dám đưa tiền cho nhà nước này nữa. Bây giờ tôi đưa tiền cho ông, xong ông mang tôi ra bắn thì sao? Cái cách hành xử của các ông như vậy, cho nên bây giờ tôi có tiền tôi cũng không đưa cho ông nữa. Thế là chắc cú, chắc ăn!”
Đối với so sánh mà ông Phan Trung Lý đưa ra về việc dân chúng Hàn Quốc đã từng giúp chính quyền của họ trong việc giải quyết nợ xấu, ông Vũ Quốc Ngữ nhận định rằng Hàn Quốc là một xã hội minh bạch, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế tài chính, ngân hàng. Họ có thể cũng có tham nhũng nhưng hình như không có những vụ tham ô, tham nhũng, thất thoát với số tiền cả nghìn tỉ đồng như ở Việt Nam và hệ thống ngân hàng Hàn Quốc có lẽ cũng không có cái gọi là “lợi ích nhóm”…
Ông Vũ Quốc Ngữ trình bày:
“Hàn Quốc dù sao họ cũng trải qua thời gian là một chế độ Dân chủ, cho nên những lỗi như nợ xấu là do một nguyên nhân khách quan nào đó, chứ không hẳn là do họ quản lý yếu kém. Còn ở VN thì bên ngoài họ cứ nói là chế độ của dân, do dân, vì dân nhưng tôi thấy là họ chưa làm được cái gì để chứng minh điều đó. Chuyện phát sinh nợ xấu của VN tôi nghĩ là do nguyên nhân chủ quan của các ngân hàng, các doanh nghiệp thậm chí là do chính sách vĩ mô của Chính phủ chứ không phải do người dân gây ra. Cho nên không thể áp dụng như Hàn Quốc, vì Hàn quốc và VN có hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau ”
Tôi phản đối chủ trương kêu gọi người dân giúp chính phủ giải quyết nợ xấu vì tôi nghĩ người dân không chịu trách nhiệm về những khoản nợ xấu này.Ông Đinh Quang Tuyến thấy rằng giải quyết nợ xấu là vấn đề cần thiết, người dân sẵn sàng giúp nhà nước giải quyết tình trạng này nếu chính quyền biết coi trọng ý kiến của người dân.
- Nhà báo Vũ Quốc Ngữ
Ông Đinh Quang Tuyến nói:
“Nợ thì cũng nợ rồi, dân có phản đối thì nhà nước vẫn cứ nợ, vấn đề là làm sao giải quyết được cái nợ đó sao cho nó phải đạo. Thế thì tôi có một kiến nghị tạo lối thoát cho Chính phủ, đó là nếu Chính phủ bế tắc không trả nổi thì Chính phủ phải trả lại quyền cho nhân dân. Bây giờ cái gợi ý của tôi là: Chính phủ thông báo chuyển trả quyền lực cho nhân dân thông qua sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc.
Khi Liên Hợp quốc họ vào chứng nhận sự chuyển giao quyền lực và tổ chức bầu cử tự do, công bằng trên cơ sở Đảng CSVN từ bỏ độc quyền chính trị. Một khi mình thể hiện thiện chí thì là lúc Liên Hợp Quốc họ sẽ có thể giúp VN tái vay nợ hoặc giãn nợ”
“Nâng thuyền cũng là Dân, lật thuyền cũng là Dân”, một chính quyền thực sự của dân, do nhân dân bầu ra và hành động với mục tiêu cao cả nhất là vì hạnh phúc của toàn dân thì không có bất kỳ trở ngại nào mà nó không có thể vượt qua. Khi ấy vấn đề nợ xấu chỉ là chuyện nhỏ. Tuy nhiên trong thực tế, những Đại biểu Quốc hội như ông Phan Trung Lý là người của Đảng cử ra nên ý kiến đề xuất của ông ngược hẳn với suy nghĩ của người dân như ông Đinh Quang Tuyến và Vũ Quốc Ngữ.
Nguồn: RFA Việt ngữ.
này hỏi nhỏ nhé: Nếu cái bô-xit tây nguyên lỗ nặng đi đến phá sản thì dân ta xúm vào đống góp mấy ngàn tỷ cứu nó à?
Trả lờiXóaCái Bâuxít ấy mà phá sản thì dân ta không phải góp mấy ngàn tỷ để cứu nó đâu, mà phải góp mấy ngàn tỷ để làm ma cho nó và làm cái mả cho nó như cái mả cho Trecnôbưn ấy.
XóaCác ông Trung ương từ tổng bí thư ,thủ tướng,chủ tịch nước,ủy viên BCT,ủy viên TƯ v...v .từng ông,từng bà một cứ gương mẫu làm trước đi,công khai cho dân biết các ông góp bao nhiêu vàng,đô la,thanh lý bao nhiêu biệt thự để trả nợ xấu.Các ông,các bà cứ làm trước,đảng viên đi trước cơ mà ?Nếu các ông các bà làm được việc này thì chắc không ai gọi là VẸM nữa,chỉ cần các ông các bà mở một chút hầu bao ra là đủ trả nợ xấu,không cần đến dân đen đâu
Trả lờiXóaHahaha...Vui thế? khi chính quyền làm sai, nhân dân xuống đường Biểu tình hay viết bài công kích, thì bắt đi tù vì ..Chông phá Nhà nước..khi bị vỡ Nợ nhân dân lại è cổ ra trả nợ,thử hỏi dân Việt nam mình được cái gì từ mấy cái Vinashin, vinaline, Bô xít...rồi bao nhiêu ngân hàng khi làm ăn được có mang gì cho nhân dân không? Tiền đóng Thuế của Dân tiêu vô tội vạ( sắm biệt thự, xe hơi, chơi gái, cờ bạc...), hết thì đi vay nước ngoài, Dân mở mồm nói thì đánh đập, bỏ tù... Bây giờ Vỡ Nợ Thì bắt Dân trả hộ. Hàn quốc là 1 xã hội cởi mở rõ ràng, đồng tiền đóng thuế của nhân dân_nhân dân được quyền giám sát .khi chính quyền làm sai, nhân dân có quyền phê phán, xuống đường biểu tình phản đối.
Trả lờiXóaTốt nhất việc trả Nợ, cán bộ Đảnh viên nên trả Nợ ,hãy kê khai Tài sản của cán bộ từ cấp Xã , phường trở lên, tất cả tài sản không từ Thu nhập hợp pháp Bán đi trả Nợ cho nước ngoài.
Dân Việt nam đang quá khổ rồi, chạy kiếm ăn từng Bữa Lại phải trả Nợ cho 1 bọn ăn trên ngồi trốc, phè phỡn trên xương máu nhân dân
Tôi đọc còm mãi giờ mới thấy có ý rất hay : cán bộ Đảng viên nên trả Nợ! Đúng quá! Đảng lãnh đạo toàn diện mà! He, he...
XóaNợ xấu do ngân hàng nhắm mắt cho vay vì lợi ích nhóm, nói như Trưởng ban nội chính TW, tài sản có 5 đồng thẩm định lên 20 đồng rồi cho vay 14 đồng vẫn đúng qui định cho bằng 70% tài sản. chênh lệch này cán bộ ngân hàng ăn, người vay ăn rồi không trả được nợ thành nợ xấu. Nay bắt người dân quyên góp tiền vàng để trả nợ thay họ sao? Ông lý giàu thế có dám xung phong cho vay trước không? Rồi người dân quyên góp để giả quyết nợ xấu liệu những đồng tiền này có đến địa chỉ cần đến không? Tiền dân quyên góp đá xây Trường Sa họ còn biển thủ, tiền hỗ trợ dân nghèo ăn tết họ còn trắng trợn ăn chăn chặn? Đúng là làm quan thì phải uốn lưỡi 7 lần hãy nói ông Lý ạ.
Trả lờiXóaLý xung phong đóng góp... 50.000 VND!
XóaTôi muốn việc ủng hộ này được thực hiện, để khi tiến hành thì chúng tha hồ nghe dân chửi..He he. Hay hơn cả vụ triển lãm ccrđ.
Trả lờiXóaBây giờ lòi hẳn ra cục nợ xấu nằm ở đâu ? Nó là những biệt thự, những khu đất đẹp, những nhà cửa ở nước ngoài, những chuyến du hành ăn chơi của các QC CB v.v... Những con sâu đục khoét rỗng tuếch NSQG để cho Đất Nước này mau sụp đổ ! Bây giờ Dân biết rõ cả . Rồi đến thời điểm Dân bắt các kẻ gây ra nợ xấu phải trả nợ !
Trả lờiXóaDân Huế
Trả lờiXóaNgười Huế có câu ngạn ngữ : " ăn thì cúi trốt, đẩy nốt thì kêu làng"
(trốt là cái đầu)
Đề nghị CP một lần nữa đánh"thuế khả năng" như hồi CCRĐ,ai có tài sản như thế nào thì đóng thuế theo mức đó.Nhớ cần phải kiểm toán công khai minh bạch trước dân tài sản mà mình có được,bao gồm cả tiền lo cho xuất ngoại mà không cần vay ngân hàng,tiền gửi ngân hàng nước ngoài vv...Làm được như thế chắc nợ xấu chỉ là chuyện nhỏ
Trả lờiXóaNợ xấu ở đâu?
Trả lờiXóaNợ xấu nằm ở "bất động sản" , ở trong túi những quan chức tham nhũng , ở tài khoản của những nhóm lợi ích...
Ai là tác giả của nợ xấu?
Là nhóm lợi ích , trong đó có các Ngân hàng , các quan chức các cấp , các tập đoàn tự dưng lớn khủng khiếp...
Vậy , ai phải có trách nhiệm cứu nợ xấu? Toàn dân chăng?
Hic! Đến đây trẻ con cũng trả lời được . Đâu có chuyện "quít làm cam chịu" thế này? Có kề súng cạnh mang tai tôi cũng đâu có ngu mà chung chi nuôi bọn tham nhũng.
Nều nợ xấu do thiên tai dịch họa tạo ra thì người dân có thể đóng góp nhưng nợ xấu do tham nhũng , lòng tham của con người và mưu mô của kẽ cướp thì không ai dại gì đóng góp cả . Ví dụ trong nợ xấu của ngân hàng có khá nhiều bất động sản mà trước đây giao dịch tín dụng thì cb ngân hàng kiếm một ít , chủ đầu tư lượm một mớ và hiện nay để lại một tài sản thế chấp không có người mua,
Trả lờiXóaCHÍNH PHỦ ĐÃ HẾT THUỐC...
Trả lờiXóa- Trước đây ông TT tuyên bố là cương quyết không để VN vỡ nợ. Có nghĩa là NỢ CÔNG chưa vỡ nhưng đang bị nứt - nếu hiện tại, NỢ CÔNG chưa bị nứt thì tuyên bố chi lạ vậy
- Giờ đây, ông PTL lại kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu...
Qua những phát biểu trên, người ta có thể đoán ra: NỢ CÔNG đã vô phương cứu chửa
Ông vay về tiêu gì có hỏi dân không mà bây giờ bắt dân trả? Chúng tôi hiểu, dân không góp thì các ông vẫn lấy của dân ra trả. Ông Phan Trung Lý dại nói ra mồm để cho người ném đá. Từ trước đến nay tôi vẫn bái phục ông nói thật (không phải làm thật). Vay nước ngoài làm sao mà quỵt được. Dân phải xoay lưng ra mà trả nợ hết thế hệ này đến thế hệ khác. Tôi nghĩ uy tín quốc gia, cơ hội để đất nước phát triển cũng là tài sản của nhân dân. Làm thất thoát tài sản này cũng cấu thành tội trạng.
Trả lờiXóaKhi đảng và các vị trong chính phủ đã quyết làm gì,dù dân có can ngăn,nhưng vì cái thằng %nó cao quá,đẹp quá,hấp dẫn quá thì dân thường bị nhận một câu quen thuộc"đây là chủ trương lớn của đảng và chính phủ".Vậy cái nợ xấu này thằng"chủ trương lớn" phải đứng ra mà trả,cớ sao lại kéo thằng dân tôi gánh nợ thay cái thằng chết dẫm này.
Trả lờiXóaThằng"chủ trương lớn "này là anh em ruột với thằng"cha chung không ai khóc"và là con đẻ của thằng"độc tài".
Chấn Phong.
Cái thằng"chủ trương lớn" này nghe chừng độc tài phết.
CÁI THẰNG PHAN TRUNG LÝ PHÁT BIỂU NHƯ THẾ THÌ CHÓ NÓ CŨNG CHĂNG NGHE ĐƯỢC. KHÔNG QUẢN LÝ ĐƯỢC THÌ TRẢ LẠI DÂN CÚT MẸ NÓ VỀ ĐỂ DÂN LO
Trả lờiXóaĐ và NN " no " sao bắt Dân góp tiền trả . Quan làm Dân chịu . Kiểu cách XHCN ! Cũng phải coi chừng họ bán nước trả nợ đấy bà con ạ !
Trả lờiXóaKinh tế thị trường định hướng XHCN nay XÔI HỎNG CẢ NỒI lại đưa cho dân xơi.Dân đéo chịu
Trả lờiXóaCái ông chủ nhiệm UB Pháp Luật QH này cứ chơi cái trò "xui trẻ con ăn cứt gà" mãi! Ông ta khinh thường độ thông minh của nhân dân VN đến thế là cùng! Sao các ông không biết sử dụng cái "Luật Quôc Hội" của mình để bắt hàng hà xa số những tên tham nhũng gộc trong Chánh phủ NÔN RA đề mà giải quyết cái nợ xấu ngập đầu của các ông vậy nhỉ??? Rõ nỡm!!! Đưng quên là ông đang sống ở thế-kỷ 21 rồi nhá !!!
Trả lờiXóa