Đánh chuột giữ bình hay giữ mình?
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung gửi cho BBC từ Sài Gòn
TBT Nguyễn Phú Trọng đề cao nhu cầu 'giữ ổn định' khi chống tham nhũng
Sáng
ngày 6/10/2014 vừa qua, đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, trong
đó có tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc với cử tri các quận Ba
Đình, Tây Hồ.
Trong đó, ông Trọng đã phát
biểu về vấn đề chống tham nhũng rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài,
giữ cho được ổn định để đất nước phát triển.
"Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm."
"Phải
bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy
rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt
được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn
định."
Phát biểu trên của ông tổng bí thư đã
chống lại hiến pháp do chính Đảng Cộng sản tự soạn thảo và tự ban hành
mà không cần thông qua trưng cầu ý dân.
Theo
điều 16 hiến pháp 2013, “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Thế
nhưng, khi xử lý đảng viên cộng sản cao cấp tham nhũng thì phải “nghĩ
lâu dài”, rồi “không phải xới tung lên tất cả”.
Nghĩa là nếu có ai tham nhũng, làm sai, hại dân mà lãnh đạo đảng thấy đụng chạm thì có thể bỏ qua. Vậy còn với dân đen thì sao?
Để
so sánh rõ hơn thân phận của dân đen với lãnh đạo cấp cao, ta có thể
thấy ngay cuộc tranh luận hiện nay về quyền im lặng trong quá trình tố
tụng.
Quyền im lặng là quyền của nghi can để đảm
bảo không phải đưa ra bất kỳ bằng chứng gì chống lại chính mình. Đây là
một quyền phổ quát trên thế giới để bảo vệ quyền con người và quyền
công dân, chống lại việc sử dụng nhục hình, bức cung.
Thế
nhưng, vẫn có những quan chức cho rằng “quyền im lặng không phù hợp với
thực tiễn văn hóa nước Việt”, hay ngụy biện không nên áp dụng quyền im
lặng để “giúp cho công tác phá án nhanh chóng, tránh nguy hiểm cho xã
hội”.
'Móc ng̣oặc lợi ích nhóm'
Hiến pháp không quy định quyền và nghĩa vụ của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị.
Với
dân đen thì không cho áp dụng quyền im lặng, còn với đảng viên cao cấp
thì có thể im lặng vì thực trạng hiện nay của giới lãnh đạo là “vấn đề
lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông mất chân giò, bà
thò chai rượu... những quan hệ lằng nhằng với nhau” (Nguyễn Phú Trọng).
Thứ
tư duy độc đoán bất công này đã dẫn đến bao nhiêu vụ án oan sai do bị
bức cung, mà điển hình như vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn gây chấn động dư
luận xã hội vừa qua.
Đồng thời cũng dẫn đến rất nhiều vụ bỏ lọt tội phạm tham nhũng vì nể nang, vì “đại cục”.
Từ
đó có thể thấy, khi xử dân đen như ông Chấn thì lãnh đạo đảng cộng sản
không cần phải “nghĩ lâu dài”, có thể thoải mái dùng nhục hình, bức cung
để buộc tội. Còn hiện trạng tham nhũng mà chính các đời tổng bí thư đều
cho rằng đó là “giặc nội xâm”, “ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ”
thì phải “bình tĩnh tỉnh táo”.
Tinh thần “quyết liệt” chống tham nhũng của lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền là như vậy?
Nếu
thật sự đây là nhà nước pháp quyền và mọi công dân đều bình đẳng thì
các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, tòa án cứ căn
cứ theo pháp luật để xử lý nghi can, bất kể là dân đen hay đảng viên cao
cấp. Còn đã lập ra “ban nội chính” để lãnh đạo đảng chỉ đạo xử án thì
có còn là pháp quyền nữa hay không?
Ngay cả thời phong kiến, vua chúa cũng phải mị dân rằng “thiên tử phạm tội cũng bị xử như thứ dân”.
Thế
nhưng tại Việt Nam ở thế kỷ 21 này, tổng bí thư – người có quyền cao
nhất nước lại cho rằng đảng viên cao cấp có thể không bị xử lý vì sợ “vỡ
bình”. Vậy những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã đứng trên
luật pháp, dù đó là luật pháp do chính đảng cộng sản làm ra.
Như
thế, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chống lại điều 4 Hiến pháp “Các tổ
chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Tổng bí thư đã không coi điều 4 hiến pháp ra gì thì có cần giữ lại bản hiến pháp hiện nay hay không?
Hay
người dân Việt Nam cần thực hiện quyền làm chủ của mình, bầu ra một
quốc hội lập hiến để soạn thảo lại hiến pháp mới, tạo ra một hệ thống
pháp luật chuẩn mực đảm bảo tự do và công bằng cho mọi người?
Cũng
cần nhắc lại rằng trên thực tế, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là
người có quyền cao nhất nước, Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực tối cao,
nhưng trong hiến pháp hiện hành hoàn toàn không có một dòng nào quy
định quyền và nghĩa vụ của tổng bí thư, của Bộ chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Do không bị khống chế bởi hiến pháp và
hệ thống tam quyền phân lập, quyền lực của tổng bí thư và bộ chính trị
là vô tận nhưng nghĩa vụ, trách nhiệm với dân thì không có.
'Đánh con chuột đừng để vỡ bình...tức là phải giữ cho được cái ổn định'
Dù lãnh đạo giỏi hay dở, phù hợp với ý dân hay không thì những người lãnh đạo vẫn tiếp tục nắm quyền.
Ngược
lại, công dân có đủ thứ nghĩa vụ: đóng thuế, đi lính,… nhưng lại không
có một chút quyền gì, kể cả các quyền tự do căn bản như quyền tự do ứng
cử, bầu cử, ngôn luận, báo chí, lập hội, lập đảng, im lặng khi bị buộc
tội,…
Trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh
Hong Kong đã xuống đường vì họ biết rằng để mất nền dân chủ thì các
quyền tự do cũng sẽ mất theo, vì dân chủ là thể chế hóa của tự do.
Chúng ta cần tự do để sống xứng đáng là con người. Thế thanh niên, sinh viên Việt Nam nghĩ gì?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, một nhà vận động dân chủ hiện sống tại TPHCM.
N.T.T.
N.T.T.
Nguồn: bbc.co.uk
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét