Đổi mới chương trình, sách giáo khoa:
“Chốt” kinh phí gần 800 tỷ đồng?
Dân trí - Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận trình Quốc hội xem xét
phương án đổi mới chương trình, sách giáo khoa với tổng kinh phí 778,8
tỉ đồng. Nhận xét các hạng mục, nội dung chi đã liệt kê chi tiết, hợp
lý, có tính khả thi, cơ quan thẩm tra đã... “gật đầu”.
Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận.
So với con số 34.000 tỷ đồng gây choáng váng mà đại diện Bộ GD-ĐT từng nêu ra tại UB Thường vụ Quốc hội cho đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông, con số do Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vừa chính thức trình Quốc hội thấp hơn rất nhiều lần.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Luận, tổng kinh phí thực hiện đề án là 778,8
tỷ đồng. Trong đó, 462 tỉ đồng để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội
ngũ biên soạn SGK, kể cả lực lượng của các tổ chức cá nhân viết SGK; xây
dựng, thẩm định SGK (dự kiến có 4 bộ); nghiên cứu SGK điện tử; biên
soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông
thực hiện chương trình, SGK mới; đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương
trình; tập huấn cho đội ngũ cốt cán về quy trình, kĩ thuật tổ chức tập
huấn qua Internet cho giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức
biên soạn một bộ SGK.
Việc triển khai thực hiện chương trình và SGK mới dự kiến chiếm 316,8
tỷ đồng trong số gần 800 tỷ đồng tổng kinh phí của đề án. Phần kinh phí
này để thực hiện các nhiệm vụ như biên soạn tài liệu giáo dục của địa
phương; cung cấp tài liệu tập huấn và tài liệu giáo dục của địa phương
cho giáo viên; ghi hình bài tập huấn và bài giảng minh họa theo chương
trình mới; cung cấp đĩa ghi hình bài tập huấn và bài giảng minh họa cho
giáo viên vùng khó khăn (khoảng 30% tổng số giáo viên toàn quốc); công
tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc tập huấn giáo
viên.
Cụ thể, về nguồn kinh phí thực hiện, Bộ GD-ĐT dự kiến xin 504,4 tỷ
đồng từ ngân sách TƯ, 274,4 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Mức dự toán
kinh phí này đa được Bộ Tài chính thẩm định.
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên,Tthiếu niên và Nhi đồng
Đào Trọng Thi đánh giá, đề án như thế đã đã liệt kê khá chi tiết các nội
dung, hạng mục thuộc các khâu trong quy trình biên soạn chương trình,
SGK phổ thông và tách riêng nguồn tài chính chi qua ngân sách TƯ với
nguồn tài chính chi qua ngân sách địa phương và nguồn tài chính xã hội
hóa từ các cá nhân, tổ chức khác. Khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ ở
trung ương tương đối cụ thể, hợp lý và có tính khả thi.
Cơ quan thẩm tra chỉ đề nghị cơ quan soạn thảo thảo bổ sung thêm phần
khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các địa phương để có khái
toán tổng thể kinh phí chi cho đề án.
Về phương án đổi mới chương trình, UB Văn hóa, Giáo dục cũng
tán thành với mục tiêu Chính phủ đề ra là nhằm tạo ra sự chuyển biến căn
bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, bảo đảm thực hiện mục
tiêu của đổi mới giáo dục là chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến
thức một chiều sang hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học
sinh; từ nền giáo dục nặng về dạy chữ, ứng thí sang nền giáo dục thực
học, thực nghiệp, góp phần quan trọng phát triển con người có năng lực
và phẩm chất tốt.
Về cơ cấu giáo dục phổ thông, dư luận chung trong giới giáo dục và
khoa học nhất trí giữ nguyên cơ cấu hệ giáo dục phổ thông kéo dài 12
năm, chia thành 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và THCS) và
giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT).
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về cấu trúc 5 năm tiểu học + 4 năm THCS
và phương án tổ chức 5 năm tiểu học + 5 năm THCS hoặc 6 năm tiểu học + 4
năm THCS, cơ quan thẩm tra nghiêng về phương án giữ nguyên cơ cấu 5 + 4
như hiện nay.
Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng, cơ cấu chương trình với 2 giai
đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp thì nội dung
chương trình giáo dục sẽ có tính tích hợp cao ở cấp học dưới và phân hóa
dần ở cấp học trên.
Ở cấp THPT, học sinh học sẽ vừa học một số môn bắt buộc, đồng thời
với việc học các môn tự chọn tích lũy tín chỉ. Chương trình đào tạo sẽ
dành nhiều thời lượng để nhà trường vận dụng các môn học phù hợp với yêu
cầu và điều kiện của từng địa phương.
Song song với việc thay đổi chương trình học, đề án cũng thay đổi
cách giảng dạy theo hướng đa dạng hóa hình thức học tập, tăng cường thực
hành, áp dụng Công nghệ thông tin.
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cùng với việc đổi mới chương trình, SGK giáo
dục phổ thông, việc thi và đánh giá kết quả học tập cũng sẽ được thay
đổi theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm, giảm quá tải nhưng vẫn đảm bảo đánh
giá đúng chất lượng, trình độ, phân hóa học sinh để cung cấp cho các cấp
đào tạo nghề nghiệp cao hơn.
Về việc biên soạn sách giáo khoa, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi cũng đồng ý phương án đề Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK; đồng thời các tổ chức, cá nhân biên soạn các SGK khác.
Tuy nhiên, ông Thi cũng cho biết, băn khoăn về tính khách quan và sự
công bằng giữa Bộ và các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK khác nếu thực
hiện theo phương án này, một số chuyên gia, nhà quản lý đề xuất, các tổ
chức, cá nhân biên soạn SGK; Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn SGK.
UB Văn hoá, Giáo dục nhất trí với chủ trương sử dụng nhiều SGK cho
mỗi môn học và thực hiện xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản SGK phổ
thông một cách hợp lý và có điều kiện.
.
.
|
P.Thảo
Không biết 800 tỷ của ông luận viết có đúng và đọc có đúng không hay trợ lý ông viết nhầm như ngân hàng phương nam vừa qua ,! làm an9 cả năm mà ngân hàng sau thuế lải có 700.000 nghìn tiền Vn ,nhưng sau đó lại đính chính do kế toán sơ suất ,nmhu7 kế toàn Huỳnh Như chăng ! các ông nghe sân bay 18,000 tỷ cầu ....8000 tỷ ,đường 16000 tỷ ,lẻ nào chịu kém cứ ra giá rồi bớt xuống là vừa ,xin đừng nghe 800 tỷ là ghê gớm chỉ có 40 triệu dollar thôi mà .có gì nhặng xị lên có anh còn xây biệt thự tít vùng đồng bằng mà nghe đâu đả 7 triêu .....dollar .cả nước chi cho giáo dục ông luận nhỉ ! HOAN HÔ NGƯỜI GIỮ BÌNH ,PHEN NẦY THA HỔ
Trả lờiXóaĐọc tựa bài mà lòng quặn đau ... chưa chắc số 800 là số thực trong màn ảo thuật nầy ...
Trả lờiXóa"Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm
Việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh ..."
Câu nầy giờ nghe thật mai mỉa, chua chát ....
Việc gì lợi cho dân mà không lợi cho mình thì đừng làm
XóaViệc gì hại cho dân mà không hại đến mình thì cứ làm.
Chưa có xu nào chảy vào túi ông ta thì ông ta vẫn chưa yên tâm, còn tìm mọi cách kiếm chác được mới thôi. Quan chức VN là như thế cả. Lạ gì.
Trả lờiXóaVậy ông Luận cố lên, đừng để "fhua chị kém em" nhé!
Màn 3 rồi đó anh Diện,màn 1 là 70 nghìn tỉ.Bị la ó dữ quá,"chuột" Luận mới "giảm béo" như thế.
Trả lờiXóaKhốn kiếp, việc đáng chừng đấy (cũng có thể chưa đến), thế mà đòi vống lên là 34.000 tỉ! Sao không thấy ai chịu trách nhiệm hay giải trình về điều này? Đồ hút máu dân!
Trả lờiXóaChi tiền để làm những việc có ích,có lợi cho dân,cho nước thì 800 chứ 8 nghìn tỷ dân cũng ủng hộ.Nhưng đau buồn thay,bao nhiêu dự án tầm cỡ nhà nước không khả thi,tốn tiền của,chết như"diễn viên đóng thế".Nhưng các xếp lớn nhà ta vẫn gật,cái gật này vô tư như kẻ ăn mày đói ngủ.Tiền của bỏ ra hàng núi,khi "tõm xuống biển"thì "cha chung"chẳng ma nào khóc.
Trả lờiXóaKhoản tiền 800 tỷ đối với một nhà nước là quá nhỏ.Xong tại sao khi nhà nuớc đổ tiền ra để thực hiện một dự án nào cũng bị dư luận phản đối?phải chăng do hai chữ LÒNG TIN đã mất.
Chấn Phong.
Trong các khoản chi do BGD đưa ra không thấy có khoản " Nâng cấp bình"
Trả lờiXóaBị hụt % rồi! Tức quá! Trung bình xà xẻo 30%, quý vị thấy tôi "mất" biết bao nhiêu?
Trả lờiXóaÔ, từ 34 nghìn tỷ xuống cò 800 tỷ. Hy vọng đây không phải là lỗi của cô đánh máy. Nghe bác Luận đọc, mà mừng. Các bác biết tiết kiệm cho dân cho nước thế mới là đầy tớ chứ. Nhưng vưỡn lo là lỗi đánh máy. Nếu có đính chính lại là 8000 tỷ chứ không phải 800 tỷ thì thầy ơi, u ơi ....sao kỳ dzậy!
Trả lờiXóa