Điều cử tri muốn biết
Là cử tri, điều tôi muốn biết ở các vị đại biểu mà tôi đã bầu vào
Quốc hội là trong hai kỳ họp hằng năm, mỗi kỳ hơn một tháng, các vị có
phản ảnh và phản ảnh có đúng, đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri lên Quốc
hội hay không?
Tôi cũng muốn biết quan điểm, chính kiến mà các vị đại biểu thể hiện tại Quốc hội có thật sự đại diện cho ý chí, yêu cầu của đông đảo cử tri hay không?
Theo yêu cầu đó, các vị đại biểu nào suốt cả kỳ họp không hề phát biểu ý kiến thì vị đó hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu muốn biết về đại biểu của cử tri. Ở đây, các cơ quan truyền thông tại trung ương và các địa phương phải đóng vai trò cầu nối thông tin giữa đại biểu và cử tri.
Cử tri giám sát đại biểu là qua phát biểu, tiếp xúc ở nghị trường, cho nên làm sao tôi có thể biết được đại biểu đã hoàn thành trách nhiệm phản ảnh ý kiến của cử tri lên Quốc hội hay chưa khi không hề nghe quý vị nói?
Quan trọng nhất mà tôi muốn biết là quý vị đại biểu đã sử dụng quyền đại diện cử tri của mình như thế nào khi bấm nút quyết định các dự án luật và các vấn đề hệ trọng của đất nước. Lâu nay, cử tri chỉ biết Quốc hội đã thông qua hay không thông qua một dự luật, chủ trương, vấn đề lớn với con số thống kê hiện trên bảng điện tử.
Con số đó, với tôi, chưa phản ánh được thái độ của các vị đại biểu mà tôi đã gửi gắm lòng tin khi bầu cử. Tôi muốn biết các vị đại biểu mà tôi bầu đã tán thành, không tán thành hay bỏ phiếu trắng cho từng vấn đề được Quốc hội đưa ra để biểu quyết. Cử tri cần được biết thái độ rõ ràng về các vị đại biểu Quốc hội mà họ đã bầu.
Nhớ lại, Quốc hội khóa trước với đa số phiếu không tán thành từng bác bỏ dự án đường sắt cao tốc và quyết định đó được xem là đáp ứng được lòng dân. Vậy những đại biểu nào đã bỏ phiếu không tán thành dự án đường sắt cao tốc để tôi thêm yêu mến, tin cậy? Tôi muốn biết nhưng không hề biết...
Là cử tri, tôi muốn tên tuổi, uy tín, danh dự, sự nghiệp của từng đại biểu gắn liền với các quyết định quan trọng của Quốc hội. Và đó cũng là phương cách quan trọng để nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội.
Tôi cũng muốn biết quan điểm, chính kiến mà các vị đại biểu thể hiện tại Quốc hội có thật sự đại diện cho ý chí, yêu cầu của đông đảo cử tri hay không?
Theo yêu cầu đó, các vị đại biểu nào suốt cả kỳ họp không hề phát biểu ý kiến thì vị đó hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu muốn biết về đại biểu của cử tri. Ở đây, các cơ quan truyền thông tại trung ương và các địa phương phải đóng vai trò cầu nối thông tin giữa đại biểu và cử tri.
Cử tri giám sát đại biểu là qua phát biểu, tiếp xúc ở nghị trường, cho nên làm sao tôi có thể biết được đại biểu đã hoàn thành trách nhiệm phản ảnh ý kiến của cử tri lên Quốc hội hay chưa khi không hề nghe quý vị nói?
Quan trọng nhất mà tôi muốn biết là quý vị đại biểu đã sử dụng quyền đại diện cử tri của mình như thế nào khi bấm nút quyết định các dự án luật và các vấn đề hệ trọng của đất nước. Lâu nay, cử tri chỉ biết Quốc hội đã thông qua hay không thông qua một dự luật, chủ trương, vấn đề lớn với con số thống kê hiện trên bảng điện tử.
Con số đó, với tôi, chưa phản ánh được thái độ của các vị đại biểu mà tôi đã gửi gắm lòng tin khi bầu cử. Tôi muốn biết các vị đại biểu mà tôi bầu đã tán thành, không tán thành hay bỏ phiếu trắng cho từng vấn đề được Quốc hội đưa ra để biểu quyết. Cử tri cần được biết thái độ rõ ràng về các vị đại biểu Quốc hội mà họ đã bầu.
Nhớ lại, Quốc hội khóa trước với đa số phiếu không tán thành từng bác bỏ dự án đường sắt cao tốc và quyết định đó được xem là đáp ứng được lòng dân. Vậy những đại biểu nào đã bỏ phiếu không tán thành dự án đường sắt cao tốc để tôi thêm yêu mến, tin cậy? Tôi muốn biết nhưng không hề biết...
Là cử tri, tôi muốn tên tuổi, uy tín, danh dự, sự nghiệp của từng đại biểu gắn liền với các quyết định quan trọng của Quốc hội. Và đó cũng là phương cách quan trọng để nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội.
Trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội, Tuổi Trẻ mở chuyên mục Ý kiến cử tri. Mời bạn tham gia ý kiến, bài gửi về địa chỉ email ntu@tuoitre.com.vn. |
NGUYỄN THIỆN (TP.HCM)
Quốc hội thể hiện ý chí của Đảng mà. Đảng lãnh đạo là được rồi. Các vị cứ lắm chuyện!
Trả lờiXóaHi!!!!!!
XóaĐBQH nước ta có ông bà nào là ĐB của Dân đâu . Họ toàn là UV này UV kia của Đ và NN . Các ông bà ĐBQH ôm hết các chức vụ cả ba ngành hành pháp, tư pháp và luật pháp . Họ chả cần ĐB cho ai cả ! Quá no rồi !
Trả lờiXóaThủ Tướng, CT nước mà là ĐBQH thì chỉ có ở VN
Trả lờiXóaAi cũng biết dự thảo Hiến pháp 2013 bị giới trí thức, nông dân, công nhân không đồng thuận, vì bản dự thảo này không đặt Tổ quốc, nhân dân làm đối tượng quan trọng nhất cần phục vụ như lẽ ra phải thế mà chỉ quan tâm bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích nhóm. Vậy mà gần 100% đại biểu tán thành, Quốc hội thắng lợi rực rỡ. Thử hỏi mỗi đại biểu quốc hội khi nhấn nút tán thành có nghĩ gì đến Dân, đến Nước không? Họ đại biểu cho ai vậy?
Trả lờiXóaChúng tôi muốn biết
Trả lờiXóaChúng tôi muốn biết
Những thỏa hiệp ký kết với Bắc triều
Từ Hội Nghị Thành Đô
Tới lãnh hải, đất đai cơ đồ Tổ Quốc
Còn lại gì là Bản Giốc ?
Ai đứng ra đóng cọc nhường phần đất sáu tỉnh biên cương
Chúng tôi muốn biết khắp nẻo đường đất nước
Ai mở tay mời gọi Hán châm chước đất đai
Ai nhận lệnh thực thi
Để dàn khoan tàu lạ tới lui
Ai là kẻ mù đui dàn xếp chui dâng lãnh hải
Chúng tôi muốn biết ai là côn trùng cóc nhái
Tham nhũng tới tận cùng bọng đái của nhân dân
Chúng tôi muốn biết yên thân
Nhưng không thể ươn hèn ngồi chờ chết
Chúng tôi muốn biết
Quan tham nào xây lâu đài
Trên đất ruộng chúng tôi
Ai phá nhà Đầm Vươn không cho trẻ thơ cái chòi để ở
Ai để mẹ Dương Nội của tôi không có chỗ nương thân
Ai đứng nhìn chị tôi cởi truồng cho người lạ chọn làm vợ ôsin
Chúng tôi muốn biết
Chúng tôi cũng là người
Tại sao bắt chúng tôi la lết
Cả cuộc đời làm kiếp người sợ hãi.
LHL