Văn hóa Hồng Kông trong cuộc biểu tình đòi dân chủ
01/10/2014 13:56
(TNO) "Đến một cửa sổ vỡ cũng không
có. Anh thử đi khắp thế giới và tìm xem có đám biểu tình nào không hề
xảy ra cướp bóc, bạo động như thế này không".
Dù là biểu tượng "phát sinh" trong chiến dịch bất tuân dân sự của người Hồng Kông - Ảnh: Reuters |
Ngày 1.10, phong trào "Chiếm Trung Hoàn với tình yêu và hòa bình" của
những người đòi dân chủ ở Hồng Kông đã bước sang ngày thứ 4. Dưới đây
là một số thông tin bên lề về cuộc biểu tình này.
South China Morning Post cho biết trong đêm 29 rạng sáng
30.9, rất đông người Hồng Kông biểu tình tụ tập lại đài tưởng niệm chiến
tranh ở Trung Hoàn, nhưng không một ai giẫm lên cỏ.
Một tấm biển bằng bìa cứng mới được dựng lên nhắc nhở mọi người tránh xa khu vực có cỏ.
Một tấm biển bằng bìa cứng mới được dựng lên nhắc nhở mọi người tránh xa khu vực có cỏ.
Người biểu tình ngồi tại đường phố theo dõi tin tức - Ảnh: AFP |
Time ngày 29.9 dẫn lời Chủ tịch Đảng Dân chủ Emily Lau bày
tỏ sự tự hào đối với người dân Hồng Kông, với số lượng người biểu tình
khổng lồ như vậy, họ vẫn duy trì ý thức về sự trật tự như một phần trong
tích cách, ngay cả sau khi cảnh sát đã 87 lần sử dụng hơi cay lên người
biểu tình vào hôm 28.9.
"Đến một cửa sổ vỡ cũng không có. Anh thử đi khắp thế giới và tìm xem
có đám biểu tình nào không hề xảy ra cướp bóc, bạo động như thế này
không", bà Lau nói. "Đó là điều chúng tôi rất tự hào về Hồng Kông".
Cảnh sát ngủ ngay tại cầu thang ngoài đường phố. Gần đây những người biểu tình cũng lăn ra ngủ - Ảnh: Reuters |
Vào sáng 29.9, sau một đêm cảnh sát bắn đạn hơi cay và dùng dùi cui
đối phó người biểu tình, The Australian vẫn ghi nhận nhiều người Hồng
Kông đang nhặt rác và phân loại bình nhựa để mang đi tái chế.
Một số người không thể tham gia biểu tình đã mang đồ đến ủng hộ. The Australian
dẫn lời Ray Chung, một kế toán đã dùng giờ ăn trưa của mình để mang
nước và bánh mì đến cho người biểu tình, nói rằng: "Công ty tôi quá nhỏ,
tôi không thể bỏ ra đây, nên sẽ dùng cách này để ủng hộ mọi người".
Khi đoàn người hô vang tên của Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh để đòi
ông từ chức, họ thường nói "Lương Chấn Anh hãy từ chức đi, 689 từ chức
đi", South China Morning Post cho biết.
689 là số phiếu ông Lương nhận được từ hội đồng 1.200 người bỏ phiếu chọn Đặc khu trưởng cho Hồng Kông.
Các đoàn hội của Hồng Kông làm việc rất tích cực trong những ngày
ngày. The Guardian ngày 30.9 dẫn lá thư của Hiệp hội Dược sĩ Hồng Kông
gửi đến Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh yêu cầu cảnh sát tránh sử dụng bột
ớt và hơi cay để giải tán người biểu tình.
Người biểu tình mang theo ruy-băng vàng thắt trước trụ sở chính quyền Hồng Kông - Ảnh: Reuters |
Theo Sydney Morning Herald, biểu tượng của cuộc đấu tranh dân chủ là
ruy-băng màu vàng, người biểu tình thường mang ruy-băng màu vàng đến
thắt trên cửa của các cơ quan công quyền, các điểm biểu tình.
Sau cuộc đụng độ với cảnh sát, người Hồng Kông có thêm một biểu tượng
mới: những cây dù. Một số người gọi cuộc đấu tranh này là “cách mạng
dù”. Dù được sử dụng để tránh hơi cay từ cảnh sát, và che nắng cho người
biểu tình vào ban ngày.
Một cặp đôi giữa đám biểu tình - Ảnh: Reuters |
Theo South China Morning Post, ứng dụng liên lạc được nhiều
người biểu tình sử dụng là FireChat, với hơn 100.000 lượt download trong
khoảng 24 giờ từ ngày 28 sang 29.9.
Ứng dụng này cho phép người dùng liên lạc qua Bluetooth hoặc Wifi.
Các thủ lĩnh biểu tình kêu gọi mọi người tải ứng dụng này đề phòng
trường hợp cảnh sát khóa sóng điện thoại.
Trong một diễn biến mới, Chan Kinman, một trong những người khởi
xướng phong trào "Chiếm Trung Hoàn", cho biết ông sẽ công bố hành động
mới sau Quốc khánh.
Lời kêu cứu của người Hồng Kông - Ảnh: AFP |
"Sau đó chúng tôi sẽ công bố hành động mới, sẽ không thực tế nếu cứ chiếm Trung Hoàn mãi", theo The Guardian.
Tuy nhiên, các sinh viên cho biết họ sẽ đẩy mạnh biểu tình nếu chính phủ không đáp ứng yêu cầu của họ, The Guardian cho biết.
Cảnh sát nghỉ ngơi - Ảnh: AFP |
Một người biểu tình đứng ra ngăn chặn cảnh sát xịt hơi cay, cạnh đó, những người khác bung dù lên - Ảnh: AFP |
Người biểu tình ngủ trên đường, 698 là cách họ gọi Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh - Ảnh: AFP |
Một người biểu tình "check" điện thoại. Twitter, Facebook được người biểu tình sử dụng rất hiệu quả - Ảnh: AFP |
Phương Thảo
>> Đặc khu trưởng Hồng Kông: 'Bắc Kinh cho bỏ phiếu là tốt rồi
>> Sinh viên Hồng Kông quay lưng trong lễ thượng cờ Trung Quốc
>> Mỹ-Trung bàn về tình hình Hồng Kông hôm nay
>> Người biểu tình Hồng Kông ra tối hậu thư
>> Dân Hồng Kông kêu gọi thế giới giúp đỡ
>> Giảng viên ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông bị dọa giết
>> Thủ tướng Anh cực kỳ quan ngại tình hình Hồng Kông
>> Bắc Kinh sẽ bác yêu cầu từ người biểu tình Hồng Kông
Văn hóa của người Hồng Kông, nhất là sinh viên, cao quá! Đây mới là cái chúng ta cần "học tập và làm theo"! Việt Nam tất yếu rồi cũng sẽ diễn ra những cuộc biểu tình đòi cải thiện dân sinh, dân chủ, nhân quyền ... vì đó là đời sống bình thường của một xã hội văn minh. Luật biểu tình rồi cũng sẽ ra đời. Nhưng con người VN, nhân cách văn hóa VN phải được học hỏi để thực hiện những quyền đó một cách văn minh. Người HK đang cho chúng ta bài học đó. Cảm ơn KH! Những cuộc biểu tình chống Trung cộng đặt giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam diễn ra ở VN (vào tháng 6/2014) đã biến thành bạo loạn là thiếu văn hóa chính trị, mắc mưu thế lực thù địch... Mong rằng không tái diễn những cuộc biểu tình thô bạo như vậy nữa, mà hãy noi gương Hồng Kông!
Trả lờiXóa