Triển lãm Cải cách ruộng đất:
Cần sòng phẳng với lịch sử
Cần sòng phẳng với lịch sử
Hà Hương - Ngọc Hà
Báo Tuổi trẻ
TT - 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về
cải cách ruộng đất vừa được trưng bày trong triển lãm Cải cách ruộng đất
1946-1957 khai mạc sáng 8-9 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản,
Hà Nội).
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến (thứ hai từ phải) đến xem triển lãm Cải cách ruộng đất 1946 - 1957 - Ảnh: Việt Dũng |
150 tài liệu, hiện vật có thể là con số không nhiều cho 11 năm công
cuộc cải cách ruộng đất các vùng nông thôn Bắc bộ. Không phải chỉ là
những con số, tư liệu, báo cáo hay chỉ thị, cải cách ruộng đất thu hút
người xem bởi phía sau mỗi bức ảnh, hiện vật là nụ cười, nước mắt.
Thành quả của cải cách ruộng đất
|
Ông Nguyễn Hữu Kiều (khu tập thể Trường cao đẳng Đường sắt) gợi nhắc
đến nụ cười rạng rỡ trong những bức ảnh kỷ niệm về cải cách ruộng đất.
Nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ của người nông dân, tay cầm tấm bảng
chia ruộng, lần đầu tiên được đứng trên mảnh ruộng của chính mình.
Gian trưng bày của triển lãm dành một phần lớn giới thiệu những bức
ảnh đen trắng về những thành quả của công cuộc cải cách ruộng đất mang
lại.
Người dân chia ruộng, hăng hái với khẩu hiệu nâng cao sản xuất, rạng
rỡ với những vụ mùa đầu tiên. Đời sống cơ cực của người nông dân không
có ruộng cũng hiện lên thông qua các trưng bày về đời sống của họ. Các
bộ quần áo sờn rách, vá chằng vá đụp, nếp nhà tranh vách đất loang lổ. Ở
phía đối diện là cuộc sống của những địa chủ trước đây, áo the, áo lụa,
đồ ngọc, sập gụ, tủ chè...
Có mặt tại triển lãm từ rất sớm, thế hệ thứ ba của một gia đình bị
xét oan vào thành phần “tư sản cường hào gian ác” chọn gian trưng bày
“Sai lầm và sửa chữa sai lầm” của cuộc cải cách ruộng đất 1946-1957 để
nán lại thật lâu, xem thật kỹ từng tư liệu đã được lưu trữ và đang được
trưng bày.
Vỏn vẹn một bức ảnh lớn ghi lại cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện
tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách
ruộng đất tháng 12-1957 cùng vài văn bản như nghị quyết, thông tư, chỉ
thị, công văn của Đảng... là toàn bộ tư liệu dành cho nội dung trưng bày
này.
“Phần cải cách ruộng đất được giới thiệu trưng bày bốn nội dung: chủ
trương, thực hiện cải cách ruộng đất, sai lầm và sửa chữa sai lầm, hoàn
thành thắng lợi, nhưng nội dung thứ ba quá khiêm tốn, nhạt nhòa. Những
tư liệu được đưa ra cho công chúng xem vẫn không khác gì cách nhìn rụt
rè về cải cách ruộng đất từ... 50 năm trước” - ông Nguyễn Thủy Chung -
cháu nội cụ Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, người hơn 60 năm trước đã
bị xử bắn sau khi bị xếp vào thành phần “địa chủ cường hào gian ác” -
chia sẻ.
Từ một chủ hiệu buôn Cát Hanh Long lừng lẫy đất Hải Phòng, từng là
người đóng góp tiêu biểu cho “Tuần lễ vàng” đầu tiên của đất cảng với
hơn 100 lượng vàng, sau năm 1945 cụ Năm tản cư theo cách mạng lên chiến
khu, tiếp tục dựng nghiệp với hai đồn điền lớn mua lại của “một ông Tây
què” tại Thái Nguyên. Nhưng khi thực hiện thí điểm đấu tố cải cách ruộng
đất, cụ lại bị lôi ra xử bắn với tội danh “tư sản địa chủ cường hào
gian ác”. Và đến năm 1987, UBND tỉnh Bắc Thái - theo đề nghị của Ban Tổ
chức trung ương - đã ra quyết định sửa lại thành phần cho cụ.
.
.
Khách tham quan xem triển lãm. Trong ảnh là những chiếc áo rách nát của bần cố nông ở thôn Nhân Dục, xã Hiến Nam, Hưng Yên thời phong kiến - Ảnh: Việt Dũng |
Một thời kỳ đau thương và xáo trộn
“Năm tôi 13, 14 tuổi, học lớp 5 ở Trường tiểu học Yên Thái ở Bưởi, cả
trường đi xem xử án, bắn địa chủ. Mãi đến năm 1956, tôi mới biết có
người bị bắn oan. Nhưng bắn người ta chết rồi còn đâu - đó là một mảnh
ký ức của một ông già 74 tuổi ở Bưởi - Tại sao hôm nay tôi đi xem triển
lãm này? Không biết nói thế nào. Tôi bảo bạn tôi là tôi đi xem lại thời
kỳ đau thương và xáo trộn”.
“Vào thời điểm như thế này nên có một đánh giá chính thức. Cũng đã
đến lúc chúng ta phải sòng phẳng với lịch sử. Những gì sai sót cần phải
nhìn nhận lại. Mặc dù lần này có đưa ra một số sửa sai. Nói về cải cách
ruộng đất thì bao giờ cũng nói về sửa sai. Nhưng cũng phải có lời đánh
giá sâu sắc, minh bạch trước toàn dân thì có lẽ cũng đến lúc nào đấy
theo tôi nên có” - ông Trần Chiến Thắng (nguyên thứ trưởng Bộ
VH-TT&DL) đề nghị.
“Bởi vì còn nhiều người chưa hiểu về sửa sai trong cải cách ruộng
đất. Thứ hai là sau khi sửa sai rồi thì đi về đâu cũng không ai nói một
cách kỹ lưỡng. Dù thành tựu của những năm phục hồi kinh tế 1957-1960 là
rất lớn, nhưng thành tựu sau sửa sai lại chưa được nói tới. Có thể sang
năm kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám sẽ kiến nghị với Bộ VH-TT&DL
và các cơ quan liên quan nên làm rõ hơn. Thật ra về phần sửa sai, triển
lãm cũng mới chỉ có những nhấn nhá thuộc về nguyên tắc. Sửa sai thì
chúng ta sửa sai những cái gì? Cũng phải có thống kê về sửa sai thì có
bao nhiêu người được sửa sai kịp thời. Bao nhiêu người không kịp, có
những vị bị đội cải cách xử rồi, chôn rồi. Nên nói lại việc đó. Tất
nhiên việc này quá lâu rồi, nếu như một lời xin lỗi muộn còn có ích hơn
là chúng ta không nói gì” - ông Thắng nói.
* TS NGUYỄN VĂN CƯỜNG (giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia):
|
* Ông LÊ NHƯ TIẾN (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):
|
HÀ HƯƠNG - NGỌC HÀ
Nguồn: Tuổi trẻ.
Lời bình của Huy Đức: Bài của Tuổi Trẻ tốt nhất trong số các bài viết về triển lãm này. Nhưng
rất tiếc chưa ai chỉ ra rằng, cái sai của cải cách ruộng đất không phải
là phần đã sửa mà là cái gốc của nó: Đảng đã tự trao cho mình quyền có
thể tước đoạt tính mạng và tài sản của người dân một cách man rợ.
Triển lãm có đưa những nụ cười của những nông dân được chia "quả thực" nhưng Triển lãm đã không cho biết niềm vui không đạo lý đó của những bần cố nông cũng ngắn chẳng tày gang. Từ 1958, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh (người dưới sức ép của Mao & Staline đã đưa cải cách ruộng đất vào áp dụng với nhân dân ta) dự hội nghị 81 đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế tại Mascova trở về, nhất trí coi việc áp dụng mô hình Xô Viết (vào VN) là "một vấn đề mang tính bắt buộc", ruộng đất của gần như toàn bộ nông dân miền Bắc lại bị đưa vào hợp tác xã.
Triển lãm có đưa những nụ cười của những nông dân được chia "quả thực" nhưng Triển lãm đã không cho biết niềm vui không đạo lý đó của những bần cố nông cũng ngắn chẳng tày gang. Từ 1958, đặc biệt là sau khi Hồ Chí Minh (người dưới sức ép của Mao & Staline đã đưa cải cách ruộng đất vào áp dụng với nhân dân ta) dự hội nghị 81 đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế tại Mascova trở về, nhất trí coi việc áp dụng mô hình Xô Viết (vào VN) là "một vấn đề mang tính bắt buộc", ruộng đất của gần như toàn bộ nông dân miền Bắc lại bị đưa vào hợp tác xã.
"Triển lãm có đưa những nụ cười của những nông dân được chia "quả thực" nhưng Triển lãm đã không cho biết niềm vui không đạo lý đó của những bần cố nông cũng ngắn chẳng tày gang."
Trả lờiXóaÔng Huy Đức nói quá đúng, đó là "niềm vui không đạo lý" niềm vui của những kẻ trộm cướp, nhưng than ôi ngay cả "niềm vui không đạo lý" đó "cũng ngắn chẳng tày gang", bởi khẩu hiệu "người cày có ruộng" ngay sau đó đã bị chính HCM và đảng CS sửa lại là "người cày bị tước đoạt ruộng đất" bằng cách tịch thu tất cả ruộng đất đã chia đem sung vào hợp tác xã và các xã viên (những bần cố nông năm CCRĐ) nghiễm nhiên trở thành kẻ làm thuê rẻ mạt cho HTX ngay trên mảnh đất của mình (đa phần họ được trả công bằng 0,2 - 0,4 kg thóc/ 1 ngày công (10 điểm)). Cho nên nói HCM và đảng CS là những kẻ lừa đảo, dối trá thuộc hàng siêu hạng thật không sai.
So với các báo Thanh Niên thì báo Tuổi Trẻ là đáng đọc vì tác giả đã nói được một phần sự thật nỗi đau của những nạn nhân trong CCRĐ (đôi lúc rảnh tôi có đọc báo Thanh Niên và báo Tuổi Trẻ, nhưng qua vụ này có lẽ tôi sẽ tẩy chay báo Thanh Niên).
Trả lờiXóaĐóng góp thêm cho lời bình của Huy Đức:
Trả lờiXóaCó người bị xử tử oan tức có (rất) nhiều người bị xử tử đúng . Tôi muốn biết thế nào là "đúng" để đưa những người đó vào chỗ chết ? Họ có tội gì ? Tội "giàu"? Hay tội "giàu" mà không chịu đóng góp cho Đảng và Chính phủ ?
Trong CCRĐ những người bị tử hình, bị cướp hết tài sản, bị bỏ tù, bị bao vây, bị giết bằng vô số thủ đoạn, với lý do là họ bị quy chụp các tội chủ yếu sau:
Xóa- Cường hào gian ác (tức những người làm việc cho chế độ cũ). Ở đây cần lưu ý nếu bố đã chết thì bắt con giết luôn.
- Tội chăm chỉ, tiết kiệm, biết làm ruộng nên có chút của ăn của để hơn bần cố nông (tội giàu do bóc lột mà có).
- Tội giúp Việt Minh với mục đích để "leo cao, chui sâu".
- Tội phản động (chủ yếu bị quy là làm gián điệp cho quốc dân đảng).
- Vô số các tội khác ví dụ mượn cái thang không cho, hiếp dâm, bắt kẻ trộm ...
Tóm lại hầu như chẳng có ai có tội gì lớn mà chẳng qua HCM và đảng CS muốn tiêu diệt lớp trí thức, những người biết làm ăn, những người làm cho chế độ cũ, để cướp tài sản của họ rồi đưa lớp người bần cố nông vô học lên vị trí lãnh đạo để dễ bề thống trị mà thôi.
NDVN không thể tôn vinh những kẻ giết đồng bào mình một cách man rợ, nhất là lại nghe lệnh từ ngoại bang . Đã đến lúc ND được công khai mổ xẻ việc làm của những người này đối với Dân Tộc và Nhân Loại chưa ? CCRĐ mà hi sinh hàng vạn , hàng chục vạn sinh mạng ND là không thể tưởng tượng được . Tịch thu toàn bộ ruộng đất của người ta đã là quá mạnh tay rồi . Không thể bằng một lời xin lỗi, bằng mấy giọt nước mắt cá sấu mà rửa được tội lỗi, sửa được ai lầm. NCQ triển lãm khơi lại thời kì đau thương man rợ bậc nhất trong lịch sử để cho những oan hồn được an ủi ? để làm vui lòng thân nhân những người bị bắn oan ? để chứng tỏ Đ và NN dũng cảm dám nhìn thẳng vào sự thật lịch sử mà sửa sai ?
Trả lờiXóaNhưng Đ và NN chỉ dám vén lên một chút bức màn che dấu sự thực , chỉ soi rọi một chút ánh sáng vào những kinh hoàng của quá khứ, thì ND nhân đó mà xé toang bức màn đó ra, đem phơi bầy ra ánh sáng toàn bộ sự thực ra để cho cã nước , cả thế giới biết . Để cho mọi thế hệ nhìn ra bộ mặt thật của những người đã cầm quyền trong thời kì đó và đánh giá thật đúng về họ .
Lịch sử đang dần dần sang trang. Cánh cửa sắt của quá khứ đã được mở ra , báo hiệu một điều : ND VN nhìn lại quá khứ và quyết định tương lai của mình !
Treo những cái áo đẹp và những cái áo vá chằng vá đụp? Để làm gì chứ? Bây giờ dân vẫn nghèo và địa chủ đỏ vẫn vinh thân phì gia!
Trả lờiXóaNgười ta chỉ ám ảnh trong đầu hình ảnh cha mẹ vợ nhà thơ Hữu Loan bị bọn đấu tố bừa đi bừa lại vào đầu họ, bị chôn chỉ nhô đầu lên, cho tới khi họ chết! Tiếng khóc thét ai oán lúa đó dậy Trời!!!
Ôi, tội ác của cộng sản VN, còn kinh khủng hơn tội ác của Phát Xít Hitler!
Thảo nào TT Obama luôn nhấn mạnh, phát xít và cộng sản là hai thứ thế giới tự do dân chủ luôn phải tiêu diệt!
Tác hại của Cải cách ruộng đất:
Trả lờiXóa- Triệt hạ động lực phát triển nông nghiệp: không ai muốn làm giàu nữa, người được đất đai và tài sản miễn phí trở nên hoang phí vì chưa có kinh nghiệm quản lý sản xuất và kinh doanh (trước chỉ đi làm thuê);
- Hình thành trong đời sống tinh thần mâu thuẫn giai cấp mới (bần cố nông/trí phú địa hào);
- Làm sa đọa đạo đức xã hội: giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực, cưỡng ép chân lý bằng trấn áp, bắt chước chế độ phong kiến một cách máy móc;
- Làm chậm quá trình thống nhất đất nước: đồng bào Miền Nam hoảng hồn khi biết những thông tin này;
- Làm cho nhân dân biết rõ hơn bản chất của chế độ: nói không đi đôi với làm, trước sau bất nhất…;
- Củng cố thêm một bước những sai lầm của chủ nghĩa cộng sản thế giới trên đất nước ta;
- Làm nước ta lệ thuộc nhiều hơn vào Trung quốc và đẩy các nước văn minh ra xa hơn.
Sòng phẳng với lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam thôi chứ đâu có sòng phẳng với lịch sử đất nước và dân tộc. Đảng CS VN chắc còn muốn làm nhiều cuộc cải cách ruộng đất nữa nên sợ hậu duệ quên kinh nghiệm.
Trả lờiXóaCác bạn nhà báo, cả quốc doanh và tự do, các bạn hãy thu thập tư liệu cho một cuộc triển lãm đương đại, trên internet thôi, tất nhiên, về sự đối lập giữa tầng lớp tư sản, địa chủ đỏ với tầng lớp nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị VN hiện nay, tôi cam đoan, sự khác biệt sẽ gấp ít nhất 1000 lần thời CCRĐ, và tôi cam đoan, người xem sẽ gấp 1 vạn lần triển lãm này. CCRĐ mới đã thay da đổi thịt, bằng phương thức mới, chỉ có điều, trước đây, về lý thuyết, người ta tạm lấy ruộng đất của người giàu chia cho người nghèo (để sau này tiện tịch thu), còn bây giờ, người ta lấy ruộng của người nghèo để chia cho người giàu, những địa chủ, tư bản đỏ.
Trả lờiXóaThằng nào nghĩ ra trò "triển lãm" này nên bị buộc thôi việc. Thế kỷ 21 rồi, các nước trên thế giới đã tiến bộ rất xa so với Việt nam, họ có cần đấu tranh giai cấp, có cần cải cách ruộng đất không? Một thời man rợ như CCRĐ không nên nhắc lại. Vậy mà chúng nó vẫn nghĩ ra được trò này. Thật ngu xuẩn.
Trả lờiXóaXin kể về 2 cái chết trong CCRĐ ở quê tôi:
XóaCó một địa chủ làm được cái nhà gỗ, mới chưa được bao lâu thì bị đấu tố và tịch thu nhà cửa cùng với nhiều tài sản khác, như mâm thau, nồi đồng, giao, chén, bát ... ông ấy thấy nhục quá lại thêm phần xót của bị cướp nên cùng quẫn nên trèo lên cây nhãn nhảy xuống tự sát.
Có trường hợp còn chua xót hơn là có một ông theo Việt minh từng bị Pháp bắt tù đày, nhưng trong CCRĐ ông bị quy chụp tội tay sai của quốc dân đảng, ông khẳng khái không chấp nhận thì bị mấy ông bần cố nông lấy dùi đập vỡ miệng gãy răng sau đó đem đi bắn.
Khái niệm "Giai cấp" là cộng sản nghĩ ra và lợi dụng để trục lợi!
XóaThử hỏi, giờ chúng có dám tự nhận là Vô sản không? Hay chúng gọi những người Vô sản là "Bọn phản động"?!
Tôi ủng hộ cuộc triển lãm này, một lần nữa để nhân dân thấy sau 60 năm cải cách ruộng đất, đất nước không có gì thay đổi lớn, người nông dân trước làm ruộng tô thuê cho địa chủ thì nay làm thuê cho tập đoàn địa chủ đỏ, địa chủ ngày xưa giàu có nhờ tích cực LĐ, bọn địa chủ đỏ ngày nay bóc lột bằng tham nhũng tiền thuế của dân chúng giàu sụ gấp nhiều trăm lần địa chủ ngày xưa, từ đó hiểu rõ cái giả cầy của chế độ cò hồn xã nghĩa.
Trả lờiXóaXem triển lãm CCRĐ , có lẽ bọn đại địa chủ mới , bọn cường hào mới cười khẩy vì so với chúng bây giờ , tài sản của địa chủ năm xưa chỉ như cái đinh gỉ , người nông dân ngày nay thì bị cướp đất trắng trợn bị đẩy ra đường cơ cực kiếm sống ... cái triển lãm này xem ra phản tác dụng vì chỉ gợi cho người xem một sự so sánh quá khứ và hiện tại mà thôi .
Trả lờiXóaMuốn sòng phẳng cần phải rõ ràng:tìm thằng nào là thằng CB đã viết bài"Địa chủ ác ghê"nếu còn sống đưa ra chất vấn xem địa chủ ngày trước so với địa chủ ngày nay thằng nào ác hơn thằng nào.Địa chủ ngày xưa chỉ đánh nông dân bằng hèo,địa chủ ngày nay đánh dân bằng súng quân dụng,chó nghiệp vụ bằng quả nổ(Văn Giang,Cống Rộc...)ai ác hơn ai?Nếu nó chêt rồi thì đào lên mà hỏi tội
Trả lờiXóaQuê mình xã xuân Thiên - Thọ Xuân có ông Binh Tụng bị bắn chết ( lý do là có cha làm việc cho pháp). Còn ông nội mình bị du kích đến bắt đi đấu tố Ông Bác ruột, may là bà nội đang ở cữ nên hai vợ chồng được tha ko phải đi đấu tố nhưng bị quy vào thành phần phú nông vì nhà có 1 con gà, 1 cái chum sành, 1 cái giường ngủ.
Trả lờiXóaCám ơn những người đã tổ chức triển lãm CCRĐ,
Trả lờiXóaTuy chưa lột tả được toàn cảnh nhưng là dịp " ôn cố, tri tân" ?
Vì cần minh bạch, cần xem xét lại lịch sử để:
Thấy được Công & Tội của Đảng đối với Nhân dân.