Cuộc
đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long ở hai xã Đồng
Bẩm và Dân Chủ ngày 22-5-1953 - Trích trong sách Cõi Người của Trần Huy
Liệu
"Số người tới dự độ 1 vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người sang hai bên…
Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa! Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác. Tuy vậy quần chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm, vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt nó phải cúi mặt xuống.
Rút kinh nghiệm lần trước, chủ tịch đoàn tuyên bố đề nghị quần chúng phải giữ vững trật tự và không cần đánh đập tội nhân hay bắt quỳ, bò. Bọn mẹ con và tay sai địa chủ được ngồi trên một cái bục dưới gốc cây. Quần chúng lần lượt vào tố, từ loại vấn đề kinh tế đến chính trị và sau hết là chống chính sách chính phủ và nói xấu cán bộ. Những người đấu tố hôm nay cũng có một phong độ và một nghệ thuật khác hôm đấu Tổng Bính. Những tiếng hò hét “Mày có biết tao là ai không?”, “Mày dựa vào thế lực nào?” kèm theo cái tát để xuống đài không còn nữa. Những người tố được quần chúng cảm động và tán thưởng nhiều nhất là bà Sâm, chị Đăng và anh Cò. Bà Sâm, với một giọng gợi cảm, kể lể vì Thị Năm mà mình phải suốt đời cô độc, có người rơi nước mắt. Nhưng sự thực, nội dung câu chuyện không có gì. Chị Đăng, một người ở với Thị Năm lâu ngày, tố lên rất nhiều sự việc bí mật và chi tiết. Nhưng, với một giọng lưu loát quen thuộc, chị trở nên một tay “tố nghề” và ít làm cho ai cảm động.
Còn anh Cò, một người thiểu số đã bị Hoàng Công, con Thị Năm, bắt vì có tài liệu Việt Minh, trước cuộc Cách mạng tháng Tám, bị tra tấn rất dã man, rồi trốn thoát trước giờ Công định lấy đầu nộp cho Cung Đình Vận. Bằng một giọng chân thành đến ngây ngô, anh đã làm cho Công không chối cãi được nửa lời.
…
Cũng có không ít những người nói không đạt ý, không rõ việc. Bà Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội Thị Năm ở đâu? Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều quá, bọn thống trị Pháp, Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các chủ đồn điền phải hàng ngày xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị Năm đã bớt và khai man số gạo này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói đáng được hưởng để chết đói thêm. Ông Giồng tố cáo Thị Năm đã cướp gánh cỏ của ông cho ngựa nó ăn và giỏ củ mài làm cho cả nhà nhịn đói. Câu chuyện của ông đã được một văn nghệ sĩ làm thành một bài thơ tràng thiên rất cảm động Nhưng hôm nay, ông đã thuật lại một cách nhạt nhẽo. Con gái ông Giồng, hơn mười tuổi, đáng nhẽ cứ kể rành rọt cảnh đói rét của nhà mình phải chịu vì sự bóc lột của Thị Năm, nhưng nó lại nói bằng một giọng “bà cự” nên nhiều người không cảm động, mà lại phát ghét. Chị Lý, con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật. Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị Thị Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Chị vừa nói vừa khóc. Nhưng không ai rõ chị nói gì.
…
Tuy vậy, trong đám người tố, vẫn còn sót lại một ít những phong thái cũ. Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?” đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra. Trong khi tố tên Công, nhiều người hỏi những câu vô ý thức: “Mày có xứng đáng là cách mạng không?”, “Mày nói mày là cách mạng mà như thế à?”. Một người ở Phúc Trừu tố cáo Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”. Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.
Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu: “Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”. Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?” Đi xa hơn nữa, có người nói Thị Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái Nguyên.
Về phía quần chúng, thì, khi nghe người tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được. Một người trong chủ tịch đoàn cũng phạm một lỗi quá nặng. Trong khi quần chúng đòi đem bày ổ thủ phạm ra ngồi ngoài nắng, lại trả lời: “Đem ra ngoài nắng ngộ nó lăn ra chết thì lấy gì mà tố?”. Đây là lời dặn của cán bộ với những phần tử cốt cán là không nên đánh đập địa chủ. Nếu lỡ tay đánh chết nó thì lấy gì mà tố. Hôm nay, vị chủ tịch ngốc nghếch kia đã theo ý đó nói toạc ra một cách công khai cho địa chủ biết.
Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội trường im lặng để lắng nghe trong một bầu không khí trầm nghiêm. Nhưng một vị chủ tịch đã đọc chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi đọc lại. Có lúc phải ngừng lại để lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục là nửa chừng phải thay người khác. Về việc này, mình hỏi một cán bộ phụ trách thì được biết là trước khi đọc, bản chữ viết đã chú ý viết rõ ràng và vị chủ tịch nọ đã đọc đi đọc lại, đảm bảo là đọc được.
… Tính ra suốt ngày hôm nay không được uống nước dưới trời nắng. Trời tối, nhiều lúc lạc đường, về đến cơ quan một cách mệt mỏi.
Nguồn: http://www.talawas.org/?p=24539
"Số người tới dự độ 1 vạn trở lại, ngồi chen chúc trong một khu đất dưới lùm cây hai bên là núi. Hôm nay nắng nhiều, ánh mặt trời rọi vào khiến nhiều người phải cầm cành cây vừa che cho đỡ nắng, vừa để ngụy trang chống máy bay. Nhưng làm thế thì hàng trước sẽ che lấp hàng sau, không nhìn thấy gì, nên kết cục là phải bỏ cành lá đi và khi nắng quá thì dồn người sang hai bên…
Hôm nay cũng như hôm trước, chủ tịch đoàn lại phạm một khuyết điểm là ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Một việc làm thừa! Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu vào. Quần chúng hô đả đảo vang dậy và đòi phải đứng lên cao quay mặt tứ phía cho ai nấy đều trông thấy mặt để đả đảo. Chủ tịch đoàn giới thiệu từng tên với một tràng lý lịch tư pháp mà không nêu tội ác. Tuy vậy quần chúng cũng chấm dứt từng đứa bằng một làn sóng đả đảo. Quần chúng ghét nhất là đội Hàm, vì tội ác đã đành, mà còn vì đôi mắt đầy khiêu khích. Nhiều người hô bắt nó phải cúi mặt xuống.
Rút kinh nghiệm lần trước, chủ tịch đoàn tuyên bố đề nghị quần chúng phải giữ vững trật tự và không cần đánh đập tội nhân hay bắt quỳ, bò. Bọn mẹ con và tay sai địa chủ được ngồi trên một cái bục dưới gốc cây. Quần chúng lần lượt vào tố, từ loại vấn đề kinh tế đến chính trị và sau hết là chống chính sách chính phủ và nói xấu cán bộ. Những người đấu tố hôm nay cũng có một phong độ và một nghệ thuật khác hôm đấu Tổng Bính. Những tiếng hò hét “Mày có biết tao là ai không?”, “Mày dựa vào thế lực nào?” kèm theo cái tát để xuống đài không còn nữa. Những người tố được quần chúng cảm động và tán thưởng nhiều nhất là bà Sâm, chị Đăng và anh Cò. Bà Sâm, với một giọng gợi cảm, kể lể vì Thị Năm mà mình phải suốt đời cô độc, có người rơi nước mắt. Nhưng sự thực, nội dung câu chuyện không có gì. Chị Đăng, một người ở với Thị Năm lâu ngày, tố lên rất nhiều sự việc bí mật và chi tiết. Nhưng, với một giọng lưu loát quen thuộc, chị trở nên một tay “tố nghề” và ít làm cho ai cảm động.
Còn anh Cò, một người thiểu số đã bị Hoàng Công, con Thị Năm, bắt vì có tài liệu Việt Minh, trước cuộc Cách mạng tháng Tám, bị tra tấn rất dã man, rồi trốn thoát trước giờ Công định lấy đầu nộp cho Cung Đình Vận. Bằng một giọng chân thành đến ngây ngô, anh đã làm cho Công không chối cãi được nửa lời.
…
Cũng có không ít những người nói không đạt ý, không rõ việc. Bà Minh nói việc chẩn bần tại đồn điền Đồng Bẩm năm 1945 đã làm bao nhiêu người chết đói, rồi kết luận bằng những câu: “Mày đừng nhận là chủ đồn điền có được không?”, “Mày chỉ có hình thức thôi” và “Mày nói nhân nghĩa mà mày không nhân nghĩa gì cả” khiến người nghe không hiểu tội Thị Năm ở đâu? Sự thực thì hồi ấy dân chết đói nhiều quá, bọn thống trị Pháp, Nhật muốn che lấp tội ác của chúng, bắt các chủ đồn điền phải hàng ngày xuất ra một số gạo phát chẩn cho dân. Thị Năm đã bớt và khai man số gạo này, nghĩa là ăn cắp số gạo mà dân đói đáng được hưởng để chết đói thêm. Ông Giồng tố cáo Thị Năm đã cướp gánh cỏ của ông cho ngựa nó ăn và giỏ củ mài làm cho cả nhà nhịn đói. Câu chuyện của ông đã được một văn nghệ sĩ làm thành một bài thơ tràng thiên rất cảm động Nhưng hôm nay, ông đã thuật lại một cách nhạt nhẽo. Con gái ông Giồng, hơn mười tuổi, đáng nhẽ cứ kể rành rọt cảnh đói rét của nhà mình phải chịu vì sự bóc lột của Thị Năm, nhưng nó lại nói bằng một giọng “bà cự” nên nhiều người không cảm động, mà lại phát ghét. Chị Lý, con nuôi của Thị Năm, được Thị Năm trang điểm cho để định gả cho một võ quan Nhật. Nhưng sau khi biết chị chỉ là thân phận tôi đòi, không có tiền của gì thì tên Nhật lại không lấy và chị lại bị Thị Năm bắt lột trả lại quần áo, trở lại thân tàn ma dại như trước. Chị vừa nói vừa khóc. Nhưng không ai rõ chị nói gì.
…
Tuy vậy, trong đám người tố, vẫn còn sót lại một ít những phong thái cũ. Câu hỏi “Mày có biết tao là ai không?” đã được chủ tịch đoàn ngắt đi bằng câu: “Cứ việc tố không cần bắt nó trả lời”. Một vài cái tát vẫn còn diễn ra. Trong khi tố tên Công, nhiều người hỏi những câu vô ý thức: “Mày có xứng đáng là cách mạng không?”, “Mày nói mày là cách mạng mà như thế à?”. Một người ở Phúc Trừu tố cáo Thị Năm về tội chiếm đoạt ruộng đất khẩn hoang của nông dân và cơi thùng thóc lên để thu thóc, rồi kết luận “Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”. Một người khác tố Thị Năm, đội Hàm và Lý Nguyên Lập bảo an đoàn ở Phúc Trừu bắt nông dân gác và đánh đập tàn nhẫn, cũng để đi tới kết luận: “Mày là con chó! Chứ không phải địa chủ?”.
Một tá điền tố Thị Năm lấy ruộng của mình đương làm bán cho người khác vì mình không có tiền mua, bằng câu: “Lấy tiền ở mả bố mày mà mua à?”. Nhiều người vẫn gắn vào hai chữ “tiến bộ”: “Mày nói mày tiến bộ mà như thế à?” Đi xa hơn nữa, có người nói Thị Năm lập quán Bông Lau ở thị xã Thái Nguyên để đón gián điệp trong khi ai cũng biết đó là cơ quan sinh lợi của hội Phụ nữ liên hiệp tỉnh Thái Nguyên.
Về phía quần chúng, thì, khi nghe người tố không chịu bình tĩnh lắng nghe cho rõ sự việc cũng như luận điệu tố cáo, cứ việc “đả đảo” bừa đi. Nhiều lúc ầm ĩ quá làm không nghe gì được. Một người trong chủ tịch đoàn cũng phạm một lỗi quá nặng. Trong khi quần chúng đòi đem bày ổ thủ phạm ra ngồi ngoài nắng, lại trả lời: “Đem ra ngoài nắng ngộ nó lăn ra chết thì lấy gì mà tố?”. Đây là lời dặn của cán bộ với những phần tử cốt cán là không nên đánh đập địa chủ. Nếu lỡ tay đánh chết nó thì lấy gì mà tố. Hôm nay, vị chủ tịch ngốc nghếch kia đã theo ý đó nói toạc ra một cách công khai cho địa chủ biết.
Đến lúc đọc bản cáo trạng kết thúc, hội trường im lặng để lắng nghe trong một bầu không khí trầm nghiêm. Nhưng một vị chủ tịch đã đọc chữ nọ thành chữ kia. Có câu đọc đi đọc lại. Có lúc phải ngừng lại để lẩm nhẩm. Rồi mỗi lúc mỗi ngập ngọng thêm. Kết cục là nửa chừng phải thay người khác. Về việc này, mình hỏi một cán bộ phụ trách thì được biết là trước khi đọc, bản chữ viết đã chú ý viết rõ ràng và vị chủ tịch nọ đã đọc đi đọc lại, đảm bảo là đọc được.
… Tính ra suốt ngày hôm nay không được uống nước dưới trời nắng. Trời tối, nhiều lúc lạc đường, về đến cơ quan một cách mệt mỏi.
Nguồn: http://www.talawas.org/
Qua lời kể chúng ta thấy rõ hàng vạn bần cố nông vô học đã bị kích động và được vu khống thoải mái, các địa chủ (bị can) thì không được nói, còn các quan tòa (đội cải cách) cũng là một lũ vô học, nhưng lại được giao một cái quyền quá lớn (giết người, cướp của).
Trả lờiXóaThật ghê tởm khi bọn giết người trơ tráo khoe lại "chiến tích" của chúng!
Trả lờiXóaGhê tởm ! Ghê tởm !
Trả lờiXóaTôi thấy lạ là sau lũ này lại "khoe chiến tích" lúc này???????????????????????????
Trả lờiXóaKhông còn gì lì lợm, tàn bạo, trơ tráo hơn! Thật ghê tởm! Càng xem, dân chúng càng thêm căm thù tận xương tủy. Bọn viet cong dám chọc vào vết thương cũ của dân tộc ư?
Trả lờiXóaMọi chi tiết và biến cố nay điều đã rõ. Chỉ còn một điều mà tôi tìm hoài không thấy câu trả lời : tại sao phải xử bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long đầu tiên?
Trả lờiXóaBà Năm là 1 người rất giỏi kinh doanh, lắm tiền, nhiều vàng, bạc, kim cương nên mặc dù bỏ của ra đóng góp cho kháng chiến. Hai con trai và chồng đều theo Cách mạng, nhưng bạn nên nhớ, những người theo CS thường nghèo, ít học và chắc chắn là thèm được giầu có, nhưng lực bất tòng tâm. Họ luôn khao khát có nhiều tiền, thật nhiều, nên thường ghen với những người giầu có, nhất là đàn bà, vì thời trước, họ quan niệm đàn ông mới giỏi. Thêm nữa, TQ từ bao đời nay ko bao giờ muốn cho VN phát triển, nên luôn xui VN giết những người giầu. Bởi những người giầu la do họ giỏi. Mà giỏi thì sẽ nhận ra ngay kẻ thù của Dân tộc chính là "Cố vấn TQ". Vì vậy, VN cứ hết chiến tranh là TQ lại ép VN "cải cách" gì đó để giết dân mình. CCRĐ 1953-1956, "cải tạo" công thương miền Bắc 1958-1960, "cách mạng văn hóa" nhân văn giai phẩm 1955-1958, "xét lại" để thanh trừng nội bộ"1967-1973, đánh Công thương miền Nam 1975-1978. Chúng chẳng bao giờ muốn VN thực sự hòa hợp để phát triển. Chúng sợ VN giầu hơn chúng, sẽ ko chịu phụ thuộc vài chúng nữa. Chỉ có điều...lãnh đạo VN cứ cung cúc nghe theo TQ và giết dân và cán bộ mình.
Xóa“Như thế mày có xứng đáng là địa chủ không?”.
Trả lờiXóaKhông hiểu câu này! Vì dùng từ "xứng đáng" thì tức là "địa chủ" phải là địa vi cao quý, không phải ai cũng đạt được. Vậy lại đem ra đấu tố, vạch tội. Hóa ra là cuộc đấu tố là tôn vinh địa chủ à?
Mà thôi, cái thằng nói ra nó cũng có biết nó nói gì đâu!
Vết thương của dân tộc đã thành SẸO sao chúng ngu đến mức chọc vào vết thương cũ?
Trả lờiXóaHọ chẳng ngu đâu bạn. Họ làm giả vài cái áo, dựng vài bức ảnh, vài hiện vật....cốt thanh minh cho ĐCSVN thời đó "phạm sai lầm" là vì "nhân dân phẫn uất địa chủ bóc lột", nên đảng "chiều dân mà phạm sai lầm, song đã "sửa rồi" mà đám "lề trái" cứ nêu ra mãi.
XóaChẳng ngờ lại phản tác dụng, bởi dân thấy Địa chủ, ác bá xưa chỉ bằng 1/1000 "Tư bản đỏ" thời nay thôi.
Cây nhang trước khi tắt nó sẽ chợt lóe lên, triễn lãm CCRĐ cũng giống như cái lóe lên của cây nhang CSVN vậy !
Trả lờiXóaChủ nhật này mời bà con xa gần cả ba miền Bắc, Trung, Nam chúng ta cùng đến triển lãm CCRD để tham gia vào cuộc bình luận về chính sách "tài ba" của đảng. Khi đi nhớ rủ nhiều người cùng đi để buổi thảo luận thêm phần sôi nổi và có ý nghĩa !
Trả lờiXóaThật đau lòng! Tôi, lúc ấy còn là đứa trẻ trong bụng mẹ cũng đã là nạn nhân của CCRĐ khi ông ngoại ( là chủ tịch Liên Việt huyện) bị vu oan là cường hào gian ác còn mẹ là du kích bị đuổi (vì là con cường hào). Nhà cửa, thóc gạo bị tịch thu, mẹ tôi bụng mang dạ chửa phải ngâm mình cả ngày dưới đồng chiêm mò ốc để vừa ăn, vừa bán đong gạo, cám độ nhật. May mà lúc đó đã đợt 5 CCRĐ (đợt cuối) chỉ mấy tháng sau là sửa sai nên tôi còn có cơ hội được chào đời và sống đến giờ.
Trả lờiXóaP/S: Diện ơi, anh em mình đã từng ngồi với nhau nhiều lần ở Sở VH-TT Hà Tây, anh học K17và K22 (đi lính về). Tình cờ biết được trang này của em. Chào em nhé!
Tôi ở Sở Nội vụ tỉnh THái Nguyên, cách đây nửa năm tỉnh Thái Nguyên có trình đề nghị HĐ khen thưởng trung ương truy tặng danh hiệu người có công với cách mạng đối với cụ Nguyễn Thị Năm nhưng đến nay vẫn chưa thấy trả lời mà không thấy nêu lý do gì. Rõ ràng như vậy là chính quyền tỉnh Thái Nguyên đều thấy được việc Cụ bị oan khiên. Chính quyền trung ương chưa dám đối mặt với sự thật. Sớm muộn thì lịch sử sẽ phải viết lại trong đó phải có phần của cụ Năm và những người yêu nước khác bị oan sai và sự thật về Đảng CS lúc đó
Trả lờiXóaNếu ông Trần Huy Liệu này và tác giả cây đuốc sống Lê Văn Tám chỉ là một người thì tôi xin phép được lăn tăn một chút với bài viết trên.
Trả lờiXóaThời Trần Phú làm TBT đã đưa ra chính kiến: Trí , phú, địa , hào đào tận gốc , trốc tận rễ. May mắn thay Trần Phú bị Pháp bắt và giết nên đồng bào được sống. Đến 54 -56 dân chúng miền bắc tiếp tục lâm nạn lần 02 với cải cách ruộng đất.....Chính sách này sau này Khơ me đỏ đã tiến hành ở Campot.Đó là chính sách của cộng sản.
Trả lờiXóaBữa tiệc máu!
Trả lờiXóa