Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

HIẾN KẾ VỀ ĐỊA ĐIỂM TẬP KẾT SƯ TỬ TÀU, SƯ TỬ TÂY SAU KHI CƯỠNG CHẾ

Hiện vật không phép về đâu sau di dời?
Cập nhật lúc 09:47 27/08/2014
Tễu xin nói ngay: Địa điểm tập kết: Hà Nội đưa các loại sư tử Tàu, Tây về khuôn viên Cung Hữu nghị Việt - Trung ở Mỹ Đình. Các tỉnh khác tập kết về Chùa Bái Đính, Ninh Bình. Các tỉnh phía Nam đưa về Đại Nam lạc cảnh văn hiến ở tỉnh Bình Dương.
KTĐT - Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng qua khảo sát sơ bộ có khoảng hàng chục ngàn cặp sư tử đá ngoại lai tồn tại trong di tích Việt. Bộ VHTT&DL đang quyết tâm loại bỏ hiện vật lạ, không phép này.
Tuy nhiên, có nên lập kho chứa các cặp sư tử đá ngoại lai lại là vấn đề khiến người ta phải bàn cãi.
 
Dời từ di tích về... công sở
 
Không còn ngạc nhiên về việc Bộ VHTT&DL sẽ chấn chỉnh hiện vật ngoại lai sau Công văn số 2662/BVHTTDL - MTNATL. Bởi, một tuần sau khi công văn ra đời, không chỉ "khởi động" đoàn kiểm tra tại các di tích, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên còn khẳng định: "Sau khi khảo sát, đánh giá thực tế, tuyên truyền, vận động người quản lý di tích, thanh tra Bộ VHTT&DL sẽ xử phạt, cưỡng chế những đơn vị không chấp hành quy định. Hạn chót cho các đôi sư tử đá tồn tại trong di tích Việt là khoảng từ tháng 12/2014 - 1/2015".

 Đôi sư tử đá trước cổng chùa Gia Quất, quận Long Biên. Ảnh: Bảo Kha
Bài toán đặt ra đối với người quản lý di sản là tìm nơi chốn cho các cặp sư tử đá sau di dời. Sau khi kiểm tra thực tế trưng bày đồ thờ tự tại đình và chùa Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội), đoàn thanh tra đã phát hiện 8 cặp sư tử đá, 2 bức tượng Quan âm, đèn đá, quả cầu đá... là hiện vật không phép, được yêu cầu di dời. Thế nhưng, ông Bạch Ngọc Thụy - Tổ trưởng Tổ Quản lý di tích đình và chùa Mộ Lao băn khoăn, ở Thủ đô "tấc đất tấc vàng", lấy đâu ra vị trí làm kho cho các hiện vật này? Trả lời báo chí trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ VHTT&DL sáng 26/8, ông Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết: "Về nguyên tắc, hiện vật chưa được cấp phép sau cưỡng chế sẽ trả lại cho chủ nhân". Thế nhưng, khi mà cặp sư tử đá đã tồn tại trong di tích hơn 10 năm thì việc xác định chủ nhân của các hiện vật trên là ai, khó có đơn vị quản lý nào nắm được. Đó là chưa kể, nếu xác định được người hiến tặng, xét dưới góc độ tâm linh, không ai muốn nhận hiện vật do nhà chùa trả lại. Thế mới có chuyện, đôi sư tử đá ở chùa Gia Quất (quận Long Biên) vừa di dời khỏi di tích hôm 24/8 đã được chuyển đến cơ quan công sở, nơi cũng được Bộ VHTT&DL khuyến cáo không trưng bày sư tử ngoại lai.



Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị về việc hiện vật bạc tỷ tồn tại không phép tại di tích cấp Quốc gia đặc biệt - đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), tại cuộc họp báo sáng 26/8, ông Trần Văn Minh - Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL cho biết: "Sau khi báo chí phản ánh, thanh tra Bộ đã lập đoàn kiểm tra tại di tích đền Phù Đổng và xác nhận có sự tồn tại của hiện vật ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt nhưng chưa xin phép. Tuy nhiên, vì không tham gia đoàn kiểm tra nên xin khất câu trả lời tại sao hiện vật không phép tồn tại hơn nửa năm mà chưa xử phạt, cưỡng chế...".
Vấn đề nhạy cảm

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề tìm nơi chốn cho hiện vật không phép. Ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở VHTT&DL Lào Cai đề xuất: "Tôi cho rằng phải tiêu hủy. Hoặc đưa cả bầy lập thành công viên cho ai cưỡi, ai chơi thì tùy". Một nhà nghiên cứu cũng cho rằng, nên tập hợp cả chục ngàn đôi sư tử đá ở một địa điểm, để nhìn vào đó mà rút kinh nghiệm. Là một nhà nghiên cứu di sản lâu năm, PGS Trần Lâm cho rằng, ngành thủ công mỹ nghệ có thể tán toàn bộ số sư tử đá này, tái sản xuất ra các linh vật  Việt theo mẫu đã được Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và Triển lãm thẩm định.

Rõ ràng câu chuyện đằng sau các hiện vật ấy không chỉ là hình dáng, là số tiền vài chục triệu mua một cặp sư tử..., để có thể đập đi mà là sức mạnh vô hình của chủ nhân hiến tặng. Nói như một vị lãnh đạo Bộ VHTT&DL, việc di dời các cặp sư tử đá khỏi di tích là vấn đề nhạy cảm. Hiện nay, Bộ VHTT&DL yêu cầu Cục Di sản văn hóa không cứng nhắc theo kiểu hiện vật trả chủ nhân mà cần nghiên cứu từ trường hợp phát sinh tại thực tế để đưa ra các hướng dẫn di dời hợp lý cho địa phương. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Trị sự Hội Phật giáo Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu và sử dụng linh vật Việt.
Linh Anh

20 nhận xét :

  1. Sự việc này xảy ra chứng tỏ sự quản lý cực kỳ yếu kém tồi tệ của Bộ Văn hóa. Để vào đâu thì hàng ngàn năm sau hiện vật vẫn còn và lúc bấy giờ các nhà khảo cổ trung quốc nói rằng đất này là của tooe tiên họ. Vì vây, tôi đè nghị giao cho ngành công binh Bộ quốc phòng tập kết về một trường bắn, được sử dụng làm mục tiêu bắn B40, B41, DKZ,... Nếu nhiều quá sẽ đào hầm vào hốc núi và dùng lượng nổ lớn phá hủy. Bây giờ làm có thể mất nhiều công sức, nhưng không để lại hậu họa lâu dài cho con cháu mai sau trước một thế lực bành trướng Trung quốc.

    Trả lờiXóa
  2. Cho dân làm đá xay nghiền ra làm đá xây dựng, làm đường , thiếu gì việc làm hữu ích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủng hộ ý kiến của bạn.Rat nhiều vùng nông thôn thiếu đá làm đường.

      Xóa
  3. Tễu nêu 3 địa điểm quá đúng, những nơi đó rất sính cái lối trang trí đỏ đỏ ,xanh xanh, vàng vàng lòe loẹt và đủ thứ hằm bà lằng như bách hóa tổng hợp.

    Trả lờiXóa
  4. Tốn tiền tập kết . Cứ cho Dân tự do lấy, tự do xài !

    Trả lờiXóa
  5. ước gì tôi có một cặp mang về bác làm cái cầu ao để rửa ráy thì tốt biết mấy, vì bờ ao nhà tớ trơn trượt quá

    Trả lờiXóa
  6. Không có gì là nhạy cảm, làm đúng dân ủng hộ, hóa giá cho những người làm đá họ sẽ biết cách dung hoặc cho dân tự dung, trước đó phải đập cho hư (mặt) . Đưa vào sai, dù là hiến tặng, thì dời bỏ. Sao hồi mới giải phóng đập đền miếu, trang thờ ... hăng thế, khí thế như muốn đập cả nhà mà giờ con sư tử đá nói nhạy cảm.? Nhạy cảm với ai ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng, hồi sau 30/4, các ổng đập tan hoang đền, miếu, chửi bới tiền nhân, bây giờ chỉ một khối đá mà đập cũng sợ !!

      Đúng là bọn chết tiệt !!

      Xóa
  7. Tôi không tin Bộ VH làm được gì. Chỉ mỗi việc dẹp số điện thoại khoan cắt BT, hút bể phốt ở khắp nơi thôi mà không làm được thì chẳng làm được việc gì cả.

    Trả lờiXóa
  8. Quá dễ, đập vụn ra, mang đi đắp vào các bờ đê, bờ sông bị sạt lỡ, làm đường cho các vùng sâu xa. Vấn đề là dám làm không ?

    Trả lờiXóa
  9. Thu được ở đâu thì đem chôn luôn ở nơi ấy là xong, còn như muốn tiêu hủy tận gốc thì chỉ có đem đập bỏ... thiếu gì cách xử lý mà cứ động đến cái gì đấy lại đổ cho nhậy cảm. Cái Đ.. gì cũng nhậy cảm đúng là một lũ ăn mặn đái khai.

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta đừng nghĩ sư tử đá, tượng quan âm, quan công ... là làm sao mà sợ? Đây là mưu xâm lược "mềm" về văn hoá. Bản chất đá, đồng, gỗ, sứ ... không độc hại, mà độc hại ở hình hài và nét văn hoá ngoại lại. Chẳng có thần thánh nào nhập vào tượng mà chỉ có ma nhập. Ta cứ tưởng tượng, mỗi khi có sự việc dựng tượng là có lễ hô thần nhập tượng, vậy hễ có sư tử, quan âm, quan công cho dù là đá, gốm, sứ thì cũng đều có ma nhập vào đó. Và đó chính là sự độc hại khôn lường. Vậy tốt nhất không trả về chủ nữa mà, vì có ai xưng là chủ của chúng đâu, vậy đem nghiền nát rải đường đi cho đỡ lầy lội.

    Trả lờiXóa
  11. Điều quan trọng nữa là cần phải có mẫu sư tử/chó của Việt Nam làm chuẩn.

    Trả lờiXóa
  12. Đưa vào kho để chứa làm "di tích"chức? Đập mẹ nó ra nung vôi hoặc trộn bê tông. Kho bãi nào chứa cái của nợ đó. Sợ mích lòng anh bạn Tàu cộng hay sao? Tiền kho bãi ai chịu? Mấy ông làm văn hoá không xong, để nó tuồn vào hàng chục nghìn cặp sư tử rồi, báo mạng "phản động" chửi loạn lên mới làm rung lỗ tai các ông, báo ngân sách bắt đầu mới "vào cuộc". Đưa vào kho bãi thì phải tính toán công vận chuyển, tiền để kho bãi chứ! Thế lại tính lấy tièn dân đóng thuế dể chi cho cái "dự án" thu hồi sư tử Tàu hay sao? Làm văn hoá mà văn hoá dân tộc Việt nam không rành, thu hồi mà đéo tính đến chi phí thì có mà 20 năm nữa cũng déo thu hồi hết

    Trả lờiXóa
  13. Cái con sư tử đá ngoại lai gớm giếc kỳ dị là do tình báo trung quốc, bọn người hoa, bọn tay sai Tàu và cả bọn ngu, bọn tham nhũng của người Việt đem đến các di tích, chùa chiền, công sở ... nhằm áp đặt một thứ văn hóa Tàu với thâm ý rằng nguồn gốc người Việt Nam là từ Tàu hay VN là một tỉnh của Tàu, cho nên có ngại ngùng gì khi xử lý nó mà phải hiến kế này nọ? Theo tôi chỉ việc đập nát nó và dùng cái đá đó để dặm các ổ voi ổ gà trên đường là xong.
    Từ trước tới nay tôi không phản đối bác Tễu gì cả, nhưng nay thì tôi cho rằng cái hiến kế của bác Tễu là không ổn cần xem lại.
    CON DÂN VIỆT

    Trả lờiXóa
  14. Sáng kiến của Tễu không ổn mà chỉ cần đập nát để lấy đá để làm đường, làm nhà cầu (hố xí), nung vôi ... là xong.

    Trả lờiXóa
  15. Đem xuất khẩu bán cho Tàu Khứa.

    Trả lờiXóa

  16. Tôi có ý kiến, chúng ta còn nghèo, phải tiết kiệm, phải học tập lời dạy của bác Hồ, phải tiết kiệm, nên tập kết toàn bộ sư tử đá Tàu tại quảng trường Ba Đình, tổ chức triển lãm một tháng để toàn dân thưởng thức, sau đó phân phối về các cơ quan nhà nước (phải là cơ quan nhà nước). Tùy theo quy mô, cấp độ của cơ quan nhà nước mà phân bổ, mỗi cơ quan, đơn vị được phân bổ một cặp đặt trang trọng trước cổng vào, cơ quan to thì được cặp sư tử to, cơ quan bé thì được cặp sư tử bé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi phản đối ý anh. Cứ trước mỗi cơ quan nhà nước chình ình một cặp sư tử Tàu thì Việt Nam hóa thành một tình của Tàu rồi còn gì. Cứ ra đường là thấy sư tử Tàu lềnh khênh thì ai mà chịu nỗi. Làm vậy là chẳng giải quyết được gì cả, chỉ dời từ chỗ này ra chỗ kia mà thôi. Theo tôi ý bác nào ở trên nói cưa thành từng miếng đá nhỏ để làm đồ trang trí, mỹ nghệ gì đó theo kiểu VN, hay đập ra làm đá làm đường là ý hay và tiện nhứt.

      Xóa
  17. Chuyện vớ vẩn thế này cũng run rẩy, bối rối, đưa vào "nhạy cảm" (như phim con heo)? Có còn "chính quyền" hay không?!

    Trả lờiXóa