Người Philippines biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati, phía đông thủ đô Manila, ngày 12/6/2014.
|
Trung Quốc bác đề xuất ngưng mọi hành động gây căng thẳng ở Biển Đông
VOA - 05.08.2014
Một giới chức cấp cao của Trung Quốc hôm qua tuyên bố Bắc Kinh có thể
xây dựng bất kỳ những gì nước này muốn trên các hòn đảo của họ ở biển
Nam Trung Hoa (tức Biển Đông), đồng thời phản bác đề xuất chấm dứt mọi
hoạt động có thể gây căng thẳng tại vùng biển tranh chấp này, trước khi
diễn ra cuộc họp khu vực quan trọng.
Ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á trong tuần này sẽ họp bàn về các vấn đề an ninh với người đồng nhiệm các quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, tại Myanmar, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở châu Á nhiều khả năng sẽ là một trong các chủ đề thảo luận chính.
Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines thông báo sẽ đề xuất tại Diễn đàn Khu vực ASEAN một kế hoạch 3 giai đoạn, trong đó có việc kêu gọi ngưng mọi hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng tại Biển Ðông. Hoa Kỳ, một đồng minh thân cận của Philippines, cũng đã kêu gọi tất cả các bên chấm dứt mọi hoạt động xây dựng tại vùng biển tranh chấp để làm dịu căng thẳng.
Trong cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại ít nhất ba bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói với các phóng viên rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền xây dựng trên các hòn đảo để cải thiện điều kiện sống cơ bản tại đó.
Ông này được trích lời nói: “Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, và chính phủ Trung Quốc có quyền định đoạt làm gì hay không làm gì trên đó. Không ai có thể thay đổi quan điểm của chính phủ Trung Quốc”.
Ông Dịch nói thêm rằng rằng việc nêu vấn đề này lên mang tính chất tiêu chuẩn kép vì các quốc gia khác từng thực hiện các hành động tương tự nhiều năm qua.
Giới chức này nói: “Tại sao khi các nước khác xây dựng các sân bay một cách bừa bãi thì không ai nói một lời nào? Nhưng Trung Quốc chỉ mới bắt đầu việc xây dựng nhỏ lẻ, và cần thiết, trong năm nay để nâng cấp điều kiện sống trên các hòn đảo này thì lại quá nhiều người đặt nghi vấn”.
Truyền thông Hong Kong đưa tin rằng Trung Quốc đang lập kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân trên Fiery Cross Reef mà Việt Nam gọi là Bãi Chữ thập, nhưng ông Dịch nói ông không hay biết gì về kế hoạch như vậy.
Ông cũng nói thêm rằng các kế hoạch đề xuất chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động gây căng thẳng là điều không có ích, và có thể bị coi một hành động làm tổn hại tới nỗ lực lâu nay của Trung Quốc và ASEAN nhằm tìm ra một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ông Dịch cho hay ông không hay biết là liệu có phải Hoa Kỳ gợi ý đề xuất này, nhưng nói rằng trong bất kỳ trường hợp nào, tranh chấp Biển Đông là vấn đề của các bên liên quan trực tiếp, ám chỉ việc không chấp nhận đàm phán đa phương.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ nói rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ thúc giục Trung Quốc và các quốc gia láng giềng tham dự một diễn đàn khu vực tự nguyện đồng ý chấm dứt các hành động làm bất ổn ở vùng Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel nói rằng đề xuất sẽ bao gồm các hành động tìm cách thay đổi nguyên trạng như chiếm đóng các hòn đảo không có người ở hay các hành động cải tạo đất đai trên các hòn đảo.
Trung Quốc bấy lâu nay vẫn miễn cưỡng thảo luận các tranh chấp lãnh hải tại các diễn đàn đa phương như ASEAN.
Bắc Kinh hồi giữa tháng Bảy đã rút giàn khoan dầu gây tranh cãi tại vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, chấm dứt nhiều tuần lễ đối đầu căng thẳng với Hà Nội.
Nguồn: Reuters, China Daily, VOA
Nguồn: VOA tiếng Việt.
Ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á trong tuần này sẽ họp bàn về các vấn đề an ninh với người đồng nhiệm các quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, tại Myanmar, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở châu Á nhiều khả năng sẽ là một trong các chủ đề thảo luận chính.
Tuần trước, Ngoại trưởng Philippines thông báo sẽ đề xuất tại Diễn đàn Khu vực ASEAN một kế hoạch 3 giai đoạn, trong đó có việc kêu gọi ngưng mọi hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng tại Biển Ðông. Hoa Kỳ, một đồng minh thân cận của Philippines, cũng đã kêu gọi tất cả các bên chấm dứt mọi hoạt động xây dựng tại vùng biển tranh chấp để làm dịu căng thẳng.
Trong cuộc tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại ít nhất ba bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa.
Ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói với các phóng viên rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền xây dựng trên các hòn đảo để cải thiện điều kiện sống cơ bản tại đó.
Ông này được trích lời nói: “Quần đảo Trường Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, và chính phủ Trung Quốc có quyền định đoạt làm gì hay không làm gì trên đó. Không ai có thể thay đổi quan điểm của chính phủ Trung Quốc”.
Ông Dịch nói thêm rằng rằng việc nêu vấn đề này lên mang tính chất tiêu chuẩn kép vì các quốc gia khác từng thực hiện các hành động tương tự nhiều năm qua.
Giới chức này nói: “Tại sao khi các nước khác xây dựng các sân bay một cách bừa bãi thì không ai nói một lời nào? Nhưng Trung Quốc chỉ mới bắt đầu việc xây dựng nhỏ lẻ, và cần thiết, trong năm nay để nâng cấp điều kiện sống trên các hòn đảo này thì lại quá nhiều người đặt nghi vấn”.
Truyền thông Hong Kong đưa tin rằng Trung Quốc đang lập kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân trên Fiery Cross Reef mà Việt Nam gọi là Bãi Chữ thập, nhưng ông Dịch nói ông không hay biết gì về kế hoạch như vậy.
Ông cũng nói thêm rằng các kế hoạch đề xuất chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động gây căng thẳng là điều không có ích, và có thể bị coi một hành động làm tổn hại tới nỗ lực lâu nay của Trung Quốc và ASEAN nhằm tìm ra một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ông Dịch cho hay ông không hay biết là liệu có phải Hoa Kỳ gợi ý đề xuất này, nhưng nói rằng trong bất kỳ trường hợp nào, tranh chấp Biển Đông là vấn đề của các bên liên quan trực tiếp, ám chỉ việc không chấp nhận đàm phán đa phương.
Trong khi đó, một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ nói rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ thúc giục Trung Quốc và các quốc gia láng giềng tham dự một diễn đàn khu vực tự nguyện đồng ý chấm dứt các hành động làm bất ổn ở vùng Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel nói rằng đề xuất sẽ bao gồm các hành động tìm cách thay đổi nguyên trạng như chiếm đóng các hòn đảo không có người ở hay các hành động cải tạo đất đai trên các hòn đảo.
Trung Quốc bấy lâu nay vẫn miễn cưỡng thảo luận các tranh chấp lãnh hải tại các diễn đàn đa phương như ASEAN.
Bắc Kinh hồi giữa tháng Bảy đã rút giàn khoan dầu gây tranh cãi tại vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, chấm dứt nhiều tuần lễ đối đầu căng thẳng với Hà Nội.
Nguồn: Reuters, China Daily, VOA
Nguồn: VOA tiếng Việt.
Luận điệu của thằng ăn cướp lớn xác! Không "oánh" thằng này không được! Phải hè nhau "bề hội đồng" nó một phen mới được! "Oánh" cho má nó nhìn không ra luôn!
Trả lờiXóaBK công khai thách thức Mỹ và các nước ASEAN . Mục đích của BK là làm cho thế giới công nhận một chuyện đã rồi là sự hiện diện của TQ là không thể đảo ngược và vững chắc ở BĐ . Liệu đã đến lúc TT Obama điều siêu HKMH tới BĐ để ngăn chặn TQ ? Bước đi của TQ rất nguy hiểm . Nó là phiên bản của vụ Crimea ở châu Á ! Cường quốc thực dân kiểu mới chính thức xuất hiện !
Trả lờiXóa