Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Thư giãn cuối tuần: THẦY VỀ !!!!

Chùa Trấn Quốc, Hà Nội. Ảnh: Trần Bảo Hoa
.
Thầy về !!
Vũ Hà Văn
26-8-2014

Ghi chú của Tễu: Tác giả Vũ Hà Văn sinh ngày 12.6.1970 tại Hà Nội, là nhà toán học Việt Nam, hiện đang làm giáo sư toán học ở Đại học Yale. Anh đã đoạt giải Pólya (SIAM) năm 2008 của Hội Công nghiệp và Toán học ứng dụng cho công trình nghiên cứu về tập trung độ đo (concentration of measure).


Anh sinh tại Hà Nội, là con của bác sĩ Vũ Ngọc Chúc tức nhà thơ Vũ Quần Phương quê ở Nam Định và bà Đào thị Hường, dược sĩ.  (theo Wikipedia/Vũ Hà Văn).


Tháng trước, một ông bạn vong niên của mình là bác Szemeredi cùng phu nhân sang thăm Việt Nam.  Cụ Szem bằng tuổi cụ ông nhà mình, trên 70, nhanh nhẹn thanh niên, hiện đang luyện tập bóng bàn để sang Việt Nam lần nữa thi đấu ở Viện Toán. 

Cụ ông và mình tổ chức cho vợ chồng cụ Szem đi thăm Hà Nôi. Hai cụ đã gặp nhau bên Mỹ, xem ra tâm đầu ý hợp, mặc dầu phải cần thông ngôn. 

Hà nội, ắt phải lên Hồ Tây. Chỗ rất nên vào ở Hồ Tây là chùa Trấn Quốc, mặc dầu trùng tu, vẫn còn nét xinh xắn. Ngày xưa, đường từ chùa vào bờ rất mảnh, cảm giác rõ ràng là một hòn đảo. Hiện thì đường bê tông xây lại, nên như dính vào bờ mất. 

Trong sân chùa phong cảnh u nhã, có một cây bồ đề to, trồng từ một nhánh của cây bồ đề của Phật tổ, quà tặng của ông tổng thống Ấn Độ. Ngoài ra còn nhiều bảo tháp, là mộ của các nhà sư trụ trì, có cái đã cả vài trăm năm. Nghe đâu cái to cao nhất, cao vót lên, là của một vị vừa mới chết. 

Ba cụ vừa dạo vừa nói chuyện gật gù, bỗng nghe chung quanh xáo xác. Một bà vãi hiện ra với vẻ mặt khẩn trương, đẩy đẩy tay như có ý nói “các bác phải ra thôi”. Những người khác cũng lục tục đi ra phía cửa thật. Thoáng băn khoăn, mình hỏi bà “chùa đóng cửa hả bác”, bà chỉ nói tắt “Thầy về !”, rồi giục cả đoàn đi nhanh ra cổng. 

Thầy về thật. Một chiếc xe đen lên hè từ từ đi vào cổng chùa. Cụ Phương và cụ Szem cung kính rẽ sang hai bên. Trên xe thấp thoáng một  đại sư áo vàng, tuôi xem ra chưa quá cao, có lẽ ngoại 50.  Vẻ mặt thầy rất thanh tú tự nhiên, nụ cười thấp thoáng, ẩn hiện,  như có như không. 

Xe Mercedes mới coong dòng chữ S lướt cũng nhẹ như sóng Hồ Tây, thật là khác tục. 

8 nhận xét :

  1. Rất nhiều thầy chùa giờ đi xe ô tô đời mới, ở nhà máy lạnh, đi nhà hàng sang. Họ là các nhà doanh nghiệp thời đại ... mới biết kinh doanh trên tín ngưỡng, trên nền văn hoá của cha ông để lại.

    Trả lờiXóa
  2. Nam mô A Di Đà Phật . Một ngày thầy về mấy lần ?

    Trả lờiXóa
  3. Gớm ! nguyên thủ quốc gia chưa bằng. Thầy về có dắt gái về không mà đuổi Phật tử đi hết thế> Cần phải đả phá mạnh những giả sư làm hư cửa Phật. Thời trước Nữ sĩ Xuân Hương đã làm mạnh việc này. Thời nay quá hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Đạo phật sẽ tự tan vỡ với việc "tự phân chia giai cấp"

    Trả lờiXóa
  5. Tam pháp bảo: Phật vẫn thế, Pháp có vận dụng sáng tạo, còn Tăng thì phân hóa dữ: có bần tăng, phú tăng, đại phú tăng! Có hòa thượng kiên định tu Bồ Tát, nhưng Hòa thượng bây giờ còn có: Hòa thượng thích Dự án, Hòa thượng Thích Đại ca, Hòa thượng Thích đôla, Hòa thượng Thích ni cô, Hòa thượng thích đủ thứ... Đời đang dẫn dắt Đạo mà!

    Trả lờiXóa
  6. Thế là SƯ QUỐC DOANH!

    Trả lờiXóa
  7. Đạo phật âu cũng là một chỗ kinh doanh béo bở. Vì sao? Muốn biết rõ xin tìm cuốn kinh "Di Lặc cứu thế" mà đọc. Cuốn đó dịch ra tiềng Việt in 1000 bản vào những năm 1950 của thế kỉ trước. Hiện trong dân vẫn còn nhiều. Các chùa thu dấu hết. Mới thấy "Cha nào con nấy".

    Trả lờiXóa