Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

RFA: VÌ SAO ĐẢNG VIÊN LẠI MUỐN TỪ BỎ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI?


Vì sao Đảng viên lại muốn từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội?

Anh Vũ
RFA - 2014-08-02

Trong Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN, 61 đảng viên kỳ cựu có yêu cầu Đảng CSVN từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, để chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ. Lý do gì đã khiến các đảng viên muốn từ bỏ đường lối CNXH? 

Từ bỏ đường lối sai lầm 

Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) là những tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế - xã hội mà trong đó việc sở hữu các tài sản là của toàn dân, nhằm mục đích thiết lập sự công bằng trong xã hội.

Theo Chủ nghĩa Marx-Lenin thì CNXH là giai đoạn nằm giữa trong quá trình từ Chủ nghĩa Tư bản tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản và cần tiến hành cách mạng vô sản để xóa bỏ Chủ nghĩa Tư bản. Nghĩa là trong CNXH (kiểu Xô viết) thì không chấp nhận nền kinh tế thị trường.

Gần đây, trong Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN của 61 đảng viên kỳ cựu có đoạn viết rằng: "Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, Đảng CSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ".
Một người đứng đầu của Đảng mà nói như thế thì chính ông ấy cũng không tin vào CNXH. Dẫn dắt một dân tộc đến hết thế kỷ này còn không biết đi về đâu thì tôi thấy rất là phiêu lưu”.
-Đại tá Nguyễn Đăng Quang
Nhận xét về đường lối xây dựng CNXH ở VN trong thời gian qua, Đại tá Nguyễn Đăng Quang một đảng viên 45 tuổi đảng, nguyên là cán bộ trong ngành Công an, người đã ký tên trong thư ngỏ nói trên cho biết: mục tiêu của CNXH là rất nhân văn và tốt đẹp, song nó chỉ là ảo tưởng không thực tiễn. Đảng CSVN trong suốt thời gian tiến hành đường lối xây dựng CNXH theo mô hình Xô viết đã phạm phải rất nhiều những sai lầm, mà bản thân Đảng CSVN đã thừa nhận và cuối cùng đảng đã phải cải cách về kinh tế.  Ông cho biết cá nhân ông và hầu hết các đảng viên đảng CSVN không tin rằng CNXH có thể thành công được.

Từ Hà nội Đại tá Nguyễn Đăng Quang nói:

“Cho đến nay, như Tổng BT Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng đến hết thế kỷ này cũng không biết VN đã có CNXH hoàn chỉnh hay chưa? Theo tôi một người đứng đầu của Đảng mà nói như thế thì chính ông ấy cũng không tin vào CNXH. Dẫn dắt một dân tộc đến hết thế kỷ này còn không biết đi về đâu thì tôi thấy rất là phiêu lưu”.

Trả lời câu hỏi tại sao hiện nay có không ít đảng viên Đảng CSVN muốn đảng từ bỏ con đường CNXH?

Trung tá Nguyễn Nguyên Bình, một cán bộ quân đội đã nghỉ hưu đồng thời cũng là đảng viên -  người ký vào thư ngỏ cho biết: trước kia mọi người đều ngộ nhận về CNXH theo sách vở. Theo bà sở hữu công một cách mập mờ như hiện nay ở VN thì rất nguy hiểm, điều đó đã tạo kẽ hở cho một bộ phận cán bộ lãnh đạo biến của công thành của tư hữu một cách mờ ám.

Từ Hà nội, bà Nguyễn Nguyên Bình nói với chúng tôi:

“Có một câu nói của Lênin là “Thà là Chủ nghĩa Tư bản thông minh còn hơn CNXH ngu dốt”, thì tôi thấy trong bao nhiêu năm qua ở trước mắt tôi, đất nước VN này chỉ có cái CNXH ngu dốt mà không thấy cái CNXH thông minh ở đâu cả”.

GS. TS. Mạc Văn Trang thấy rằng: vào cuối thế kỷ 19 khi xã hội Tư bản đầy rẫy bất công và bóc lột hết sức dã man, do đó mục tiêu về CNXH là hấp dẫn, có sức cuốn hút đông đảo nhân dân trên toàn thế giới. Song do Chủ nghĩa Tư bản luôn được hoàn thiện, vì có đặc điểm là có cạnh tranh và buộc phải tự thay đổi cho phù hợp để tồn tại, nên nó đã chiến thắng. Theo ông thực tiễn đã chứng minh CNXH theo kiểu Xô viết hoàn toàn chỉ là một giả thuyết khoa học, mà không có triển vọng.

Từ Hà nội, GS. TS. Mạc Văn Trang cho biết:

“CNXH trên lý tưởng là rất đẹp, nhưng cái mô hình và cái cơ chế để hình thành cái xã hội ấy thì nó làm cho cái xã hội ấy ngày càng bộc lộ những cái hạn chế, những cái xấu hơn. Chính vì thế mà cho đến bây giờ nhiều đảng viên mới nhận thức được vấn đề này”. 

VN hiện không có CNXH đích thực 

Khi được hỏi trên thực tế hiện nay về thực chất Đảng CSVN có còn đi theo đường lối XHCN như họ vẫn tuyên truyền hay không?

Bà Nguyễn Nguyên Bình thấy rằng theo lý luận Chủ nghĩa Marx-Lenin nói rằng hạ tầng cơ sở phải thống nhất với thượng tầng kiến trúc, trên thực tế ở VN hạ tầng cơ sở đã trở thành đa thành phần sở hữu - đa nguyên thì không có lý do gì ở thượng tầng là nhất nguyên – một đảng lãnh đạo. Theo bà ở VN hiện nay không có CNXH đích thực.
Nhất nguyên ở trên thượng tầng nghĩa là chỉ có ông Đảng lãnh đạo thôi, thế thì tôi thấy riêng cái ấy nó cũng đã trái với Chủ nghĩa Marx-Lenin rồi.
-Bà Nguyễn Nguyên Bình
Bà Nguyễn Nguyên Bình nói:

“Nhất nguyên ở trên thượng tầng nghĩa là chỉ có ông Đảng lãnh đạo thôi, thế thì tôi thấy riêng cái ấy nó cũng đã trái với Chủ nghĩa Marx-Lenin rồi. Thế thì những cái thực hành ở VN có lẽ nó không là Chủ nghĩa Marx-Lenin, nó là một thứ gì đó mà tôi chả biết định nghĩa như thế nào?”

Đại tá Nguyễn Đăng Quang cho hay trên thực tế một khi đã đi theo nền kinh tế thị trường, chấp nhận kinh tế tư nhân thì còn gì là CNXH. Vì mục tiêu của CNXH là xây dựng một xã hội bình đẳng, mọi tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu của toàn dân. Bây giờ, thì cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tức là họ đã đang làm ngược lại. Theo ông, thật ra họ nói họ theo con đường XHCN chỉ nhằm duy trì quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN mà thôi.

Đại tá Nguyễn Đăng Quang cho biết:

“Hiện nay họ luôn nói giương cao ngọn cờ CNXH, nhưng trên thực tế một số cái họ đã không đáp ứng được đòi hỏi này. Vì CNXH thì không thể có các tập đoàn lợi ích sử dụng của cải của nhân dân, của toàn xã hội phục vụ cho riêng mình.”

Bình luận về phát biểu của GS. Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương về việc Đảng CSVN cho áp dụng nền Kinh tế thị trường, rằng: "Trước sau tôi vẫn không đồng ý quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân", vì theo Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: "Không bóc lột người. Đảng chống chế độ "người bóc lột người". Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên". 

GS. TS. Mạc Văn Trang nói:

“Người Cộng sản thường ngôn hành bất nhất, người ta nói như thế, lý tưởng như thế. Nhưng trong thực tiễn không thể tiến hành được, mà nó lại sinh ra một xã hội trong đó sự phân hóa giầu nghèo và nhóm lợi ích nó còn nặng nề hơn và bất công hơn. Nếu cụ Hồ có sống lại thì cụ ấy cũng không thể tán thành như thế được.”

Bất kỳ cá nhân hay tổ chức chính trị nào cũng phải chịu trách nhiệm trước đất nước và dân tộc, đồng thời phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra của mình nếu như đã có. Vì chỉ có lợi ích của quốc gia và dân tộc luôn luôn là trên hết tất cả.

Nguồn: RFA Việt ngữ.

5 nhận xét :

  1. Bà Nguyễn Nguyên Bình nói sai rồi. Ở VN mới chỉ có nhiều thành phần kinh tế. Trong cách tồn tại ấy, dĩ nhiên, nền kinh tế là có tính đa nguyên. Cái đa nguyên như bà hiểu mới chỉ là trong tính khả thể. Trước những đổ vỡ của nền kinh tế quốc doanh trong tư cách chủ đạo của nó, đã buộc thể chế này phải cải cách mạnh mẽ cấu trúc các tổng công ti, các tập đoàn kt nhà nước. Trong chiều hướng vận động ấy, có thể chúng ta sẽ nhìn thấy một nền kinh tế đa thành phần, đa nguyên hé lộ, và kéo theo nó là những khởi phát đa nguyên ở lĩnh vực tư tưởng, chính trị.
    Tiếc rằng đến hôm nay, vẫn còn nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ, các trí thức của chúng ta vẫn chưa có một cách hiểu đúng tính đa nguyên của đời sống, lịch sử, nhưng lại rất hay sử dụng nó để phản biện đường lối và chính sách

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái anh chàng này cũng chỉ lý luận xuông.
      Có sách vở nào viết về xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực tế cho thấy các "đầy tớ" của dân ngày càng giàu to, con các "ông chủ" bị lấy đất (vì sở hữu toàn dân), bị bóc lột, để nuôi bọn tham nhũng.

      Xóa
  2. Các ông lãnh đạo VN bây giờ đâu có dốt đến mức mà tin vào cái xhcn nầy, nếu nó hay thì cái thằng đẻ ra nó đâu có vứt vào sọt rác. Chẳng qua mấy ổng giữ nó để mà giữ cái quyền lãnh đạo, đồng nghĩa với giữ được khối tài sản khổng lồ mà nhờ quyền lực họ thâu tóm được. Thời đại Internet mà còn tin vào cái chủ nghĩa đi ngược với qui luật của tạo hóa nầy thì chỉ có những kẻ nhược trí.

    Trả lờiXóa
  3. CNXH ở VN chỉ là sự giả dối bịp bơm và bưng bít.Thực chất của nó đã tiêu diệt CNTB còn non yếu sơ khai và quay trở lại thời kỳ phong kiến ngày xưa.Cụ thể con vua thì lại làm vua,phong tước kiến địa cho những kẻ tôi tớ trung thành với"nhà vua".Mọi nhgij quyết thông tư thực chất như Thánh chỉ chỉ có tuân theo một cách mù quáng cấm bàn cãi,tất cả đất đai thuộc về"nhà vua"mặc sức vua ban phát cho kẻ nào được vua"yêu".Dân đen sống trong cảnh lầm than,làm quần quật mà không đủ ăn trong khi quan lại mặc sức tổ chức yến tiệc nay chỗ này mai chỗ khác đờn hát tưng bừng,hân hoan hưởng lạc.Biệt thự lâu đài quan chức mọc lên như nấm trong khi trường học cho trẻ em phải gọi là chuồng học,ngân khố cạn kiệt,thảo dân mang nợ nần đầm đìa...Thử hỏi một xã hội như thế thì XHCN là cái gì?Hay đúng hơn là Xôi Hỏng Cả Nồi.ĐỔ!

    Trả lờiXóa
  4. "Đa nguyên" - xã hội có nhiều đảng phái chính trị cùng tồn tại.
    nguyenhuycanh hãy tra tự điển tiếng Việt khi nhận xét.

    Trả lờiXóa