Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

BỘ VĂN HÓA QUYẾT RA TAY DIỆT BẦY SƯ TỬ TÀU KHỰA XÂM LĂNG

Mạnh tay chặn đứng nạn “xâm lăng” văn hoá
của sư tử đá ngoại lai

Thứ 2, 07:13, 18/08/2014

VOV.VN. - Ông Vi Kiến Thành chia sẻ về những hành động kiên quyết nhằm đưa khỏi đời sống những “hiện vật” không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt.

Bộ VHTT&DL vừa có công văn về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Công văn này được ban hành bởi thực trạng ở nhiều địa phương trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật  phẩm, linh vật (sư tử đá kiểu Trung Quốc, phương Tây và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm về thẩm mỹ, văn hóa, tâm linh ở những nơi công cộng.

Nhân dịp này, PV VOV.VN đã có cuộc phỏng vấn ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm – đơn vị tham mưu cho Bộ ban hành văn bản này. 

Ông Vi Kiến Thành
PV: Thưa ông, việc sư tử đá ngoại lai cũng như các linh vật, biểu tượng lạ xuất hiện từ lâu đã gây bức xúc trong dư luận, báo chí cũng đề cập nhiều, tại sao đến nay mới có công văn khuyến cáo?

Ông Vi Kiến Thành: Tôi rất đồng tình với các cơ quan truyền thông trong thời gian qua đã đề cập về vấn đề này. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cũng đã có những hình thức tuyên truyền trên Tạp chí, trên website của Cục nhằm tác động đến nhận thức của công chúng trong việc lựa chọn các vật phẩm, linh vật dùng trong trang trí và tín ngưỡng. 

Trước thực trạng sử dụng ngày càng tràn lan tượng linh vật, vật phẩm ở di tích và công sở, cơ quan, đơn vị, ngày 8/8/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 2662 /BVHTTDL-MTNATL gửi các Ban, Bộ, Ngành, Sở VHTTDL, các cơ quan đơn vị về việc Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Đây là văn bản nhằm tạo sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị và cá nhân để có thể loại bỏ những tượng linh vật, vật phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi di tích lịch sử văn hóa và những nơi công cộng. 

PV: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm là đơn vị quản lý các biểu tượng quốc gia, Vậy ông có thể cho biết lý do từ đâu mà có sự xuất hiện các biểu tượng, linh vật lạ tràn lan như vậy?

Ông Vi Kiến Thành: Việc các biểu tượng, linh vật lạ tràn lan xuất phát từ nhiều lý do. Chúng ta hiện nay đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với quốc tế nên việc có sự ảnh hưởng, thậm chí có cả “xâm lăng” văn hóa. Điều đó tác động đến đời sống tinh thần, quan niệm thẩm mỹ, tâm linh, văn hóa của người dân Việt Nam. 

Hiện nay, như chúng ta biết trước các di tích lịch sử văn hóa, công sở… người ta cúng tiến, bày đặt tượng sư tử đá lấy mẫu của Trung Quốc, hình thức các tượng này rất giống nhau, họ tưởng đó là linh vật có xuất xứ Việt Nam mà không hề biết đó là tượng có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong khi đó, ở nước ta nhiều nơi hiện đang còn lưu giữ các tượng linh vật truyền thống có tạo hình đẹp, thuần Việt. Điều này chứng tỏ trong chúng ta nhiều người còn thiếu hiểu biết về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của cha ông, khi gặp một khuôn mẫu tượng nước ngoài bày bán có sẵn là đua nhau dùng không cần biết đến văn hóa và ý nghĩa tâm linh, dẫn đến việc sử dụng tượng linh vật ngoại tràn lan như hiện nay.

PV: Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ có động thái gì tiếp theo sau công văn của Bộ VHTT&DL?

Ông Vi Kiến Thành: Theo nội dung công văn, có thể thấy việc này cần sự vào cuộc của các Bộ, Ban, Ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành, các Sở VHTTDL thì cần sự phối hợp trong công tác tham mưu, chỉ đạo của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và Cục Di sản văn hóa. Trách nhiệm của chúng tôi ở Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm là tham mưu giúp cho Bộ VHTT&DL, nhằm đưa đến thẩm mỹ văn hóa chung cho xã hội, tiếp thu các giá trị mới của văn hóa trên thế giới, đồng thời vẫn tạo ra được môi trường văn hóa, mỹ thuật đúng với truyền thống văn hóa Việt Nam. 

Trong vấn đề này, các vật phẩm, linh vật, biểu tượng lạ ảnh hưởng đến các di tích lịch sử văn hóa thì Luật Di sản văn hóa đã có quy định và chế tài. Hiện nay, không chỉ có các di tích lịch sử, đền chùa mà còn có các công sở, các cơ quan, đơn vị cũng để các linh vật, vật phẩm không đúng với phong tục, mỹ thuật Việt Nam. 

Công văn số 2662 /BVHTTDL-MTNATL, đã chỉ đạo và đề nghị các Sở VHTTDL địa phương tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền, đề xuất xử lý những vụ cấp bách, cần thiết, liên quan đến vấn đề này, đồng thời tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức nhận biết, nhằm hạn chế, cũng như dỡ bỏ những vật phẩm, linh vật không đúng với thuần phong mỹ tục. 

Về phía Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, chúng tôi sẽ phối hợp với với các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương cùng các cơ quan báo chí thúc đẩy mạnh mẽ công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về vấn đề này. Chúng tôi sẽ cùng các chuyên gia nghiên cứu mỹ thuật chọn lựa các mẫu linh vật, vật phẩm truyền thống của Việt Nam và giới thiệu để mọi người tham khảo, lựa chọn sử dụng phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ thuần Việt.

 
Sư tử đá kiểu Trung Quốc được nhân bản hàng ngày tại làng đá Non Nước. Ảnh: Trà Xanh

PV: Phía Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã có những hình thức rà soát gì để khuyến cáo, dẫn tới việc góp phần đưa ra các phương thức xử lý? 

Ông Vi Kiến Thành: Việc quản lý và rà soát, đánh giá ở các di tích, công sở, cơ quan, đơn vị thuộc trách nhiệm của các Sở VHTTDL các tỉnh/thành; trên tạp chí Mỹ thuật – Nhiếp ảnh của Cục, với mục đích phổ biến tuyên truyền để mọi người thay đổi nhận thức, quan niệm về vấn đề này chúng tôi đã đăng một số bài viết lấy từ ý kiến của các nhà nghiên cứu về văn hóa, mỹ thuật, không chỉ nói về việc không nên sử dụng tùy tiện các biểu tượng văn hóa, linh vật lạ của các quốc gia, mà còn giới thiệu cả các mẫu mã, biểu tượng linh vật của cha ông ta. 

Tôi cho rằng, vấn đề không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà là quá trình đòi hỏi sự thay đổi trong nhận thức của những người có nhu cầu sử dụng các biểu tượng, linh vật, của các đơn vị, cơ quan. Đồng thời, còn là quá trình thay đổi nhận thức của những người chế tác tượng đá, cần phải có thời gian. Còn ở trong các di tích, chúng ta có thể căn cứ theo Luật Di sản văn hóa để bỏ đi hay dần dần thay thế những gì không phù hợp như hiện nay. Trong khi đó, ở các cơ quan, đơn vị, quá trình tuyên truyền nhận thức cần được đẩy mạnh để họ hiểu được.

PV: Theo như những bài báo được đăng trên tạp chí Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và theo những gì VOV đã phản ánh, có thể thấy đang có một sự xóa nhòa trong nhận thức. Ở các làng đá, nhắc tới những con sư tử đá kiểu Trung Quốc, họ đều cho rằng đây là con nghê Việt Nam, đó là điều đáng báo động. Vậy về mặt quản lý, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ có những hành động cụ thể như thế nào, nhất là với những nơi sản xuất hàng loạt các linh vật này?

Ông Vi Kiến Thành: Tôi muốn nhấn mạnh nhiệm vụ đầu tiên là cần tuyên truyền, vận động, giải thích cho những nơi này để họ sản xuất ra đúng kiểu mẫu mã của các biểu tượng, vật phẩm theo đúng truyền thống văn hóa Việt Nam. 

Đồng thời, vai trò của cơ quan thông tin đại chúng cũng rất quan trọng trong công tác tuyên truyền ở nơi người ta đang “nhân bản” những con sư tử ngoại lai, linh vật này, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra để việc gìn giữ phổ biến các biểu tượng văn hóa của chúng ta đạt hiểu quả tốt hơn.

PV: Xin cảm ơn ông./.


Bài liên quan

13 nhận xét :

  1. Cái này tôi đã phát hiện và thấy lố bịch từ lâu rồi, nhưng các nhà quản lý thì làm ngơ và các trọc phú thì đầu đất, cứ thấy nó đặt thì mình cũng đặt, phong thủy thì lỗ mỗ nghe mấy tay "lang băm" nên bây giờ mới thấy chối tỷ và sắp bị đồng hóa đến nơi mới cuống lên.
    Đình chùa cũng vậy. Văn hóa cha ông không phát huy, trùng tu làm mới đều bê y nguyên như Tàu phù, chùa Bái Đính là điển hình lối sao chép vô nghĩa này.
    Nếu vì nước Việt, dân Việt hay dẹp bỏ hết những gì thuộc Tàu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐỂ VIỆT HÓA VÀO NHỮNG VỊ TRÍ MÀ BỘ VĂN HÓA MUỐN THAY, NÊN CÓ PHƯƠNG ÁN CỤ THỂ. THÍ DỤ CỔNG NHÀ ĐỂ CHÓ ĐÁ, CỔNG CƠ QUAN ĐỂ TRÂU ĐÁ, CƠ QUAN HỘI PHỤ NỮ ĐỂ BÒ ĐÁ, CỔNG CƠ QUAN NÔNG NGHIỆP ĐỂ LỢN ĐÁ... THAY ĐÈN LỒNG BẰNG ĐÈN ÔNG SAO, KHÔNG MẶC ÁO KIỂU TÔN TRUNG SƠN...V.V...
      TỪ HỮU KHUYNH SANG TẢ KHUYNH LIỆU CÓ HAY CHĂNG?
      CHÚNG TA CÓ RẤT NHIỀU THỨ NGOẠI LAI, NHƯNG VỚI THÒI GIAN HÀNG TRĂM NĂM NÓ ĐÃ TRỞ THÀNH VIỆT TỪ BAO GIỜ MA TA KHÔNG HAY. CHẲNG HẠN ĐÈN LỒNG Ở TA CÓ TỪ LÂU ĐỜI RỒI, HÌNH DÁNG CÓ TRÒN, CÓ VUÔNG, LỤC LĂNG, BÁT GIÁC, CHỦ YẾU LÀ MÀU VÀNG. ĐƯỢC DÙNG TRONG CÁC LỄ TIẾT NHƯNG VỚI MẬT ĐỘ THƯA THỚT MANG TÍNH ĐIỂM NHẤN.
      HAY TỨ LINH AI BẢO VĂN HOÁ VIỆT KHÔNG CÓ, CHỈ CÓ ĐIỀU CON SƯ TỬ ĐÁ CỦA ĐIÊU KHẮC VIỆT KHÔNG GIỐNG CON SƯ TỬ CỦA ĐIÊU KHẮC TẦU. CON RÙA CŨNG THẾ, HAY KỲ LÂN CŨNG VẬY. CON RỒNG THÌ LẠI CÀNG RÕ, NGAY RỒNG ĐỜI LÝ KHÁC VỚI RỒNG ĐỜI TRẦN. VÌ VẬY BỘ VĂN HÓA NÊN CÓ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ CHO NGƯỜI XỬ DỤNG. CÒN NẾU KHÔNG HƯỚNG DẪN CỤ THỂ ĐƯỢC THÌ NHÒ CÁC HỌC GIẢ VĂN HÓA DÂN GIAN, LICH SỬ...GIÚP CHO. XIN ĐỪNG NHẦM LẪN CÁI CỦA TA VỚI CÁI CỦA NGƯỜI.

      Xóa
  2. dân oan chống cộnglúc 13:37 18 tháng 8, 2014

    Từ 1954 cho tới nay đây là lần đầu tiên tôi hoan hô hành động cho 1 bộ cuả CSVN ! Hoan hô bộ TTVH đã có hành động vô cùng sáng suốt về văn hóa , nghệ thuật, mỹ thuật , tâm linh ! Cám ơn các ông!

    Trả lờiXóa
  3. Đậm đà bản sắc Dân Tộc mà sao:
    Đèn lồng, Sư tử, Tượng Tàu nhan nhản nhiều quá ta?
    Toàn chuyện mơ màng, ngủ gật giật mình,
    Thế này mất nước đến nơi rồi bà con làng xóm ơi
    Hãy mau mau cùng Đảng, Chính phủ dọn dẹp cho đẹp Làng, đẹp Phố Viêt Nam ta.

    Trả lờiXóa
  4. Hoan nghênh quyết định sáng suốt và yêu nước này của Bộ văn hóa- Du lịch- Thể thao . Đây là hành động thiết thực để Việt Nam ta THOÁT TRUNG về văn hóa.
    Đề nghị tiếp tục có những hành động cụ thể như :
    - Tổ chức thi sáng tạo mẫu ĐÈN LỒNG DÂN TỘC
    - Thi tạo dáng CON CHÓ ĐÁ GIỮ CỔNG theo tinh thần Việt
    - Tạo dáng các đồ lưu niệm truyền thống với trình độ nghệ thuật cao để thúc đẩy, hỗ trợ ngành thủ công mỹ nghệ phục vụ các cơ sở Tôn giáo, di tích lịch sử và thắng cảnh. Ví dụ như chúng ta thiếu những mẫu tượng các anh hùng và danh nhân Việt Nam - Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo v.v...để sản xuất đại trà phục vụ những điểm du lịch trong khi đó ở những nơi này toàn bày bán tượng Quan Công, Tào Tháo và Khổng Tử v.v...

    Trả lờiXóa
  5. Mời các bạn nghe bài hát HOÀNG SA ƠI (8/2014) và chia sẻ mọi người cùng nghe.
    Nội dung về nỗi đau bi hùng trận Hải chiến Hoàng Sa 1974; ST: Hoàng Sa , Lời : phỏng theo bài thơ " Hoàng sa , đảo Hoàng sa ơi" tác giả khuyết danh trên Blog Nguyên Đầu Bạc ( Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên); Hòa âm: Đình Viêm; SX 8/2014. Sử dụng tự do.
    https://www.youtube.com/watch?v=RdtQaccFrD0

    Trả lờiXóa
  6. Nhìn con sư tử đá XẤU XÍ, GỚM GHIẾC, ĐÁNG SỢ VÀ NGOẠI LAI, nhiều lúc tôi tự đặt câu hỏi là tại sao nó lại có mặt khắp nơi? Câu trả lời của tôi là:
    - Nhiều kẻ mê tín cho nó là con vật gác cổng để trừ tà trừ ma.
    - Nhiều kẻ mang nặng tư tưởng học mót học đòi một cách vô ý thức.
    - Việc định giá con sư tử đá với nhiều chi tiết gớm ghiếc phức tạp là một việc hơi khó, nó giúp cho kẻ đề nghị mua, đi mua có thể nâng giá lên nhiều lần mà ít kẻ giám tò mò thắc mắc, cho nên việc trang bị cho cơ quan, di tích ... mấy con sư tử đá được coi như một thương vụ làm ăn cho kẻ có chức có quyền và thế là chúng thích mua mà thôi.
    Vì vậy tôi hoan nghênh BỘ VĂN HÓA QUYẾT RA TAY DIỆT BẦY SƯ TỬ TÀU KHỰA XÂM LĂNG và mong vị BT chỉ đạo làm đến nơi đến chốn, đừng đáng trống bỏ dùi.

    Trả lờiXóa
  7. Còn hàng ngàn dự án, hàng triệu công trình quốc gia do CSTQ xây dựng, đội giá lên nhiều lần, chất lượng thấp, thi công trì trệ hoặc bỏ giở chừng vô cùng kém hiệu quả có thể nói là ngày đêm đang phá hoại nền kinh tế của Việt Nam thì sao? Ai ra tay diệt trừ? Ai chịu trách nhiệm?

    Trả lờiXóa
  8. Sau công văn này của Bộ VH-DL-TT cần có những quy định và CHẾ TÀI mạnh nữa thì mới dẹp được lũ sư tử tàu.

    Trả lờiXóa
  9. Gánh vàng đi đổ sông Ngô ! Tầu nó đang cười cho đấy !

    Trả lờiXóa
  10. Chùa Bái Đính tôi chỉ đến 1 lần cho biết rồi thôi. Thỉnh thoảng đến thăm các ngôi chùa ở quê mà thấy lòng ấm áp và thanh thản. Chán lắm rồi những chùa đô thị hóa, to thì có to nhưng thiếu cái thâm sâu lắng đọng của chùa VN.

    Trả lờiXóa
  11. nguoikhongkhoanhtaylúc 00:03 19 tháng 8, 2014

    Thế thì đâu là sư tử Việt, đèn lồng Việt ạ?

    Trả lờiXóa
  12. Đây có phải đích thị là sư tử đá ngoại lai, hay sư tử đá tạp nham? Thử hỏi mấy ông Tàu xem đã chứ?

    Trả lờiXóa