Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

THIẾT LẬP LIÊN MINH CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG ĐỂ NGĂN CHẶN TRUNG CỘNG

.

Thiết lập liên minh châu Á – Thái Bình Dương để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc

TS. Anders Corr, ThS. Nguyễn Mai Hương, 
ThS. Nguyễn Công Minh và TS. Priscilla Tacujan

22-07-2014

Hoạt động đặc biệt và chối bỏ trách nhiệm hợp lý sẽ đem lại khả năng lớn nhất cho các hành động quân sự chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, nhằm vào các tài sản xâm phạm lãnh hải, và tránh bị cuốn vào cuộc chiến tranh thông thường.

Philippines, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi bằng cách cương quyết hơn trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm thuộc biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), gồm cả bằng các biện pháp quân sự đơn phương. Nếu không đáp trả bằng phản ứng quân sự thích đáng và tương ứng đối với Trung Quốc, đã chiếm giữ các đảo và bãi cạn của Philippines, và hạ đặt giàn khoan dầu hàng tỷ USD vào gần Việt Nam, sẽ khuyến khích Trung Quốc lấn chiếm hơn nữa, làm phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ và đe dọa các nước khác phải nhượng bộ Trung Quốc.

Với lượng quân đội nhỏ hơn so với Trung Quốc,  chiến lược quân sự tối ưu cho Philippines và Việt Nam là tấn công các tài sản nửa cố định của Trung Quốc trên biển Đông, như giàn khoan dầu và gần như chắc chắn sẽ sử dụng hoạt động đặc biệt thực hiện chiến thuật hành động và chối bỏ trách nhiệm hợp lý. Quân đội nhỏ sẽ ở thế cực bất lợi khi chống lại quân đội lớn trong cuộc chiến tranh thông thường, nhưng sẽ giảm thiểu bất lợi nếu sử dụng các hoạt động đặc biệt và nổi dậy. Hoạt động đặc biệt và chối bỏ trách nhiệm hợp lý sẽ đem lại khả năng lớn nhất cho các hành động quân sự chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, nhằm vào các tài sản xâm phạm lãnh hải, và tránh bị cuốn vào cuộc chiến tranh thông thường. Hoạt động đặc biệt đơn phương nhằm vào các tài sản của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được thực hiện bởi bất kỳ quốc gia riêng nào – bao gồm Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, hay Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc bị thiệt hại ở đó, họ sẽ phải rút ở nơi khác.

Các hiệp ước phòng thủ song phương hoặc đa phương giữa Philippines và Việt Nam, cũng như với các quốc gia và lãnh thổ khác chống lại sự bành trướng của Trung Quốc như Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Ấn Độ, sẽ ngăn cản Trung Quốc trả đũa, và xây dựng một liên minh mà cuối cùng là thành lập liên minh các lực lượng thông thường để bảo vệ đường biên giới được quốc tế công nhận của khu vực. Liên minh Châu Á-Thái Bình Dương này sẽ có lợi ích khi hợp tác chặt chẽ hơn với NATO, vì cả hai đối mặt với chế độ độc tài xét lại đang tìm kiếm mở rộng lãnh thổ. NATO cần sự giúp đỡ trong việc bảo vệ Đông Âu chống lại Nga cũng như liên minh Châu Á-Thái Bình Dương cần được giúp đỡ để chống lại Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ có lợi ích trong việc tham gia vào liên minh Châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sự kiện gần đây cho thấy Việt Nam và thậm chí Philippines không thể hoàn toàn dựa vào Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ. Các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương có thể làm được nhiều thông qua các liên minh quân sự song phương và đa phương để ngăn chặn Trung Quốc.

Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Ấn Độ đều phải đối mặt với những đòi hỏi lãnh hải hoặc lãnh thổ bất hợp pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, Philippines và Việt Nam là hai nước duy nhất đã bị Trung Quốc xây dựng các cấu trúc vật lý thường trực trên lãnh thổ của mình, nhưng không đủ sức để chống lại. Với lực lượng hải quân mạnh, Nhật Bản ở vị thế tốt hơn trong việc đương đầu trực tiếp với sự xâm chiếm của Trung Quốc để bảo vệ hải đảo và bãi cạn nằm xa bờ. Vì thế, Trung Quốc đã không đặt các cấu trúc vĩnh viễn trên lãnh thổ Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Việt Nam và Philippines cũng có thể bảo vệ được chủ quyền 200 dặm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình bằng việc bảo vệ lãnh hải mạnh mẽ hơn, cơ động hơn và sáng tạo hơn.

Philippines và Việt Nam có lợi ích kinh tế và an ninh to lớn trong việc cùng nhau củng cố phòng thủ ở vùng biển giàu tài nguyên của họ. Biển Đông có trữ lượng dầu từ 28-213 triệu thùng, với ước tính tối đa xếp thứ ba sau Ả Rập Saudi và Venezuela. Biển Đông cũng có khoảng 190 ngàn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, tức 3% trữ lượng toàn cầu đã được chứng minh.

Tác động kinh tế và an ninh của Biển Đông được củng cố lẫn nhau. Việc bảo vệ hòn đảo ở Philippines và Việt Nam không chỉ bảo vệ an ninh và chủ quyền tức thời của các quốc gia này, mà có ý nghĩa kinh tế to lớn cho sự phát triển và tiếp cận nguồn tài nguyên trong tương lai. Nguồn thu từ tài nguyên dầu và khí đốt ngược lại sẽ được sử dụng để tăng cường sức mạnh an ninh và quân sự của bất cứ quốc gia nào chiếm giữ được chúng. Những mất mát về kinh tế và chính trị của việc không hành động sẽ là nghiêm trọng, nếu thất bại trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này có nghĩa là mất nguồn thu từ tài nguyên đó cho Việt Nam và Philippines, trong khi Trung Quốc sẽ đạt được những nguồn thu này. Mất Biển Đông về tay Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực về phía Trung Quốc, nó sẽ kích thích ham muốn của Trung Quốc đi chinh phục gây bất ổn thêm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc càng mạnh mẽ hơn so với các nước láng giềng, nó sẽ càng muốn thể hiện sức mạnh về hướng Đông – nhiều khả năng sẽ là Đài Loan, Hàn Quốc, và tuần tra hải quân ở Đông Hawaii.

Trong khi sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ lãnh hải của Philippines là tối ưu, nhưng không thể dựa toàn hoàn vào điều này. Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước phòng thủ với Philippines năm 1951,  nhưng người ta cho rằng Hoa Kỳ đang lơ là trong nghĩa vụ của mình để bảo vệ Philippines ở biển Nam Trung Hoa chống lại sự xâm chiếm của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc thực hiện quân sự hóa và xây dựng các cấu trúc trên các đảo và bãi cạn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, như bãi cạn Panatag (hay Scarborough theo tên gọi quốc tế), thì Hoa Kỳ đang tiến hành tập trận chung, và phát triển các thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc. Hoa Kỳ đã phản ứng hạn chế qua những viện trợ quân sự nhỏ giọt và phát biểu không đáng giá về việc Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Kể từ tranh chấp năm 2012, Philippines cũng không thực hiện bất cứ điều gì có ý nghĩa về mặt quân sự để ngăn chặn Trung Quốc. Mặc dù quân đội Philippines không thể đến gần để đánh bại Trung Quốc trong một trận hải chiến thông thường, Philippines có thể sử dụng chiến thuật hoạt động đặc biệt để tấn công các cấu trúc và tài sản của hải quân Trung Quốc trên bãi cạn Panatag nhằm gây tổn thất cho cuộc xâm chiếm của Trung Quốc.

Vào tháng ba, Philippines đã tiến hành các thủ tục tố tụng luật pháp quốc tế tại Tòa án Trọng tài Thường trực tại Hague. Nhưng Trung Quốc từ chối tham gia, và các thủ tục này có thể sẽ kéo dài đến năm 2015. Trung Quốc đang sử dụng thời gian này để củng cố vị trí thực địa của mình ở các đảo tranh chấp. Mặc dù Philippines có thể thắng bằng luật pháp quốc tế, nhưng các trọng tài quốc tế thường bị tác động bởi yếu tố chính trị. Họ sẽ cảm thấy bất ổn khi đưa ra phán quyết chống lại Trung Quốc mà phán quyết này không thể được thi hành. Điều này sẽ làm mất uy tín của tòa án và luật pháp quốc tế. Các chính trị gia Hoa Kỳ cũng nhận thức rằng những phán quyết đó của tòa án là không có hiệu lực và yêu cầu cưỡng chế thực thi đối với Trung Quốc thì cho đến nay chưa một quốc gia nào đưa ra.

Tình thế của Việt Nam ở biển Đông thậm chí còn bấp bênh hơn Philippines. Việt Nam không có hiệp ước phòng thủ với Mỹ hay bất kỳ quân đội nào khác có khả năng đánh bại Trung Quốc. Thủ đô Hà Nội chỉ cách biên giới Trung Quốc trong vòng 100 dặm. Việt Nam chưa đưa ra tòa án quốc tế về vấn đề biển Đông và các yêu sách của Trung Quốc. Việc Việt Nam thiếu các phản ứng ngoại giao và quân sự mạnh mẽ chống lại việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trị giá hàng tỷ đô la trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Việt Nam vào ngày 02 tháng 5 sẽ khuyến khích Trung Quốc hạ đặt thêm giàn khoan khác, có thể sẽ ở lãnh hải của Malaysia, Brunei, hay Philippines.

Trong một động thái bất ngờ, ngày 16 tháng 7, Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan HD-981 về gần đảo Hải Nam, ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Việt Nam. Tuy nhiên, đừng ảo tưởng việc rút giàn khoan là Trung Quốc đã chấm dứt việc bành trướng, bá quyền. Giàn khoan đó dù có đi đâu thì cũng vẫn ở trên biển Đông. Đó là mắt xích để Trung Quốc thực hiện ý đồ của mình.  

Sự phục tùng của các nước châu Á-Thái Bình Dương trước những hà hiếp về hàng hải và lãnh thổ của Trung Quốc có thể được giải thích do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, được thể hiện trong cả các quan hệ thương mại hợp pháp và bất hợp pháp thông qua hối lộ và tham nhũng của các quan chức nhà nước. Trung Quốc có một lịch sử đưa hối lộ, điển hình nhất là vụ vợ chồng cựu Tổng thống Philippines Arroyo phải ngồi tù vì cáo buộc nhận hối lộ từ Trung Quốc năm 2007. Các thỏa thuận thương mại thuận lợi hoặc hối lộ của Trung Quốc có khả năng làm cho các chính trị gia ở cả hai nước tiếp cận dè dặt đối với sự xâm chiếm lãnh hải của Trung Quốc. Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thương mại hàng năm là 562 tỷ USD, đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều hàng năm là 57 tỷ USD, đã đem lại lợi ích cho Hoa Kỳ, làm cho Hoa Kỳ phải giảm nhẹ căng thẳng chính trị giữa hai nước. Những lợi ích này có lẽ sẽ gây áp lực cho các chính trị gia Hoa Kỳ thực hiện cách tiếp cận nhẹ nhàng với các hành động của Trung Quốc, như vụ bê bối năm 1996 khi đảng Dân chủ nhận đóng góp cho chiến dịch tranh cử và tư vấn chính sách từ Trung Quốc.

Bằng việc sử dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc để khích lệ cho các phản ứng dè dặt từ Philippines, Việt Nam và Hoa Kỳ, Trung Quốc tương đối dễ dàng thực hiện sự xâm chiếm lãnh hải các nước láng giềng yếu nhất. Những hành động như vậy thậm chí không đưa đến mối đe dọa trừng phạt hay phản ứng quân sự đáng kể. Thay vào đó, Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines phản ứng một cách yếu ớt, với việc đào tạo quân sự ít ỏi, cân bằng hải quân tượng trưng, ​​và phát biểu không đáng giá về luật pháp quốc tế. Đừng hy vọng những phản ứng yếu đuối đó sẽ ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Những phản ứng mạnh mẽ hơn nhiều đã thất bại trong việc ngăn cản Nga tiếp quản Crimea, trong khi Nga yếu hơn so với Trung Quốc về quân sự và sức mạnh kinh tế. Một phản ứng quân sự đơn phương tiềm tàng và mạnh mẽ hơn đối với sự xâm chiếm của Trung Quốc là vì lợi ích của Hoa Kỳ, Việt Nam, và Philippines. Tương lai của Châu Á và danh dự của Hoa Kỳ đang bị đe dọa!

TS. Anders Corr, ThS. Nguyễn Mai Hương, 
ThS. Nguyễn Công Minh và TS. Priscilla Tacujan

(TS. Anders Corr là Nhà sáng lập Corr Analytics Inc, New York; ThS. Nguyễn Mai Hương là nhà phân tích Đông Á về khu vực công tại Ngân hàng Thế giới, Washington; ThS. Nguyễn Công Minh là Biên tập viên Doimoi.org; TS. Priscilla Tacujan có hơn 1 năm làm việc như là nhà khoa học xã hội tại Afghanistan cho U.S Army. Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của chính các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của tổ chức nơi họ làm việc).


Nguồn: Forbes

5 nhận xét :

  1. Đảng CSVN không bao giờ dám thiết lập liên minh này vì sợ làm thằng bạn Tầu (ăn cướp) phật ý. CSVN chỉ muốn đứng ngoài nhưng lại được hưởng lợi (khôn lỏi).
    Hãy xem Bắc Hàn. Mặc dù là thằng em rất phụ thuộc vào Tầu nhưng sau khi Tầu cùng HĐBA LHQ phản đối các vụ thử tên lửa và đặc biệt là sau khi tên Hitler Tập sang thăm Hàn Quốc, Bắc Hàn đã "mắng" Tầu là "nhu nhược" và có rất nhiều biểu hiện "thoát Trung". Thế đấy, họ nghèo nhưng không hèn!

    Trả lờiXóa
  2. Chống lại TQ để mất hết quyền lực quyền lợi sao? Đại cục là tập hợp mọi cái cục:cục vàng,cục bạc,cục tiền,rồi Cục nọ Bộ kia cho cái món các cục cưng hậu duệ hoàng cung sao? Kiên định,kiên trì,kiên quyết Không!

    Trả lờiXóa
  3. Cái gì đúng thì đảng csvn không làm, mà cái gì đảng csvn làm đều không đúng!lkk

    Trả lờiXóa
  4. Nhật tân hựu nhật tânlúc 14:47 23 tháng 7, 2014

    Lập Liên Minh là điều tất yếu. Đơn lẻ sẽ bị Tầu Cộng lần lượt bẻ từng chiếc đũa . Nhưng với VN có lẽ khó liên minh với thế giới Dân Chủ Tự Do khi vẫn còn ĐCS toàn trị ! Sở dĩ CSVN không dám liên minh vì sợ Tầu Cộng !

    Trả lờiXóa
  5. Trước đây Bắc VN liên minh với Liên Xô, Trung cộng để đánh Mỹ nhằm thống nhất đất nước,
    và đã đạt thắng lợi.

    Nay VN sao không Liên Minh với một số nước có thế lực và lợi ích để bảo vệ chủ quyền?
    Hay không ai muốn Liên minh với VN , vì thể chế hay do không tin tưởng .


    Trả lờiXóa