Ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ,
điều gì đang xảy ra?
Tin từ giới truyền thông quốc tế cho rằng ông Phạm Quang Nghị, một cán bộ chính trị thuần túy của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy thay vì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Sau đây là ghi nhận một số ý kiến những nhà quan sát chính trị Việt Nam cũng như giới học giả trong và ngoài nước về chuyến đi này.
Phe thân TQ muốn giữ thế?
Tháng năm 2014 sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, căng thẳng đã tăng lên giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Căng thẳng này gây nhiều lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á lẫn các cường quốc có quyền lợi trong khu vực như Hoa Kỳ và Nhật bản. Một chuyến đi sang Hoa Kỳ của ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã được dự trù trong hoàn cảnh đó.
Chuyến đi này chưa được thực hiện. Và giữa tháng bảy thì giàn khoan Trung Quốc được rút đi. Đồng thời tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng nói rằng một nhân vật khác sẽ sang Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy là ông Phạm Quang Nghị. Ông Nghị không phải là một quan chức ngoại giao cũng như hành pháp, mà ông lại là một quan chức của đảng cộng sản với chức vụ Bí thư thành ủy Hà Nội, và là một trong các thành viên của Bộ chính trị, cơ quan nắm thực quyền ở Việt Nam.
Đi Hoa Kỳ không phải là Phạm Bình Minh mà là Phạm Quang Nghị. Rõ ràng là cái phe thân Trung Quốc họ muốn giữ thế, có nghĩa là nếu có đi liên hệ với Hoa Kỳ thì để họ đi.Nhà báo Phạm Chí Dũng nghi ngờ tin này của tờ Bưu điện Hoa nam:
-TS Hà Sĩ Phu
“Tôi có cảm giác là Hoa Nam cũng như tờ Hoàn cầu của Trung Quốc hay đưa tin làm nhiễu dư luận, không những làm nhiễu mà còn khiêu khích dư luận. Theo tôi trước mắt thì điều này không đáng tin cậy. Còn tin ông Phạm Bình Minh đi Mỹ vào tháng chín là từ ông Carl Thayer, từ Học viện quốc phòng Úc châu, có thể là giáo sư đã có những nguồn tin khả tín. Và tháng chín cũng là lúc ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Việt Nam làm việc. Tất nhiên mọi chuyện ở Việt Nam đều có thể thay đổi và thậm chí thay đổi mỗi hai tuần lễ một.
Còn nếu ông Phạm Quang Nghị có thay ông Phạm Bình Minh sang Mỹ thì ông cũng không thể giải quyết những vấn đề như ông Minh có thể giải quyết vì ông Nghị dù là ủy viên Bộ chính trị nhưng không phải là Bộ trưởng ngoại giao, mà những việc trong quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay cần Bộ ngoại giao hơn là bí thư thành ủy Hà Nội.”
Trao đổi với chúng tôi từ Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Tường thuộc khoa chính trị Đại học Oregon Hoa Kỳ cho rằng trong một chế độ song trùng đảng – nhà nước như ở Việt Nam thì ngoại giao không chỉ được tiến hành qua nhà nước như thông lệ quốc tế mà còn do các lãnh tụ đảng đảm trách.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến hiện sống ở Đà Lạt nhìn tin này như một chỉ dấu có sự tranh chấp phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam:
“Trước đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có phát biểu chống lại ý kiến của Bộ chính trị, tức là hơi chống Trung Quốc thì đương nhiên là phải tìm chỗ dựa chứ không thì trong nước đảng đánh chết, thế thì phải cử Phạm Bình Minh đi Mỹ. Nhưng mà đời nào cái Bộ chính trị này để cho ông Tấn Dũng thực hiện điều đó, cho nên họ mới giữ ông Minh lại để tiếp Dương Khiết Trì đã.
Bây giờ thì lại có tin là đi Hoa Kỳ không phải là Phạm Bình Minh mà là Phạm Quang Nghị. Rõ ràng là cái phe thân Trung Quốc họ muốn giữ thế, có nghĩa là nếu có đi liên hệ với Hoa Kỳ thì để họ đi.”
Sẽ không đem lại kết quả?
Ông Hà Sĩ Phu cũng đồng ý kiến với nhà báo Phạm Chí Dũng rằng chuyến đi của ông Nghị nếu có thì cũng sẽ không đem lại điều gì to tát. Bên cạnh đó ông nhấn mạnh đến khía cạnh cán bộ đảng của ông Nghị, tính chất đảng này sẽ không mang lại điều gì lớn hơn trong cuộc tìm kiếm sự hợp tác với người Mỹ.
Tiến sĩ Vũ Tường thì nhìn chuyến đi của ông Nghị như là sự tiếp tục của trò chơi ngoại giao đu dây của Việt Nam giữa cường quốc châu Á là Trung Quốc và siêu cường Hoa Kỳ đang chuyển hướng sáng vùng châu Á Thái bình Dương.
“Chuyến đi của ông Nghị lần này có thể hiểu như một động tác “đi dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của Hà Nội. Chuyến đi trước của ông Nghị sang Bắc Kinh cách đây gần 1 năm (tháng 9/2013), sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang vài tháng trước đó, vì vậy chuyến đi đó không có tính chất quan trọng như chuyến đi này, xảy ra ngay sau sự kiện giàn khoan. Vì có tin đồn ông Nghị đã được đề nghị cơ cấu chức Tổng Bí thư của Đảng tại Đại hội 12 sắp tới, chuyến đi của ông ta sẽ được chú ý nhiều hơn ở cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Bắc Kinh.
Chuyến đi của ông Nghị lần này có thể hiểu như một động tác “đi dây” giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn của Hà Nội.
-TS Vũ Tường
Nhưng những người mong muốn quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa nên vội mừng. Việc cử ông Nghị đi là một tín hiệu tích cực, nhưng cũng có thể Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi chỉ muốn tỏ sự hờn dỗi với Trung Quốc để Bắc Kinh nhường nhịn Việt Nam hơn, chứ không phải thực tâm muốn mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ. Giả thuyết này phù hợp với một tin được tiết lộ gần đây là Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để cùng khai thác tài nguyên trên biển Đông”
Thông tin về việc cùng khai thác tài nguyên trên biển Đông được Tiến Sĩ Địa Vật Lý Nguyễn Thanh Giang, người từng làm việc lâu năm ở Tổng cục địa chất Việt Nam xem là một rủi ro lớn làm Việt Nam có thể sa vào cái bẫy thương lượng song phương với Trung Quốc. Tuy nhiên ông lại nhìn chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị tích cực hơn.
“Nếu chuyện đó xảy ra thì tôi cho là một nét đáng mừng thôi, vì rằng dù sao ông Phạm Quang Nghị có chức vụ trong đảng cao hơn. Một ủy viên Bộ chính trị mà sang thăm Hoa Kỳ thì đấy là một dấu hiệu tốt.”
Ông Nguyễn Thanh Giang cũng cho rằng ông Nghị là một người cởi mở có những tư tưởng cải cách, chẳng hạn như trước đây có vẻ ông cũng đồng ý việc chấp nhận sở hữu tư nhân về đất đai.
Không có nhận xét về ông Nghị, nhưng Tiến sĩ Hà Sĩ Phu có nói rằng dù ông thấy chuyến đi sẽ không đem lại điều gì lớn lao nhưng có còn hơn không.
Riêng về chuyện thăng tiến của ông Phạm Quang Nghị mà Tiến sĩ Vũ Tường đề cập bên trên thì những người chúng tôi hỏi chuyện đều đồng ý rằng ông Nghị là một nhân vật đang lên của giới chính trị Việt Nam. Nhưng chuyện ông đóng vai trò thế nào trong quan hệ với nước Mỹ, và tiếp theo đó là trong cuộc chơi đi dây giữa hai cường quốc thì không ai có hy vọng gì nhiều.
Nguồn: RFA Việt ngữ
Thằng nào đi cũng thế thôi
Trả lờiXóaÔng NP Trọng từng nói rằng" nói biển đông nhưng không phải biển đông" vì vậy ông Nghị đi Mỹ không phải đối ngoại mà nhằm cái không phải đối ngoại,đó là cái logic biện chứng của ĐẢNG TA !!
Trả lờiXóaCó người cho rằng Việt Nam! Đang đi theo hướng Miama. Tôi nghĩ đó là ước nguyện của đa số dân Việt Nam!. Nhưng tuyệt nhiên không phải là ước nguyện của DCSVN. Việc ông Nghị qua Mỹ vẫn cỉ là "uốn cong mềm mại", chưa thể có một bước đột phá cho sự thay đổi.. A Phạm Chí Dũng kỳ vọng cũng như đa số dân ta kỳ vọng. Tuy nhiên, trong chính quyền My khong hề có một ônh nào gọi là "đồng cấp" với ong Nghị cả. Đơn giản là chẳng có ông nào là đồng chí của ông.
Trả lờiXóaĐCSVN là một đảng mà tất cả các chính đảng thuộc phái bảo thủ trên tòan TG phải gọi bằng "cụ" . Vì thế các động thái "nọ,kia" chẳng để làm gì cả , chẳng nói lên được điều gì cả.
Trả lờiXóaLại có người tỏ vẻ như "tát nước theo mưa" nhưng vô căn cứ khi thấy quan chức đảng CS.
Trả lờiXóacó nhiệm vụ chơi trò tung "hỏa mù" và tôi thấy có sự lạc quan... tếu hay hão (huyền) !
Sở dĩ tôi nói thế là vì người ta quen suy nghĩ theo kiểu CsVN.trong khi sự thực Mỹ có mời
ông PQN.đâu.Họ cũng biết đảng Cs.cử một quan chức cao cấp thành phố thì rõ ràng là hạ
thấp lời mời của Mỹ.thậm chí là coi thường lời mời P.B.Minh.Đừng tưởng là Mỹ không căn
cứ vào hình thức để hiểu CsVN.thực sự muốn gì khi gửi qua một đảng viên CS.không phải
cao cấp nhất như bộ tứ ! Ngay cả bộ tứ "đu dây' còn chẳng ăn thua gì !
Ko phải là hạ thấp lời mời Mỹ đâu. Chuyến đi này của ông Nghj, là nằm trong toan tính của ông Trọng cho vị trí kế thừa của ông. Thỏa hiệp với TQ và tìm ô che của họ đã ko còn nữa. Đcs mong tìm được sự hỗ trợ từ Mỹ cho vị trí của ông Nghị thôi. Và có thể điều này là tốt. Tôi muốn rằng Mỹ hãy hỗ trợ tích cực cho chính trường VN, và rỡ bỏ ngay lệnh cấm bán vũ khí sát thương "vô tư" cho VN, cùng với những việc khác. Chỉ có như thế VN mới ngày càng chuyển đổi tích cực theo xu hướng hội nhập, và tiến bộ
Trả lờiXóa