Tác dụng pháp lý của thư Phạm Văn Đồng qua lăng kính ba phán quyết Tòa án Quốc tế
GS Nguyễn Văn Tuấn
26-07-2014
Gs Phạm Quang Tuấn mới viết bài sau đây về 3 phiên toà quốc tế có ý nghĩa đến công hàm Phạm Văn Đồng. Bài viết có lẽ là một phản bác trực tiếp các luận điểm của vài luật sư VN nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng vô hại (bằng cách viện dẫn vài phiên toà trước đây). Bài viết rất mạch lạc, giải thích đâu ra đó, ai đọc cũng có thể nắm được vấn đề. Bài hơi dài, nhưng kết luận như sau:
“Kết luận:
1. Về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Tòa Án Quốc Tế dựa vào nội dung và ý định trong các văn kiện, cũng như vào các hành động và sự kiện, hơn là vào hình thức văn kiện.
2. “Ý định” phải hiểu là ý định diễn tả trong văn kiện, chứ không phải ý định ngầm của kẻ muốn giấu giếm hay ngần ngại thổ lộ ý định thật như có người đã giải thích.
3. Những nguyên tắc “chỉ đọc trong bốn góc của văn bản”, “phải hiểu cách nào ít hại nhất cho người viết” không thể đánh bại một cách hiểu hợp lý (xem cách Tòa diễn giải lá thư của Johor trong vụ Pedra Branca).
4. Chỉ một lời nói (có biên bản) của một đại diện có thẩm quyền (như ngoại trưởng) cũng có thể ràng buộc một quốc gia về vấn đề chủ quyền (xem vụ Đông Greenland).
5. Acquiescence – đồng ý ngầm, không nói gì khi cần thiết phải nói, tức là khi nước khác khẳng định chủ quyền trên đất của mình hay đất có tranh chấp bằng văn kiện hay hành động – cũng có tác dụng như là lời nói hay văn kiện. Điều này được thấy rõ trong vụ án đền Preah Vihear, khi Thái Lan thua kiện dù không hề có tuyên bố gì từ bỏ chủ quyền.
6. Thư Phạm Văn Đồng không phản đối khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa – Trường Sa, nên có thể bị coi là acquiescence.
7. Hơn thế nữa, thư Phạm Văn Đồng có thể coi là đã tán thành rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
8. Thư Phạm Văn Đồng không thể coi là một hiệp ước hay văn kiện chính thức nhường chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa cho Trung Quốc. Do đó, dùng những công ước về hiệp ước quốc tế để tìm hiểu tác dụng thư này chưa chắc sẽ đưa đến những kết luận chính xác.
9. Thư Phạm Văn Đồng có lẽ không đủ để gây ra estoppel khiến Việt Nam không có quyền tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa.
10. Tuy nhiên, nếu thư Phạm Văn Đồng là một yếu tố khiến Trung Quốc giúp Việt Nam dân chủ cộng hòa trong chiến tranh Việt Mỹ, gây tổn thương cho binh lính hay nhân viên Trung Quốc trong cuộc chiến đó, thì có thể estoppel sẽ được áp dụng [9]. (Điều tai hại là chính người Việt cũng có khi đưa ra lý lẽ này để giải thích thư Phạm Văn Đồng!)
11. Tuy nhiên, tập trung vào khía cạnh estoppel của thư Phạm Văn Đồng là một việc sai lầm. Nguy hiểm chính của nó không ở chỗ đó.
12. Kết hợp thư Phạm Văn Đồng với các hành động và thái độ khác của Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời gian 1954-75, nhất là sự im lặng trong trận chiến Hoàng Sa 1974, nếu đem xử về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa ở Tòa án Quốc tế sẽ có khả năng không nhỏ là tòa sẽ xử rằng từ 1954 tới 1975 Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chấp nhận chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
13. Ngay cả khi Tòa cho rằng thư Phạm Văn Đồng không có ý định nói gì về chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa, kết luận 12 ở trên vẫn chính xác (vì lý do đã nói ở kết luận 5).
14. Nếu đem xử về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa ở Tòa án Quốc tế mà đứng trên quan điểm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn là kế tục (continuation, successor) của Việt Nam dân chủ cộng hòa và không kế tục quốc gia nào khác, thì có khả năng không nhỏ là Việt Nam thua kiện và mất hẳn chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.”
Nhưng phần bình luận của Gs Nguyễn Huệ Chi mới “ác liệt”. Ông Viết: “Thử nghĩ, công thư của một ông Thủ tướng là ‘phản động’, ‘phản quốc’ thì bản thân ông Thủ tướng và bộ sậu Chính phủ của ông ta là gì? Càng ngày càng thấy cái gọi bằng liên minh cộng sản nhân danh chủ nghĩa vô sản quốc tế trong thế kỷ XX chỉ ẩn giấu phía sau độc nhất mỗi mưu đồ thôn tính lãnh thổ của nước lớn đối với nước nhỏ.”
Nguồn: FB Nguyen Tuan
Nguồn ảnh: Đàn Chim Việt
26-07-2014
Gs Phạm Quang Tuấn mới viết bài sau đây về 3 phiên toà quốc tế có ý nghĩa đến công hàm Phạm Văn Đồng. Bài viết có lẽ là một phản bác trực tiếp các luận điểm của vài luật sư VN nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng vô hại (bằng cách viện dẫn vài phiên toà trước đây). Bài viết rất mạch lạc, giải thích đâu ra đó, ai đọc cũng có thể nắm được vấn đề. Bài hơi dài, nhưng kết luận như sau:
“Kết luận:
1. Về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Tòa Án Quốc Tế dựa vào nội dung và ý định trong các văn kiện, cũng như vào các hành động và sự kiện, hơn là vào hình thức văn kiện.
2. “Ý định” phải hiểu là ý định diễn tả trong văn kiện, chứ không phải ý định ngầm của kẻ muốn giấu giếm hay ngần ngại thổ lộ ý định thật như có người đã giải thích.
3. Những nguyên tắc “chỉ đọc trong bốn góc của văn bản”, “phải hiểu cách nào ít hại nhất cho người viết” không thể đánh bại một cách hiểu hợp lý (xem cách Tòa diễn giải lá thư của Johor trong vụ Pedra Branca).
4. Chỉ một lời nói (có biên bản) của một đại diện có thẩm quyền (như ngoại trưởng) cũng có thể ràng buộc một quốc gia về vấn đề chủ quyền (xem vụ Đông Greenland).
5. Acquiescence – đồng ý ngầm, không nói gì khi cần thiết phải nói, tức là khi nước khác khẳng định chủ quyền trên đất của mình hay đất có tranh chấp bằng văn kiện hay hành động – cũng có tác dụng như là lời nói hay văn kiện. Điều này được thấy rõ trong vụ án đền Preah Vihear, khi Thái Lan thua kiện dù không hề có tuyên bố gì từ bỏ chủ quyền.
6. Thư Phạm Văn Đồng không phản đối khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa – Trường Sa, nên có thể bị coi là acquiescence.
7. Hơn thế nữa, thư Phạm Văn Đồng có thể coi là đã tán thành rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
8. Thư Phạm Văn Đồng không thể coi là một hiệp ước hay văn kiện chính thức nhường chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa cho Trung Quốc. Do đó, dùng những công ước về hiệp ước quốc tế để tìm hiểu tác dụng thư này chưa chắc sẽ đưa đến những kết luận chính xác.
9. Thư Phạm Văn Đồng có lẽ không đủ để gây ra estoppel khiến Việt Nam không có quyền tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa.
10. Tuy nhiên, nếu thư Phạm Văn Đồng là một yếu tố khiến Trung Quốc giúp Việt Nam dân chủ cộng hòa trong chiến tranh Việt Mỹ, gây tổn thương cho binh lính hay nhân viên Trung Quốc trong cuộc chiến đó, thì có thể estoppel sẽ được áp dụng [9]. (Điều tai hại là chính người Việt cũng có khi đưa ra lý lẽ này để giải thích thư Phạm Văn Đồng!)
11. Tuy nhiên, tập trung vào khía cạnh estoppel của thư Phạm Văn Đồng là một việc sai lầm. Nguy hiểm chính của nó không ở chỗ đó.
12. Kết hợp thư Phạm Văn Đồng với các hành động và thái độ khác của Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời gian 1954-75, nhất là sự im lặng trong trận chiến Hoàng Sa 1974, nếu đem xử về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa ở Tòa án Quốc tế sẽ có khả năng không nhỏ là tòa sẽ xử rằng từ 1954 tới 1975 Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chấp nhận chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
13. Ngay cả khi Tòa cho rằng thư Phạm Văn Đồng không có ý định nói gì về chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa, kết luận 12 ở trên vẫn chính xác (vì lý do đã nói ở kết luận 5).
14. Nếu đem xử về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa ở Tòa án Quốc tế mà đứng trên quan điểm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn là kế tục (continuation, successor) của Việt Nam dân chủ cộng hòa và không kế tục quốc gia nào khác, thì có khả năng không nhỏ là Việt Nam thua kiện và mất hẳn chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.”
Nhưng phần bình luận của Gs Nguyễn Huệ Chi mới “ác liệt”. Ông Viết: “Thử nghĩ, công thư của một ông Thủ tướng là ‘phản động’, ‘phản quốc’ thì bản thân ông Thủ tướng và bộ sậu Chính phủ của ông ta là gì? Càng ngày càng thấy cái gọi bằng liên minh cộng sản nhân danh chủ nghĩa vô sản quốc tế trong thế kỷ XX chỉ ẩn giấu phía sau độc nhất mỗi mưu đồ thôn tính lãnh thổ của nước lớn đối với nước nhỏ.”
Nguồn: FB Nguyen Tuan
Nguồn ảnh: Đàn Chim Việt
Bài viết này dựa trên kết quả của 3 phán quyết của tòa quốc tế, cho thấy nếu kiện TQ về Hoàng Sa và Trường Sa thì cũng nguy hiểm cho ta. Tôi kêu gọi các luật sư nên thảo luận dựa trên luật quốc tế vì tòa quốc tế xử chớ không phải ta xử nên không thể nói luật ta, luật nhân dân vào đây được. Cộng đồng mạng nên góp tiền thuê các luật sư quốc tế nhận xét tiếp về vụ kiện Hoàng Sa - Trường Sa nếu xảy ra thì có lợi cho ta hay cho địch chớ lạng quạng thì mất cả chì lẫn chài như chơi. Tôi thấy bài viết này Bộ chính trị đảng cộng sản VN nên đọc kỷ và đặt Tổ Quốc lên trên hết thì mới có thể lấy lại Hoàng Sa và các đảo ở Trường Sa về cho nhân dân được. Kẻ buộc dây là đảng cộng sản thì người tháo dây chỉ có đảng cộng sản mới làm được mà thôi. Còn nếu cù cưa không chịu tháo dây thì sẽ mất biển đảo vĩnh viễn. Cứ theo kế của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là đổi mới thể chế chính trị thì mới xù được công thư Phạm Văn Đồng và những gì liên quan đến thể chế cũ rồi mới đem kiện ra tòa quốc tế cho chắc ăn.
Trả lờiXóaPhần bình luận của giáo sư Nguyễn Huệ Chi không thiếu một từ mà cũng không dư một chữ, đầy đủ súc tích và cực kỳ chính xác, mãi mãi sẽ đi vào lịch sử Việt Nam về sau cho hậu thế lấy đó làm kinh nghiệm khi chọn đường cứu nước. Nhưng sự việc đã rồi, còn bây giờ các nhân sĩ trí thức hãy cùng nhau tìm cách đưa ra giải pháp lấy lại Hoàng Sa và các đảo Gạc Ma ở Trường Sa về cho nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóa