Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

SỰ THẬT KHỦNG KHIẾP VỀ CƠ SỞ BUÔN BÁN TRẺ CON TRONG CHÙA BỒ ĐỀ, HN

Sự thật khủng khiếp về Chùa Bồ Đề: 
"Kênh" trung gian mua bán con nuôi? 
Cập nhật lúc 08:30 15/07/2014 

(Xã hội) - Mỗi đứa trẻ được đưa vào chùa Bồ Đề, Công được "lại quả" 5-7 triệu đồng. Nếu đứa trẻ này được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cung tiến" vài chục đến vài trăm triệu từ cha mẹ nuôi chúng.

Khi thực hiện phóng sự này, chúng tôi đã rất “sốc” trước những lời rỉ tai rằng nơi đây như một “kênh” cung cấp con nuôi. Hiện có đến gần 200 trẻ mồ côi được gom về từ nhiều nguồn khác nhau, đang sống lay lắt ở chùa Bồ Đề… 

“Thợ” nuôi trẻ 

Nguyễn Thị Nhàn, quê ở Nam Định đã làm “Ôsin” trong chùa bốn năm, “bật mí”: “Sư thầy vừa mua mảnh đất những 45 tỷ để xây nhà cho trẻ mồ côi ở đây. Chùa này không phải của Nhà nước, tiền là do khách thập phương cung tiến cả đấy”.

Nhàn lên thành phố làm nghề giúp việc, được sư thầy tuyển vào chùa trông trẻ. Mỗi tháng sư thầy trả lương không dưới ba triệu đồng. Ở chùa, có vài chục người phụ nữ như Nhàn, được gọi là mẹ. Mỗi mẹ nuôi bốn - năm con (trẻ bị bỏ rơi) nhỏ xíu.
 
     

Một phụ nữ được thuê nuôi giữ trẻ ở chùa Bồ Đề.


Nhàn cho biết: “Trẻ ngày càng đông, chăm làm sao xuể được. Đôi khi chúng nó khóc cũng mặc kệ, dỗ được đứa này thì đứa kia quấy nhèo nhẹo, mệt lắm. Thỉnh thoảng cũng có bé qua đời. Trẻ ở đây bị bỏ rơi nhiều lắm, có đứa bị HIV. Báo chí viết về chùa đầy ra đấy, chị không biết chùa này rất nổi tiếng à? Hết đoàn nọ đến đoàn kia ghé làm từ thiện thì mới có tiền mà nuôi các cháu, chứ ở đây làm gì có chế độ nhà nước?”.

Tôi hỏi: “Ngoài lương ra thì các mẹ có khoản nào khác nữa không?”. Nhàn đáp: “Thỉnh thoảng phật tử thương, giấm giúi cho các mẹ mấy đồng để nuôi các cháu tốt hơn. Sư thầy mà biết là bọn em phải nộp lại ngay, chỉ nhận lén lút thôi”.

Nhàn cũng như nhiều người mẹ khác, không rõ chính xác những đứa trẻ mồ côi đến từ đâu. Chỉ thỉnh thoảng thấy các sư trong chùa mang vào khu nuôi một cháu, giao cho các mẹ. Họ dặn phải nói tất cả trẻ con ở đây đều là trẻ bị vứt ở cổng chùa. Nhàn rủ tôi vào chơi, thăm các cháu. Cô thản nhiên nói: “Chị cho xin mấy đồng mua bánh để lát nữa ăn…”.

Tôi theo Nhàn vào khu mới mà chùa vừa xây. Sự bừa bộn, ồn ào hiện ra nhức mắt nhưng cái vô cảm của những người chăm sóc trẻ mới thực sự khiến tôi thấy nhói lòng. Vài em bé sơ sinh khóc đến tím ngắt nhưng các mẹ vẫn thản nhiên buôn chuyện với nhau. Thấy tôi thắc mắc, một mẹ nói: “Con của ai, người nấy quản”. Mãi sau tôi mới biết, mẹ của các cháu đó vừa ra ngoài chưa về.

Nhàn giới thiệu tôi là người mới đến chùa lần đầu, muốn xem qua khó khăn của nhà chùa để sau này trở lại làm từ thiện. Các mẹ nhao nhao: “Đừng có mang bánh kẹo, quần áo cũ đến cúng nhá. Ở đây không cần những thứ đó nữa đâu. Cần tã, sữa, tiền hoặc giấy ướt để lau cho các cháu”. Các chị không quên dặn tôi phải mang thẳng giấy đến khu nuôi các cháu, không được đưa cho sư thầy, tránh tình trạng sư thầy phát theo chế độ hàng tháng, sẽ chẳng đủ dùng.
Trước một em bé sơ sinh còn đỏ hỏn, tôi hỏi: “Em bé này bị bỏ rơi ở đâu?”, người mẹ nuôi em đáp: “Người ta gọi điện cho sư bác đi nhặt ở đâu về tôi không rõ lắm. Giao cho mình tôi ba đứa còn đỏ hỏn thế này, vất lắm cô ạ”.

Nhàn nháy người “mẹ” vừa nói chuyện với tôi, nhắc lại không dưới năm lần câu: “Ở đây đều là trẻ người ta đem đến bỏ rơi ở cổng chùa cả đấy chị ạ”. Không hiểu sao Nhàn không cho tôi chụp ảnh một cháu bị ghẻ lở đầy người. Không chịu nổi cảnh người mẹ cầm hai chân một em bé sơ sinh đang ngủ ngon, kéo xềnh xệch sang một vị trí khác, tôi bỏ ra ngoài... 

Gặp sư thầy… khó lắm 

Đi tìm sư thầy trụ trì, qua một căn phòng, thấy mấy sư bác trẻ măng đang xúm quanh một chiếc máy tính, vào mạng, tôi cất tiếng hỏi, một sư bác xẵng giọng: “Cô có việc gì mà đòi gặp sư thầy?”. Tôi nói: “Thưa, tôi hỏi cho một người em gái, cô ấy lỡ có thai, muốn gửi con vào chùa”. Sư bác hỏi tiếp: “Là con trai hay con gái?”, tôi đáp: “Vì chưa sinh, nên không biết giới tính?”, sư bác nói: “Nếu là con trai thì cứ mang sang để ở cổng chùa là được, con gái thì thôi, chưa chắc thầy nhận đâu”. Tôi nài: “Cứ chỉ cho tôi gặp sư thầy đi, tôi cần nói chuyện”.

Bất đắc dĩ sư bác này mới chịu đưa tôi đi tìm sư thầy nhưng chúng tôi bị một anh bảo vệ cao lớn chặn lại, hỏi sư bác đưa tôi đi đâu? Nghe chuyện, anh bảo vệ dứt khoát ngăn không cho gặp sư thầy. Anh ta nói: “Vấn đề liên quan đến trẻ con bị bỏ rơi, mình tôi có thể giải quyết được hết”. Tôi hỏi: “Anh có quyền gì mà giải quyết được?”. Anh ta nói: “Tôi là bảo vệ, đồng thời là người giải quyết mọi chuyện ở chùa này. Một trăm bảy mươi mấy cháu này tôi đều giải quyết đấy chứ. Sư thầy không phải là người ai muốn gặp lúc nào cũng được!”.

chùa bồ đề

Trẻ được nuôi ở chùa Bồ Đề.

Tôi đành quay lại phòng bảo vệ để ngồi nói chuyện. Anh bảo vệ xưng tên Tài. Lần đầu tiên tôi thấy quyền lực của một bảo vệ trong chùa lại “to” đến thế.

Tài khoát tay nói: “Chuyện của cô quá đơn giản. Hôm nào em cô đẻ, cứ mang đến đây nhà chùa nhận tuốt. Trai gái gì cũng được”. Tôi hỏi: “Nhưng có điều kiện gì không?”, Tài đáp: “Nếu vứt ở cổng chùa thì không cần viết gì. Nếu đưa vào gửi nhà chùa thì phải viết cam kết là giao con hoàn toàn cho nhà chùa nuôi”. Tài dặn đi dặn lại, khi nào em tôi sinh xong, cứ gọi cho anh ta là đứa trẻ sẽ được bỏ vào chùa nhanh, gọn… 

"Tùy tâm" cung tiến cho chùa vài chục đến vài trăm triệu/ đứa trẻ? 

Trong vài người đàn bà có nhu cầu đi xin con nuôi, chúng tôi tìm đến Công - một "cò" chuyên dắt mối cho- nhận con nuôi ở cổng Bệnh viện C. Câu đầu tiên mà Công hỏi tôi là: “Ai giới thiệu chị gặp tôi?" và rất nhiều câu hỏi khác để xem liệu tôi có là khách hàng tiềm năng của hắn hay không.

Khi tin rồi, Công hé lộ nhiều chuyện kinh hoàng về công việc của mình. Công nói: “Làm cái này không cẩn thận là bị bắt như chơi. Kể cả chị, nếu công an phát hiện chị đang mua một đứa trẻ con, chị cũng bị bắt ngay. Thế nên, chúng ta chỉ giao dịch qua điện thoại thôi, không được gặp nhau cho đến khi tôi đưa một con bé có chửa đến đây để đẻ. Chị cứ chuẩn bị tầm 50 triệu đồng cho thương vụ này. Trong đó, tôi sẽ phải chi cho rất nhiều người để khi khai sinh, người ta sẽ điền tên người mẹ là chị, chứ không phải là mẹ đẻ thật sự của đứa trẻ mà chị định nhận làm con nuôi. Như thế, khi mang đứa trẻ ra khỏi bệnh viện thì nó sẽ là con của chị, đưa tiền cho mẹ đẻ của nó và bế con mình về thôi”.

chùa bồ đề

Ngay trước cổng BV Phụ sản trung ương, gã xe ôm tên Công đang môi giới với khách hàng .

Tôi thắc mắc: “Anh nhầm à, tôi phải làm thủ tục xin con nuôi hẳn hoi, mà bệnh viện thì họ không có chức năng làm việc đó. Anh phải có cách khác chứ!”.

Công bảo: “Trước đây, tôi vẫn đưa trẻ bị bỏ rơi lên các trung tâm bảo trợ xã hội trên Ba Vì. Mỗi đứa trẻ vứt ở cổng trung tâm, tôi được nhận năm - bảy triệu cơ. Nhưng nếu chị vào những trung tâm đó xin con nuôi thì đừng hòng. Chúng nó sẽ được đưa đi nước ngoài làm con nuôi hết, làm gì đến lượt chị. Nhiều người vẫn làm theo cách tôi bày cho đấy, chẳng thấy họ kêu ca gì đâu”.

Công cho tôi thêm một lựa chọn khác, cũng giống như Hà, anh ta hứa sẽ chở tôi sang chùa Bồ Đề để tìm xem có đứa trẻ nào ưng ý thì xin làm con nuôi.

Tôi hỏi: “Hết bao nhiêu tiền?”, Công cười nhạt: “Cái đó thì tùy tâm chị. Cửa Phật người ta không đòi thẳng thừng như thế đâu. Người ta sẽ nói là “tùy tâm”. Ai nhận con nuôi ở đây chả tự giác cung tiến vài chục triệu, có người cung tiến mấy trăm triệu cho nhà chùa. Sư chẳng nói ra thì khắc có người “bắn” đến tai phật tử có lòng từ bi. Phật dạy, cứu một người phúc đẳng hà sa... tiền thì quan trọng gì!".

Mỗi khi anh đưa trẻ con bị bỏ rơi cho chùa được “lại quả” từ năm - bảy triệu đồng. Nhưng thực ra, anh chỉ nhận được một - hai triệu, còn lại thì bồi dưỡng cho người mẹ. Đó là “luật” và lệ”. Công hứa sẽ tìm cho tôi một bà chửa khỏe mạnh để sinh con trong một bệnh viện lớn. Còn tôi phải sắm vai là chị gái của sản phụ đó và đàng hoàng bế đứa bé ra khỏi bệnh viện cùng người đã sinh ra nó. Giá chính xác của phi vụ này được chốt lại là 40 triệu đồng. Bế đứa trẻ không phải do mình đẻ ra về nhà, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm hợp thức hóa nguồn gốc, biến nó thành con nuôi của mình....

Ông Lưu Ngọc Tiến - Phó Chủ tịch (phụ trách văn hóa - xã hội) UBND phường Bồ Đề, quận Long Biên - Hà Nội cho biết: “Chùa Bồ Đề thuộc sự quản lý của phường. Việc nhà chùa nhận hàng trăm trẻ mồ côi về nuôi hoàn toàn mang tính tự phát, không được cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép. Nhiều lần chúng tôi đã đề nghị sư thầy phối hợp với chính quyền địa phương làm thủ tục đưa các cháu vào các cơ sở nuôi dưỡng có pháp nhân nhưng ý sư thầy muốn bao bọc cho tất cả những số phận kém may mắn thì phải! Vài năm trở lại đây, số trẻ sơ sinh trong chùa ngày một đông, tình trạng chăm sóc không chu đáo bắt đầu phát sinh, nhất là việc ô nhiễm môi trường do người quá đông. Mỗi năm, cán bộ y tế phường kiểm tra sức khỏe, phát hiện các cháu mắc bệnh ngoài da rất nhiều. Thỉnh thoảng, có cháu chết vì bệnh tật, chủ yếu là trẻ nhiễm HIV”.

Về phương diện quản lý nhà nước, ông Tiến rất hy vọng các cơ quan chức năng phối hợp với nhà chùa trong việc quản lý các cháu mồ côi sao cho đúng luật.

P.V (Theo Báo Phụ nữ)
Nguồn: PhuNu today.

15 nhận xét :

  1. Hết tin vào đảng chính quyền rồi nay lại vỡ lòng tin nơi cửa chùa thế này thì xã hội hỏi làm sao không loạn,toàn là những thứ giả cầy,màn thưa che mắt thiên hạ cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ mà bạn mới hết lòng tin vào đảng chính quyền sao?

      Xóa
  2. Các bác có tin bây giờ đi tu là một nghề không, thu nhập của tăng ni cao hơn cán bộ nhà nước không, tăng ni cũng xơi mặn, tu rượu, nói tục, chửi thề không, sư sãi cũng tham san si đủ cả không, cũng tham quyền tham tiền tham ấy ấy không, ôi giời, nhà cháu được cái cũng hưởng ghé các sư chút đỉnh, nên tin, còn các bác thì tùy. Tùy, các bác ạ, nhà Phật bảo, tùy duyên mà. Thời này làm gì còn sư sãi đúng nghĩa nữa, tranh đua ghê lắm, môi giới ghê lắm, có những vị buôn thần bán thánh mà giàu ức vạn, lại có vị chuyên "buôn vua", lãi lắm... hi hi... Nhà em cũng hưởng tí lộc rơi lộc vãi của các bác ấy nên thấm thía đời sống tu hành bây giờ, khiếp lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ! CHÚNG SINH TRONG CÕI TA BÀ LẠI NẶNG QUẢ NGHIỆP ĐẾN MỨC NÀY SAO ? BIẾN CỬA TỪ BI THÀNH CHỐN TỘI ĐỒ THÌ TĂNG NI HAY LÀ QUỶ SỨ?
      THIỆN TAI! THIỆN TAI !

      Xóa
  3. Phật Tổ ngồi trên Tòa Sen khói hương nghi ngút . Phật Tổ càng ngửi nhiều khói hương, nhà chùa càng sung túc . Vắng như Chùa Bà Đanh nay cũng tấp nập khách thập phương . Thế mới hay xã hội càng loạn, cửa chùa càng tấp nập ! Phải chăng đây là nơi cứu khổ uy tín nhất vẫn tồn tại từ xưa ?

    Trả lờiXóa
  4. sư quốc doanh đây mà. không biết đang sinh hoạt ở chi bộ nào

    Trả lờiXóa
  5. Thày chùa đi xe mấy tỷ. Tiền đâu ra? Cúng tiến và lừa đảo. Sư bây giờ là sư cá sấu chứ không phải sư tu hành nha.
    Tôi đã thấy từ lâu, nhưng khốn nỗi mọi người cứ tin quá thành ra chùa mới được xây tràn lan hoành tráng để buôn bán như bây giờ.
    Nếu chúng ta cứ tu tại tâm thì thày chùa sẽ đi khất thực như ngày xưa, đẹp đời đẹp đạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác! Tu hành bây giờ là 1 nghề để kiếm tiền bất chính.
      Lý do làm giới sư sãi hư hỏng như hiện nay:
      1. Hệ thống, tổ chức phật giáo quá lỏng lẻo, mất đoàn kết, xa rời phật pháp
      2. Sự mê tín của xã hội càng ngày càng tăng, làm hư hỏng giới sư, sãi... Đặc biệt là đám quan chức cao cấp và giàu có, họ đang đi tiên phong, dẫn dắt cả xã hội vào con đường mê muội này

      Xóa
    2. ok chuc cang to cang me tin

      Xóa
  6. Buồn quá ! Anh Nguyễn Xuân Diện ôi !

    Trả lờiXóa
  7. Phật Giao đang trong giai đoạn suy thoái. Mốt số chùa là cơ sở cung cấp dịch vụ độ tử,. .,giáo hội PGVN hiện thời cũng chỉ là công cụ của chế độ.

    Trả lờiXóa
  8. Chân Không cư sỹlúc 19:28 17 tháng 7, 2014

    Trong cơn bão đảo điên mọi giá trị nhân văn,
    làm gì còn có một lá sen lành lặn.

    Trả lờiXóa
  9. Vì đâu nên nỗi này các bác ơi, biết tin vào cái gì bây giờ

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta hãy thử nhìn lên tầng cao nhất của xã hội này xem, có còn cái gì là chân thật nữa hay không?
    Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Câu nói của các bậc tiền nhân chớ có sai bao giờ.

    Trả lờiXóa
  11. Trong lúc Đức Phật hấp hối có vị đệ tử đã vội hỏi Phật ai sẽ là người kế vị, Phật bảo không trao lại cho ai ngôi vị giáo chủ kế thừa. -Vậy chúng con sẽ lấy ai làm thầy dẫn dắt chúng con trên đường đạo ? vị đệ tử Phật thắc mắc. Đức Phật : Các con hãy lấy giáo pháp của ta làm thày.
    Phật đã dạy thế Vị nào tốt mình cùng đồng hành, còn vị nào lợi dụng đạo mình đừng theo. Tránh chỉ trích lung tung khi mình chỉ nghe người khác nói chắc gì họ nói đúng. Khi phát ngôn phải thật chắc chắn như vị thày chùa nhận tiền là thật nhưng dùng như thế nào mình có biết không? Vài lợi dưỡng cho bản thân thày có là gì so với công việc lợi ích mà thày làm được. Nếu gom góp tài sản cho gia đình, con cháu thày thì 1 đồng cũng không cúng cho thày ... ngược lại hãy dốc lòng cúng dường Tam Bảo phước báu vô lượng. Mô Phật .

    Trả lờiXóa