Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Hiệu Minh: MẸ ANH HÙNG PHẢI GIỮ LẤY ...TRINH

Mẹ anh hùng phải giữ lấy…trinh 

Hiệu Minh
Một bà mẹ VN anh hùng. Ảnh: Báo TTO
Có lẽ từ lâu lắm rồi, chúng ta thường nghe truyền thông viết về vẻ đẹp của những anh hùng. Từ Cù Chính Lan, Phan Đình Giót, đến Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, rồi sau này là chị Tuyển, chị Hằng ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) vác hòm đạn cao xạ nặng gấp đôi số cân của mình. Hình như sau này nhờ có công lao vác đạn mà chị Hằng lên tới hàm Bộ trưởng.


Thật ra, thời chiến cần những hình tượng anh hùng để cả nước học tập và làm theo, mục đích là thắng giặc Mỹ. Nếu có nói quá một chút cũng là bình thường. Chiến tranh mà.

Thời bình có của ăn của để, thế hệ sau biết ơn bằng cách phong anh hùng cho các bà mẹ có chồng con hy sinh. Đó là cách làm rất nhân văn, động viên được bao bà mẹ, bà vợ có người thân ngã xuống.

Theo nghị định 56/2013, tiêu chuẩn mẹ anh hùng ghi rõ, có từ hai con hy sinh trở lên, hoặc là con một, hoặc có một con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ.

Nghị định 31/2013 cũng nói, vợ liệt sĩ tái giá không được xem xét giải quyết các quyền lợi khác ngoài trợ cấp tiền tuất hằng tháng. Có lẽ dựa vào đó mà cấp trên chưa xem xét diện bà mẹ anh hùng cho một cụ gần đất xa trời.

Báo Tuổi trẻ có một bài viết về cụ Trần Thị M. (83 tuổi, nguyên quán Đức Phổ, Quảng Ngãi, hiện ngụ ở P.12, Q.Bình Thạnh, Sài Gòn) có chồng và con trai là liệt sĩ nhưng chưa được phong tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng chỉ vì bà…tái giá.

Bài báo cho biết, trong chiến tranh cụ mất 3 người thân: năm 1962, ông Võ Mười, chồng bà, hi sinh khi bà mới 30 tuổi; năm 1964, con trai út Võ Danh của bà bị bắn chết khi vừa 6 tuổi, đang được giao việc cảnh giới cho các chú cán bộ họp; năm 1971, con trai lớn Võ Thái làm giao liên cho ban binh vận Khu ủy Khu V hy sinh ở tuổi 16.

Còn lại một mình giữa đạn bom, hai lần bị bắt, giam cầm tra khảo ở nhà lao Quảng Ngãi, năm 1974 bà gá nghĩa với một người đồng đội, ông Thái Văn Thới. Như vậy cụ M. cũng cắn răng tới 10 năm sau mới tái giá.

Hôm nay, ngày thương binh liệt sỹ 27-7, viết câu chuyện này không phải chút nào. Có bao nhiêu người chồng ra trận đều hẹn ngày về với vợ, nhưng lời hẹn ước ấy bị chiến tranh cướp mất. Người ngã xuống không muốn người ở lại phải “cắm sào” đợi ai về. Ở thế giới bên kia, chắc họ cũng mong người thương tìm được hạnh phúc trong phần đời còn lại.

Thời của thiếu niên của tôi (1960-1970) ai chả nhớ chị Phan Thị Quyên, vợ mới cưới được gần một tháng của anh Nguyễn Văn Trỗi, người định giật mìn giết chết McNamara trên đường Công Lý. Anh Trỗi bị bắt và xử bắn (1964) lúc chị mới 19-20 tuổi.

Khi được đưa ra Bắc, chị đi nói chuyện khắp nơi, được báo đài đưa tin. Nhưng khi chị Quyên đi lấy chồng khác, tuyệt nhiên không còn bài báo nào viết về chị nữa. Vợ của anh hùng thì cũng phải khác người.
Ở một đất nước mà anh hùng được dựng lên không tỳ vết. Lãnh tụ phải suốt đời cô đơn không một chút riêng tư, sống như những vị thánh.

Não trạng người có quyền thế đã quen thế rồi. Cộng thêm “công dung ngôn hạnh”, “tam tòng tứ đức” ở một xã hội nửa phong kiến, nửa văn minh, nửa lạc hậu, các bà mẹ có chồng con là liệt sỹ hy sinh cho đất nước bị xét nét không khác được.

Muốn làm mẹ Việt Nam anh hùng nhất định giữ lấy…trinh.

HM. 27-7-2014
Theo blog Hiệu Minh
____________________
Tễu: Khá khen cho VTV, trong mục "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" chương trình Thời sự 19h tối 27.7.2014, có nêu câu hỏi về việc trường hợp cụ M. được nêu trên báo chí mấy hôm nay, tức là hỏi thẳng vấn đề "mẹ liệt sĩ, vợ liệt sĩ nếu tái giá thì không được là Bà mẹ VN anh hùng".
Chị Chuyền, bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã trả lời câu hỏi này, và hứa ngay sáng  sớm mai sẽ gặp anh Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng để bàn bạc và bổ sung nghị định để các bà mẹ tái giá vẫn được vinh danh là Mẹ VN anh hùng.
Khốn khổ quá! Bọn quan lại  nước Nam ta nó vô nhân đạo, vô học quá! Con độc nhất của mẹ chết, chồng chết, các mẹ đâu có phải vì cái chuyện gì gì kia mà ham tái giá! Họ chỉ mong có được bờ vai để dựa vào khi mùa thu cuộc đời ập đến, cô quạnh, cô liêu. Thế thôi....

11 nhận xét :

  1. Ông đứng đầu củ...trỏ như Nông Đức Mạnh mà chịu nhiệt cũng không nổi kìa...!? Vợ ông ta mới chết vài tháng(mộ cỏ chưa lên xanh) đã vội...cưới ngay con mới!? Dường như con này là nhân tình nhân ngãi gì với Nông Quốc Tuấn(con trai ông Mạnh) thì phải!?
    Ở thể chế CS thì quan mới được...NỨNG!?!?!?(xin lỗi cho tui nói hỗn zậy nha!?) Còn dân đen thì cố gắng ăn...rau răm!!! mẹ kiếp???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi! Cho tôi chửi thề ké:
      - ... mẹ tụi nó!

      Xóa
  2. Bà mẹ thì làm sao còn trinh ? Không đi tái giá gọi là giữ tiết hạnh. Tư tưởng người phụ nữ phải thủ tiết với người chồng đã quá cố là tư tưởng của Khổng giáo cách đây khoảng 2500 năm rồi. Chúng ta đã từng lên án nó và xem nó là quan điểm phong kiến hủ bại, và rằng nó đã biến khỏi tư duy của người cộng sản từ lâu rồi mới phải. Không ngờ cái tư duy hủ hóa ấy lại nằm chềnh ềnh trong chính sách hiện hành của nhà nước ta hiện nay !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tiết hạnh" là nói người phụ nữ có khí tiết và nết na. Chứ đâu phải không đi tái giá?!
      Lấy ví dụ cho dễ hiểu, không tái giá mà đi lừa đảo thì không phải là "giữ tiết hạnh" được.

      Xóa
  3. Nhật tân hựu nhật tânlúc 02:23 28 tháng 7, 2014

    Người có chồng con hi sinh cho CM chả tiếc gì, kể cả thân mình . Còn NN tự xưng là CM lại tiếc cái danh hiệu mẹ VNAH . Những người vợ, người mẹ như thế đã là quá quảng đại , quá anh hùng . Tấm lòng của họ bao la như đại dương . Còn những người tự ban cho mình quyền ban phát danh hiệu lại quá nhỏ nhen, trí khôn không bằng cái mỡ tép . Cho nên có những mẹ VNAH như Mẹ Phạm thị Lành xin gửi lại cho CTN cái bằng VNAH vì bị CB địa phương đối xử quá tệ, còn mẹ Trần thị M, lúc dâng hiến mạng sống chồng con cho CM đâu có nghĩ tói cái bằng mẹ VNAH. Tuổi xuân cô đơn đã mất hết người thân, người phụ nữ chất phát kia tìm một chỗ dựa cho phần đời còn lại . Ai dè nó lại quá đắt . Đắt hơn cả mạng của ba người thân thiết nhất . Xưa nay ngọt ngào vốn đi chung với cay đắng. Có cay đắng mới làm tăng thêm vị ngọt ngào, nhưng cay đắng quá thì chẳng còn ngọt ngào chi nữa ! Cái bằng mẹ VNAH với một chút quyền lợi nào có thấm gì với những xa hoa mà các người có chức có quyền đang hưởng ? Nhờ ai mà họ được hưởng ?

    Trả lờiXóa
  4. nặc danh 00:00, cần hiểu rằng tác giả dùng chữ trinh là cực chuẩn, trong bài viết này. Chữ tiết hạnh, thì bài viết mất đi hẳn nỗi chua cay của nó...

    Trả lờiXóa
  5. Việc đáng phải làm , mà cũng không có gì khó suy hiểu , nhưng họ không làm , họ chỉ biết ăn thôi.

    Trả lờiXóa
  6. "Không tái giá" dân gian gọi là "Thủ tiết thờ chồng". Vào blog của Mr Teu phải thủ mấy cuốn tự điển mới dám cất tiếng. Quý vị nên dùng Tự Điển Khai Trí Tiến Đức, rất hay.

    Trả lờiXóa
  7. Bà Chuyền nói sẽ xem xét đề nghị xây đài tưởng niệm Liêt sĩ chống bành trướng Tàu tại Vị Xuyên theo đề nghị của ông Thiếu tướng và các cựu chiến binh. Đây là việc của bà, bao năm nay bà làm gì, bà ăn lương để làm việc này, bà phải đề nghị và thực hiện mới phải chớ bà xem xét cái gì ?? Đừng tưởng làm BT là to, ăn nói thế là xấc xược. Giờ đến việc trinh và tiết của Mẹ. Các người muốn gì? Muốn mình vinh thân phì gia, béo mâp ? Muốn ép các Mẹ: Tại gia tòng phụ, xuât giá tòng phu, phu tử tòng tử, TỬ TỬ TÒNG ... CỘT NHÀ phải không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hãy nhanh chóng sửa sai mà sớm công nhận cho các bà mẹ đi thôi. dù nhà nước chưa công nhận thì các mẹ cũng đã xứng đáng là anh hùng rồi.

      Xóa
  8. Đàn bà thì mới phải giữ trinh, đàn ông có trinh đâu mà giữ, chẳng nhẽ đ/c Nông Đức Mạnh là đàn bà à? Các bác nói cũng phải giữ thể diện giới tính cho đ/c cự tổng bí thư chứ.

    Trả lờiXóa