Toà án KHÔNG nhân danh công lí!
GS Nguyễn Văn Tuấn
27-07-2014
Hôm qua, đọc bài của Ls Ngô Ngọc Trai
làm tôi giật mình chú ý đến một chi tiết mà mình không để ý: toà án VN
không nhân danh công lí. Quả thật, xem lại những văn bản toà án lâu lâu
xuất hiện trên mạng, tôi không hề thấy toà án VN nhân danh công lí. Xử
án mà không nhân danh công lí thì chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều sai lầm tai
hại. Chúng ta thử điểm qua vài bản án để xem công lí ở đâu:
Võ Mỹ Xuân (bán dâm): 2.5 năm tù.
Nguyễn Thanh Thuý (bán dâm): 2.5 năm tù
Nguyễn Thuý Hằng (bán dâm): 3 năm tù
Sầm Đức Sương (mua dâm): 9 năm tù
Nguyễn Trường Tô (mua dâm): 0 năm tù – thật ra ông này không ra toà.
Ngô Tuấn Dũng (hiếp dân): 2 năm tù
Nguyễn Thanh Thuý (bán dâm): 2.5 năm tù
Nguyễn Thuý Hằng (bán dâm): 3 năm tù
Sầm Đức Sương (mua dâm): 9 năm tù
Nguyễn Trường Tô (mua dâm): 0 năm tù – thật ra ông này không ra toà.
Ngô Tuấn Dũng (hiếp dân): 2 năm tù
Trần Huỳnh Duy Thức (chính trị): 16 năm tù
Nguyễn Tiến Trung (chính trị): 7 năm tù
Cù Huy Hà Vũ (chính trị, chống Tàu): 7 năm tù
Nguyễn Phương Uyên (chống Tàu): 6 năm tù
Đinh Nguyên Kha (chống Tàu) 10 năm tù
Nguyễn Tiến Trung (chính trị): 7 năm tù
Cù Huy Hà Vũ (chính trị, chống Tàu): 7 năm tù
Nguyễn Phương Uyên (chống Tàu): 6 năm tù
Đinh Nguyên Kha (chống Tàu) 10 năm tù
Phạm Thanh Bình (kinh tế): 20 năm tù giam
Huỳnh Ngọc Sĩ (kinh tế): 20 năm tù giam
Huỳnh Ngọc Sĩ (kinh tế): 20 năm tù giam
Trương Ngọc Quyền (trộm vịt): 5 năm tù
Vy Hoàng Bảo Hưng (trộm vịt): 4 năm tù
Vy Kim Long (trộm vịt): 4 năm tù
Thân Văn Vĩnh (trộm trâu): 14 năm tù
Lê Văn Quyền (trộm trâu): 14 năm tù
Bùi Xuân Hương (trộm trâu): 12 năm tù
Vy Hoàng Bảo Hưng (trộm vịt): 4 năm tù
Vy Kim Long (trộm vịt): 4 năm tù
Thân Văn Vĩnh (trộm trâu): 14 năm tù
Lê Văn Quyền (trộm trâu): 14 năm tù
Bùi Xuân Hương (trộm trâu): 12 năm tù
Nguyễn Văn Ninh (trung tá công an, đánh chết người): 4 năm tù giam
Nguyễn Thân Thảo Thành (trung uý công an, giết người): 5 năm tù
Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá công an, dùng nhục hình làm chết người): 2 năm tù
Phạm Ngọc Mẫn (thượng ý công an, dùng nhục hình làm chết người): 1 năm tù
Nguyễn Thân Thảo Thành (trung uý công an, giết người): 5 năm tù
Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá công an, dùng nhục hình làm chết người): 2 năm tù
Phạm Ngọc Mẫn (thượng ý công an, dùng nhục hình làm chết người): 1 năm tù
Phạm Thị Mỹ Linh (thường dân, tát công an): 6 tháng tù
Bốn thiếu niên cướp nón nữ sinh: tổng cộng 7.8 năm tháng tù
Bốn thiếu niên cướp nón nữ sinh: tổng cộng 7.8 năm tháng tù
Nhìn qua các bản án trên (dĩ nhiên là
chưa đủ) chúng ta thấy một xu hướng rõ rệt: những nhân vật bất đồng
chính kiến bị xử rất nặng. Nhưng một nhóm thứ hai cũng bị xử nặng không
kém là ăn trộm vịt và trộm trâu. Ba người chỉ vì thèm thịt vịt đi ăn
trộm vịt về nhậu mà nhận tổng cộng 13 năm tù. Có lẽ hành tinh này chưa
có nơi nào có án nặng nề cho người ăn trộm vịt như ở VN.
Một xu hướng khác là hễ là công an mà
phạm tội thì họ được xử rất nhẹ. Giết người, dùng nhục hình để giết
người, đánh chết người (bản chất vẫn là giết người) thì chỉ bị 2-5 năm
tù giam. Còn nhiều vụ công an đánh chết người hay gây chết người thì
không hề ngồi tù (2). Nhưng dân thường mà đụng đến công an là coi chừng.
Chẳng hạn như một thiếu nữ ở Sài Gòn (Mỹ Linh) chỉ vì tát vào nón của
công an mà bị phạt 6 tháng tù! Tôi không biết trên thế giới này có nơi
nào mà có bản án vô lí như thế dành cho một công dân.
Toà án các cấp ở VN đều có chữ “nhân
dân”: toàn án nhân dân. Cái tên toà án nhân dân thật ra là phiên bản từ
Tàu cộng. Bên Tàu họ có toà án nhân dân các cấp, và VN chỉ bắt chước làm
theo. Thậm chí, VN không buồn tình thay đổi cái tên. Đến cái tên mà
cũng bắt chước thì đủ biết lệ thuộc đến dường nào. Toà án nhân dân trong
thời “Cải cách ruộng đất” và thời chiến là nỗi kinh hoàng của người
dân. Thay vì nghe đến hai chữ toà án, người ta nghĩ đến công lí, thời
Cải cách ruộng đất, toà án nhân dân là nơi giết người một cách man rợ.
Đọc lại sách và hồi kí của những tác giả “chiêu hồi” như Xuân Vũ, tôi
thấy có những câu chuyện đau thương về việc giết người theo những bản án
của toà án nhân dân. Thời đó, ở miền Nam, ai bị nghi ngờ là “Việt gian”
là có thể bị bắt cóc, đem vào rừng và được toà án nhân dân xét xử, kết
quả thường là tử hình với cách thi hành án là đập đầu bằng búa, rồi
quăng xác xuống sông. Đọc mà thấy kinh tởm, và khó tin, nhưng sau này
chính người người thi hành án nói ra tôi mới biết là sự thật. Tôi nghĩ
trong thời gian đó, có lẽ các toà án nhân dân họ xử án nhân danh “đấu
tranh giai cấp”, chứ khái niệm công lí lúc đó có thể chưa tồn tại.
Còn ngày nay, toà án nhân dân nhân danh
cái gì? Theo Ngô Ngọc Trai, toà án nhân dân VN nhân danh “Nhà nước” hay
nhân danh “nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Dĩ nhiên, cả hai
nhân danh đều … tréo ngoe. Toà án, dù là toà án nhân dân, trên danh
nghĩa phải độc lập với Nhà nước, vậy thì làm sao nhân danh Nhà nước
được. Nếu Nhà nước là bên bị kiện, thì chẳng lẽ toà án nhân danh Nhà
nước xử Nhà nước? Đó là một kiểu nhân danh hết sức quái gở.
Rất khó biết khi tuyên án những bản án
trên, toà án nhân danh cái gì, nhưng chắc chắn không thể là công lí. Mà,
thật ra, kì vọng vào công lí từ toà án nhân dân thì quả là một điều xa
xỉ. Sự thật là toà án nhân dân là một bộ phận của đảng và Nhà nước, thì
làm sao có công lí được. Ngay cả biểu tượng nữ thần công lí còn không
hiện hữu trong toà án nhân dân, thì chúng ta biết rằng công lí còn rất
xa vời.
(2) 21/1/2010: công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đánh chết công dân
Nguyễn Quốc Bảo;
4/5/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng;
7/5/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày;
25/5/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn;
23/7/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm;
14/8/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài, v.v.
4/5/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng;
7/5/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày;
25/5/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn;
23/7/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm;
14/8/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài, v.v.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
Cám ơn giáo sư Tuấn đã rọi thêm ánh sáng vào những mảng rất tối (và hôi thối) cuả nền công lý mang tính tự tung tự tác cuả giới cầm quyền cũng cầm trịch công lý
Trả lờiXóaCái gọi là due process lẫn quyền chứng minh là phạm nhân có tội cho đến khi không còn những nghi ngờ hữu lý, và quyền được bồi thẩm đoàn nghị luận tội trạng, thay vì để cán bộ tư pháp nhà nước (= người cuả đảng cầm quyền) xét xử ...xem ra chỉ là chuyện trong mơ. Tại sao nhà cầm quyền VN chỉ thích tiền, hàng hoá và kỹ thuật cuả phương Tây mà lại không học hỏi những cái hương hoa tinh tuý lâu đời cuả họ về pháp lý nhỉ ? Nếu nói rằng dân trí thấp ...thì ngành giáo dục để làm gì khi tự hào tuyên bố rằng dân VN có 97% dân số đã hết mù chữ trong khi trên toàn thế giới là 84% và văn minh như nước Mỹ cũng chỉ cỡ đó (90-99%) ???
KHI TUYÊN MỘT BẢN ÁN, CHỦ TỌA PHIÊN TÒA BAO GIỜ CŨNG CHỈ CÓ CÂU:" NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" !
Trả lờiXóaTHẾ CÒN THẮC MẮC NỖI GÌ ?
Tôi cho rằng ông Ngô Ngọc Trai, và GS Tuấn đều chỉ phân giải trên danh từ công lí (duy danh), chưa đi vào nội dung của thực tiễn VN.Tòa án có đem lại công lí cho người dân hay ko? Đây là cả một v/đ thuộc về thể chế chính trị, chứ ko phải ở chỗ có danh từ công lí hay ko trong hoạt động tư pháp. Vì vậy, nhân danh nhà nước, tòa án tuyên, cũng như nhân danh công lí vậy.
Trả lờiXóaChúng ta nói, nhà nước của dân. Thực chất, trong nhiều trường hợp, nó chỉ còn là khẩu hiệu chính trị. Ông Nguyễn Văn An, Nguyễn Trung, và rất nhiều người trong chúng ta đều biết, nhà nước này đã dần ngày càng xa dân, và đối lập với dân. Nhà nước là công cụ quyền uy của đảng, và vì thế, công lí ngày càng diệu vợi.
Xin nói thêm, dù nói về công lí, nhưng 2 tác giả trên chưa cho chúng ta biết công lí là gì? Và vì thế GS Tuấn có đưa ra một thống kê dài về các bản án, thì người đọc cũng chỉ kinh nghiệm được mức độ thiếu công lí trong đó. Nhưng kinh nghiệm, cảm tính nhiều khi làm cho chúng ta hiểu không đúng bản tính của các v/đ mà tác giả đưa ra!
"Đọc lại sách và hồi kí của những tác giả “chiêu hồi” như Xuân Vũ, tôi thấy có những câu chuyện đau thương về việc giết người theo những bản án của toà án nhân dân. Thời đó, ở miền Nam, ai bị nghi ngờ là “Việt gian” là có thể bị bắt cóc, đem vào rừng và được toà án nhân dân xét xử, kết quả thường là tử hình với cách thi hành án là đập đầu bằng búa, rồi quăng xác xuống sông."
Trả lờiXóaNhà văn Xuân Vũ nói về hình thức "xét xử" (thật ra chỉ có xử mà không xét) cuả cái gọi là "toà án nhân dân" thời Việt Minh nắm quyền trước 1954 là những chuyện có thật, vì cha tôi là một nhân chứng còn sống sót và sau này kể lại cho con cháu nghe . Thật thảm thương cho những nạn nhân yêu nước đã bị thảm sát bí mật trong các trại giam chỉ vì bị ghép tội Việt gian (một cách tuỳ tiện không chứng cớ) mà cho đến giờ gia đình họ chưa chắc biết xác bị vuì vội ở chỗ nào !