Để lại gì cho mai sau?
FB Nguyễn Văn Tuấn
04-07-2014
Liên quan đến vấn đề lấy lại Hòang Sa – Trường Sa từ Tàu, hiện nay giới lãnh đại hình như đã đầu hàng. Họ nói nếu đời này không lấy lại được, thì đời sau, đời sau nữa, và đời sau nữa, v.v. Tôi thấy quan điểm này rất buồn cười vì nó không đúng đạo lí của người VN.
Đạo lí của người VN là bằng mọi cách tạo điều kiện cho con cháu mình phát triển hơn. Phải làm sao con hơn cha. Đời cha mẹ chẳng có ai có bằng đại học, nên cha mẹ phải “cày” ngày đêm để con được đi học đàng hoàng. Khi cha mẹ đã có nhà cửa, cha mẹ còn tìm cách mua nhà hay đầu tư cho con cái. Nói chung người VN luôn tìm cách tạo điều kiện tốt hơn cho con cái đời sau, thậm chí cho cả cháu (nếu có điều kiện).
Còn đằng này, Nhà nước hiện hành không làm gì để thu hồi HS-TS về VN, mà còn đùn đẩy cho con cháu đời sau! Nhưng thật ra, cũng chẳng có gì để để lại cho đời sau. Chẳng hạn như một thảo luận trên VNN có câu rất đáng chú ý “Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng.” Nhưng tác giả giả bài này rất từ hào điều đó “chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”. Tôi thì không tự hào chút nào cả; vì đó là một suy nghĩ vô trách nhiệm, nó giống như thế hệ này ăn hết rồi vỗ vai thế hệ sau: cố găng vươn lên bằng chính tài năng của mình. Một câu hỏi như thế cũng rất thích hợp cho những kẻ đang ngày đêm phá nát rừng biển của VN.
Tôi chợt nhớ đến luật môi trường ở Úc. Ở Úc họ rất nghiêm ngặt với môi trường, tất cả các hãng sửa xe hơi phải có hầm chứa nhớt và dầu riêng. Bất cứ một ai chỉ cần đổ 1 lít nhớt xuống cống là Hội đồng thành phố đến ngay vì họ có thể truy tìm nguồn gốc rất dễ dàng. Một người VN bị tội đổ nhớt vào ống cống (vì nghĩ chẳng ai biết), và cảnh sát môi trường đến phạt và phải đem ra tòa, tổng chi phí lên đến gần 5000 AUD! Họ lí giải rằng nếu ai cũng đổ nhớt như thế thì cá sẽ chết, và mình chẳng còn gì để cho thế hệ mai sau. Xứ tư bản bóc lột mà sao chúng suy nghĩ nhân văn thế?!
Còn ở VN, không để lại cơ sở vật chất và tài nguyên, cũng chẳng có tiền bạc (vì đang thiếu nợ chồng chất) mà nói là thế hệ sau sẽ thu hồi HS-TS! Đó là một cách buôn bán hi vọng không có thật.
—–
(1) ‘Thế hệ chúng tôi đã hút dầu, đào hết than…’
04-07-2014
Liên quan đến vấn đề lấy lại Hòang Sa – Trường Sa từ Tàu, hiện nay giới lãnh đại hình như đã đầu hàng. Họ nói nếu đời này không lấy lại được, thì đời sau, đời sau nữa, và đời sau nữa, v.v. Tôi thấy quan điểm này rất buồn cười vì nó không đúng đạo lí của người VN.
Đạo lí của người VN là bằng mọi cách tạo điều kiện cho con cháu mình phát triển hơn. Phải làm sao con hơn cha. Đời cha mẹ chẳng có ai có bằng đại học, nên cha mẹ phải “cày” ngày đêm để con được đi học đàng hoàng. Khi cha mẹ đã có nhà cửa, cha mẹ còn tìm cách mua nhà hay đầu tư cho con cái. Nói chung người VN luôn tìm cách tạo điều kiện tốt hơn cho con cái đời sau, thậm chí cho cả cháu (nếu có điều kiện).
Còn đằng này, Nhà nước hiện hành không làm gì để thu hồi HS-TS về VN, mà còn đùn đẩy cho con cháu đời sau! Nhưng thật ra, cũng chẳng có gì để để lại cho đời sau. Chẳng hạn như một thảo luận trên VNN có câu rất đáng chú ý “Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng.” Nhưng tác giả giả bài này rất từ hào điều đó “chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”. Tôi thì không tự hào chút nào cả; vì đó là một suy nghĩ vô trách nhiệm, nó giống như thế hệ này ăn hết rồi vỗ vai thế hệ sau: cố găng vươn lên bằng chính tài năng của mình. Một câu hỏi như thế cũng rất thích hợp cho những kẻ đang ngày đêm phá nát rừng biển của VN.
Tôi chợt nhớ đến luật môi trường ở Úc. Ở Úc họ rất nghiêm ngặt với môi trường, tất cả các hãng sửa xe hơi phải có hầm chứa nhớt và dầu riêng. Bất cứ một ai chỉ cần đổ 1 lít nhớt xuống cống là Hội đồng thành phố đến ngay vì họ có thể truy tìm nguồn gốc rất dễ dàng. Một người VN bị tội đổ nhớt vào ống cống (vì nghĩ chẳng ai biết), và cảnh sát môi trường đến phạt và phải đem ra tòa, tổng chi phí lên đến gần 5000 AUD! Họ lí giải rằng nếu ai cũng đổ nhớt như thế thì cá sẽ chết, và mình chẳng còn gì để cho thế hệ mai sau. Xứ tư bản bóc lột mà sao chúng suy nghĩ nhân văn thế?!
Còn ở VN, không để lại cơ sở vật chất và tài nguyên, cũng chẳng có tiền bạc (vì đang thiếu nợ chồng chất) mà nói là thế hệ sau sẽ thu hồi HS-TS! Đó là một cách buôn bán hi vọng không có thật.
—–
(1) ‘Thế hệ chúng tôi đã hút dầu, đào hết than…’
Bài viết hay và chí lý, tuy nhiên chưa đủ. Chẳng hạn như:
Trả lờiXóa- Đừng để cho con cháu đời sau phải gánh nặng món nợ của nước ngoài mà cha ông nó đã vay mà chưa trả được.
- Đừng để lại cho con cháu những thói hư tật xấu đã trở thành phổ biến hiện nay như tham ô, hối lộ, nhũng nhiễu, cửa quyền...
- Phá đi hết rừng, nếu có chiến tranh xảy ra thì còn đâu "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù" nữa!
...
Câu rất đáng chú ý “Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng.” Nhưng tác giả giả bài này rất từ hào điều đó “chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”.
Trả lờiXóaXin hỏi: Thế hệ trẻ sẽ học cái gì? Với nền giáo dục như Bộ trưởng Giáo dục: 'Cách dạy ngoại ngữ của Việt Nam không giống ai' hay cách dạy của Việt nam không giống ai. Thì con trẻ sẽ ra sao nhỉ?
tự hào cái gì? Hỡi những người cha ăn hết phần con.
Môi trường sống quanh ta: rác thải sinh hoạt, rác thải thủ công nghiệp, mùi hóa chất từ các xưởng sx thủ công, mùi xú uế v.v...
Trả lờiXóaMôi trường chính trị: ông nói gà, bà nói vịt. Ngoài biển - súng nước, tàu húc. Đất liền - hai đảng cộng sản anh em, bắt tay đồng chí, TQ dạy VN xây dựng đảng. Thê nên: ĐCSVN quang vinh muôn năm, 中华人民共和国永远 (nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa muôn năm). Dân tộc VN lại ở vào thời kỳ bắc thuộc mới (như cố bộ trưởng ngoại giao Ng Cơ Thạch tiên đoán)